Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 48: Đọc thêm - Lợn cưới, áo mới (Hướng dẫn đọc thêm) - Nguyễn Văn Hùng
HĐ2. Phân tích, tìm hiểu văn bản.
T. Truyện kể về ai ? Em hiểu thế nào là tính khoe của ?
H. Hai anh khoe của. Khoe của là muốn phô trương cho mọi người biết mình có cái này, cái kia đẹp lắm, hay lắm, quý lắm. . .
T. Anh đi tìm lợn khoe của trong hoàn cảnh nào ?
H. Đang “ Tất tưởi chạy).
T. Lời hỏi của anh đi tìm lợn với anh áo mới là gì ?
H. “ Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không” ?
T. Lẽ ra anh ta phải hỏi như thế nào ?
H. Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không ?
T. Trong câu hỏi của anh tìm lợn thừa từ nào ? ( Từ: “Cưới” ). Đó có phải là thông tin cần thiết cho người được hỏi không ?
H. Không phải là thông tin cần thiết.
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng - Tuần: 12 - Tiết:CT: 48 - TIẾT 48: ĐỌC THÊM - LỢN CƯỚI, ÁO MỚI ( Hướng dẫn đọc thêm ) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Giới thiệu bài mới: Trong văn chương, các thế hệ đã góp tiếng cười với đủ mọi âm sắc, cung bậc. Tiếng cười dân gian râm ran trong ca dao, truyện tiếu lâm, truyện Trạng, truyện cười. . . Hôm nay chúng ta sẽ học truyện: “ lLợn cưới, áo mới”, để tìm thấy tiếng cười mua vui và phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HĐ1. Đọc văn bản ( SGK Tr. 126 ) T. Giải nghĩa từ: “ Tất tưởi” ? Truyện thuộc thể loại nào? Truyện cười là gì ? HĐ2. Phân tích, tìm hiểu văn bản. T. Truyện kể về ai ? Em hiểu thế nào là tính khoe của ? H. Hai anh khoe của. Khoe của là muốn phô trương cho mọi người biết mình có cái này, cái kia đẹp lắm, hay lắm, quý lắm. . . T. Anh đi tìm lợn khoe của trong hoàn cảnh nào ? H. Đang “ Tất tưởi chạy). T. Lời hỏi của anh đi tìm lợn với anh áo mới là gì ? H. “ Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không” ? T. Lẽ ra anh ta phải hỏi như thế nào ? H. Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không ? T. Trong câu hỏi của anh tìm lợn thừa từ nào ? ( Từ: “Cưới” ). Đó có phải là thông tin cần thiết cho người được hỏi không ? H. Không phải là thông tin cần thiết. T. Anh áo mới thích khoe của đến mức nào ? H. Đứng hóng ở cửa từ sáng đến chiều, đợi có ai đi qua khen. T. Câu trả lời của anh áo mới với anh tìm lợn là gì ? Điệu bộ của anh ta khi trả lời với anh đi tìm lợn có phù hợp không ? H. Giơ ngay vạt áo ra, bảo: _“ Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. T. Theo em, anh ta phải trả lời như thế nào là phù hợp ? Yếu tố nào thừa trong câu trả lời của anh áo mới ? H. Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả. Yếu tố thừa: “ Từ lúc tôi mặc cái áo mới này”. T.Em thấy cái đáng cười ở anh lợn cưới và anh áo mới là gì ? H. Hai anh đều có ý khoe khoang ( người khoe lợn cưới, người khoe áo mới). T. Giảng thêm: Đáng lẽ lo kiếm lợn, lại nói (lợn cưới). Còn trả lời về lợn, lại khoe ( áo mới) và thế là: ( lợn cưới) > < ( áo mới), làm ta cười. HĐ3. Tổng kết. T. Truyện sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Truyện nhằm phê phán, chế giễu những hạng người nào trong xã hội ? Nêu ý nghĩa của truyện “ Lợn cưới, áo mới” ? H. Nghệ thuật đối xứng, phóng đại. Trả lời theo ( SGK Tr. 128 ) C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH T. Câu trả lời của anh áo mới với anh tìm lợn là gì ? Điệu bộ của anh ta khi trả lời với anh đi tìm lợn có phù hợp không ? D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG T. Theo em, anh ta phải trả lời như thế nào là phù hợp ? Yếu tố nào thừa trong câu trả lời của anh áo mới ? E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG T. Em thấy cái đáng cười ở anh lợn cưới và anh áo mới là gì ? H. Hai anh đều có ý khoe khoang ( người khoe lợn cưới, người khoe áo mới). I. GIỚI THIỆU CHUNG. 1. Đọc, giải từ. ( SGK Tr. 126) 2.Thể loại. Truyện cười. . .(SGK Tr. 124) II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. Nội dung: Anh tìm lợn Anh áo mới Hoàn cảnh “ Tất tưởi” chạy Đứng hóng ở cửa. . . Sự việc Hỏi con “ lợn cưới”. . . Giơ ngay vạt áo mới khoe. . . Mục đích Khoe của ===> Chế giễu, phê phán tính hay khoe của. III. TỔNG KẾT. + Bằng nghệ thuật đối xứng, phóng đại: Truyện chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 11 T. Câu trả lời của anh áo mới với anh tìm lợn là gì ? Điệu bộ của anh ta khi trả lời với anh đi tìm lợn có phù hợp không ? V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 11 T. Theo em, anh ta phải trả lời như thế nào là phù hợp ? Yếu tố nào thừa trong câu trả lời của anh áo mới ? VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà ) T. Em thấy cái đáng cười ở anh lợn cưới và anh áo mới là gì ? H. Hai anh đều có ý khoe khoang ( người khoe lợn cưới, người khoe áo mới). IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.(5’) Học bài: Đọc thêm truyện: “ Lợn cưới, áo mới”. ( Sgk. Tr. 126) Truyện cưới là gì ? Nêu ý nghĩa của truyện: “ Treo biển”, “ Lợn cưới, áo mới” ? Soạn bài: Làm bài tập 1, 2 ( Tr. 45, 46 SBT ) ĐT: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ( Sgk tr 114 ) V. RÚT KINH NGHIỆM. =========> Học sinh tiếp thu tốt.
File đính kèm:
- DT - LON CUOI, AO MOI ( THI GV GIOI ).doc