Giáo án Ngữ văn 6 tiết 73 đến 89

Tiết 83 : LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG,

 SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ

A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh.

1/ Kiến thức: - Nắm chắc các kiến thức về văn miêu tả được sử dụng trong bài luyện nói.

-Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể

2/ Kĩ năng: Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí, đưa các hình ảnh so sánh vào bài nói,.

- Phong cách nói to rõ, tự tin

- Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể.Củng cố lý thuyết về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

Kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, rèn luyện tự tin, giao tiếp, hợp tác.

3/ Thái độ: Rèn sự tự tin khi nói trước đoám đông

B/ Chuẩn bị

- Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận, thuyết trình.

- Phương tiện: Giáo án, sgk, bảng phụ.

 

docx39 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 73 đến 89, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Một số từ so sánh khác: y như, tựa như, giống như, bao nhiêu bấy nhiêu 
3 Ví dụ 2 : 
- Trường Sơn : chí lớn ông cha
 Cửu Long : lòng mẹ bao la sóng trào.
® Khuyết từ so sánh, phương diện so sánh.
 - Như tre mọc thẳng con người không chịu khuất
® từ so sánh và vế B đảo lên trước vế A
* Ghi nhớ (sgk /25).
III/ Luyện tập :
*BT1/25,26
a) So sánh người với người 
Thầy thuốc như mẹ hiền.
b) Vật với vật.
Sông ngòi, kênh rạch bủa vây chi chít như mạng nhện.
c) So sánh khác loại: Sự nghiệp của chúng ta như rừng cây đương lên.
* BT 2/26
- Khỏe như voi/ trâu/ Trương Phi.
- Đen như than/ cột nhà cháy/bồ hóng.
- Trắng như bông/ tuyết/ ngà .
- Cao như sếu/ núi. 
D :Củng cố và dặn dò :
1) Củng cố : -So sánh là gì ? Cho một số ví dụ về so sánh? 
 -Mô hình đầy đủ của so sánh gồm mấy phần ?
2) Dặn dò : -Học bài.Làm bài 3,4 .
 -Chuẩn bị bài mới : Quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả
 - Đọc và trả lời các câu hỏi phần I/ 27-28
 	 - Đọc phần ghi nhớ.
	 - Làm bài tập phần luyện tập.
Ngày soạn : 14/01/2015.	
Ngày dạy: 15/01/2015. 
Tiết 79 : QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ 
 NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh.
1/ Kiến thức: - Nắm được một số thao tác cơ bản cần thiết và mối quan hệ mật thiết của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả 
2/ Kĩ năng: Bước đầu hình thành kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản trên trong đọc và viết bài văn miêu tả .
- Kĩ năng sống: Giao tiếp, trình bày.
3/ Thái độ: có ý thức quan sát, so sánh đối tượng và nhận xét trong văn miêu tả.
B/ Chuẩn bị 
- Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận, thuyết giảng.
- Phương tiện: Giáo án, sgk, bảng phụ, TLTK.
C/ Tiến trình tổ chức dạy học và học :
 1/ Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số học sinh .
 2/ Kiểm tra bài cũ : -Văn miêu tả là loại văn như thế nào ?
 3/ Bài mới : 
 Khi em muốn giới thiệu cho mọi người biết ngôi nhà em đang ở thì đầu tiên em cần làm gì. Đó làm em phải quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Vậy như thế nào là quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.....
Hoạt động của giáo viên
Nộâi dung ghi bảng
HĐ1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Gọi học sinh đọc đoạn văn trong sgk/ 27-28
- Mỗi đoạn văn trên giúp em hình dung được những đặc điểm nổi bật nào của sự vật và phong cảnh được miêu tả?
- Những đặc điểm đó thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào? (học sinh yếu)
- Để viết được những đoạn văn đó người viết cần có năng lực gì? (học sinh giỏi)
