Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 58+59: Vợ nhặt

 - Vẻ đẹp tâm hồn:

 + Có khát khao sống (d/c: chi tiết “cơm trắng mấy giò” và “bốn bát bánh đúc”, việc chấp nhận theo không Tràng để có nơi nương tựa)

 + Có khát khao hp (d/c: việc nhận lời làm vợ của Tràng, chi tiết buổi sáng đầu tiên làm vợ, làm dâu)

 + Là một người PN tự trọng, có nhân cách (d/c: sự ngượng ngùng khi đi về qua xóm ngụ cư; sự ý tứ, đảm đang trong buổi sáng đầu tiên làm dâu).

=> Là người đàn bà không tên, không tuổi, có thân phận rẻ rúng nhưng đằng sau lại ẩn chứa những vẻ đẹp khuất lấp, đáng trân trọng, mang đến niềm hi vọng cho mọi người.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 9019 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 58+59: Vợ nhặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 	Ngày dạy: ...//.. tại lớp ..	
Tiết 58-59 	 	Ngày dạy: ...//.. tại lớp ..	
VỢ NHẶT
	Kim Lân
A. MỤC TIÊU
 1/ Kiến thức
- Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và niềm khát khao hp gia đình, niềm tin vào cs, tình thương yêu đùm bọc giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.
- X/d tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
 2/ Kĩ năng: 
- Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Tự nhận thức về tấm lòng đồng cảm, trân trọng trước sp con người của nhà văn, qua đó xđ các giá trị trong cs mà mỗi con người cần hướng tới.
- Tư duy sáng tạo: PT, BL về cá tính sắc nét, về nghệ thuật tả cảnh, tả tình, cách kể chuyện tự nhiên, về cách xd nv trong tp.
 3/ Thái độ: Biết trân trọng tình người, biết phát hiện và yêu quý những phẩm chất tốt đẹp của con người.
B. CHUẨN BỊ
 1/ GV: Tranh về nạn đói năm 1945. 
 2/ HS: Đọc bài trước, tóm tắt cốt truyện (bằng sơ đồ hoặc bằng đoạn văn khoảng 20 dòng), ghi lại dẫn chứng trong SGK về nhân vật Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ (số phận, ngoại hình, tính cách, diễn biến tâm trạng), trl vào tập các câu hỏi HDHB.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1/ Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề vào bài mới
? Điều gì đã làm cho Mị quyết định cứu A Phủ? Kể và PT tâm trạng của Mị trong lúc này. Truyện ngắn Vợ nhặt được kết thúc ntn? 
O: Trong LS của DT VN, có những dấu son chói lói nhưng đồng thời cũng có cả những đau thương không thể nào quên được. Một trong những trang sử u ám đó chính là nạn đói năm Ất Dậu 1945 làm cho hơn 2 triệu đồng bào chết đói 
 2/ Dạy nội dung bài mới 	
	? Mục tiêu cần đạt của bài học?
HOẠT ĐỘNG CHUNG
NỘI DUNG CHÍNH
* Hoạt động 1 (10’): Tìm hiểu chung.
? Những hiểu biết nào về KL giúp em hiểu hơn về tp “VN”? 
? Truyện ngắn “VN” có xx ntn?
? KL sáng tác truyện ngắn này khi nào? Lấy bối cảnh chủ yếu là gì?
? Tóm tắt lại tp dựa theo sơ đồ (hoặc dựa theo nhân vật chính là Tràng)?
* Hoạt động 2 (60’): Đọc – hiểu văn bản.
? Nhan đề “VN” gợi cho em những suy nghĩ gì?
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm TP.
? Theo em, tình huống truyện VN có gì độc đáo?
? Việc x/d tình huống truyện éo le, độc đáo như vậy đã có t/d gì?
? Trước hết, em nx Tràng là một người ntn?
? Ở trong cõi sâu thẳm của tâm hồn Tràng luôn có một khát khao rất lớn là gì? Điều đó được thể hiện ntn khi Tràng:
 + Quyết định lấy vợ?
 + Dẫn vợ về qua xóm ngụ cư?
 + Trong buổi sáng đầu tiên có vợ?
? Ngoài ra, ở Tràng còn có những phẩm chất gì đáng trân trọng? Biểu hiện của phẩm chất đó?
? Tóm lại, điều gì đã giúp Tràng vượt lên tất cả, bất chấp cả cái đói và cái chết trong truyện này?
? Người vợ nhặt có lai lịch ntn? Điều đó thể hiện y/n gì?
