Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 47: Treo biển - Nguyễn Văn Hùng
T. Như vậy lời góp ý của từng người khách đúng hay sai ? Có nên bỏ chữ nào không ? Vì sao ?
H. Tự trả lời theo nhận định riêng của mình. . .
T. Giảng thêm: Thoạt nghe, ta thấy ý kiến của từng người cũng có lý, nhưng họ không thấy được ý nghĩa của từng yếu tố từ ngữ, mỗi yếu tố đều có ý nghĩa. Vì thế cách góp ý của mỗi người đều phi lý và không chấp nhận, vì mua bán phải có biển quảng cáo để thu hút khách hàng.
T. Đọc truyện, những chi tiết nào làm em buồn cười ?
H. tự trả lời theo cảm nhận riêng của mình với những chi tiết mà em cho là buồn cười. . .
T. Khi nào cái cười bộc lộ rõ nhất ? Vì sao ?
H. Tự trả lời theo cách hiểu riêng của mình. . .
T. Em có nhận xét gì về tính cách của người chủ cửa hàng bán cá ?
H. Tự nhận xét về tính cách của chủ cửa hàng bán cá. . .
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng - Tuần. 12 - Tiết CT: 47 - TIẾT 47: TREO BIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Giới thiệu bài mới: Trong văn chương, các thế hệ đã góp tiếng cười với đủ mọi âm sắc, cung bậc. Tiếng cười dân gian râm ran trong ca dao, truyện tiếu lâm, truyện Trạng, truyện cười. . . Hôm nay chúng ta sẽ học truyện: “ Treo biển”, để tìm thấy tiếng cười mua vui và phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HĐ1. Đọc văn bản. ( Sgk. Tr. 124 ) T. Cho H xem hình minh hoạ, nghe đọc mẫu trên máy và H nhìn sgk đọc thầm theo một lần ? H. Nhìn sách đọc thầm theo một lần. T. Cho một em đọc truyện, năm em minh hoạ cho nội dung truyện ? H. Đọc và minh hoạ. T. Cho một H kể lại truyện “ Treo biển”? H. Tự kể truyện. . . T. Cho H giải nghĩa từ: “ Cá ươn”, “ Bắt bẻ”. H. Giải nghĩa hai từ T. Truyện thuộc thể loại nào ? Truyện cười là gì ? H. Trả lời định nghĩa truyện cười theo chú thích ( * ), ( Sgk. Tr. 124 ). T. Được nghe, đọc và kể truyện; theo em, truyện “Treo biển” có phải là một văn bản không ? Văn bản là gì ? Văn bản “ Treo biển” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? Phương thức tự sự là gì ? H. Nhắc lại những kiến thức cũ đã học . . . HĐ2. Phân tích, tìm hiểu văn bản. T. Truyện kể về ai ? Cửa hàng bán cá treo cái biển để làm gì ? H. Tự trả lời. . . T. Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng “ Ở đây có bán cá tươi” có mấy yếu tố ? Mỗi yếu tố thông báo điều gì ? H. Tự xác định tấm biển “ Ở đây có bán cá tươi” có mấy yếu tố, từng yếu tố có một thông báo riêng. T. Có mấy người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng bán cá ? Nội dung của từng góp ý là gì ? H. Trả lời có 4 người góp ý bỏ từng yếu tố của tấm biển và nội dung từng góp ý đó. T. Em có nhận xét gì về từng ý kiến của mỗi người khách qua đường H. Tự trả lời theo cảm nhận riêng của mình. . . . T. Như vậy lời góp ý của từng người khách đúng hay sai ? Có nên bỏ chữ nào không ? Vì sao ? H. Tự trả lời theo nhận định riêng của mình. . . T. Giảng thêm: Thoạt nghe, ta thấy ý kiến của từng người cũng có lý, nhưng họ không thấy được ý nghĩa của từng yếu tố từ ngữ, mỗi yếu tố đều có ý nghĩa. Vì thế cách góp ý của mỗi người đều phi lý và không chấp nhận, vì mua bán phải có biển quảng cáo để thu hút khách hàng. T. Đọc truyện, những chi tiết nào làm em buồn cười ? H. tự trả lời theo cảm nhận riêng của mình với những chi tiết mà em cho là buồn cười. . . T. Khi nào cái cười bộc lộ rõ nhất ? Vì sao ? H. Tự trả lời theo cách hiểu riêng của mình. . . T. Em có nhận xét gì về tính cách của người chủ cửa hàng bán cá ? H. Tự nhận xét về tính cách của chủ cửa hàng bán cá. . . HĐ3. Tổng kết: T. Qua phân tích, truyện nhằm phê phán những hạng người nào? H. Tự trả lời. . . T. Truyện nhằm khuyên nhủ mọi người điều gì ? H. Tự trả lời. . . T. Truyện toát lên ý nghĩa gì ? H. Trả lời theo ghi nhớ ( Sgk. Tr. 125). C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ4. Hướng dẫn H luyện tập. T. Nếu nhà hàng bán cá nhờ em làm lại cái biển, thì em sẽ tiếp thu hay phản bác những góp ý của 4 người ? Nếu sửa lại biển thì em sửa thế nào ? H. Tự trả lời theo những suy nghĩ riêng của mình. . . D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG T. Qua truyện, em rút ra bài học gì về cách dùng từ ? H.Tự trả lời. . . E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG T. Cho H đọc thêm truyện “ Đẽo cày giữa đường”, ( SGK Tr. 125 ). Truyện phê phán điều gì ? H. Tự trả lời theo cảm nhận riêng của mình. . . I. GIỚI THIỆU CHUNG. Đọc, giải từ. ( SGK Tr. 124). Thể loại: Truyện cười: Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. Tấm biển quảng cáo. + Gồm 4 yếu tố: “ Ở đây / có bán / cá / tươi” Người góp ý Nội dung Nhận xét Thứ 1 Bỏ chữ : “tươi” Sai, mua bán phải có biển quảng cáo Thứ 2 Bỏ chữ : “Ở đây” Thứ 3 Bỏ chữ : “Có bán” Thứ 4 Bỏ luôn cái biển à Phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc. III. TỔNG KẾT. + Truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kỹ khi nghe những ý kiến khác. IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 125 1. Nếu nhà hàng bán cá nhờ em làm lại cái biển, thì em sẽ tiếp thu hay phản bác những góp ý của 4 người ? Nếu sửa lại biển thì em sửa thế nào ? - Không sai, nhưng chưa gọn, có thể giữ nguyên hoặc sửa là: “ Cửa hàng bán cá”. - Dùng từ phải chính xác, không thừa, không thiếu. V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 125 2. Qua truyện, em rút ra bài học gì về cách dùng từ ? VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà ) Cho H đọc thêm truyện “ Đẽo cày giữa đường”, ( SGK Tr. 125 ). Truyện phê phán điều gì ? IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.(5’) Học bài: Đọc thêm truyện: “ Lợn cưới, áo mới”. ( Sgk. Tr. 126) Truyện cưới là gì ? Nêu ý nghĩa của truyện: “ Treo biển”, “ Lợn cưới, áo mới” ? Soạn bài: Làm bài tập 1, 2 ( Tr. 45, 46 SBT ) Đọc thêm: Lợn cưới áo mới – Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ( Sgk tr 114 và 126 ) V. RÚT KINH NGHIỆM. =====> Học sinh tiếp thu tốt
File đính kèm:
- TREO BIEN - CHU DE.doc