Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 127: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, Dấu chấm hỏi, Dấu chấm than)

?Hoạt động 1: Vào bài: Để giúp các em nắm vững kiến thức về dấu câu, tiết này cô sẽ hướng dẫn các em Ôn tập về dấu câu. 1pht

?Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về công dụng của dấu câu. 8 pht

?GV treo bảng phụ, ghi VD SGK.

?Đặt các dấu chấm (.), chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy.

 ?HS thảo luận nhóm, trình bày.

? GV nhận xét, sửa chữa.

?Cách dùng các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong những câu sau có gì đặc biệt.

? a. Câu 2 và câu 4 đều là câu cầu khiến nhưng cuối các câu ấy đều dùng dấu chấm. Đó là một cách dùng đặc biệt của dấu chấm.

 b. Dấu chấm hỏi và dấu chấm than đặt trong ngoặc đơn để tể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với nội dung của một từ ngữ đứng trước hoặc với nội dung cả câu. Đây là cách dùng đặc biệt của các dấu câu này.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 127: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, Dấu chấm hỏi, Dấu chấm than), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33
Tiết:127
ND:
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN).
1. Mục tiêu:Giúp HS:
a. Kiến thức:
 - Hoạt động 1: Tạo hứng thú học tập.
 - Hoạt động 2:
 + Học sinh biết: Cơng dụng của dấu, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
 - Hoạt động 3:
 + Học sinh biết: Phát hiện và sử đúng một số lỗi thường gặpvề dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
 - Hoạt động 4:
 + Học sinh biết: biết làm bài tập
b. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được:Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Học sinh thực hiện thành thạo:Phát hiện và sửa đúng một số lỗi thường gặpvề dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
c. Thái độ:
- Thĩi quen: yêu thích mơn học.
- Tính cách: Giáo dục HS ý thức sử dụng các loại dấu câu phù hợp.
2. Nội dung bài học::
Cơng dụng của các loại dấu câu.
3.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi ví dụ.
HS: Tìm hiểu về cơng dụng của các loại dấu câu.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : 1phút 6A1: 6A2:	 6A3:
4.2. Kiểm tra miệng:
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học.
àHoạt động 1: Vào bài: Để giúp các em nắm vững kiến thức về dấu câu, tiết này cô sẽ hướng dẫn các em Ôn tập về dấu câu. 1phút 
àHoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về công dụng của dấu câu. 8 phút
˜GV treo bảng phụ, ghi VD SGK.
Đặt các dấu chấm (.), chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy.
 ˜HS thảo luận nhóm, trình bày.
˜ GV nhận xét, sửa chữa.
Cách dùng các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong những câu sau có gì đặc biệt.
˜ a. Câu 2 và câu 4 đều là câu cầu khiến nhưng cuối các câu ấy đều dùng dấu chấm. Đó là một cách dùng đặc biệt của dấu chấm.
 b. Dấu chấm hỏi và dấu chấm than đặt trong ngoặc đơn để tể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với nội dung của một từ ngữ đứng trước hoặc với nội dung cả câu. Đây là cách dùng đặc biệt của các dấu câu này.
Nêu công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
˜HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
˜Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
˜GD HS ý thức sử dụng dấu câu phù hợp.
àHoạt động 3: Hướng dẫn HS chữa một số lỗi thường gặp. 10 phút
So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây?
àHoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập. 10 phút
˜Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
˜Cho HS làm theo nhóm trong 4’.
Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn.
˜Nhận xét bài làm của các nhóm.
˜Cho HS làm bài trong vở bài tập.
˜Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
Đoạn đối thoại dưới đây có dấu chấm hỏi nào dùng chưa đúng? Vì sao?
˜Cho HS làm bài trong vở bài tập.
Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp trong 3 câu trên?
˜Cho HS làm bài trong vở bài tập.
GV đọc cho HS viết đoạn tư ø”đối với đồng bào tôi” đến “kí ức cuả những người da đỏ”.
˜Chấm một số bài.
˜GD HS ý thức viết đúng chính tả.
 I. Công dụng:
 VD:
 a. Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
 b. Con có nhận ra con không?
 c. Cá ơi giúp tôi với! Thương tôi với!
 d. Giới chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm.
à Dấu chấm dùng đặt cuối câu trần thuật.
 Dấu chấm hỏi dùng đặt cuối câu nghi vấn.
 Dấu chấm than dùng đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảmû thán.
à Ghi nhớ: SGK/150
 II. Chữa một số lỗi thường gặp:
 1.a. Dùng dấu phẩy làm cho câu này thành một câu ghép có 2 vế nhưng 2 vế câu không liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy dùng dấu chấm ở đây là đúng.
 b. Dùng dấu chấm không hợp lí, làm cho phần VN thứ hai tách khỏi chủ ngữ, nhất là khi hai VN được nối với nhau bằng cặp QHT vừa..vừa, dùng dấu chấm phẩy hoặc dấu phẩy hợp lí.
 2.a. Dấu chấm hỏi ở cuối câu 1, 2 sai vì đây không phải là các câu hỏi.
 b. Câu 3 là câu trần thuật, nên đặt dấu chấm than cuối câu này là không đúng.
 III. Luyện tập:
 Bài 1: Đặt dấu chấm sau các từ: sông Lương. 
đen xám. đã đến. Toả khĩi. trắng xóa.
.
 Bài 2: Chữa lỗi:
 Câu 1: đúng.
 - Câu 2: sai -> câu trần thuật.
 - Câu 3: đúng
 - Câu 4: sai -> câu trần thuật. 
 Bài 3: Đặt dấu câu:
 Câu a: dấu chấm than.
 Câu b,c dấu chấm.
 Bài 4: Các dấu cần đặt: hỏi, than, chấm, hỏi, than, than, phẩy, chấm.
 4.4 Tổng kết : 5 phút
˜GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập:
  Hãy đặt các dấu câu thích hợp vào chỗ có ngoặc đơn?
	 A. Bé đi học về (.)
	 B. A! Bé đã đi học về (.)
	 C. Bé đi học về chưa (?)
	 D. Bé đi học về rồi à (!)
 4.5 Hướng dẫn học tập : 5 phút
à Đối với bài học tiết này:
- Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 150.
- Làm hoàn chỉnh các BT trong vở bài tập.
- Tìm các ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu câu trong một văn bản tự chọn.
à Đối với bài học tiết sau:
- Soạn bài “Ôn tập về dấu câu” (dấu phẩy). Tìm hiểu về công dụng của dấu phẩy.
 5. Phụ lục::

File đính kèm:

  • docBai_30_Buc_thu_cua_thu_linh_da_do.doc
Giáo án liên quan