Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 86: So sánh (Tiếp theo)

H: Em có được cảm xúc ấy là nhờ đâu?

 HS: Nhờ vào tác giả sử dụng phép so sánh một cách linh hoạt tài tình : chỉ là 1 chiếc lá thôi mà có đủ cung bậc tình cảm vui, buồn của con người được gửi gắm trong đó: khi thì như mũi tên, lúc lại như con chim bị lảo đảo, có khi nhẹ nhàng khoan khoái, dùa bỡn múa may nhu thì thầm, lại có lúc sợ hãi, Đó là quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10747 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 86: So sánh (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:29/01/2013. Lớp: 6.
Tiết 86 SO SÁNH (tt)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết.
 2. Kĩ năng:
 - Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những ss đúng, ss hay.
 - đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh.
 ->Rèn luyện hs xác định, tạo ra phép ss thích hợp.
 3. Thái độ: G/d hs có ý thức dùng phép ss để đạt hiệu quả trong giao tiếp.
B. ChuÈn bÞ: 
- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu, bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài..
C. Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, qui nạp.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1 Kiểm tra bài cũ:(5’)
 1. Vị trí của người miêu tả trong văn bản “Vượt thác” là ngồi trên thuyền mà quan sát. Vị trí này có những thuận lợi nào?
 2. Nhân vật Dượng Hương Thư có những đặc điểm gì?
 3. Vì sao nhà văn lại viết “ Dương Hương Thư… hùng vĩ” 
 4. Bài “Vượt thác” giúp em hiểu thªm được những gì về cuộc sống và con người.
 2. Bài mới:
Hoạt động 1: (2’)Giới thiệu bài: Tiết học trước, các em đã hiểu thế nào là phép so sánh, cấu tạo của phép so sánh. Tiết học này các em sẽ tiếp tục tìm hiểu các kiểu so sánh và tác dụng của chúng.
Hoạt động dạy - học
Phần HS ghi
Hoạt động 2: (10’) Các kiểu so sánh
H: Em hãy nhắc lại những từ so sánh đã học ở tiết trước?
HS: Như, như là, bằng, giống như, dường như, hơn,…
 Gọi HS đọc khổ thơ của “Trần Quốc Minh”
H: Tìm phép so sánh trong khổ thơ.
H:Vẽ mơ hình cấu tạo phép so sánh vừa tìm được. à
H: Từ so sánh trong các phép so sánh trên cĩ gì khác nhau ?
H: Vậy có mấy kiểu so sánh, làm thế nào để nhận diện được?
H: Tìm các từ so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng.
 * Từ đó có thể rút ra mô hình của 2 kiểu so sánh:
 -So sánh ngang bằng: A là (như, giống như,) B.
 - So sánh không ngang bằng: A chẳng bằng B.
 Gọi HS đọc ghi nhớ 1 SGK/ 42
Hoạt động 3: (10’) Tác dụng của so sánh: 
 Gọi HS đọc đoạn văn của (Khái Hưng)
H: Em hãy tìm những câu văn có dùng phép so sánh?
 Gợi ý ?. Sự vật nào được đem ra so sánh?
 HS: Sự vật được đem ra so sánh: Những chiếc lá
 Hoàn cảnh: đã rụng
 H: Trong đoạn văn đã dẫn, phép so sánh có tác dụng gì:
 - Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc.
 - Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết?
HSPB +GVKL: - Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: tạo ra hình ảnh cụ thể sinh động giúp người đọc (người nghe) dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả ( cụ thể: đoạn văn trên giúp người đọc (người nghe) hình dung những cách rụng khác nhau của lá).
 - Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: tạo ra những lối nói hàm súc, giúp người đọc (người nghe) dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết (người nói)
 H: Em có được cảm xúc ấy là nhờ đâu?
 HS: Nhờ vào tác giả sử dụng phép so sánh một cách linh hoạt tài tình : chỉ là 1 chiếc lá thôi mà có đủ cung bậc tình cảm vui, buồn của con người được gửi gắm trong đó: khi thì như mũi tên, lúc lại như con chim bị lảo đảo, có khi nhẹ nhàng khoan khoái, dùa bỡn múa may nhu thì thầm, lại có lúc sợ hãi, … à Đó là quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết.
Hoạt động 3: (15’)Luyện tập
1. Hãy xác định yêu cầu của bài tập 1
GV HD HS phân tích tác dụng.
 2. HS đọc câu hỏi và xác định y/c của bài tập 2
3. HS nêu yêu cầu của bài tập 3
 GV HD HS tự viết 
I. Các kiểu so sánh:
 Ví dụ: SGK/41
Vế A
P. diện So2 
Từ so sánh
Vế B
Những ngơi sao Mẹ
thức
Chẳng bằng 
là 
mẹ
 ngọn giĩ
* Ghi nhớ 1: SGK/42
II. Tác dụng của so sánh:
 Ví dụ:
 - Cĩ chiếc lá tựa mũi tên nhọn ... vẩn vơ.
 - Cĩ chiếc lá như con chim bị lảo đảo … đất.
 - Cĩ chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái… như thầm bảo... hiện tại
 - Cĩ chiếc lá như sợ hãi, … cành.
* Ghi nhớ 2: SGK/42
III. Luyện tập
 1. (SGK/43) Chỉ ra phép so sánh, cho biết chúng thuộc kiểu nào, phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của 1 phép so sánh mà em thích.
 a. Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè
 * Từ so sánh: Là à so sánh ngang bằng. (Giá trị gợi hình)
 b. Con đi … chưa bằng muôn nỗi …… bầm.
 Con đi đánh giặc …Chưa bằng khó nhọc …… sáu mươi
 * Từ so sánh: Chưa bằng à so sánh không ngang bằng.( Giá trị biểu cảm)
 c. Như nằm …… mộng
 Ấm hơn …… hồng
* Từ so sánh: Như à so sánh ngang bằng
 Từ so sánh: Hơn à so sánh không ngang bằng
(Giá trị gợi hình và biểu cảm cao).
2. (SGK/43) Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài “Vượt thác”.
 - Thuyền rẻ sóng …… như đang nhớ núi rừng ……
 - Núi cao như đột ngột hiện ra ……
 - Những động tác …… nhanh như cắt, ……
 - Dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc …… giống như …… hùng vĩ.
 - …… những cây to …… như những cụ già.
3. Viết đoạn văn (3à 5 câu)
 Tả Dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ.
Nước từ trên cao phóng giữa 2 vách đá dựng đứng như 1 bàn tay khổng lồ muốn đẩy lùi lại. DHT mình trần đứng sau lái co người phóng sào chống trả với sức nước để đưa thuyền tiến lên. Trông DHT không kém gì 1 hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ: các bắp thịt cuồn cuộn, hai … ngọn sào. Đến chiều tối, thuyền đã vượt qua thác Cổ Cò. Mọi người trên thuyền đều thở phào nhẹ nhõm. Ai nấy lại bình thản như chưa có chuyện gì xảy ra. 
Hoạt động 4. (3’)Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới:
 *Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng phép so sánh.
 *- Soạn bài tiếp theo: Chương trình địa phương phần T. Việt ( chuẩn bị phần dấu hỏi –ngã trong phần nội dung)

File đính kèm:

  • doct86.doc