Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 40: Thầy bói xem voi - Năm học 2015-2016

? Em hãy nhận xét cách mở truyện.

 Chuyển ý: Cả năm thầy đều rất phấn khởi vì đã tận tay sờ “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ” rất cụ thể , rõ ràng nên ai nấy đều tin vào nhận xét của mình. Vậy thì các thầy phán về voi ra sao. Ta sang phần 2

? Sau khi sờ tận tay các thầy bói phán về voi như thế nào.

- Thầy sờ vòi -> Sun sun như con đỉa

- Thầy sờ ngà -> Chẫn chẫn như cái đòn càn.

- Thầy sờ tai -> Bè bè như cái quạt thóc

- Thầy sờ chân -> Sừng sừng như cái cột đình

- Thầy sờ đuôi -> Tun tủn như cái chổi sể cùn

?Khi nhận định về voi của các thầy bói, tác giả dân gian đã dùng biện pháp nghệ thuật gì. Tác dụng?

? Theo em các thầy bói có phán đoán đúng về hình thù con voi không ?

Câu hỏi thảo luận (chiếu slide)

? Tại sao năm thầy bói đã sờ tận tay vào con voi mà lại có ý kiến trái ngược nhau về nó. Họ đã đúng ở chỗ nào, sai ở chỗ nào ?

 TL:Cả năm thầy đều đúng, nhưng chỉ đúng với từng bộ phận của cơ thể con voi. Sờ vào một bộ phận của con voi mà đã phán đó là con voi.Từng bộ phận thì đúng nhưng lấy bộ phận để thay cho tổng thể thì trong trường hợp này là sai hoàn toàn. Hình dáng con voi thực sự là tổng hợp những nhận xét của cả năm thầy.

Sai lầm: Phiến diện, dùng bộ phận để nói toàn thể

? Em hãy miêu tả con voi giúp năm ông thầy bói để các ông biết rõ về voi.

