Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 79,80: Quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

H: Đoạn 3 tả cảnh gì?

H: Đoạn văn 3 giúp em hình dung được những đặc điểm nổi bật gìcủa sự vật?

H: Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?

H:Hãy tìm câu văn sự liên tưởng và so sánh.

H: Sự liên tưởng và so sánh ấy có gì độc đáo?

HS: Hình dung ngày hội hoa đăng với tháp đèn khổng lồ, long lanh, lung linh với hàng ngàn ngọn lửa hoa gạo, hàng ngàn ánh nến trong xanh của búp nõn và tô điểm cho ngày hội mùa xuân là muôn ngàn cung bậc của bao nhiêu là loài chim hội tụ. Tất cả tạo nên được 1 bức tranh xinh đẹp, tươi vui của ngày hội mùa xuân. Để viết được các đoạn trên, người viết phải có năng lực tư duy, khiếu thẩm mĩ, tài quan sát độc đáo.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 20788 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 79,80: Quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 19/01/2013. Lớp:6.
Tiết 79,80 QUAN SÁT TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH 
 VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức:
 - Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
 - Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
 2. Kĩ năng:
 - Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
 - Nhận diện và vận dụng được những tao tác cơ bản: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.
 ->Rèn luyện khả năng vận dụng các yếu tố miêu tả trong khi nói viết.
 3. Thái độ: Gd hs ý thức có thói quen quan sát sự vật, con người khi miêu tả.
B. ChuÈn bÞ: 
- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu, bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài..
C. Phương pháp: Qui nạp ,gợi mở, thuyết trình.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1..KiĨm tra bµi cị: (10’)
C1. Cấu tạo cuả phép so sánh gồm mấy yếu tố?
C2. Câu “Dòng sông Năm Căn mênh mông nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác” đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Xác định các sự vật so sánh.
 2. Bài mới: 
Hoạt động 1: (2’)Giới thiệu bài: Để cĩ 1 bài văn miêu tả hay, người viết cần cĩ 1 số năng lực quan trọng như : quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét.
	+ Quan sát : Nhìn, nghe, ngửi, sờ, cầm,…bằng các qiác quan tai, mắt, mũi, da…
	+ Tưởng tượng : Hình dung ra cái (thế giới) chưa cĩ (khơng cĩ).
	+ So sánh : Dùng cái đã biết để làm rõ, nổi bật cái chưa biết.
	+ Nhận xét : Đánh giá, khen, chê.
Hoạt động dạy - học
Phần HS ghi
Hoạt động 2 : (35’) Quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả:
 HS đọc đoạn văn 1 SGK Tr27-28 (bảng phụ)
H: Đoạn 1 tả cái gì?
H : Đoạn văn 1 giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật gì của Dế Choắt ?
H : Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào ?
H :Hãy tìm câu văn sự liên tưởng và so sánh.
H : Sự liên tưởng và so sánh ấy có gì độc đáo ?
HS : Sự liên tưởng, tưởng tượng và so sánh này độc đáo ở chỗ : hình dung ra bộ dạng khó coi, tức cười nhưng cũng hết sức đáng thương, tội nghiệp của Dế Choắt.
 Gọi HS đọc đoạn 2
H: Đoạn 2 tả cảnh gì?
H : Đoạn văn 2 giúp em hình dung được những đặc điểm nổi bật gì ?
H : Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào ?
H :Hãy tìm câu văn sự liên tưởng và so sánh.
H : Sự liên tưởng và so sánh ấy có gì độc đáo ?
HS : Tiềm năng dồi dào phong phú, quý giá của vùng sông nước Cà Mau mà không nơi nào có được.
 Gọi HS đọc đoạn 3
H: Đoạn 3 tả cảnh gì?
H : Đoạn văn 3 giúp em hình dung được những đặc điểm nổi bật gì của sự vật?
H : Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào ?
H :Hãy tìm câu văn sự liên tưởng và so sánh.
H : Sự liên tưởng và so sánh ấy có gì độc đáo ?
HS : Hình dung ngày hội hoa đăng với tháp đèn khổng lồ, long lanh, lung linh với hàng ngàn ngọn lửa hoa gạo, hàng ngàn ánh nến trong xanh của búp nõn và tô điểm cho ngày hội mùa xuân là muôn ngàn cung bậc của bao nhiêu là loài chim hội tụ. Tất cả tạo nên được 1 bức tranh xinh đẹp, tươi vui của ngày hội mùa xuân. Để viết được các đoạn trên, người viết phải có năng lực tư duy, khiếu thẩm mĩ, tài quan sát độc đáo.
 Gọi HS đọc câu hỏi 3
H : Em hãy so sánh với đoạn nguyên văn ở mục 1 đoạn 2 để chỉ ra đoạn này đã bỏ đi chữ gì ?
H : Những chữ bị lược bỏ đó đã ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả này như thế nào ?
