Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 133-134

I. MỤC TIÊU CẦN ĐAT: Giúp h/c

- Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần Tiếng Việt lớp 6

- Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: danh từ, động từ, tính từ, só từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, câu đơn, câu ghép, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ.

- Biết phân tích các đơn vị và hiện tượng ngông ngữ đó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Sách GV, Sách GK, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ

- HS: SGK, vở ghi, vở bài tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2 kiểm tra bài cũ :

2/Bài mới:

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3325 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 133-134, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/5/2013	Tuần 35
Ngày dạy:	Tiết: 133
Tên bài dạy: 	TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Bước đầu làm quen với loại hình bài học tổng kết chương trình của năm học. Ở đây là hệ thống văn bản, nắm được nhân vật chính trong các truyện, các đặt trưng thể loại văn bản.
- Củng cố năng cao khả năng hiểu biết, cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng văn học tiêu biểu, nhận thức được hai chủ đề chính : Truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái trong hệ thống văn bản đã học ở chương trình ngữ văn 6.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1/ Giáo viên :
Sách GK, Sách GV.
Giáo án.
2/ Học sinh:
- Sách giáo khoa, tập ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Không có 
3.Bài mới: Giới thiệu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1:
- Kể tên các thể loại đã học.
- Kể tên các văn bản của từng thể loại 
- Kể tên tác giả của văn bản.
* Hoạt động 2:
- Em hãy đọc lại các chú thích có đánh dấu sao ở các bài 1, 5, 10, 12, 14, 29
- Thế nào là truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, trung đại, văn bản nhật dụng?
* Hoạt động 3:
- Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện trung đại.
+ Truyền thuyết : Con Rồng Cháu Tiên, Bánh Chưng, Bánh Giầy, Thánh Giống, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Sự Tích Hồ Gươm.
+ Cổ tích : Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em Bé Thông Minh, Cây Bút Thần ; Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng.
+ Truyện ngụ ngôn : Ếch Ngồi Đáy Giếng ; Thầy Bói Xem Voi ; Đeo Nhạc Cho Mèo ; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
+ Truyện cười : Treo Biển ; Lợn Cưới Áo Mới .
+ Truyện trung đại : Con Hổ Có Nghĩa; Mẹ Hiền Dạy Con; Thầy Thuốc Giỏi Cốt Ơ Tấm Lòng.
+ Truyện hiện đại : Dế Mèn Phiêu Lưu Kí ; Bức Tranh Của em Gái Tôi; Sông Nước Cà Mau; Vượt Thác; Buổi Học Cuối Cùng; Cô Tô; Cây Tre Việt Nam; Lòng Yêu Nước.
+ Thơ : Luợm ; Đêm Nay Bác Không Ngủ.
+ Văn bản nhật dụng : Cầu Long Biên Chứng Nhân Lịch Sử, Bức Thư Của Thủ Lĩnh Da Đỏ ; Động Phong Nha.
- Cá nhân đọc từng bài theo hướng dẫn của SGK
- Trả lời theo cá chú thích (*) trong SGK
1. Những văn bản đã học trong năm học theo thể loại:
+ Truyền thuyết
+ Cổ tích : 
+ Truyện ngụ ngôn : 
+ Truyện cười : 
+ Truyện trung đại : 
+ Truyện hiện đại : 
+ Thơ :
 + Văn bản nhật dụng : 
2. Khái niệm các thể loại các văn bản đã học:
- Truyền thuyết: bài 1
- Cổ tích : bài 5
- Truyện ngụ ngôn : bài10
- Truyện cười : bài12
- Truyện trung đại : bài14
- Văn bản nhật dụng : bài29