 TL: Con voi có cái vòi sun sun như con đĩa, đôi ngà thì chần chẫn như cái đòn càn. Tai bè bè như cái quạt thóc. Cái chân sừng sững như cái cột đình. Đuôi thì tun tủn như cái chổi sể cùn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 40: Thầy bói xem voi - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 40 Ngày soạn 23 /10/2015 
Văn bản: THẦY BÓI XEM VOI
 (Truyện ngụ ngôn)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS
1.Kiến thức: 
- Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể diễn cảm truyện Thầy bói xem voi
 3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức liên hệ với các truyện với những tình huống hoàn cảnh thực tế phù hợp 
4. Tích hợp
KNS: -Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống
 - Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.
B. CHUẨN BỊ 
Gv: Soạn bài. Chuẩn bị tài liệu liên quan PTDH: Tranh ảnh, máy chiếu 
 PP/KT :Động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
Hs: Soạn bài, đọc kỹ phần chú thích
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: Kể diễn biến truyện “Ếch ngồi đáy giếng” . Nêu ý nghĩa truyện ? 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1 
* Giới thiệu bài: Truyện ngụ ngôn là loại truyện dân gian được mọi người ưa thích không chỉ ở cốt truyện hài hước, dí dỏm mà hơn cả là nội dung giáo huấn sâu sắc, cách răn dạy rất tự nhiên, độc đáo. Ở “ Ếch ngồi đáy giếng” khuyên chúng ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. Hôm nay cô trò chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu một bài học mang đầy ý nghĩa về phương pháp nhận thức “Thầy bói xem voi” (Chiếu slide 2)
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2: Nội dung bài học
+ Gv hướng dẫn HS đọc: giọng chậm, rõ ràng, giọng mỗi thầy bói khác nhau nhưng thầy nào cũng quả quyết tự tin.
 Gọi học sinh đọc phân vai.
 Gọi học sinh tóm tắt: 
 Tóm tắt: Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau phán về voi. Thầy bảo voi như con đỉa, thầy bảo voi như cái đòn càn, thầy bảo voi như cái quạt thóc, thầy bảo voi như cột đình, thầy bảo voi như cái chổi sề . Ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau toạc đầu, chảy máu. 
Gv hướng dẫn giải thích 1 vài từ khó sgk
Thầy bói : người làm nghề chuyên đoán những việc lành, dữ ( theo mê tín).
Chuyện gẫu: nói chuyện linh tinh cho qua thời gian.
? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì. 
?Bố cục văn bản chia làm mấy phần? 
Nêu nội dung từng đoạn.
(Chiếu slide)
? Các thầy bói nảy ra ý định xem voi trong hoàn cảnh nào.
- Ế hàng, ngồi tán gẫu với nhau, có voi đi qua, chung tiền biếu người quản voi, xin xem voi.
? Các thầy bói có đặc điểm chung là gì. 
 - Đều bị mù
 - Chưa biết gì về hình thù con voi
? Các thầy bói xem voi bằng cách nào.(chiếu slide)
 - Dùng tay để sờ
 - Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi.
? Em hãy nhận xét cách mở truyện.
 Chuyển ý: Cả năm thầy đều rất phấn khởi vì đã tận tay sờ “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ” rất cụ thể , rõ ràng nên ai nấy đều tin vào nhận xét của mình. Vậy thì các thầy phán về voi ra sao. Ta sang phần 2
? Sau khi sờ tận tay các thầy bói phán về voi như thế nào.
- Thầy sờ vòi -> Sun sun như con đỉa
- Thầy sờ ngà -> Chẫn chẫn như cái đòn càn.
 Thầy sờ tai -> Bè bè như cái quạt thóc 
- Thầy sờ chân -> Sừng sừng như cái cột đình
- Thầy sờ đuôi -> Tun tủn như cái chổi sể cùn
?Khi nhận định về voi của các thầy bói, tác giả dân gian đã dùng biện pháp nghệ thuật gì. Tác dụng?
? Theo em các thầy bói có phán đoán đúng về hình thù con voi không ? 
Câu hỏi thảo luận (chiếu slide)
? Tại sao năm thầy bói đã sờ tận tay vào con voi mà lại có ý kiến trái ngược nhau về nó. Họ đã đúng ở chỗ nào, sai ở chỗ nào ?
 TL:Cả năm thầy đều đúng, nhưng chỉ đúng với từng bộ phận của cơ thể con voi. Sờ vào một bộ phận của con voi mà đã phán đó là con voi.Từng bộ phận thì đúng nhưng lấy bộ phận để thay cho tổng thể thì trong trường hợp này là sai hoàn toàn. Hình dáng con voi thực sự là tổng hợp những nhận xét của cả năm thầy. 
Sai lầm: Phiến diện, dùng bộ phận để nói toàn thể 
? Em hãy miêu tả con voi giúp năm ông thầy bói để các ông biết rõ về voi.
 TL: Con voi có cái vòi sun sun như con đĩa, đôi ngà thì chần chẫn như cái đòn càn. Tai bè bè như cái quạt thóc. Cái chân sừng sững như cái cột đình. Đuôi thì tun tủn như cái chổi sể cùn.
? Nhận xét về các kiểu câu tác giả dùng trong văn bản và cho biết thái độ của các thầy khi phán về voi như thế nào.
+ Tưởng  thế nào ... hoá ra ...
+ Không phải, ...
+ Đâu có!...
+ Ai bảo !...
+ Các thầy nói không đúng cả! Chính nó...
->Sử dụng hàng loạt câu phủ định 
? Nguyên nhân nào khiến cho các thầy bói có cách nhìn nhận, phán đoán sai lầm như vậy? 
- Do mắt mù không trực tiếp nhìn thấy
- Nhận thức sai (tư duy sai)
 GV: Truyện không nhằm nói cái mù thể chất mà muốn nói đến cái mù về nhận thức và cái mù về phương pháp nhận thức của các thầy bói.
 ? Truyện chế giễu ai? Chế giễu cái gì? 
Truyện chế giễu 5 ông thầy bói và nghề bói và cả những người mê tín dị đoan. Tiếng cười giáo huấn nhẹ nhàng nhưng sâu lắng.
GV: Những ông thầy bói luôn tự xưng mình là những nhà thông thái, biết trước tương lai, nhìn rõ về quá khứ. Nhưng thực chất chỉ là lừa bịp, dối trá gạt người để kiếm lợi mà thôi. Và biết bao nhiêu hệ lụy đã xảy ra khi mê tín dị đoan Trong ca dao cũng đã có rất nhiều bài phê phán thầy bói hết sức thú vị như: 