- Hãy tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh trong mỗi đoạn văn? Sự so sánh và liên tưởng ấy có gì đặc biệt?
- Chia lớp thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm làm xong đứng dậy trình bày.
- Nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.
- Kĩ năng sống: giao tiếp, trình bày.
- Giáo viên tổng kết, tóm lại
HĐ2:Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét đoạn văn bị lược.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 3*/ 28.
- Giáo viên dán bảng phụ về đoạn văn ở bài Sông nước Cà Mau (sgk/19)
- Hãy so sánh đoạn văn trên với đoạn văn ở mục 3* và chỉ ra đoạn văn trong sgk đã bị lược bỏ đi những từ ngữ nào? (học sinh yếu)
- Những chữ bị lược bỏ có ảnh hưởng như thế nào đến đoạn văn? So sánh và chỉ ra sự diễn đạt ở đoạn sau như thế nào? (các từ bỏ đi đều là động từ, tính từ, những từ ngữ so sánh, liên tưởng, tưởng tượng).
 - Qua các ví dụ phân tích ở trên, hãy cho biết muốn miêu tả cần làm gì? (học sinh yếu)
- Mời học sinh đoc ghi nhớ sgk/ 28
I/ Quan sát, tưởng tượng, so sánh nhận xét trong văn miêu tả.
1/ đọc và trả lời câu hỏi.
* Đoạn 1 : Hình ảnh, gầy gò, ốm yếu của Dế Choắt.
* Đoạn 2 : Miêu tả quang cảnh thơ mộng, mênh mông, hùng vĩ của vùng sông nước Cà Mau 
 * Đoạn 3 : Miêu tả hình ảnh cây gạo đầy sức sống vào mùa xuân.
2/ Nhận xét đoạn văn bị lược .
- Đoạn văn sau khi bị lược đi một số chữ trở nên chung chung, khô khan.
* Ghi nhớ: sgk/ 28
D :Cũng cố và dặn dò:
1) Cũng cố: - Muốn miêu tả một đoạn văn thật sinh động chúng ta cần làm gì ?
2) Dặn dò : - Học bài cũ.
 - Chuẩn bị bài mới“Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”.(tt)
	 - Làm một số bài tập để chuẩn bị sửa ?
 - Theo em những từ ngữ được sử dụng trong đoạn văn miêu tả có tác dụng gì ?
	 - Trước khi làm một bài văn miêu tả chúng ta cần làm gì ? 
Ngày soạn : 12/01/2015	
 Ngày dạy: 15/01/2015 
Tiết 80 : QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ 
 NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ (tt)
A/ Mục tiêu cần đạt : Giống tiết 79.
B/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận, thuyết giảng.
- Phương tiện: Giáo án, sgk, bảng phụ.
C/ Tiến trình tổ chức dạy học và học :
 1/ Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số học sinh .
 2/ Kiểm tra bài cũ : - Muốn miêu tả một đoạn văn thật sinh động chúng ta phải làm gì ?
 3/ Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nộâi dung ghi bảng
HĐ1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Giáo viên mời học sinh đọc yêu cầu bài tập 1/ 28- 29
- Giáo viên dán bảng phụ có ghi đoạn văn và các chỗ bị trống lên bảng.
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập và mời học sinh lên bảng dán các đáp án đúng vào chỗ trống.
- Trong đoạn văn trên tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu nào ?
- Học sinh thảo luận.
+ Nhóm 1,3 câu a.
+ Nhóm 2,4 câu b.
® Đại điện trả lời.
- Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Kĩ năng sống: Giao tiếp, 
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, thuyết giảng
HĐ2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2/29.
- Gọi học sinh đọc bài tập 2 /29.
- Đoạn văn miêu tả hình ảnh Dế Mèn có thân hình đẹp, cường tráng nhưng tính tình rất ương bướng, kiêu căng. Những hình ảnh tiêu biểu và đặc săc nào làm nên điều đó ?
HĐ3 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 3/29
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3/29.
- Em hãy quan sát và ghi chép lại những đặc diểm của ngôi nhà hoặc căn phòng của mình? Trong những đặc điểm đó đặc điểm nào là nổi bật nhất ?