3. Thống kê văn bản – truyện:
STT
Tên Văn Bản
Nhân Vật Chính
Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật
(1)
(2)
(3)
(4)
1
Con Rồng Cháu Tiên 
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Nguồn gốc tạo ra giống nòi Việt Nam
2
Bánh Chưng, Bánh Giầy
Lang Liêu
Hiền lành, làm ra báng chưng, bánh giầy
3
Thánh Gióng
Tháng Gióng
Anh dũng đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi đất nước
4
Sơn Tinh – Thủy Tinh
Sơn Tinh và Thủy Tinh
Ý chí và sức mạnh chống lại lũ lụt, thiên tai của nhân ta
5
Sư Tích Hồ Gươm
Lê Thận và Lê lợi
Tài lãnh đạo của Chủ tướng Lê Lợi 
6
Sọ Dừa
Sọ Dừa
Tài năng, hiền hậu
7
Thạch Sanh
Thạch Sanh và Lý Thông
Dũng cảm trước những nguy hiểm và gian khổ
8
Em Bé Thông Minh
Em Bé 
Tài năng phục vụ vụ cho đất nước
9
Cây Bút Thần
Mã Lương
Trừng trị kẻ bất lương
10
Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng
Hai vợ chồng ông lão và con cá vàng
Lòng tham , tính nhu nhược của con người, dạy con người biết mang ơn và trả ơn
11
Ếch Ngồi Đáy Giếng
Ếch 
Hiểu biết hạn hẹp của con người
12
Thầy Bói Xem Voi
Năm ông thầy bói
Nhìn nhận sự việc, sự vật một cách mù quán
13
Đeo Nhạc Cho Mèo
Mèo và bé Mây
Lòng tham gây nên hậu quả cho bản thân
14
Chân, Tay, Tai Mắt, Miệng
Chân, Tay, Tai Mắt, Miệng
Nói đến cách sống của con người và không nên tị nạnh nhau
15
Treo Biển
Chủ của hàng cá
Mù quán khi nghe những góp ý của những người khác
16
Lợn Cưới, Áo Mới
Anh khoe áo, anh khoe lợn cưới
Phê phán tính khoe của
17
Con Hổ Có Nghĩa
Hai con hổ
Giáo dục cách ứng xử trong cuộc sống, biết mang ơn và trả ơn
18
Mẹ Hiền Dạy Con
Thầy Mạnh Tử và mẹ thầy Mạnh Tử 
Giáo dụ con người có một môi trường sống tốt
19
Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
Y đức Tuệ Tĩnh
Y đức đối với bệnh nhân, đặc biệt là đối với bệnh nhân nghèo
20
Bài Học Đường Đời Đầu Tiên
Dế Mèn và Dế choắt
Hoài bảo của tuổi trẻ, tính kêu căng đã làm ảnh hưởng đến người khác và bản thân
21
Bức Tranh Của Em Gái tôi
Kiều Phương và anh trai Kiều Phương
Tài năng, tấm lòng nhân hậu, tình cảm trong sáng của con người trong gia đình và những người xung quanh 
22
Vượt thác
Dượng Hương Thư
Hình ảnh con người lao động
23
Buổi học cuối cùng
Phrăng và thầy Hamem
Tình yêu quê hương đất nước, yêu tiếng nói dân tộc của mình
* Hoạt động 4:
- Nêu nhân vật chính của những văn bản.
- Em thích nhất nhân vật nào?
Vì sao em thích?
- Nêu yêu cầu câu 5
- Yêu cầu thực hiện câu hỏi
- Những văn bản thể hiện lòng nhân ái, lòng yêu nước.
- Yêu cầu HS thực hiện tra cứu các yếu tốt Hán Việt
- Cá nhân thực hiện
- Tìm và lựa chọn 3 nhân vật chính và nêu lý do vì sao em thích
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
- Những văn bản thể hiện lòng nhân ái : Con Rồng …; Bánh Chưng ….; Sơn Tinh….; Sọ Dừa ; Thạch Sanh; Cây Bút Thần; Con Hổ Có Nghĩa; Thầy Thuốc Giỏi….; Cầu Long biên Chứng Nhân Lịch Sử, Bức Thư …; Động Phong Nha.
- Những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước: Thánh Giống ; Sự Tích Hồ Gươm; Lượm; Cây trê Việt Nam; Lòng Yêu Nước; Buổi Học Cuối Cùng; Cầu Long Biên Chứng Nhân Lịch Sử; Bức Thư Của Thủ Lĩnh Da Đỏ; Động Phong Nha.
- Đọc kỹ bảng tra cứu yếu tố Hán Việt ở cuối sách Ngữ văn 6 - tập 2 ghi vào sổ tay những từ khó hiểu và tra nghĩa trong từ điển
4. Ba nhân vật em thích nhất:
5. So sánh những điểm giống nhau giữa truyện dân gian, truyện trunng đại, truyện hiện đại về phương thức biểu đạt:
- Giống nhau cơ bản nhất là phương thức tự sự
6. Văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và lòng nhân ái của dân tộc ta:
- Những văn bản thể hiện lòng nhân ái : Con Rồng …; Bánh Chưng ….; Sơn Tinh….; Sọ Dừa ; Thạch Sanh; Cây Bút Thần; Con Hổ Có Nghĩa; Thầy Thuốc Giỏi…
- Những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước: Thánh Giống ; Sự Tích Hồ Gươm; Lượm;…
7. Tra cứu các yếu tố Hán Việt:
	4. Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung đã ôn tập.
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại bài, chuẩn bị kiểm tra học kỳ II
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Ngày soạn: 05/5/2013	Tuần 35
Ngày dạy:	Tiết: 133
Tên bài dạy: 	TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Củng cố những kiến thức về phương thức biểu đạt đã học, đã biết và đã tập làm.
- Nắm vững các yêu cầu cơ bản về nôi dung, hình thức và mục đích giao tiếp.
- Bố cục cơ bản của bài văn gồm 3 phần với các yêu cầu và nội dung của chúng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1/ Giáo viên :
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo án
- Bảng phu, bài tập
2/ Học sinh :
- Chuẩn bị bài trước.	
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2 kiểm tra bài cũ : 
- kết hợp kiểm tra trong lúc ôn tập
3. Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2: HD HS Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học:
- Yêu cầu HS đọc câu 1
- Làm theo yêu cầu bài tập
- Cá nhân đọc
- Thảo luận
I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học:
1. Phân loại văn bản theo các phương thức biểu đạt đã học:
TT
Phương thức biểu đạt
Các bài văn đã học
1
Tự sự:
 Con Rồng cháu Tiên
Truyền thuyết: Bánh chưng, bánh giầy
 ……….
 Sọ Dừa
Cổ tích: Thạch Sanh
 ……….
 Ếch ngồi đáy giếng
Ngụ ngôn: Thầy bói xem voi
 ……….
 Treo biển
Truyện cười: Lợn cưới, áo mới
 ……….
 Con hổ có nghĩa
Truyện Trung đại: Thầy thuốc…tấm lòng
 ……….
2
Miêu tả:
Tiểu thuyết (truyện): Bài học đường đời đầu tiên (DMPLK); Vượt thác(Quê nội)
Truyện ngắn: Bức tranh của em gái tôi
Thơ có nhiều yếu tố tự sự: Đêm nay Bác không ngủ 
3
Biểu cảm:
Lượm
Mưa
4
Nghị luận:
Văn bản nhật dung: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
5
Thuyết minh ( giới thiệu)
Văn bản nhật dung: Đông Phong Nha, Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử
6
Hành chính – công vụ
Đơn từ
HD HS xác định phương thức biểu đạt trong văn bản.
- Yếu cầu HS đọc bài
- Treo bảng phụ
- Gọi HS làm theo yêu cầu bài tập
- Cá nhân đọc
- Từng cá nhân lên điền các văn bản
2. Phương thức biểu đạt trong văn bản
TT
Tên văn bản
Phương thức biểu đạt chính
1
Thạch Sanh
Tự sự
2
Lượm
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
3
Mưa
miêu tả
 4
Bài học đường đời đầu tiên
Tự sự, miêu tả
5
 Cây tre Việt Nam
miêu tả, biểu cảm
- Em hãy thống kê các phương thức biểu đạt đã tập làm?
* Hoạt động 3: HD tìm hiểu Đặc điểm và cách làm
- Yếu cầu HS đọc bài
- Treo bảng phụ
- Gọi HS làm theo yêu cầu bài tập
- Cá nhân
- Cá nhân đọc
- Thảo luận, đại diện nhóm lên điền
3. Thống kê các phương thức biểu đạt đã tập làm:
- Đã tập làm 2 phương thức: Tự sự và miêu tả
II. Đặc điểm và cách làm:
1. So sánh ba loại văn bản tự sự, miêu tả, đơn từ:
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
Tự sự
Thông báo, giải thích, nhận xét
Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả
Văn xuôi, tự do
Miêu tả
Cho hình dung, cảm nhận
Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người
