Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 3: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Nguyễn Văn Hùng

HĐ2. Tìm hiểu truyện Thánh Gióng.

T. Truyện Thánh Gióng mà em học có phải là 1 văn bản tự sự không ? Văn bản là gì ?

H. Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay viết. . .

T. Truyện kể về ai ? Ở thời nào ? Làm việc gì ?

H. Kể về người anh hùng làng Gióng, vào thời Hùng Vương thứ 6, đánh giặc Ân cứu nước .

T. Em trình bày tóm tắt lại diễn biến các sự việc diễn ra trong truyện Thanh Gióng ?

H. Gióng ra đời ==> Biết nói, nhận đánh giặc ==> Lớn nhanh như thổi ==> Vươn vai thành tráng sĩ ==> Đánh tan giặc ==. Bay về trời ==> Vua lập đền thờ ==> Dấu tích còn lại.

T. Một chuỗi các sự việc trên nêu lên ý nghĩa gì ? Kết thúc truyện sự việc có còn diễn ra không ? Chuỗi sự việc đó đã thực hiện xong điều gì của văn ban ?

H. Ca ngợi công đức của người anh hùng làng Gióng. Không. Đã thực hiện xong mục đích giao tiếp của văn bản.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 3: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần: 1
- Tiết CT: 3
- TIẾT 3: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài:
- Phương thức tự sự là gì ? Tự sự nhằm mục đích gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó. Qua bài “ tìm hiểu chung về văn tự sự”.
- Sự việc trong văn tự sự là gì ? Nhân vật trong văn tự sự là gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trên.
- Chủ đề của bài văn tự sự là gì ? một bài văn tự sự có mấy phần ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó.
- Muốn tìm hiểu đề văn tự sự ta phải làm gì ? Cách làm một bài văn tự sự phải tiến hành theo các bước nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó.
- Lời văn tự sự chủ yếu là kể gì ? Mỗi đoạn văn tự sự thường diễn đạt một ý gì ? Và được tổ chức như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó.
- Để các em biết cách diễn đạt một câu chuyện đời thường như tự kể về mình, gia đình mình. . . Theo một dàn bài hợp lý do mình tự lập ra. Hôm nay, thầy sẽ cho các em tự tập kể trước lớp.
- Ngôi kể trong văn tự sự là gì ? Làm thế nào để phân biệt được sự khác nhau giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em làm sáng tỏ những vấn đề trên ?
- Để hiểu và biết cách sắp xếp các sự việc theo một thứ tự tự nhiên hoặc kể theo thứ tự đan xen linh hoạt, đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể trước, sau đó mới kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó. Hôm nay , các em sẽ tìm hiểu bài: “ Thứ tự kể . . .”
- Để giúp các em bám sát các yêu cầu khi làm một bài văn tự sự kể chuyện đời thường. Hơm nay thầy hướng dẫn các em luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường.
- Kể chuyện tưởng tượng là gì ?Kể chyện tưởng tượng có gì khác với kể chuyện đời thường ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó ?
- Để giúp các em tự lập dàn bài cho một đề kể chuyện tưởng tượng và vận dụng cách kể chuyện tưởng tượng vào thực hành kể. Hôm nay, thầy hướng dẫn các em luyện tập một số đề kể chuyện tưởng tượng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.
T. Cho H đọc ví dụ 1. SGK. Tr 27. Gặp những trường hợp vừa nêu, theo em, người nghe muốn biết điều gì ? Người kể muốn biết điều gì ?
H. Người nghe muốn biết nội dung diễn biến các sự việc của câu chuyện. Và người kể phải kể lại diễn biến các sự việc của câu chuyện ấy.
T. Vậy khi người kể, kể một chuỗi các sự việc của câu chuyện thì đó có phải là văn tự sự không ? Thế nào là văn tự sự ?
H. Đó chính là văn tự sự. Là trình bày một chuỗi các sự việc. . . .
T. Qua các ví dụ vừa phân tích trên, tự sự nhằm đáp ứng yêu cầu gì ?
H. * Giải thích sự việc: vì sao bạn An lại thôi học.
* Tìm hiểu con người: Là người đó như thế nào ?
*Nêu vấn đề: bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi.
* bày tỏ thái độ: Khen hay chê người đó.
T. Nếu muốn cho bạn mình biết Lan là một người bạn tốt, người kể phải làm gì ? Vì sao ?
H. Phải kể một câu chuyện về lòng tốt của bạn Lan cho bạn nghe. Vì câu chuyện sẽ đáp ứng yêu cầu về thái độ khen lòng tốt của bạn Lan.
T. Nếu người kể, kể một câu chuyện về An mà không liên quan tới việc tốt, mà toàn là chuyện xấu của bạn, thì người kể tỏ thái độ gì với bạn ?
H. Tỏ thái độ chê bạn, không thích bạn.
T. Vậy tự sự nhằm mục đích gì ?
HĐ2. Tìm hiểu truyện Thánh Gióng.
T. Truyện Thánh Gióng mà em học có phải là 1 văn bản tự sự không ? Văn bản là gì ?
H. Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay viết. . .
T. Truyện kể về ai ? Ở thời nào ? Làm việc gì ?
H. Kể về người anh hùng làng Gióng, vào thời Hùng Vương thứ 6, đánh giặc Ân cứu nước .
T. Em trình bày tóm tắt lại diễn biến các sự việc diễn ra trong truyện Thanùh Gióng ?
