Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 4: Bánh chưng, bánh giầy - Nguyễn Văn Hùng

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

HĐ4. Luyện tập.

T. Cho H đọc BT 1, 2 SGK Tr. 12. Phong tục ngày tết nhân dân ta làm “ BCBG”, có ý nghĩa gì ?

H. Ý nghĩa: Đề cao nghề nông và khuyến khích nghề trồng trọt, chăn nuôi, sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên và ước mơ có một vị vua anh minh.

Nhân dân ta luôn giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.

D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

T. Đọc truyện, em thích chi tiết nào nhất ? Vì sao ?

H. Lang Liêu nằm mộng thấy Thần đến khuyên bảo: “ Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương”.

 Vì nhân dân ta thể hiện thái độ trân trọng đối với những sản vật do con người làm ra.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 4: Bánh chưng, bánh giầy - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần: 1
- Tiết CT: 4
- ĐỌC THÊM: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
Mỗi dân tộc đều có những món ăn đặc sắc, chủ yếu dành cho ngày tết. Riêng ở Việt Nam ta mỗi khi tết đến thì thường làm hai loại bánh để cúng tổ tiên, các em có biết hai loại bánh đó bắt nguồn từ một truyền thuyết nào không ? Hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu truyện “ BCBG”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Đọc văn bản.
T. Cho H đọc bài SGK Tr. 9, theo 3 đoạn và giải từ ?
T. Tìm từ: _ Ghép: Tiên Vương, đậu xanh, ấm no, chứng giám. . . 
 _ Láy : Thiệt thòi, tấm tắc . .
T. Truyện có thể chia làm mấy đoạn ? Ý chính mỗi đoạn ?
Đoạn 1: Từ đầu ------------> chứng giám.
Đoạn 2: Tiếp ------------> xin Tiên Vương chứng giám.
Đoạn 3: Phần còn lại. 
HĐ2. Tìm hiểu văn bản.
T. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ? Ý định ra sao ? Bằng hình thức gì ?
H. * Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, Vua đã già, muốn truyền ngôi để bảo vệ ngai vàng, lo cho dân ấm no.
 *Ý định: “ Người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng”.
 *Hình thức: Một câu đố “ Ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho”.
T. Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ?
H. Vì, ý thần là lòng dân. Hơn nữa, chàng là người con út, chịu thiệt thòi nhất, mẹ bị vua cha ghẻ lạnh, ốm chết.Và do từ nhỏ chỉ “ Chăm lo việc đồng áng trồng lúa, trồng khoai”.
Quan trọng hơn, chàng hiểu được ý thần: “Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo” và thực hiện được ý thần: “ Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương”.
T. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được Vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và chàng được chọn nối ngôi vua?
H. Vì chàng đem cái quý nhất trong trời đất, ruộng đồng do chính bàn tay mình làm ra để dâng Vua, cúng Tiên Vương. Đó là tấm lòng của người con thông minh, hiếu thảo, trân trọng người sinh ra mình và thờ cúng tổ tiên.
Hai thứ bánh chứng tỏ tài, đức con người, do vậy hợp ý Vua và nối được chí Vua, nên được nối ngôi Vua.
T. Việc Vua chọn 2 thứ bánh của Lang Liêu để tế Trời, Đất, Tiên Vương và chọn chàng nối ngôi , mang ý nghĩa gì ?
H. *Ý nghĩa thực tế: Coi trọng hạt gạo, nghề nông là cái nuôi sống con người, do chính con người làm ra.
 *Ý nghĩa sâu xa: “ Bánh hình tròn là tượng Trời, bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lạc dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau”.
T. Vì sao các sản vật của các anh em Lang không được Vua cha chọn để tế Tiên Vương ?
H. Vì các Lang khác chỉ kiếm sơn hào hải vị, tuy ngon nhưng không chính do con người làm ra được ?
T. Qua truyện, theo em phong tục làm “ BCBG” ăn tết có từ bao giờ ? Ý nghĩa của phong tục ? 
H. Có từ khi Lang Liêu lên nối ngôi Vua. Ý nghĩa: Đề cao vai trò lao động, nghề nông và thể hiện ước mơ của nhân dân có một vị Vua anh minh. 
HĐ3. Tổng kết.
T. Qua phân tích, câu chuyện toát lên ý nghĩa gì ? Em có nhận xét gì về đặc điểm nghệ thuật của truyện? Truyện có chi tiết tưởng tượng, kì ảo không ?
 Ý nghĩa: . . . 
Nghệ thuật: . . . 
Yếu tố tưởng tượng, kì ảo ở đây rất ít: Chỉ có chi tiết Thần báo mộng. Còn tất cả đều là chi tiết trong cuộc sống đời thường: Có Vua các Lang, nhưng lại có việc đồng áng. . .