Văn xuôi, tự do
Đơn từ
Đề đạt yêu cầu
Lý do và yêu cầu
Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó
HD HS xác định phương thức biểu đạt trong văn bản.
- Yếu cầu HS đọc bài
- Treo bảng phụ
- Gọi HS làm theo yêu cầu bài tập
- Cá nhân đọc
- Thảo luận, đại diện nhóm lên điền
2. Thống kê các văn bản đã học, luyện tập theo các phương thức đã học:
Các phần
Tự sự
Miêu tả
Mở bài
Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc
Giới thệu đối tượng miêu tả
Thân bài
Diễn biến tình tiết: A,B,C,D
Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, từ trên xuống dưới,vv…( theo một trật tự quan sát)
Kết bài
Kết quả sự việc, suy nghĩ
Cảm xúc, suy nghĩ(cảm tưởng)
- Em hãy nêu mqh giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự? Cho VD cụ thể.
- Nêu yêu cầu câu 4.
- Gọi HS đọc câu hỏi 5
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 5
- Vì sao miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người?
- Em hãy nhắc lại các phương pháp miêu tả đã học?
- Thảo luận nhóm
- Cá nhân
- Cá nhân đọc
- Thảo luận và trả lời
- Cá nhân trả lời
- Xem lại bài học về phương pháp viết văn miêu tả
3. Mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự:
- Trong văn tự sự sự việc thường gắn với nhân vật và câu chủ đề
4. Những yếu tố được kể và tả về nhân vật trong văn tự sự.
5. Vai trò của ngôi kể, thứ tự kể trong cách kể:
6. Quan sát sự vật, hiện tượng và con người trong văn miêu tả:
7. Các phương pháp miêu tả đã học:
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung ôn tập
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại bài học
- Chuẩn bị kiểm tra học kỳ
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 05/5/2013	Tuần 35
Ngày dạy:	Tiết: 134
Tên bài dạy: TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐAT: Giúp h/c 
- Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần Tiếng Việt lớp 6
- Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: danh từ, động từ, tính từ, só từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, câu đơn, câu ghép,…so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ.
- Biết phân tích các đơn vị và hiện tượng ngông ngữ đó.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: Sách GV, Sách GK, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ
HS: SGK, vở ghi, vở bài tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2 kiểm tra bài cũ : 
2/Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2 : HD HS tìm hiểu lý thuyết
- Em hãy nhắc lại các từ loại đã học?
- Thế nào là DT, ĐT, TT, ST, LT, CT, PT?
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời lần lượt theo từng loại
I. Lý thuyết:
1. Các từ loại đã học:
TỪ LOẠI
Phó từ
Chỉ từ
Lượng từ
Số từ
Tính từ
Động từ
Danh từ
D
- Em hãy nhắc lại các phép tu từ đã học?
- Cá nhân
2. Các phép tu từ đã học:
CÁC PHÉP TU TỪ VỀ TỪ
Phép hoán dụ
Phép ẩn dụ
Phép so sánh
Phép nhân hóa
- Em hãy cho biết có bao nhiêu kiểu cấu tạo câu đã học?
- Cá nhân
3. Các kiểu cấu tạo câu đã học:
CÁC KIỂU CẤU TẠO CÂU
CÂU ĐƠN
CÂU GHÉP
Câu có từ là
Câu không có từ là
- Em hãy kể các dấu câu đã học?
- Thảo luận
4. Các dấu câu đã học:
DẤU CÂU TIẾNG VIỆT
Dấu phân cách các bộ phận câu
Dấu kết thúc câu
Dấu chấm than
Dấu chấm hỏi
Dấu chấm
Dấu phẩy
* Hoạt động 3: HD HS làm bài tập.
- Gọi HS lên bảng làm các bài tập theo lý thuyết đã ôn
- Yêu cầu nhận xét
- Nhận xét, sửa chữa và cho điểm
- Thảo luận, đại diện nhóm trả lời