- Học sinh thảo luận theo bàn.
- Đại diện trả lời.
- Kĩ năng sống: giao tiếp.
HĐ 4 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 4/29.
- Gọi học sinh đọc bài tập 4/29
- Nếu tả lại quang cảnh một buổi sáng ở quê hương em, thì em sẽ so sánh, liên tưởng các sự vật trên vời những gì ?
- Chia lớp thảo luận theo nhóm.
- Đại diện trả lời.
- Kĩ năng sống: Giao tiếp, trình bày.
II/ Luyện tập.
Bài tập 1/ 28-29.
a) Lựa chọn những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
- Gương bầu dục
- Uốn, cong cong.
- Cổ kính
- xám xịt
- Xanh um.
b) những hình ảnh đặc sắc:
- Mặt hồ.....sáng long lanh.
- Cầu Thê Húc màu son
- Đền Ngọc Sơn, gốc đa già rễ lá xum xuê.
- Tháp Rùa xây trên gò đất giữa hồ.
® Đây là những đặc điểm nổi bật mà hồ khác không có.
Bài tập 2/29.
-Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc thể hiện Dế Mèn cường tráng, đẹp, khỏe mạnh nhưng kiêu căng, bướng.
+ Rung rinh, bóng mỡ.
+ Đầu to, nổi từng tảng, rất bướng.
+ Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
+ Râu dài, uốn cong rất hùng dũng.
+ Trịnh trọng, khoan thai vuốt râu.
Bài tập 3/29 
- Những đặc điểm tiêu biểu: hướng nhà, nền, mái, tường.
- Cửa, trang trí.
Bài tập 4/29
- Mặt trời: Mâm lủa, mâm vàng
- Bầu trời: lồng bàn khổng lồ, khuôn mặt em bé sau giấc ngủ, xanh mướt như dải lụa.....
- Những hàng cây: như tường thành, hành quân.....
- Những ngôi nhà: Viên gạch, bao diêm, trạm gác..
D:Cũng cố và dặn dò:
1) Cũng cố: - Theo em những từ ngữ được sử dụng trong văn miêu tả có tác dụng gì ??
2) Dặn do : - Học bài-làm bài tập 5 .
 - Chuẩn bị bài mới “Bức tranh của em gái tôi”.
	 - Tâm trạng của người anh từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế mầu vẽ như thế nào?
 - Khi tài năng của em gái được phát hiện thì tình cảm của người anh như thế nào ?
Ngày soạn: 18/01/2015	
Ngày dạy: 19/01/2015 
Tiết 81 : BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI 
A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS.
1/ Kiến thức: - Thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với lòng ghen ghét, đố kị. 
- Nắm được những đặc sắc NT kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.
- cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.
2/ Kĩ năng: Đọc diễn cảm phù hợp với tâm lí nhân vật
-Đọc hiểu nội dung truyện hiện đại, có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật
-Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn.
KNS: Tự nhận thức và xác định cách ứng xử, sống khiêm tốn biết tôn trọng người khác; giao tiếp và lắng nghe tích cực, tự đánh giá.
3/ Thái độ : Giáo dục lòng vị tha qua cái nhìn đôn hậu của người em
B/ Chuẩn bị 
- Phương pháp: động não, thảo luận nhóm, cặp đôi chia sẻ, thuyết giảng.
- Phương tiện: Giáo án, sgk, tranh minh họa.
C/ Tiến trình tổ chức dạy và học : 
 1/ Ổn định lớp : 
 2/ Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu1(5đ): Em hãy cho biết thế nào là so sánh? Cấu tạo cuả phép so sánh gồm mấy phần?
Câu 2(5đ): Qua bài sông nước Cà Mau để lại cho em suy nghĩ gì về vùng này của nước ta?
 3/ Bài mới:
 Trong cuộc sống đôi khi chúng ta thường để ý những chuyện nhỏ nhặt mà quên đi tình cảm với nhau, trong câu chuyện này cũng vậy người anh đã làm gì khi nhận ra được tình cảm trong sáng và tấm lòng nhân hậu của em gái đối với mình, thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu....
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Gọi học sinh đứng dậy đọc phần chú thích sgk (*)
- Em hãy nêu vài nét về sự nghiệp và thân thế của tác giả? (hs yếu)
