Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 130: Ôn tập về dấu câu

· Hoạt động 1 :Tìm hiểu công dụng về dấu câu

 HS đọc mục 1 SGK / 149 . Đọc VD d SGK /149 và đặt dấu câu vào trong ngoặc .

- Vì sao em đặt dấu chấm vào các câu trên ?

 (Vì dấu chấm thường được đặt ở cuối câu trần thuật).

 HS đọc VD b SGK /149 và đặt dấu câu vào trong ngoặc .

- - Giải thích vì sao em lại đặt dấu chấm hỏi vào câu này ? (Vì dấu chấm hỏi thường được đặt ở cuối câu nghi vấn ).

 HS đọc VD c, a SGK / 149 và đặt dấu câu vào trong ngoặc .

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 130: Ôn tập về dấu câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 130 : 
 O 0O
I. Mức độ cần đạt:
 1. Kiến thức:
 Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
 2. Kĩ năng:
- Lựa chọn và sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết.
- Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
 3. Thái độ: G/d hs có ý thức sử dụng dấu câu cho phù hợp.
II. Phương pháp: vấn đáp, qui nạp.
III. Chuẩn bị:
GV : Nghiên cứu bài à Soạn bài
HS : Soạn bài theo hướng dẫn của GV
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
	1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
Phát hiện và nêu cách sửa lỗi ớ 1 số câu : 
 a/ Sau 1 tuần được bạn Giang giúp đỡ , thầy giáo cho Nam 8 điểm môn Toán.
 b/ Từ trên nóc nhà 5 tầng , tòa nhà nằm ở chính giữa phố Trần Hưng Đạo .
 2/ BÀI MỚI :
Hoạt động dạy -học
Phần nội dung
I/ Giới thiệu bài : Để củng cố lại kiến thức và kĩ năng dùng các dấu chấm câu đã học ở tiểu học . Tiết ôn tập về dấu câu hôm nay sẽ giúp các em điều này .
II/ Tiến trình :
Hoạt động 1 :Tìm hiểu công dụng về dấu câu 
 HS đọc mục 1 SGK / 149 . Đọc VD d SGK /149 và đặt dấu câu vào trong ngoặc .
Vì sao em đặt dấu chấm vào các câu trên ?
 (Vì dấu chấm thường được đặt ở cuối câu trần thuật).
 HS đọc VD b SGK /149 và đặt dấu câu vào trong ngoặc .
 - Giải thích vì sao em lại đặt dấu chấm hỏi vào câu này ? (Vì dấu chấm hỏi thường được đặt ở cuối câu nghi vấn ).
 HS đọc VD c, a SGK / 149 và đặt dấu câu vào trong ngoặc .
Vì sao em đặt dấu chấm than vào câu trên ? 
( Vì dấu chấm than thường được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán).
 HS đọc mục 2 a SGK /149 .
Cách dùng dấu chấm ở câu trên có gì đặc biệt ?
 ( Dấu chấm được đặt ở cuối câu cầu khiến )
 HS đọc VD b SGK / 150 
 - Các dùng dấu (! ? ) ở câu trên có gì đặc biệt ? 
 (Dấu (! ? ) được dùng ở cuối câu trần thuật )
 HS đọc phần ghi nhớ SGK / 150
Hoạt động 2 : Chữa một số lỗi thường gặp 
 HS đọc mục 1 a SGK / 150 
Hãy so sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu ? (Dấu chấm ở câu trên được dùng đúng . Dùng dấu phẩy ở câu dưới là sai ).
 HS đọc VD b SGK / 150 
Hãy so sánh cách dùng dấu câu ở ví dụ b ?
(Dùng dấu phẩy và dấu chấm ở câu trên là sai , dùng dấu phẩy và dấu chấm phẩy ở câu dưới là đúng )
 HS đọc BT2 và xác định yêu cầu BT.
Hai dấu chấm hỏi ở câu a dùng như vậy là đúng không ? Vì sao ? Em hãy sửa lại cho đúng . (Vì đó không phải là câu nghi vấn . Dấu câu đúng dùng ở câu này là dấu chấm)
Dấu (!) dùng ở câu b là đúng không ? Vì sao ? Em hãydúng dấu câu đúng cho câu b .
(Vì đó không phải là câu cầu khiến hay câu cảm thán . Dùng dấu câu đúng là dấu chấm ).
*Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập 
 HS đọc và xác định yêu cầu BT 2 .
Yêu cầu HS thực hiện cần chú ý tác dụng của dấu chấm hỏi .
HS thực hiện và nhận xét .
 HS đọc BT 4 và xác định yêu cầu BT
Yêu cầu HS thực hiện cần chú ý tác dụng của dấu chấm than .
 - HS thực hiện và nhận xét .
I/ CÔNG DỤNG :
 1/ Dấu chấm : 
 Thường đặt ở cuối câu trần thuật .
VD : Giời chớm hè (.) Cây cối um tùm (.) Cá làng thơm (.) 
 2/ Dấu chấm hỏi : 
 Thường đặt ở cuối câu nghi vấn .
VD : Con có nhận ra con không (?) 
 3/ Dấu chấm than : 
 Thường đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán .
 VD : Cá ơi , giúp tôi với (!) Thương tôi với (!) 
Lưu ý : 
 - Dùng dấu chấm than đặt ớ cuối câu cầu khiến để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm .
 VD : vd a SGK/149
 - Dùng dấu chấm hỏi , chấm than trong ngoặc đơn để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm 
 Vd : vd b SGK / 150
 II/ CHỮA MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP : 
 1/ So sánh cách dùng dấu câu :
 Câu a : dùng dấu chấm ở 2 câu là đúng 
 Câu b : dùng dấu phẩy là sai .
 Câu a : dùng sai dấu 
 Câu b : dùng dấu đúng 
 2/ Cách dùng dấu :
 Câu a : Dấu chấm hỏi ở câu a dùng không đúng vì đó không phải là câu nghi vấn .
 Sửa lại : dùng dấu chấm .
 Câu b : Dấu chấm thani ở câu b dùng không đúng vì đó không phải là câu cầu khiến hay câu cảm thán .
Sửa lại : dùng dấu chấm .
 III/ LUYỆN TẬP :
2/ Phát hiện dấu chấm hỏi dùng chưa đúng và giả thích vì sao ?
Chưa ? (sai) 
Vì đây là cạu trần thuật đơn 
Nếu tới đó ……. như vậy ? ( sai , vì đây là câu trần thuật đơn) .
4/ Đặt dấu câu thích hợp : 
 - Mày nói gì ? 
 - Lạy chị , em nói gì đâu ! 
 Rồi Dế Choắt lủi vào 
 - Chối hả ? Chối này ! Chối này ! 
 Mỗi câu “ chối này” , chị Cốc lại giáng 1 mỏ xuống .
 4/ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP :
Tìm các ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu câu trong một văn bản tự chọn.
Chuẩn bị bài mới : Oân tập về dấu câu ( dấu phẩy) 
 + Đọc và trả lời câu hỏi 1, 2 mụcI SGK / 157, 158. 
 + Đọc và trả lời câu hỏi 1mục II SGK / 158. + Đọc phần ghi nhớ và xem trước phần luyện tập ./.

File đính kèm:

  • doct130.doc
Giáo án liên quan