- Cá nhân trả lời
- Nhận xét bài làm của bạn
- Tập thể theo dõi, ghi chép vào tập
II. Bài tập:
4. Củng cố:
- Nhắc lại những nội dung đã ôn tập?
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại bài học.
- Cho ví dụ sau phần lý thuyết đã ôn.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 05/5/2013	Tuần 35
Ngày dạy:	Tiết: 135, 136
Tên bài dạy: ÔN TẬP TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Sự vận dung linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng của môn học naỳ.
- Năng lục vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (kể và tả) trong một bài viết và các kỹ năng viết văn nói chung.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, giáo án, SGV
- HS: SGK, vở ghi, vở bài soạn
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
 Hoạt động của GV	 Hoạt động của HS	Ghi bảng
* Hoạt động 1: HD HS ôn phần đọc-hiểu văn bản
- Gọi HS đọc bài
- Nhấn mạnh 4 nội dung học sinh cần nắm và ôn tập ở nhà
* Hoạt động 2: HD HS ôn phần Tiếng Việt
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung lý thuyết của bài học
- Yêu cầu HS học bài kết hợp cho ví dụ ở nhà 
* Hoạt động 3: HD HS ôn phần Tập làm văn
- Yêu cầu HS xem lại một số mục có liên quan đến văn tự sự
- Yêu cầu HS xem lại một số mục có liên quan đến văn miêu tả
- Em hãy cho biết thế nào là phương pháp tả cảnh và phương pháp tả người?
- Khi viết đơn chúng ta thường mắc những lỗi gì?. Những nội dung nào không thể thiếu trong đơn?
- Cá nhân đọc phần 1 trang 162
- Căn cứ vào những nội dung hướng dẫn trong SGK để hiểu rõ phần Đọc – Hiểu văn bản
- Cá nhân trả lời các vấn đề về câu
- Cá nhân trả lời các biện pháp tu từ
- Xem lại ở nhà các mục trình bày, hướng dẫn trong SGK
- Xem lại ở nhà các mục trình bày, hướng dẫn trong SGK
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
1. Phần Đọc – Hiểu văn bản:
- Nắm được đặc điểm thể loại của các văn bản đã học.
- Nắm được nội dung và hình thức cụ thể của các văn bản tác phẩm đã học trong chương trình:…
- Nắm được sự biểu hiện cụ thể cuả các đặc điểm thể loại ở những văn bản đã học.
- Nắm được nội dung và ý nghĩa của một số văn bản nhật dụng.
2. Phần Tiếng Việt:
a) Các vấn đề về câu:
- Các thành phần chính của câu
- Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn
- Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
b) Các biện pháp tu từ:
- So sánh
- Nhân hóa
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
3. Phần Tập làm văn
a) Ôn lại một số vấn đề về văn tự sự:
- Dàn bài của một bài văn tự sự
- Ngôi kể khi viết bài văn tự sự
- Thứ tự kể trong văn tự sự
- Biết cách làm một bài văn tự sự(kể chuyện)
b) Năm được một số vấn đề về văn miêu tả:
- Thế nào là văn miêu tả; mục đích và tác dung của bài văn miêu tả
- Các thao tác cơ bản của văn miêu tả: quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh,…
c) Cách làm bài văn miêu tả:
- Phương pháp tả cảnh
- Phương pháp tả người
d) Biết cách viết đơn và nắm được các lỗi thường mắc khi viết đơn
	4. Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung đã hướng dẫn trong bài học.
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại bài học theo các mục hướng dẫn đã ghi
- Cần lấy ví dụ kết hợp với lý thuyết mới hiểu bài sâu sắc hơn
IV. RÚT KIINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tân Thạnh, ngày tháng 5 năm 2013
Ký, duyệt của Tổ trưởng
VŨ THỊ ÁNH HỒNG

File đính kèm:

  • docTUAN 35.doc