? Nhân vật người vợ nhặt có ngoại hình ntn?
? Tính cách của thị được miêu tả ntn?
Do đâu?
? Nhưng đằng sau đó, nv này có vẻ đẹp tâm hồn gì đáng được trân trọng? 
? Từ những điều trên, em có nx khái quát gì về người đàn bà này?
? Em nx ntn về tính cách của bà cụ Tứ? D/c?
? Trong truyện ngắn “VN”, tâm trạng của bà cụ Tứ đã nảy sinh trong một bối cảnh ntn? 
? Diễn biến tâm trạng của bà ntn trong lần đầu tiên gặp người vợ nhặt? D/c?
? Trong buổi sáng đầu tiên có dâu, BCT đã có những hành động và diễn biến tâm trạng gì?
? Từ những điều trên, em nx ntn về bà cụ Tứ?
? 3 nv có điểm gì chung?
? Truyện đã phản ánh hiện thực gì? Dẫn chứng từ đâu?
? GTNĐ của tp thể hiện qua những phương diện nào? D/c?
* Hoạt động 3 (5’) Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học.
? Truyện đã có những thành công gì về nghệ thuật?
? Qua truyện ngắn này, KL muốn nói lên điều gì?
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1/ Tác giả
 Kim Lân là tác giả thành công về đề tài nông thôn và người nông dân, có một số tác phẩm có giá trị về đề tài này.
 2/ Tác phẩm
 - Xuất xứ: “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc nhất của KL, in trong tập Con chó xấu xí (1962). 
 - Hcst: TP được viết dựa trên một phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau khi CMTT nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. Truyện được xd trên bối cảnh nạn đói 1945. 
 3/ Tóm tắt cốt truyện
 HT ------------------------------- QK ------------------------------------ HT
(Tràng nhặt được vợ) ---- (Tràng gặp “thị”) -------- (Sau đêm “tân hôn”) 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
 1/ Ý nghĩa nhan đề
 - Gợi lên tình huống truyện độc đáo, éo le, kích thích trí tò mò của người đọc.
 - Gợi đến số phận rẻ rúng, hoàn cảnh bi thảm của nhân vật vợ nhặt và con người trong nạn đói năm 1945, qua đó thể hiện tình cảm nhân đạo của tg.
 2/ Tình huống truyện
 - Tình huống truyện độc đáo: Tràng – anh nông dân nghèo thô kệch, xấu xí lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề bỗng “nhặt” được vợ, có vợ theo (kể lại tình huống truyện).
 - Tác dụng của tình huống truyện:
 + Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các n/vật (nếu không có tình huống này thì không có truyện, tính cách của các n/vật cũng không được thể hiện rõ) và thể hiện chủ đề của truyện (liên hệ phần YNVB).
 + Việc Tràng “nhặt vợ” đã tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên và éo le với tất cả mọi người, trong đó có cả Tràng (PT sự ngạc nhiên của dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ, Tràng, vợ Tràng).
 + Tình huống này làm cho TP có giá trị về nhiều phương diện mà tiêu biểu là GTHT và GTNĐ (liên hệ phần GTHT và GTNĐ của TP).
 3/ Các nhân vật trong truyện
 3.1. Tràng
- Là người lao động nghèo, tốt bụng và cởi mở (d/c: giữa lúc đói, anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ bốn bát bánh đúc) 
- Luôn khát khao hp và có ý thức x/d hp:
 + Lúc quyết định lấy vợ: Câu “nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình. Hành động đó còn là một sự cưu mang, chứa đựng nhiều tình thương của con người trong cảnh khốn cùng.
 + Khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư: Vẻ mặt “phởn phơ khác thường”, “tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”, “thích chí và tự đắc”. Trong phút chốc, Tràng quên tất cả tăm tối, “chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên”.
 + Buổi sáng đầu tiên có vợ: Cảm thấy trong người êm ái lửng lơ, thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó, có trách nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. 