(Giáo viên: Ông sinh 9/9/1959 là cây bút trẻ nổi tiếng trong thời kì đổi mới văn học những năm 1980
® Giáo viên cho học sinh quan sát chân dung về tác giả.
- Về tác phẩm có gì đáng lưu ý ?(cuộc thi Thiếu nhi năm 1998)
HĐ2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và chú thích văn bản.. 
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Chú ý giọng đọc của nhân vật kể chuyện, giọng biến đổi theo tâm trạng nhân vật và diễn biến câu chuyện.
- Giáo viên đọc mẫu một đoạn, gọi học sinh đọc tiếp.
- Giáo viên giảng giải một số từ khó cho học sinh.
- Em hãy tóm tắt những nét cơ bản nhất của tác phẩm ? (học sinh giỏi)
(Chuyện về hai anh em Mèo – Kiều Phương, anh trai bực mình vì em nghịch. Mèo bí mật học vẽ tài năng hội họa bất ngờ được phát hiện. Tâm trạng và thái độ của người anh trước sự việc ấy. Em gái thành công cả nhà vui mừng, sau đó người anh lại hối hận vô cùng)
- Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết? (ngôi thứ nhất, người anh xưng tôi)
- Sử dụng ngôi kể như thế có tác dụng gì ? (học sinh giỏi)
( ngôi kể rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối lỗi được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn)
- Văn bản trên thuộc thể loại gì? (thể loại truyện ngắn)
- Bố cục của văn bản được chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần như thế nào ?
- Trong văn bản có những nhân vật nào ? (học sinh yếu)
- Ai là nhân vật chính ? Vì sao em cho đó là nhân vật chính? (học sinh giỏi)
( nhân vật chính là người anh và Kiều Phương,vì chủ đề sâu sắc của truyện là lòng nhân hậu và thói đố kị, trong đó nhân vật trung tâm là người anh mang chủ đề chính của câu truyện: sự thất bại của lòng đố kị)
HĐ/3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản:
- Thoạt đầu khi thấy em gái thích vẽ và tự pha chế màu, thái độ của người anh như thế nào ? 
- Qua thái độ đó em cảm nhận tình cảm của người em đối với người anh ra sao ?
I / Tác giả, tác phẩm:
1.Tác giả : Tạ Duy Anh, ( 1959), 
- Quê ở Chương Mĩ, Hà Tây( nay thuộc Hà Nội)
2.Tác phẩm: Văn bản đoạt giải nhì cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.
II/ Đọc – chú thích văn bản.
1/Đọc, chú thích : Sgk .
2/ Thể loại: Truyện ngắn. 
3/ Bố cục: 
III/ Tìm hiểu văn bản. 
 1/ Diễn biến tâm tra ngj của người anh.
a)Tâm trạng của người anh từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế tạo màu vẽ:
- Coi thường, bực bội: +Đặt tên cho em: Mèo
+ Nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, tò mò, của anh trai.
+ Bí mật theo dõi, chê bai,bẩn thỉu, nghịch ngợm, trẻ con.
Þ Tình cảm hồn nhiên trong sáng .
D:Cũng cố và dặn dò :
1)Cũng cố : -Nhắc lại đôi nét về tác giả, tác phẩm ?
- Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể là ai ? Việc chọn ngôi kể đó có tác dụng gi ?
2)Dặn dò: - Học bài. Học phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài mới “Bức tranh của em gái tôi” (tt)
 -Tâm trạng của người anh khi xem bức tranh của Mèo ?
 - Em có cảm nhận gì về nhân vật Kiều Phương ?
 - Nghệ thuật và nội dung của văn bản.
**********o0o***********
Ngày soạn: 20/01/2015
Ngày dạy: 20/01/2015 
Tiết 82 : BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (tt) 
A/ Mục tiêu cần đạt : Giống tiết 81.
B/ Chuẩn bị : Giống tiết 81.
C/ Tiến trình tổ chức dạy và học : 
 1/ Ổn định lớp : 
 2/ Kiểm tra bài cũ : Tâm trạng của người anh thay đổi như thế nào khi phát hiện tài năng của Kiều Phương ? Vì sao người anh lại có tâm trạng trên ?
 3/ Bài mới : Người anh hiện diện chủ yếu bằng tâm trạng, và qua mỗi thời gian thì hiện lên tâm trạng khác nhau, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp tâm trạng cưa người anh thay đổi như thế nào.....
