Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 83,84

* Nhân vật người anh của Kiều Phương

 - Phê phán là chính: ích kỷ, ghen tị, đố kị, . trước tài năng của người khác.

- Cũng có phẩm chất tốt đẹp biết hối hận và nhận ra được sự cao đẹp của em gái mình.

- Hình ảnh người anh thực v người anh trong bức tranh có khác nhau:

 + Hình ảnh người anh trong bức tranh đẹp đến mức hoàn hảo với khuôn mặt “như toả ra 1 thứ ánh sáng lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của người anh không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mông nữa”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2789 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 83,84, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 26/01/2013. Lớp 6
Tiết 83,84 LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, 
 SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN M/TẢ
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức:
 - Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.
 - Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, ss và nhận xét trong văn miêu tả.
 - Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
 2. Kĩ năng:
 - Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.
 - Đưa các hình ảnh có phép tu từ ss vào bài nói.
 - Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, mạch laic, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
 ->Rèn luyện kĩ năng tự tin nói trước lớp, trước tập thể.
 3. Thái độ: Gd hs ý thức biết lắng nghe, nhận xét, trình bày.
B. ChuÈn bÞ:
- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu, bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài..
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1..KiĨm tra bµi cị:(10’)
 Câu 1 : Ai là nhân vật chính trong truyện « Bức tranh của em gái tôi » ? Truyện được kể = lời của ai ?
 Câu 2 : Nêu diễn biến tâm trạng của nhân vật anh trai trong truyện.
 Câu 3 : Khi đứng trước bức tranh của cô em gái trong phòng trưng bày, người anh có tâm trạng ntn ? 
 Vì sao người anh thấy xấu hổ ?
 2. Bài mới :
Hoạt động 1 : (2’)Giới thiệu bài : Trong các tiết học trước, ta đã tìm hiểu về thể loại văn miêu tả và muốn miêu tả được hay ta phải biết quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Hôm nay chúng ta sẽ rèn luyện kỹ năng nói ở lớp bằng cách trình bày và diễn đạt lại một vấn đề.
Hoạt động dạy - học
Phần HS ghi
 Hoạt động 2: (70’)HS tìm hiểu bài học
 Bước 1: Nêu vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói.
 Bước 2: Yêu cầu của giờ học
H: Em hãy nhắc lại yêu cầu của tiết luyện nói? 
HS: - Hình thức: Nói to, rõ ràng, mạch lạc, thay đổi ngữ điệu khi nói, tự nhiên, tự tin, biết quan sát.
 - Nội dung: Nói đúng yêu cầu.
 Gọi HS đọc bài tập 1
 H: Em hãy cho biết yêu cầu bài tập 1 là gì?
HS : Nhận xét và miêu tả nhân vật Kiều Phương, nhân vật người anh, so sánh người anh ngoài đời với hành ảnh người anh trong bức tranh.
* Sau khi HS xác định yêu cầu đề GV cho HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
* HS khác nhận xét + GV bổ sung
Gọi 1 nhóm trình bày 1 nội dung :
* Nhận xét và miêu tả hình ảnh Kiều Phương :
 - Là 1 hình ảnh đẹp.
 - Vẻ đẹp của tài năng của tâm hồn trong sáng, tấm lòng vị tha, nhân hậu.
 + Dàn ý miêu tả Kiều Phương :
* Nhân vật người anh của Kiều Phương
 - Phê phán là chính : ích kỷ, ghen tị, đố kị, ... trước tài năng của người khác.
- Cũng có phẩm chất tốt đẹp à biết hối hận và nhận ra được sự cao đẹp của em gái mình.
- Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh có khác nhau:
 + Hình ảnh người anh trong bức tranh đẹp đến mức hoàn hảo với khuôn mặt “như toả ra 1 thứ ánh sáng lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của người anh không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mông nữa”.
 + Hình ảnh người anh thực của Kiều Phương có nhiều hạn chế, khuyết điểm: coi thường người khác, tự ái,…
 Gọi HS đọc bài tập 2
H: Em hãy cho biết yêu cầu bài tập 2 là gì?
HS thảo luận + trình bày + cho HS nhận xét.
GV sửa + bổ sung theo dàn bài chung:
I. Mở bài: Giới thiệu người … ? ở đâu? Lúc nào …?
II. Thân bài: 
 A. Hình dáng:
 1. Tả bao quát: - Tuổi tác, nghề nghiệp, 
 - Tầm vóc, dáng điệu, …
 2. Tả chi tiết:
 - Đầu: mái tóc, khuôn mặt, mắt mũi, miệng, …
 - Mình: làn da, thân mình, ngực, bụng, lưng, …
 - Tay chân: + Tay: cánh tay, bàn tay, ngón tay, …
 + Chân: Bắp chân,bàn chân, ngón chân…
 B. Tính tình: thể hiện qua cử chỉ, lời nói, thói quen
 C. Hoạt động: Tả một vài việc làm biểu lộ phẩm chất đạo đức của người được tả.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ (suy nghĩ, tình cảm)
 Gọi HS đọc Bài tập 3:
H: Em hãy cho biết yêu cầu bài tập 3 là gì?
 GV cho HS trình bày dàn ý
 Gọi HS đọc Bài tập 4
H: Em hãy cho biết yêu cầu bài tập 4 là gì?
HS trình bày + GV sửa chữa, bổ sung.
 Quang cảnh một buổi sáng trên biển
 Những tia lửa toả ra ở đằng Đông báo hiệu mặt trời mọc. Đám cháy ngày càng lớn, chân trời đỏ rực những lửa. Người ta đợi vầng Thái Dương chưa xuất hiện. Mãi sau “chiềng” lủa lừng lững nhô lên.
 Một buổi sáng như chớp nhoáng tung ra và bao trùm mọi vật trong khoảng đất, trời, tấm màn đen tối bị cuốn hẳn đi. Chúng nhận lại thấy rõ cảnh vật quanh mình có vẽ xinh tươi,vì ánh triều dương tô điểm. Sau 1 đêm mát mẻ, cây cỏ tăng thêm sinh lực, nhờ ánh sáng sớm mai và muôn vàng tia sáng soi rọi, hoa lá đượm một màn hương mỏng mảnh, các hạt sương như kim cương lóng lánh phản chiếu trăm sắc, ngàn màu …”
 Trích “Mặt trời mọc” (phỏng theo j.j.Rút – xô viết luận)
Bài tập 1: Dàn ý
a, Nhân vật Kiều Phương:
 + Hình dáng : Gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh.
 + Tính cách : Hồn nhiên, trong s¸ng, nhân hậu, độ lượng…, cã tài năng
vµ say mª héi ho¹.
b, Nhân vật người anh: 
 + Hình dáng : Gầy, cao, s¸ng sủa, đẹp trai.
 + Tính cách : Ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm, ăn năn, hối hận.
Bài tập 2: Nói về người thân của mình
à Làm nổi bật đặc điểm bằng các hình ảnh so sánh và nhận xét.
Bài tập 3: Nói về 1 đêm trăng: dựa theo dàn ý.
 - MB: Nêu nhận xét khái quát về đêm trăng. Đó là 1 đêm trăng đẹp vô cùng đẹp(trăng rằm), 1 đêm trăng kì diệu. Một đêm trăng mà đất trời, con người và vạn vật như được tắm gội, bởi ánh trăng.
 - TB: Đêm trăng ấy có gì đặc sắc (Chú ý hướng các em tìm được những so sánh, liên tưởng (đẹp) trăng tròn toả ánh sáng, rọi vào các gợn sóng lăn tăn tựa hồ bằng muôn ngàn con rắn vàng bò trên mặt biển).
 - KB: Nêu cảm nghĩ của em về đêm trăng.
Bài tập 4: Quang cảnh một buổi sáng trên biển
Hoạt động 3: (3’) Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới *- Xác định đối tượng miêu tả cụ thể, Nhận xét về đối tượng và làm rõ nhận xét đó qua các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
 - Lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
 *- Soạn bài tiếp theo văn bản “Vượt thác”
+ Đọc văn bản và tập kể tóm tắt
+ Tìm bố cục
+ Tìm hiểu nội dung toàn văn bản theo yêu cầu Sgk.

File đính kèm:

  • doct83-84.doc