 - Có khát vọng sống mãnh liệt (trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn hướng về sự sống, vẫn lạc quan, yêu đời, tìm về hp -> d/c: dám “nhặt vợ” trong cảnh đói; hay cười, hay đùa; cảm thấy hạnh phúc khi có vợ.); có niềm tin vào tương lai tươi sáng (d/c: anh nghĩ tới sự đổi thay cho dù vẫn chưa ý thức thật đầy đủ qua hình ảnh lá cờ đỏ trên đê Sộp, thấy ân hận vì hành động đẩy xe thóc trốn Việt Minh ngày trước....). 
=> Niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ đã giúp Tràng vượt lên tất cả, bất chấp cả cái đói và cái chết.
 3.2. Người vợ nhặt
 - Lai lịch: không rõ ràng, không tên (chỉ được gọi là “thị”), không tuổi -> số phận rẻ rúng của người PN trong nạn đói, như một thứ rác bị vứt đi.
 - Ngoại hình: áo quần tả tơi, thân hình gầy sọp, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt,-> là nạn nhân điển hình của nạn đói thê thảm.
 - Tính cách: chao chát, chỏng lỏn, thô tục và có phần trơ trẻn (d/c: chi tiết đẩy xe tiếp Tràng để được ăn “cơm trắng mấy giò”, chấp nhận làm “vợ nhặt” một người đàn ông xa lạ chỉ vì miếng ăn) -> do những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh.
 - Vẻ đẹp tâm hồn: 
 + Có khát khao sống (d/c: chi tiết “cơm trắng mấy giò” và “bốn bát bánh đúc”, việc chấp nhận theo không Tràng để có nơi nương tựa)
 + Có khát khao hp (d/c: việc nhận lời làm vợ của Tràng, chi tiết buổi sáng đầu tiên làm vợ, làm dâu)
 + Là một người PN tự trọng, có nhân cách (d/c: sự ngượng ngùng khi đi về qua xóm ngụ cư; sự ý tứ, đảm đang trong buổi sáng đầu tiên làm dâu).
=> Là người đàn bà không tên, không tuổi, có thân phận rẻ rúng nhưng đằng sau lại ẩn chứa những vẻ đẹp khuất lấp, đáng trân trọng, mang đến niềm hi vọng cho mọi người.
 3.3. Bà cụ Tứ
 - Tính cách:
 + Là một người mẹ nghèo khổ nhưng rất mực thương con (d/c: thương con trai, con dâu vì lấy nhau trong cảnh đói tr.28, cảm thấy tủi thân cho con, thấy buồn vì không lo được đám cưới cho con,; );
 + Là một người PN VN nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha (d/c: thấy con dẫn về thêm một miệng ăn, thêm một gánh nặng trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhưng không trách mắng; không khinh rẻ con dâu là vợ theo mà còn thương, biết ơn);
 + Là một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng (d/c: cảm thấy mừng cho con; động viên hai con; chi tiết buổi sáng đầu tiên có dâu).
 - Tâm trạng:
 + Bối cảnh nảy sinh tâm trạng: giữa nạn đói thê thảm, mọi người đang đối mặt với cái chết thì con trai bà (Tràng) lại lấy vợ;
 + Diễn biến tâm trạng trong lần đầu tiên gặp con dâu: ngạc nhiên (d/c tr.28) -> ai oán, xót thương (d/c tr.28, 29) -> hờn tủi (d/c tr.28, 29) -> lo lắng (d/c tr.28, 29) -> đồng cảm, biết ơn (d/c tr.29) -> mừng lòng (d/c tr.29) -> mong mỏi (d/c tr.29).
 + Diễn biến tâm trạng trong buổi sáng đầu tiên có dâu:
 * Cùng con dâu quét dọn nhà cửa, vẻ mặt tươi tỉnh, rạng rỡ hẳn lên 
-> tin tưởng về sự đổi đời trong c/s mới.
 * Trong bữa ăn đầu tiên: nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau -> vạch ra con đường tương lai tươi sáng cho các con.
 * Đãi các con món cháo cám mà bà gọi vui là “chè khoán” để các con thấy vui, cảm thấy mình còn may mắn hơn những người khác, để có niềm tin hơn vào c/s.
=> Bà cụ Tứ mang những phẩm chất tốt đẹp của những bà mẹ VN: nhân hậu, bao dung, thực sự là chỗ dựa tinh thần cho các con. 
* Điểm chung của các nv: Có niềm khát khao sống và hp, niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng ở cả những thời khắc khó khăn nhất, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Qua các nv, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khát khao hp, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai”.