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
- Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện thì tâm trạng, thái độ của người anh thay đổi như thế nào? Tìm nhũng chi tiết thể hiện điều đó ? (học sinh giỏi)
- Từ tâm trạng buồn chán, người anh cảm thấy mình ra sao ? (học sinh yếu)
- Vì sao sau khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện người anh không thể thân với cô em gái như trước nữa ?
- Những biểu hiện tâm lí của người anh chúng ta thường bắt gặp ở những lứa tuổi nào? Đó là biểu hiện tâm lí gì ?
® Học sinh thảo luận trình bày.
- Kĩ năng sống: Giao tiếp, nhận thức.
- Khi lén xem trộm những bức tranh của em gái vẽ thì tâm trạng của người anh như thế nào?
- Thái độ của cả nhà ra sao khi Kiều Phương đạt giải trở về ? Riêng thái độ của người anh như thế nào ?
- Vì sao lại như thế ? Trong bức tranh K.Phương vẽ đạt giải là hình ảnh của ai ? (học sinh yếu)
- Hình ảnh ấy được khắc họa như thế nào ? Có gì khác so với người anh ngoài thực tế ? Do đó khi đúng truiwsc bức tranh người anh có tâm trạng như thế nào ?
- Chuỗi tâm trạng của người anh có thể thay thế theo trình tự được không? Vì sao ? 
- Học sinh thảo luận.
- Đại diện trình bày.
- Kĩ năng sống: giao tiếp.
- Giáo viên nhận xét.
- Đứng trước bức tranh người anh chú ý điều gì ? Khi người anh ghé mắt vào hàng chữ “Anh trai tôi” thái độ của người anh ra sao ?
- Theo em người anh đáng yêu hay đáng ghét ?
- Qua văn bản em có nhận xét gì về người anh
- Kĩ năng sống: tự nhận thức, đánh giá.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình ảnh K.Phương.
- Nhân vật bé K.Phương hiện lên qua lời kể của anh trai như thế nào ? (học sinh yếu)
- Kiều Phương được miêu tả về ngoại hình cử chỉ, hành động như thế nào ?
- Qua các chi tiết trên, nhân vật Kiều Phương hiện lên những phẩm chất đáng quý nào ? Chi tiết nào làm em cảm động nhất ? (học sinh giỏi)
HĐ3 : Hướng dẫn học sinh đi tìm hiểu nội dung-nghệ thuật.
- Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào chính ? Có nét gì đặc sắc về nghệ thuật ? Nội dung khuyên chúng ta như thế nào ?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk.. 
HĐ4 Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Giả định một thành viên trong lớp hoặc trong gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Em thử hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành công ấy ?
- Lớp thảo luận, trình bày.
- Kĩ năng sống: giao tiếp, trình bày,
I / Tác giả, tác phẩm:
II/ Đọc – Bố cục:
III/ Tìm hiểu văn bản(tt)
1/ Nhân vật người anh (tt)
b) Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện:
- Thấy mình bất tài, gục xuống khóc.
- Cảm giác bị đẩy ra ngoài,
- Không thể thân với mèo như trước nữa.
- Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.
Þ Tình cảm vẫn còn nhưng bị mờ đi vì lòng ghen tị, tự ái, mặc cảm.
c)Khi xem trộm các bức tranh của Mèo:
- Dường như mọi thứ trong nhà đều được nó đưa vào tranh, bát múc cám lơn ngộ nghĩnh hơn
- Con Mèo vẫn vô cùng dễ mến.
Þ Khâm phục tài năng của em.
d) Khi đúng trước bức tranh đạt giải nhất của Mèo:
- Tôi giật sững người® Ngạc nhiên.
- Chẳng biết tại sao, bấm chặt lấy tay mẹ ® xúc động.
- Thoạt đầu là sự ngỡ ngàng sau đến hãnh diện rồi đến xấu hổ ?
- Không trả lời mẹ được vì tôi muốn khóc quá.
Þ Xấu hổ và xúc động.
2/ Nhân vật Kiều Phương.
- Nét mặt lọ lem, lanh lợi, thông minh, tinh nghịch
- Cử chỉ nhanh nhẹn, có năng khiếu hội họa, cặm cụi chế màu, vừa làm vừa hát Þ say mê, chăm chỉ.
- Hồn nhiên, trong sáng. Khi đoạt giải ÞLao vào ôm chầm lấy tôi “em muốn cùng anh đi nhận giải”