H. Gióng ra đời ==> Biết nói, nhận đánh giặc ==> Lớn nhanh như thổi ==> Vươn vai thành tráng sĩ ==> Đánh tan giặc ==. Bay về trời ==> Vua lập đền thờ ==> Dấu tích còn lại.
T. Một chuỗi các sự việc trên nêu lên ý nghĩa gì ? Kết thúc truyện sự việc có còn diễn ra không ? Chuỗi sự việc đó đã thực hiện xong điều gì của văn ban ?
H. Ca ngợi công đức của người anh hùng làng Gióng. Không. Đã thực hiện xong mục đích giao tiếp của văn bản.
T. Vậy phương thức tự sự là gì ? 
H. Trả lời theo( SGK Tr. 28).
T. Truyện “ TG” thể hiện được những yêu cầu gì về nội dung ?
H. Thực hiện được những yêu cầu về nội dung:
* Giải thích sự việc: Tại sao có đền thờ Gióng,làng Cháy, tre đằng ngàở huyện Gia Bình, vết chân ngựa thành ao hồ liên tiếp.
* Tìm hiểu con người: Thánh Gióng là người anh hùng đánh giặc cứu nước.
* Nêu vấn đề: Giặc Ân xâm lược nước Nam và thất bại.
* Bày tỏ thái độ khen, chê: ca ngợi, tôn vinh, thờ phụng những người anh hùng.
T. Vậy mục đích của văn tự sự là gì ?
H. Trả lời theo( SGK Tr. 28)
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ3. Làm bài tập.
T. Cho H đọc BT 1. Tr. 28. Truyện kể về ai ? Lúc đầu ông già làm gì và nói gì ? Nhưng khi thần chết đến thì ông già nói gì ?
H. Ông già và thần chết. Đốn củi mang về, đi xa ông kiệt sức và nói lời muốn chết với thần. Khi thần chết đến ông sợ không muốn chết và nhờ thần nhấc hộ dùm bó củi.
T. Truyện kể lại diễn biến gì của ông già ? Mang sắc thái gì ? Thể hiện tư tưởng gì của ông già dù kiệt sức ?
H. Kể lại diễn biến, suy nghĩ của ông già, mang sắc thái hóm hỉnh. Thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống còn hơn chết.
T. Trong truyện, phương thức tự sự thể hiện như thế nào ? Câu chuyện toát lên ý nghĩa gì ?
H. ------------------------------------------------------------------------------->
T. Cho H đọc BT2. Và kể lại sự việc xảy ra trong bài thơ. “ Sa Bẫy”, có phải là 1 bài thơ tự sự không ? Vì sao ?
H. Là một bài thơ tự sự. Vì kể sự việc bé mây và mèo con rủ nhau bẫy chuột mèo thèm,ø chui vào bẫy ăn tranh phần của chuột và mắc trong bẫy.
T. Cho H đọc từng văn bản của bài tập 3 ? 
* Văn bản 1 :có nội dung tự sự không ? vì sao ? Nội dung văn bản kể lại sự việc gì ? Có ý nghĩa như thế nào đối với người đọc ?
* Văn bản 2: có nội dung tự sự không ? Vì sao ? Nội dung kể sự việc gì ? Có ý nghĩa n t n đối với người đọc ?
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc BT4. Em kể câu chuyện, để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên ?
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG	
T. Cho H đọc BT 5. Theo em, Giang có nên kể tóm tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp hay không ? Đó có phải là văn tự sự không ? Vì sao ?
H. Bạn Giang nên kể vắn tắt 1 vài thành tích của Minh để các bạn trong lớp hiểu Minh là “ người chăm học, học giỏi, lại thường giúp đỡ bạn bè”, để bầu Minh làm lớp trưởng. Là văn tự sự, vì kể lại 1 chuỗi các sự việc. 
I. Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ.
1. Phương thức tự sự:
Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, nêu lên một ý nghĩa.
2. Mục đích tự sự:
Giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 28
1.Truyện “ Ông già và thần chết”.
* Phương thức tự sự:
Kể lại diễn biến tư tưởng của ông già.
*Ý nghĩa:yêu cuộc sống, dù kiệt sức vẫn sống còn hơn chết. 
2. “ Sa bẫy”, là bài thơ tự sự. Vì kể lại sự việc bé mây và mèo conrủ nhau bẫy chuột.
3.Hai văn bản:
* Văn bản1: có nội dung tự sự, vì đây là một bản tin trên báo.
* Nội dung: Kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần 3 tại TP Huế chiều 3-4-2002 và bế mạc trại 11-5-2002.
* Ý nghĩa: Đây là một hoạt động nghệ thuật của festival Huế 2002.
* Văn bản2: Có nội dung tự sự, vì đây là một đoạn truyện kể về lịch sử.
* Nội dung: Kể lại người Âu Lạc đánh tan quân xâm lược nhà Tần.
* Ý nghĩa: Ca ngợi tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí của người Âu Lạc.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 28
4. Tổ tiên người Việt Cổ là các vua Hùng. Vua Hùng đầu tiên là do LLQuân( Rồng), Âu Cơ (Tiên) sinh ra. Vì vậy người Việt tự xưng la øcon Rồng cháu Tiên.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà
5. * Là văn bản được trình bày theo phương thức tự sự. Vì kể lại một chuỗi các sự việc.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
* Học bài: 
Phương thức tự sự là gì ? Mục đích tự sự là gì ?
Bài thơ “ Bé Mây và mèo con” có phải là bài thơ tự sự không ? Vì sao ?
* Soạn bài: 
 1. Làm BT 6, 7( Tr. 14. SBT ).
 2.ĐT: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng, bánh giầy” ( Sgk Tr 5 – 9 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
=====> Học sinh tiếp thu bài tốt

File đính kèm:

  • docTIM HIEU CHUNG VE VAN TU SU.doc