 4. Giá trị của tác phẩm 
 - GTHT: Truyện phản ánh tình cảnh bi thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp 1945 (d/c: kể những chi tiết về cái đói ở xóm ngụ cư, hoàn cảnh đói của “thị”, gia đình Tràng).
 - GTNĐ:
 + Tác giả có sự đồng cảm, xót thương sâu sắc với số phận của những con người người nghèo khổ (d/c: kể về số phận nghèo khổ của “thị”, Tràng, bà cụ Tứ);
 + Truyện lên án, tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật (d/c: các chi tiết miêu tả xóm ngụ cư trong nạn đói);
 + Nhà văn thấu hiểu và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người: tấm lòng nhân hậu (d/c: Tràng, bà cụ Tứ), niềm khao khát hp rất con người (d/c: người vợ nhặt, Tràng), niềm tin vào cs, tương lai của những người lđ nghèo (d/c: Tràng, bà cụ Tứ);
 + Tác giả dự cảm, tin tưởng vào sự đổi đời và tương lai tươi sáng của các nv (d/c: chi tiết lá cờ đỏ trên đê Sộp).
III. TỔNG KẾT
 1/ Nghệ thuật
 - Tg x/d được tình huống truyện độc đáo (PT ra).
 - Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
 - N/vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.
 - Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi. 
 2/ Ý nghĩa văn bản
 Truyện tố cáo tội ác của thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
 3/ Củng cố
	? Bài học giúp em nhận ra được điều gì? 
 4/ Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới
- Hướng dẫn HS học bài ở nhà: 
 + Học bài, học thuộc một số d/c nguyên văn.
 + Câu hỏi tham khảo: Đọc đoạn văn: “Bà lão cúi đầu nín lặng cơn đói khát này không” (tr.28) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
	 1/ Nêu nội dung chính của đoạn văn.
	 2/ “Bà lão” là ai? “Chúng nó” là ai? Tại sao “bà lão” “vừa ai oán vừa xót thương”?
	 3/ VB được viết theo PCNN gì? Xuất phát từ điều gì anh chị xác định như vậy?
	 4/ Viết một đoạn văn khoảng 10 đến 20 dòng PT diễn biến tâm trạng “bà lão” trong đoạn văn trên. 
 + Đề văn tham khảo
 1/ PT diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ. Qua nhân vật này, anh/chị thấy gì về những phẩm chất tốt đẹp của những bà mẹ VN?
 	 2/ PT GTHT và GTNĐ của TP.
 3/ PT tình huống truyện.
 4/ PT nv Tràng. Qua nhân vật này, anh/chị hãy làm sáng tỏ quan điểm của nhà văn: “Dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai”. 
 5/ Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh:
“Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua”
Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh:
“Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”
Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những kết thúc trên (đề ĐH, khối D, 2012).
	 6/ Cảm nhận về sức sống mạnh mẽ của người phụ nữ qua hai nhân vật: Mị trong “VCAP” của Tô Hoài và người vợ nhặt trong “Vợ nhặt” của Kim Lân.
- Chuẩn bị bài mới: Nhân vật giao tiếp (THCHD); Lập dàn ý cho các đề bài trên theo tổ (tổ 1: đề 1, tổ 2: đề 4, tổ 3: đề 5, tổ 4: đề 6), rút ra dàn ý của kiểu bài “NLVMTP,MĐTVX”.
** Bạn nào cần giáo án khối 10, 11, 12 các loại (chính khóa, tự chọn, phụ đạo, luyện thi, giáo án ôn tập, tài liệu ôn thi tốt nghiệp), đề kiểm tra, đề thi, sáng kiến (để tham khảo) thì liên hệ với mình qua SDT 0995.071658. Mình là GVG cấp tỉnh năm 2014. Năm 2015 vừa rồi, tỉ lệ tốt nghiệp của mình cao hơn của trường và của tỉnh. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ tài liệu của mình!

File đính kèm:

  • docTiet 58-59 Vợ nhặt (2014).doc
Giáo án liên quan