Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 88: Phương pháp tả cảnh

H: Sau khi xác địnhđược đối tượng m.tả , người tả cần biết làm gì? Các sự vật miêu tả có thể tuỳ tiện không? Tại sao?

HSPB + GVKL: Sau khi xác định người tả phải biết lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu cho cảnh sắc đó và phải trình bày những điều quan sát theo 1 thứ tự nhất định.

H: Muốn tả cảnh, người tả cần phải biết những gì?

 HS trả lời theo mục ghi nhớ *1 SGK/47.

Hoạt động 3: (10) HD HS tìm hiểu bố cục của bài văn tả cảnh:

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9477 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 88: Phương pháp tả cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 02/02/2013. Lớp 6
Tiết 88 PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức:
 - Yêu cầu của bài văn tả cảnh.
 - Bố cục, thức tự miêu tả,cách xây dựng đoạn văn và lời trong bài văn tả cảnh.
 2. Kĩ năng:
 - Quan sát cảnh vật.
 - Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí.
 -> Rèn luyện kĩ năng, quan sát tưởng tượng.
 3. Thái độ : G/d hs tình yêu quê hương đất nước.
B. ChuÈn bÞ: 
- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu, bảng phụ, soạn giáo án.
- Học sinh: Chuẩn bị bài..
C. Phương pháp: nêu vân đề, gợi mở, thuyết trình.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.KiĨm tra bµi cị: (5’)Em h·y nªu c¸c kÜ n¨ng khi lµm mét bµi v¨n miªu t¶?
 2 Bài mới:
Hoạt động 1 (2’) Giới thiệu bài : Để miêu tả được, người ta phải biết quan sát, nhận xét, tưởng tượng, ví von so sánh để làm nổi bật những đặc điểm của sự vật. Những điều quan sát được chưa thể làm thành một bài văn nếu ta không nắm được phương pháp tả cảnh. Bài học ngày hôm nay sẽ hướng dẫn chúng ta thêm các bước để làm được bài văn miêu tả cảnh.
Hoạt động dạy - học
Phần HS ghi
Hoạt động 2 :(10’)HS đọc đoạn văn a SGK. T45 
H: Ở văn bản này t/giả tả dượng Hương Thư đang làm gì?
HS: Dượng Hương Thư chống thuyền, vượt thác.
H: Tại sao qua hình ảnh dượng HT ta có thể hình dung được cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ?
HS: Bởi vì dượng Hương Thư đã đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác.
H: T/giả miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư qua những chi tiết nào? (Về ngoại hình và động tác)
HS: Hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn như hiệp sĩ… oai linh..
H : Theo em văn bản này đối tượng m.tả là dượng Hương Thư hay tả cảnh vượt thác ?
HS : Tả cảnh vượt thác .
GVKL : Vậy muốn tả cảnh, trước hết phải hiểu rõ mình định tả cảnh gì để quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu cho cảnh sắc đó.
 HS đọc đoạn văn b SGK Tr45
H: Đoạn văn b tả quang cảnh gì? Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy theo một trình tự nào?
Trình tự miêu tả như thế có hợp lí không? Vì sao?
HS: Hợp lí vì người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông.
H: Sau khi xác địnhđược đối tượng m.tả , người tả cần biết làm gì? Các sự vật miêu tả có thể tuỳ tiện không? Tại sao?
HSPB + GVKL: Sau khi xác định người tả phải biết lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu cho cảnh sắc đó và phải trình bày những điều quan sát theo 1 thứ tự nhất định.
H: Muốn tả cảnh, người tả cần phải biết những gì?
 HS trả lời theo mục ghi nhớ *1 SGK/47.
Hoạt động 3 : (10’) HD HS tìm hiểu bố cục của bài văn tả cảnh :
H: Văn bản c có 3 phần rõ rệt, em hãy chỉ ra 3 phần đó và nêu tóm tắt ý của mỗi phần?
 GV: 3 phần của đoạn là dàn ý đoạn.
H: Dàn ý của 1 bài văn gồm mấy phần? Đó là gì?
GV: Vậy dàn ý 1 đoạn văn cũng như thế , đó là Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
 Gợi ý:
H: Phần mở đầu từ đâu đến đâu? Nội dung chính là gì?