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ4. Luyện tập.
T. Cho H đọc BT 1, 2 SGK Tr. 12. Phong tục ngày tết nhân dân ta làm “ BCBG”, có ý nghĩa gì ?
H. Ý nghĩa: Đề cao nghề nông và khuyến khích nghề trồng trọt, chăn nuôi, sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên và ước mơ có một vị vua anh minh.
Nhân dân ta luôn giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Đọc truyện, em thích chi tiết nào nhất ? Vì sao ?
H. Lang Liêu nằm mộng thấy Thần đến khuyên bảo: “ Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương”.
 Vì nhân dân ta thể hiện thái độ trân trọng đối với những sản vật do con người làm ra.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
HĐ4: Đọc thêm.
1. Đọc 2 câu ca dao sau:
“ Bầu trời tròn cao bát ngát
Mảnh đất vuông xanh ngắt núi rừng”
=> Hình ảnh hai loại bánh được phản ánh nhận thức của người xưa về Trời-Đất.
2. Nói về phong tục ngày tết, người xưa có câu đối sau:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
3. Qua Thậm Thình, một làng cổ ở Việt Trì ( Phú Thọ) nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi đã viết nên những câu thơ thực sự xúc động gợi nhớ đời sống của người Việt cổ xưa.
Đi qua xóm núi Thậm Thình
Bâng khuâng nhớ nước non mình ngàn năm
Vua Hùng, một sáng đi săn
Trưa tròn bóng nắng, nghỉ chân chốn này
Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi
Đẹp lòng Vua phán bầy tôi
Tìm đất kén thợ định nơi xây nhà
Trăm cô gái tựa tiên sa
Múa chày đôi, với chày ba rập rình
Đêm đêm tiếng thậm, tiếng thình
Cối thơm, thơm cả nghĩa tình nước non . . .”
==> Bài thơ cho hiểu thêm về đời sống của cư dân Lạc Việt thời Hùng Vương từ hoạt động lao động, đến tín ngưỡng, phong tục . . . “Bánh chưng, bánh giầy là thành quả của lao động, sự sáng tạo văn hoá mà nhân dân ta đã đạt được ở thờ kì đầu dựng nước Văn Lang.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Đọc và giải từ. SGK Tr.9.
2. Thể loại.
3. Bố cục:
a)- Vua Hùng chọn người nối ngôi.
b)-Lang liêu và cuộc thi tài, giải đố .
c)- Giải thích tục làm bánh ngày tết.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi.
* Hoàn cảnh: Giặc ngoài yên, Vua già, muốn truyền ngôi. . . 
* Ý định: Người nối ngôi, phải nối được ý, chí Vua. . .
* Hình thức: Một câu đố: “Ai làm vừa ý sẽ truyền ngôi. . .” 
2. Cuộc thi tài, giải đố.
a)- Lang liêu:
Người thiệt thòi nhất...
Mẹ bị Vua cha nghẻ lạnh, ốm chết.
Từ nhỏ chỉ chăm việc đồng áng trồng lúa, khoai...
Hiểu được ý thần “ Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. . .”Và làm đúng ý thần “ Lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vươntg”.
==> Hai thứ bánh chứng tỏ tài, đức của chàng, do vậy hợp ý và chí Vua nên được nối ngôi.
III. TỔNG KẾT.
_ Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy.
_ Đề cao lao động, nghề nông và sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
_ Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu: Nhân vật chính- Lang Liêu – trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 12
1. Đề cao nghề nông và sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
2. “ Lang Liêu nằm mộng, được Thần giúp đỡ. . .”
==> Thể hiện thái độ trân trọng đối với những sản vật do con người làm ra.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 12
3. Lang Liêu nằm mộng thấy Thần đến khuyên bảo: “ Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương”.
 Vì nhân dân ta thể hiện thái độ trân trọng đối với những sản vật do con người làm ra.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà ) 
4. Đọc 2 câu ca dao sau:
“ Bầu trời tròn cao bát ngát
Mảnh đất vuông xanh ngắt núi rừng”
=> Hình ảnh hai loại bánh được phản ánh nhận thức của người xưa về Trời-Đất.
5. Nói về phong tục ngày tết, người xưa có câu đối sau:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
* Học bài: 1. Truyện “ BCBG”, toát lên ý nghĩa gì ?
 2. Phong tục làm “ BCBG” ăn tết có từ bao giờ? Ý nghĩa của phong tục ?
* Soạn bài: 
1. Làm BT 4, 5 ( SGK Tr.3 ).
 2. Soạn bài: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt ( SgkTr 13 )
V. RÚT KINH NGHIỆM:
 ===> Học sinh tiếp thu tốt.

File đính kèm:

  • docBANH CHUNG- BANH GIAY - 2015.doc