Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 26: Chữa lỗi dùng từ (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Hùng

T. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc dùng từ không đúng nghĩa ? Làm cách nào để khắc phục ?

H. Trả lời. . . .

T. Cho H làm ngay bài tập 3. SGK Tr. 76, để củng cố bài học. Cho đại diện 3 nhóm, tổ lên bảng làm ứng với 3 câu a, b, c ?

a)- Từ “ Tống “ ===> “ Tung” và “ Từ “ Đá” ===> “Đấm”.

b)- Từ “ Thực thà” ==> “ Thành khẩn” và Từ “ Bao biện” ===> “ Nguỵ biện”.

c)- Từ “ Tinh tú” ===> “ Tinh tuý”.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 26: Chữa lỗi dùng từ (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần: 7
- Tiết CT: 26 
- TIẾT 26: CHỮA LỖI DÙNG TỪ ( Tiếp theo )
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
Trong viết văn các em thường mắc những lỗi về nghĩa của từ hoặc dùng từ không đúng nghĩa. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nhận ra những lỗi thông thường về nghĩa của từ, tránh mắc lỗi và biết chữa lỗi về nghĩa của từ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Tìm hiểu về dùng từ không đúng nghĩa.
T. Cho H đọc mục 1. a, b, c SGK Tr. 75. Hoặc trên bảng phụ đã viết sẳn, cho H gạch dưới từ dùng sai trong các câu trên và cho biết nghĩa của các từ đó là gì ? 
 H. * Yếu điểm: Là điểm quan trọng.
* Đề bạt: Cử giữ chức vụ cao hơn, do cấp thẩm quyền quyết định.
* Chứng thực:
T. Theo em, có thể thay các từ đã dùng sai trong các câu trên bằng những từ nào khác ? Nghĩa của các từ em thay là gì ? 
H. * Nhược điểm: điểm còn yếu kém, điểm yếu.
* Bầu: chọn bằng cách bỏ phiếu – Biểu quyết.
* Chứng kiến: Trông thấy tận mắt sự việc nào đó.
T. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc dùng từ không đúng nghĩa ? Làm cách nào để khắc phục ?
H. Trả lời. . . .
T. Cho H làm ngay bài tập 3. SGK Tr. 76, để củng cố bài học. Cho đại diện 3 nhóm, tổ lên bảng làm ứng với 3 câu a, b, c ?
a)- Từ “ Tống “ ===> “ Tung” và “ Từ “ Đá” ===> “Đấm”.
b)- Từ “ Thực thà” ==> “ Thành khẩn” và Từ “ Bao biện” ===> “ Nguỵ biện”.
c)- Từ “ Tinh tú” ===> “ Tinh tuý”. 
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ2. Hướng dẫn H làm bài tập.
T. Cho H đọc BT1. Yêu cầu 1, 2 học sinh trả lời, lớp bổ sung, thầy kết luận và cho H ghi vở.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc BT2. Yêu cầu cử đại diện nhóm, tổ lên bảng ghi ra những từ cần điền ứng 3 câu a, b, c . Thầy sửa cho H ghi vở.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T. Cho H viết chính tả đoạn trích trong bài “ EBTM”, từ “ Một hôm viên quan đi qua -----------------> một ngày được mấy đường”. Đổi tập chấm, mỗi lỗi trừ 0.5 điểm.
T. Cho H đọc thêm “ Một số ý kiến về việc dùng từ”. SGK Tr. 76.
I. DÙNG TỪ KHÔNG ĐÚNG NGHĨA.
- Nguyên nhân: Do không biết nghĩa, hiểu sai nghĩa hoặc hiểu nghĩa không đầy đủ.
- Cách khắc phục:
Không hiểu, hiểu chưa rõ nghĩa thì chưa dùng và cần tra từ điển.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 13
3. Chữa lỗi dùng từ sai.
a)- Tung, đấm.
b)- Thành khẩn, nguỵ biện.
c)- Tinh tuý.
1. Gạch dưới các kết hợp từ đúng.
- Bản ( tuyên ngôn ).
- ( Tương lai ) sáng lạng.
- Bôn ba ( hải ngoại ).
- (Bức tranh ) thuỷ mặc.
- ( Nói năng ) tuỳ tiện.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 75
2. Điền từ thích hợp.
a)- Khinh khỉnh.
b)- Khẩn trương.
c)- Băn khoăn.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà )
4. Chính tả.
5. Cho H đọc thêm “ Một số ý kiến về việc dùng từ”. SGK Tr. 76.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Học bài: 
+ Trình bày nguyên nhân dùng từ không đúng nghĩa ? Cách khắc phục ?
Soạn bài:
1. Đọc trước 2 dàn bài tham khảo SGK Tr. 77.
2. Em chọn 1 trong 4 đề a, b, c, d ở phần chuẩn bị. SGK Tr. 77. Lập dàn bài theo bố cục 3 phần trước ở nhà, để tiết sau luyện nói trên lớp.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
======> Học sinh tiếp thu tốt.

File đính kèm:

  • docCHUA LOI DUNG TU ( tiep theo ).doc
Giáo án liên quan