Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 39: Động từ - Nguyễn Văn Hùng

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

HĐ3. Hướng dẫn H luyện tập. SGK Tr. 147.

T. Bài tâp1. Tìm động từ trong truyện: “ Lợn cưới áo mới” SGK Tr. . Các động từ ấy thuộc loại nào ?

H. Trả lời, lớp bổ sung, thầy kết luận và cho H ghi vở.

D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

T. Bài tập2. Đọc và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào ?

H. Sự đối lập về nghĩa giữa hai động từ: “Đưa” và “ Cầm”, cho ta thấy sự tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu, ta cười.

E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG

T Cho H viết chính tả đoạn: Con hổ có nghĩa ( Từ: hổ đực mừng rỡ -------------> làm ra vẻ tiễn biệt ).

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 39: Động từ - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần: 10
- Tiết: CT: 39
- TIẾT 39: ĐỘNG TỪ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
Để nắm được đặc điểm chính về ý nghĩa, khả năng kết hợp và phân loại động từ. Hôm nay, thầy hướng dẫn các em tìm hiểu một từ loại mới đó là động từ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Tìm hiểu về đặc điểm của động từ.
* Thao tác1: Động từ là gì ?
T. Cho H đọc VD1: a, b, c. Cho đại diện 3 tổ lên bảng, ghi ra các động từ có trong mỗi câu văn.
H. * Câu a: đi, đến, ra, hỏi
Câu b: lấy, làm, lễ
Câu c: treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.
T. Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm ở trên là gì ?
 H. Chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
T. Động từ là gì ?
H. Trả lời theo ghi nhớ1 SGK Tr. 146. . .
* Thao tác2. Đặc điểm của động từ khác với danh từ.
T. Viết bảng: đã quan, sẽ đất, đang cây, cũng vua, vẫn nhà, hãy gà, đừng rừng, chớ núi. . .Có thể nói và viết như các từ trên được không ? Vậy danh từ có thể kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ. . . được không ? Danh từ có thể kết hợp với từ gì ở phía trước và phía sau ? Danh từ thường làm nhiệm vụ gì trong câu ? Khi làm chủ ngữ phải có từ gì đứng trước nó ?
H. Không thể nói và viết như trên được. Danh từ không kết hợp với: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ. . . Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu_ Danh từ có thể kết hợp với ( số từ và lượng từ ) phía trước và các chỉ từ đứng sau. Khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước.
T. Viết bảng: đã đi, sẽ làm, đang học, cũng ra, vẫn hát, hãy đến, đừng khóc, chớ treo. . . Có thể nói và viết như các từ trên được không ? Động từ có thể kết hợp với từ gì ở phía trước, để tạo thành cụm động từ ?
H.Có. Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn. . . ở phía trước để tạo thành cụm danh từ.
T. Viết bảng: Nam / đang học bài. Học là động từ làm vị ngữ ? Chức vụ điển hình trong câu của động từ là gì ?
H. Là vị ngữ trong câu.
T. Viết bảng: Học tập / là nhiệm vụ hàng đầu của học sinh. Có thể thêm: đã, sẽ, đang. . . vào trước chủ ngữ ở câu trên được không ? Vậy, khi làm chủ ngữ, động từ có khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ. . . được không ?
H. Không thêm được. Khi làm chủ ngữ, động từ không có khả năng kết hợp với các từ: đã,sẽ, đang, cũng, vẫn. . . 
T. Chức vụ điển hình trong câu của động từ là gì ?
HĐ2. Tìm hiểu các loại động từ chính.
T. Cho H đọc VD1 phần II. ( SGK tr. 146). Xếp các động từ: buồn, chạy, cười, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức,nứt, toan, vui, yêu, vào bảng phân loại ? Tìm thêm các từ có đặc điểm tương tự động từ ở mỗi nhóm trên ?
BẢNG PHÂN LOẠI
Động từ tình thái
Động từ chỉ hành động, trạng thái
Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.
Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.
Động từ chỉ hành động
Trả lời câu hỏi: Làm gì ?
+ Đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng, ( đánh, cho biếu, nhìn, nghe, viết, học, ăn, làm. . .) 
Động từ chỉ trạng thái
Trả lời các câu hỏi:
Làm sao ? Thế nào ?
+ Dám, toan, định. . .
+ Cần, phải, nên, có thể, không thể, yêu cầu . . .
+ Buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, yêu, vui. . .
+ Mòn, ốm, bị, vỡ, được, muốn,sợ, thương, giận, căm thù. . .
T. Từ bảng phân loại trên, em cho biết động từ có những loại nào ?
H. Trả lời theo ghi nhớ, phần II. ( SGK Tr. 146 ). . . 
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ3. Hướng dẫn H luyện tập. SGK Tr. 147.
T. Bài tâp1. Tìm động từ trong truyện: “ Lợn cưới áo mới” SGK Tr. . Các động từ ấy thuộc loại nào ?
H. Trả lời, lớp bổ sung, thầy kết luận và cho H ghi vở.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Bài tập2. Đọc và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào ?
H. Sự đối lập về nghĩa giữa hai động từ: “Đưa” và “ Cầm”, cho ta thấy sự tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu, ta cười.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T Cho H viết chính tả đoạn: Con hổ có nghĩa ( Từ: hổ đực mừng rỡ -------------> làm ra vẻ tiễn biệt ).
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ.
+ Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
+ Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ. . . để tạo thành cụm động từ.
+ Chức vụ điển hình trong câu của động từ là làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ. . .
II. CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ CHÍNH 
Có hai loại:
+ Động từ tình thái ( thường đòi hỏi động từ khác đi kèm )
VD: dám, toan, định. . 
+ Động từ chỉ hành động, trạng thái ( không đòi hỏi động từ khác đi kèm ).
VD: + đi, chạy, cười. . 
 + buồn, ghét, vui
* Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm hai loại nhỏ:
+ Động từ chỉ hành động ( trả lời câu hỏi Làm gì ? ).
+ Động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi: Làm sao ? Thế nào ? )
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 147
1. Động từ chỉ:
* Tình thái: hay( khoe)
, có( thấy ), chả ( thấy ), liền ( giơ ). . .
* Trạng thái: anh ta ( tức).
* Hành động: may ( được ), đem ra, mặc, đứng ( mãi ), hỏi ( cả ), chạy ( đến ). . . 
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 147
2. Đối lập về nghĩa giữa hai động từ: “ đưa” và “ cầm”. Cho thấy sự tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu, làm ta buồn cười.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà )
3. Cho H viết chính tả đoạn: Con hổ có nghĩa ( Từ: hổ đực mừng rỡ -------------> làm ra vẻ tiễn biệt ).
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Học bài: 
Động từ là gì ? Nêu đặc điểm của động từ ?
Phân lại động từ ? Cho ví dụ minh hoạ ?
Soạn bài: Tính từ ( SGK Tr. 153 )
V. RÚT KINH NGHIỆM. =====> Học sinh tiếp thu bài tốt.

File đính kèm:

  • docDONG TU.doc