 Tử vi xem số cho người.
 Số thầy thì để cho rùi nó bu.
Chập chập rồi lại cheng cheng
Con gà trống thiến để riêng cho thầy
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đừng đơm vơi đĩa thánh thầy mất thiêng.
Tích hợp KNS
?Vậy chúng ta có nên tin vào bói toán không? Khi thấy một hiện tượng mê tín dị đoan ta phải làm gì.?
HS tự trả lời( GV NÊN GỢI Ý TRẢ LỜI)
Chuyển ý: Không còn là cuộc bàn luận vui vẻ nữa mà đã biến thành cuộc khẩu chiến gay gắt, bất phân thắng bại, kết cục sự việc sẽ ra sao
?Từ những nhận thức sai lầm dẫn đến hậu quả gì?
 - Không ai chịu ai, xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu .
 - Không nhận thức được hình thù con voi
?Cách kết thúc truyện tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của cách kết thúc ấy? 
Bài học
? Qua đó ta học được gì khi xem xét sự vật ,sự việc xung quanh.
Phải tìm hiểu sự vật bằng cách thích hợp ,xem xét sự vật một cách toàn thể. Phải biết lắng nghe ý kiến người khác và xem lại ý kiến của mình không nên chủ quan, bảo thủ. Chân lí được giải quyết một cách khoa học, chứ không phải bằng ẩu đả, xô xát.
Liên hệ
? Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải làm gì để có kiến thức, có phương pháp nhận thức tốt nhất khi xem xét sự vật xung quanh.
 - Phải học tập một cách siêng năng, chăm chỉ không ngừng trao dồi kiến thức để tự hoàn thiện bản thân mình để có cách nhìn nhận đúng nhất về vự vật, con người, xung quanh chúng ta
? Qua văn bản vừa học ta thấy tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào? 
?Ý nghĩa cuả truyện ?
H/s đọc yêu cầu sgk rồi trả lời
I. Tìm hiểu chung văn bản 
1.Đọc - chú thích:
 a. Đọc - tóm tắt
b.Từ khó
2. Thể loại: Truyện ngụ ngôn
Phương thức biểu đạt: Tự sự
3.Bố cục: 3 phần 
P1:Từ đầu sờ đuôi.
-> các thầy bói xem voi
P2: Tiếp sể cùn.
-> Các thầy phán về voi
P3 Còn lại
 ->Kết quả của việc xem voi .
II.Phân tích:
1. Các thầy bói xem voi
 * Hoàn cảnh:
 - Nhân buổi ế hàng, ngồi tán gẫu với nhau.
 - Có voi đi qua.
* Đặc điểm chung:
 - Đều bị mù
 - Chưa biết gì về hình thù con voi
* Cách xem voi
 - Dùng tay để sờ
 - Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi.
-> Mở truyện ngắn gọn, hấp dẫn
2. Các thầy bói phán về voi
 * Phán về hình thù con voi:
 - Thầy sờ vòi : Sun sun như con đỉa
- Thầy sờ ngà : Chẫn chẫn như cái đòn càn.
 Thầy sờ tai : Bè bè như cái quạt thóc 
- Thầy sờ chân: Sừng sừng như cái cột đình.
- Thầy sờ đuôi : Tun tủn như cái chổi sể cùn.
- Sử dụng từ láy tượng hình, so sánh, lặp lại các sự việc -> sự vật trở nên cụ thể, sinh động, nhấn mạnh cách phán về voi.
-> Đúng được bộ phận nhưng không đúng về toàn thể 
* Thái độ: 
- Phủ nhận người khác, khẳng định mình đúng.
- Chủ quan bảo thủ, phiến diện.
-> Sai lầm về phương pháp nhận thức
3.Hậu quả của việc xem và phán về voi
 - Không ai chịu ai , xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu .
 - Không nhận thức được hình thù con voi
->Biện pháp nghệ thuật phóng đại, gây cười, tô đậm cái sai lầm lí sự, thái độ bảo thủ của các thầy bói.
=>Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện
III. Tổng kết: 
1.Nghệ thuật
- Cách giáo huấn nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc:
- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước kín đáo.
- Lặp lại các sự việc.
- Nghệ thuật phóng đại. 
 2. Ý nghĩa:
Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện 
*Ghi nhớ: SGK/103
IV/ Luyện tập
Vd: Bạn B chỉ vi phạm 1 lần không soạn bài, lớp trưởng cho rằng bạn ấy học yếu 
Bài tập 1 : Chọn bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”?
A. Muốn kết luận đúng về sự vật cần xem xét nó một cách toàn diện.
B. Phải có cách xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó và phù hợp với mục đích xem xét
C. Phải không ngừng học tập, trau dồi và có phương pháp nhận thức đúng.
 D. Cả A,B và C
 Bài tập 2: Xem những tình huống nào ứng với câu thành ngữ “Thầy bói xem voi” 
A. Cô ấy có mái tóc đẹp, bạn kết luận cô ấy đẹp
B. Một lần em không vâng lời mẹ, mẹ trách và em buồn. 
C. Bạn An chỉ vi phạm 1 lần không soạn bài, lớp trưởng cho rằng bạn ấy học yếu.
D. Bạn em hát không hay, cô giáo nói rằng bạn ấy không có năng khiếu về ca hát.
 4.Củng cố: Học thuộc ghi nhớ . Nắm ý nghĩa của câu chuyện
PHẦN NÀY EM KHÔNG GHI CÂU HỎI À?
* Điểm giống nhau:
 Cả 2 truyện đều nêu ra những bài học về nhận thức ( tìm hiểu và đánh giá sự vật, hiện tượng), nhắc người ta không được chủ quan trong việc nhìn sự việc, hiện tượng xung quanh.
* Điểm khác nhau :
Ếch ngồi đáy giếng
Thầy bói xem voi
 - “Ếch ngồi đáy giếng”: nhắc nhở 
 con người ta phải biết mở rộng 
tầm hiểu biết của mình, không 
được kiêu ngạo, coi thường những
 đối tượng xung quanh	
- “Thầy bói xem voi”: là bài học về phương pháp tìm hiểu sự vật, hiện tượng.
-> Những điểm riêng trong hai truyện bổ trợ cho nhau trong bài học về nhận thức.
 Chiếu slide bản đồ tư duy	
5. Dặn dò: 
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự sự việc.
- Nêu ví dụ về trường hợp đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu Thầy bói xem voi và hậu quả của việc đánh giá sai lầm này.
- Soạn bài: “Danh từ” tiếp theo 

File đính kèm:

  • docBai_10_Thay_boi_xem_voi.doc
Giáo án liên quan