H: Phần 2 là đâu? Ý của phần 2 là gì?
H: Phần 3 là gì? Tóm tắt ý của phần 3?
H:Từ dàn ý đó, em hãy nhâïn xét trình tự miêu tả của tác giả?
HS:Nhận xét trình tự miêu tả:
 - Từ khái quát à cụ thể (Luỹ làng à loại tre).
 - Từ ngoài vào trong ( Luỹ ngoài cùng à luỹ trong cùng)
 - Từ trên xuống dưới (tả tre à tả măng).
 èTrình tự không gian
 - Theo trình tự thời gian: mùa đổi lá -> mùa lay gốc -> khi mưa rào rồi trời tạnh.
H: Vậy bố cục bài văn tả cảnh thường gồm mấy phần? Nêu ý chính mỗi phần?
 HS đọc ghi nhớ *2 SGK/47
I. Ph­¬ng ph¸p viÕt v¨n t¶ c¶nh 
* Đoạn văn a : 
- Tả người chống thuyền vượt thác 
- Người vượt thác đem hết sức lực, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ (à Hai hàm răng cắn chặt, ……)
àPhải hiểu rõ mình định tả cảnh gì.
* Đoạn văn b:
- Tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau – Năm Căn
- Theo trình tự: Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ; từ gần đến xa (trình tự không gian: Nước – cá – thuyền – rừng đước – cây đước).
* Ghi nhớ: *1 SGK/47
* Đoạn văn c: Luỹ làng
- Mở đoạn: Từ đầu … “ màu của luy” à Tả khái quát về tác dụng, cấu tạo, màu sắc của luỹ tre làng.
- Thân đoạn: Từ “Luỹ ngoài cùng …… không rõ! …” à Tả kĩ 3 vòng của luỹ tre:
 (Theo trình tự không gian + trình tự thời gian)
- Luỹ ngoài cùng, trồng tre gai.
- Luỹ giữa trồng tre thẳng.
- Luỹ trong cùng, tre càng thẳng hơn.
* Tả tre trong các mùa đổi lá -> mùa lay gốc -> khi mưa rào rồi trời tạnh.
- Kết đoạn: Phần còn lại 
 à Tả măng tre dưới gốc + cảm nghĩ của tác giả từ hình ảnh mầm măng.
* Ghi nhớ: *2 SGK/47
Hoạt động 4.(15’) Luyện tập Ph­¬ng ph¸p viÕt v¨n t¶ c¶nh bố cục bài văn tả cảnh :
1. Nếu tả cảnh lớp học trong giờ làm tâïp làm văn, em sẽ miêu tả theo trình tự:
a. Những hình ảnh cụ thể tiêu biểu:
 * Trước giờ tập làm văn: Lúc đổi tiết HS tranh thủ xem lại dàn ý và nội dung của các bài đã soạn ở nhà.
 * Trong giờ tập làm văn: 
 - Lúc chép đề: m.tả thái độ của lớp khi đọc đề (vui mừng hay thất vọng)
 - Lúc làm bài: 
 + Dáng vẻ những HS làm được bài (cắm cúi làm bài, vẻ mặt hân hoan, phấn khởi).
 + M.tả hành động cử chỉ của thầy cô (đi đi, lại lại … ngồi bàn GV nhìn xuống, nhắc nhở HS nghiêm túc)
 + Thái độ cử chỉ HS không làm được bài (nhìn ra cửa sổ, cắn bút, nhìn bài bạn …)
 - Lúc gần hết giờ: sự vội vả, khẩn trương của HS; GV nhắc nhở những điều cần thiết.
 - Lúc hết giờ k.tra: thái độ của HS( hớn hở, buồn rầu, phân vân).
b. Theo trình tự: Từ ngoài (sân trường, gió, cây, …) vào trong hoặc từ lúc trống vào đến khi hết giờ hoặc kết hợp cả hai trình tự trên.
c. HS viết phần mở bài và kết bài.
2. a, Tả cảnh theo trình tự thời gian 
	- Trống hết tiết 2, báo hiệu giờ ra chơi đã tới
	- H/s các lớp ra sân 
	- Cảnh h/s chơi đùa
	- Các trị chơi quen thuộc
	- Gĩc phía đơng, giữa sân
	- Trống vào lớp. H/s về lớp
	- Cảm xúc của người viết 
 b, Theo trình tự khơng gian 
	- Các trị chơi giữa sân, các gĩc sân
	- Một trị chơi đặc sắc, mới lạ, sơi động
3. a, Mở bài : Biển đẹp 
 b, Thân bài : cảnh đẹp của biển cả trong những thời điểm khác nhau 
	- Buổi sớm nằng vàng
	- Ngày mưa rào 
	- Buổi sớm nắng mờ
	- Buổi chiều lạnh
	- Buổi chiều nắng tàn, mát dịu 
	- Buổi trưa xế
	- Biển, trời đổi sắc màu
 c, Kết bài : Người viết tả theo mạch cảm xúc, hướng theo con mắt của mình 
HĐ5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới: (3’)
*-Nhớ các bước cơ bản khi làm một bài văn tả cảnh.
 - Nhớ dàn ý khái quát của bài văn tả cảnh.
 - Tìm một số bài văn tả cảnh và xác định được dàn ý của những bài văn đó.
* Viết bài tập làm văn số 5 về nhà
Đề: Tả hình ảnh cây đào hoặc mai khi Tết đến, xuân về
- Soạn bài “Buổi học cuối cùng”
+ Đọc và tóm tắt văn bản
+ Tìm bố cục

File đính kèm:

  • doct88.doc