Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 35: Thứ tự kể trong văn tự sự

-> Bắt đầu từ hậu quả rồi ngược lên kể nguyên nhân.

-> Làm nổi bật ý nghĩa một bài học.

-> Kể sự việc kết quả, sự việc hiện tại trước sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 35: Thứ tự kể trong văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày soạn:.7/10
 Tiết 35 Ngày dạy: 9 /10
 Thứ tự kể trong văn tự sự.
A. Mục tiêu cần đạt:
 * KT: Trong tự sự có thể kể “xuôi”, có thể kể “ ngược” tuỳ theo nhu cầu thể hiện. Nhận thấy sự khác biệt trong cách kể “xuôi” và kể “ ngược”, biết được muốn kể ngược phải có điều kiện.
 *KN: Biết chọn thứ tự kể phự hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung ; vận dung 2 cỏch kể vào bài viết của mỡnh .
 *TĐ: Cú ý thức sử dụng trong tạo lập văn bản, giao tiếp.
B. Chuẩn bị
 - GV : Sỏch gv, sgk, giỏo ỏn
 - HS : Sỏch gk, bài soạn
C. Tiến trỡnh dạy học
 I. Ổn định tổ chức.
 II. Kiểm tra bài cũ:
 III. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
H: Em hãy tóm tắt các SV trong truyện “ Cây bút thần” và cho biết các sự việc đó được kể theo thứ tự nào?
H: Thứ tự trên tạo ra kết quả nghệ thuật như thế nào?
( Nếu không theo thứ tự ấy ý nghĩa của truyện có nổi bật được không? )
- Kể theo thứ tự trên được gọi là kể xuôi.
H: Vậy kể xuôi là kể theo trình tự như thế nào?
H: Đọc văn bản (SGK) và cho biết- Thứ tự thực tế của các SV trong bài văn diễn ra như thế nào?
H: Các sự việc trong bài văn được kể lại theo thứ tự nào?
H: Kể theo thứ tự trên có tác dụng như thế nào?
H: Kể như trên là “ kể ngược” Vậy theo em thế nào là kể “ngược”? Tác dụng của cách kể này?
H: Qua các vớ dụ, rút ra kết luận về thứ tự kể trong văn tự sự ?
H: Đọc phần ghi nhớ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
H: Theo em, người kể thường sử dụng thứ tự nào ? Vì sao?
H: Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1?
H: Xác định ngôi kể? Trình tự kể? Vai trò của hồi tưởng trong câu chuyện?
* Bài tập 2:
H: Lập dàn ý cho đề bài? Kể lại câu chuyện lần đầu em được bố mẹ cho đi chơi xa.
( Theo hai ngôi kể, cách kể đã học).
- Các SV được kể theo thứ tự tự nhiên liên tiếp, sự việc trước kể trước, sự việc sau kể sau cho đến hết.
- Làm nổi bật ý nghĩa truyện: Ước mơ công lí, vào khả năng kì diệu của con người.
- Trả lời như SGK.( 98).
-> Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp trở nên lêu lổng, mọi người xa lánh. Ngỗ tìm cách đánh lừa, trêu trọc mọi người làm họ mất lòng tin. Ngỗ bị chó cắn thật, kêu cứu thì chẳng ai đến. Ngỗ bị chó cắn phải vào bênh viện.
-> Bắt đầu từ hậu quả rồi ngược lên kể nguyên nhân.
-> Làm nổi bật ý nghĩa một bài học.
-> Kể sự việc kết quả, sự việc hiện tại trước sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó.
-> Tạo sự bất ngờ, chú ý, thể hiện tình cảm nhân vật.
-> HS trả lời như ghi nhớ.
- Đọc
-> Thứ tự tự nhiên có tầm quan trọng ( ngay cả trong hồi tưởng). Kể theo thứ tự có tác dụng tạo nên sự hấp dẫn, kịch tính.
-> Ngôi kể thứ nhất- trình tự kể theo mạch hồi tưởng của nhân vật. Hồi tưởng như một chất keo dính, kết nối SV trong quá khứ và hiện tại.
MB: Giới thiệu chuyến đi.
TB:- Lí do được đi? Đi đâu? Với ai? Thời gian?
- Những Ssự việc trong chuyến đi( Trông thấy bắt gặp những gì? Điều gì làm em thích thú?)
KB: ấn tượng của em sau chuyến đi.
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.
1. Kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, sự việc trước kể trước, sự việc sau kể sau-> hết -> Kể xuôi.
2. Để gây bất ngờ, chú ý hoặc thể hiện tình cảm nhân vật có thể kể sự việc kết quả, sự việchiện tại trước sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó- > kể ngược
Ghi nhớ.
II. Luyện tập.
Bài tập 1
Bài tập 2
D. Hướng dẫn tự học
 - Tập kể “ xuụi” và kể “ ngược”một truyờn dõn gian ( tự chọn)
-Lập dàn ý cho các đề bài sau: Đề 1:Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi.
 Đề 2:Kể về người thầy ( cô giáo) mà em quí mến.
 Đề 3:Kể về một việc tốt mà em đã làm.
- Chuẩn bị tốt cho bài viết số 2.
 Đ.Tự rút kinh nghiệm :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTHU TU KE.doc