Þ Giàu lòng nhân hậu, hồn nhiên.
IV/ Tổng kết.
* Ghi nhớ: sgk .
V/ Luyện tập : 
-Gợi ý: Thái độ của những người xung quanh biểu hiện khác nhau:
+ Có người vui mừng, khen ngợi.
+ Có người buồn, chê bai, ganh tị.
D :Cũng cố và dặn dò:
1) Cũng cố : - Em yêu thích nhân vật nào ? Vì sao ? Em học được điều gì qua nhân vật Kiều Phương ?
 - Theo em, hành động và thái độ của người anh có đáng trách không ? Vì sao ?
2) Dặn dò : - Học bài, học phần ghi nhớ.
 - Chuẩn bị bài mới “Luyện nói. so sánh và nhận xét trong văn tưởng tượng” 
 - Các bài tập trong sgk.
Ngày soạn : 21 /01/2015
	Ngày dạy : 22 /01/2015. 
Tiết 83 : LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, 
 SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh.
1/ Kiến thức: - Nắm chắc các kiến thức về văn miêu tả được sử dụng trong bài luyện nói.
-Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể
2/ Kĩ năng: Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí, đưa các hình ảnh so sánh vào bài nói,.
- Phong cách nói to rõ, tự tin
- Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể.Củng cố lý thuyết về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
Kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, rèn luyện tự tin, giao tiếp, hợp tác.
3/ Thái độ: Rèn sự tự tin khi nói trước đoám đông
B/ Chuẩn bị 
- Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận, thuyết trình.
- Phương tiện: Giáo án, sgk, bảng phụ.
C/ Tiến trình tổ chức dạy và học : 
 1/ Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số học sinh
 2/ Kiểm tra bài cũ : -Muốn miêu tả một bài văn, người ta phải làm gì ?Nhằm mục đích gì ? 
 3/ Bài mới : 
 Để giúp chúng ta có thể tự tin thể hiện mình trước đám đông, khi muốn miêu tả một sự vật hay đối tượng nào đó cho người đối phương hiểu. Chúng ta tiến hành luyện tập thực hành làm các bài tập để nâng cao năng lực quan sát và miêu tả của mình.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bài tập.
- Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học luyện nói: Chú ý những quy định của tiết luyện nói ( không thành văn, nói rõ ràng, mạch lạc tự nhiên, chững chạc trình bày trước tập thể.....)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của BT1/35.
- Hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo nội dung sau:
Giáo viên chia lớp thảo luận theo nhóm:
+ Nhóm 1,3: a) Theo em Kiều Phương là người như thế nào? Dựa trên các chi tiết của truyện, em hãy miêu tả hình dáng Kiều Phương theo trí tưởng tượng của em?
+ Nhóm 2,4 b) Anh trai của Kiều Phương là người như thế nào? Người anh trong bức tranh và người anh trai thực của Kiều Phương có khác nhau hay không?
® HS thảo luận.
- Đại diện lên đứng trước lớp trình bày.
- Học sinh các nhóm khác nhận xét.
- Kĩ năng sống: Giao tiếp, tự tin trình bày.
- Giáo viên nhận xét tổng kết.
- Gọi học sinh đọc bài tập 2.(học sinh yếu)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập ra dàn ý nháp: Em hãy lập dàn bài kể cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình ?
- Hình ảnh anh chị có những đặc điểm nổi bật nào? (học sinh yếu)
(giáo viên lưu ý học sinh: cách miêu tả người, nêu các đặc điểm nổi bật bằng cách so sánh và nhận xét)
Nội dung luyện nói
 Bài tập 1/35 : 
a) Nhân vật bé Kiều Phương.
- Hình dáng: Nhỏ nhắn.
+ Khuôn mặt bầu bĩnh, mắt sáng
+ Miệng chúm chím, má lúm đồng tiền, răng khểnh.
- Tính cách: Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu. 
- Hành động: hoạt bát, vui vẻ, nhanh nhẹn.
® Là người có tài năng hội họa, rất

File đính kèm:

  • docxBai_8_Danh_tu_20150725_025719.docx