HS : - Ầm ầm : âm thanh của nước sông Năm Căn (hình dung 1 khối lượng lớn nước đổ ra biển).
- Như thác : lưu lượng nước nhiều, chảy xiết.
- Nhô lên hụp ... ếch : đông tác bơi của cá theo sức nước mạnh mẽ.
- Như 2 dãy ... vô tận : rừng đước nhiều, rậm rạp, cao ngất bảo vệ sự xói mòn của đất.
à Những chữ bị lược bỏ đều là những hình ảnh so sánh, liên tưởng thú vị, không có những hình ảnh so sánh ấy, đoạn văn mất đi sự sinh động, không gợi liên tưởng cho người đọc.
H : Qua các đoạn văn trên, theo em muốn miêu tả một sự vật hay phong cảnh ta phải có những năng lực cơ bản nào? Nêu tác dụng.
 HS: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét … cần sâu sắc, dồi dào và tinh tế.
 Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/29
Hoạt động 3: (40’)II. Luyện tập:
I. Quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả:
* Đoạn 1 : Tả chàng Dế Choắt gầy ốm, đáng thương. 
+ Từ ngữ, hình ảnh : Gầy gị, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
+ Câu văn có liên tưởng và so sánh:
 - Người gầy gò … thuốc phiện.
 - Đã thanh niên … gi-lê.
* Đoạn 2 : Tả cảnh đẹp thơ mộng, hïng vĩ của s«ng nước Cà Mau - Năm Căn
+ Từ ngữ, hình ảnh : Giăng chi chÝt như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rì rào, bất tận, mênh mơng, ầm ầm, đen trũi, cao ngất.
+ Câu văn có liên tưởng và so sánh:
 - Sông ngòi, kênh … mạng nhện.
 - Nước ầm ầm … như thác.
 - Cá nước … sóng trắng.
 - Rừng đước … vô tận.
* Đoạn 3 : Tả cảnh mùa xuân đẹp, vui, náo nức như ngày hội.
+ Từ ngữ, hình ảnh : ríu rít, sừng sững, khổng lồ, ngọn lửa hồng, ngàn ánh nến trong xanh, long lanh, lung linh, ... .
+ Câu văn có liên tưởng và so sánh:
 - Cây gạo … khổng lồ.
 - Hàng ngàn ... lửa hồng.
 - Hàng ngàn búp nõn ... trong xanh.
* Đoạn văn :
 Đoạn văn của Đoàn Giỏi đã bị lược đi một số chữ : ầm ầm, như thác, nhô lên hụp ... ếch, như 2 dãy ... vô tận .
* Ghi nhớ : 
- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả :
 + Quan sát giúp chọn những chi tiết nổi bật của đối tượng được miêu tả.
 + Tưởng tượng, so sánh giúp người đọc hình dung được đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
 +Nhận xét giúp người đọc hiểu được tình cảm của người viết.
- Ghi nhớ SGK/28
II. Luyện tập:
II. Luyện tập:
 1. Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm (Hoàn Kiếm) (tham khảo ở nhà)
 - Hình ảnh tiêu biểu: như chiếc gương bầu dục sáng long lanh; cầu Thê Húc cong cong như con tôm. Mái đền lấp ló …, Tháp rùa, tường rêu cổ kính … , cỏ mọc xanh um.
 - Các từ điền vào chỗ trống: (1)Gương bầu dục; (2) cong cong; (3) lấp ló; (4)cổ kính ; (5) Xanh um.
2. (SGK/29) Hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc làm nổi bật hình dáng và tính cách của Dế Mèn:
* Dế Mèn có thân hình cường tráng:
 - Cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ … ưa nhìn.
 - Hai răng đen nhánh …
* Tính tình ương bướng kiêu căng: - Đầu to, nổi từng tảng, rất bướng.
 - Râu dài, uốn cong … rất hùng dũng.
 - Hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm - Trịnh trọng và khoan thai … vuốt râu.
3. (SGK/29) Quan sát và ghi chép lại những đặc điểm nổi bật của ngôi nhà hoặc căn phòng:
 HS làm GV nhận xét sửa chữa
4.(SGK/29) Cần so sánh:
 - Mặt trời (như quả trứng hồng, mâm lữa, mâm vàng, quạ đen, khách lạ, …)
 - Bầu trời (lồng bàn khổng lồ, nửa quả cầu xanh, …)
 - Hàng cây (hàng quân, tường thành)
 - Núi (đồi) (bát úp, cua kềnh)
 - Những ngôi nhà (viên gạch, bao diêm, trạm gác, …)
5. (SGK/29)Viết đoạn văn tả quang cảnh dòng sông hay khu rừng: ví dụ sông Hồng mùa nước lũ:
 - Dòng sông cuồn cuộn chảy như tức giận một điều gì.
 - Nước lớn mênh mông, ngập bãi ngô ven sông.
 - Nước sông đỏ đục như màu đất.
 - Đến gần nghe rõ tiếng nước chảy ào ào.
 - Trên sông vắng bóng thuyền bè qua lại.
Hoạt động4: (3’)Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới:
 *- Nhớ được mục đích của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận biết trong văn miêu tả. - Nhận biết được điểm nhìn miêu tả, các chi tiết tưởng tượng, so sánh trong một đoạn văn miêu tả
 *- Soạn bài tiết tiếp theo “Bức tranh của em gái tôi”
	+ Đọc văn bản, tìm hiểu sơ lược tác giả, tác phẩm.
	+ Chú ý tìm hiểu tâm trạng của người anh.
	+ Tính cách, tấm lòng của người em.

File đính kèm:

  • doct79-80.doc
Giáo án liên quan