Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 124: Viết đơn

* Hoạt động 3 : GV giúp HS tìm hiểu cách thức viết đơn

a) Phương pháp: Hỏi đáp + Quy nạp

b) Nội dung:

 Gọi HS đọc mục 1 , SGK T 133 .

- Viết đơn theo mẫu thì làm những gì ? (Điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết . Trả lời đúng yêu cầu của từng mục trong đơn) .

 Gọi HS đọc mục 2 , SGK T 134 .

 - Viết đơn không theo mẫu cần có những mục nào ? Cách thức trình bày những mục đó như thế nào ? (1 lá đơn không theo mẫu phải có 8 mục , trong đó ở phần đầu có 4 mục và ờ phần cuối có 2 mục thuộc về thể thức. Phần giữa gồm 2 mục là phần nội dung chính của lá đơn . Trong 3 phần của lá đơn thì phần giũa là quan trọng nhất không thể thiếu ).

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4519 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 124: Viết đơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 124 : VIẾT ĐƠN 
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Các tình huống cần viết đơn.
- Các loại đơn thường gặp và nội dung không thể thiếu trong đơn.
2. Kĩ năng:
- Viết đơn đúng qui cách.
- Nhận ra và sửa được những sai sót thường gặp khi viết đơn.
3. Thái độ: G/d hs có ý thức viết đúng một lá đơn theo yêu cầu cụ thể.
II. Phương pháp: vấn đáp, qui nạp.
III. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu bài à Soạn bài
HS: Soạn bài theo hướng dẫn của GV
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
	1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
 2/ BÀI MỚI :
 A/ Giới thiệu bài : Ở bậc tiểu học các em đã được học cách viết đơn . Lên THCS tiếp tục luyện tập cho các em cách viết đơn . Vì đây là loại văn bản khá gần gũi và cần thiết , hay vận dụng trong cuộc sống hàng ngày . Vậy khi nào cần viết đơn và viết đơn để làm gì ? Viết như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ .
Hoạt động dạy -học
Phần nội dung
I/ KHI NÀO CẦN VIẾT ĐƠN:
 * Hoạt động 1 : GV giúp HS biết được khi nào cần viết đơn.
 Gọi HS đọc mục 1 , phần I SGK T 131 .
- Khi nào cần viết đơn ? (Khi có nguyện vọng , khi muốn xin phép , xin miễn giảm , xin cấp lại giấy tờ thì cần viết đơn) => Khi muốn đề đạt 1 nguyện vọng của cá nhân hay tập thể . 
 Gọi HS đọc mục 2 , phần I SGK T 131 .
 - Trường hợp nào phải viết đơn ? Viết gởi ai ? 
( + Trường hợp 1 : viết đơn gởi công an Phường , xã 
 + Trường hợp 2 : Viết đơn gởi trường : Đơn xin vào học 
 +Trường hợp 3 : Không phải viết đơn 
 +Trường hợp 4 : Viết đơn gởi trường mới : Đơn xin chuyển trường )
Các em cần phân biệt tình huống nào cần viết đơn , tình huống nào không phải viết đơn .
II/ CÁC LOẠI ĐƠN VÀ NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ĐƠN: 
* Hoạt động 2 : GV giúp HS tìm hiểu các loại đơn và nội dung trong 1 lá đơn.
 Gọi HS đọc mục 1 , phần II SGK T 131 , 132 
Hai mẫu đơn có gì giống và khác nhau ? 
 ( - Giống : * Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
 * Ngày , tháng , năm 
 * Kính gởi : Đơn gởi ai ? 
 * Họ tên người gởi : ai gởi đơn ?
 * Nguyện vọng : Gởi để lài gì ? 
 * Lời cam đoan 
 * Người viết đơn kí tên 
 - Khác : Cách trình bày nguyện vọng – xác nhận .)
- Những phần nào là quan trọng không thể thiếu trong cả 2 mẫu đơn ? (Đơn gởi ai ? Ai gởi đơn ? Vì sao gởi đơn ? Gởi để đề đạt nguyện vọng gì ?)
III/ CÁCH THỨC VIẾT ĐƠN:
* Hoạt động 3 : GV giúp HS tìm hiểu cách thức viết đơn 
a) Phương pháp: Hỏi đáp + Quy nạp
b) Nội dung:
 Gọi HS đọc mục 1 , SGK T 133 .
- Viết đơn theo mẫu thì làm những gì ? (Điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết . Trả lời đúng yêu cầu của từng mục trong đơn) .
 Gọi HS đọc mục 2 , SGK T 134 .
 - Viết đơn không theo mẫu cần có những mục nào ? Cách thức trình bày những mục đó như thế nào ? (1 lá đơn không theo mẫu phải có 8 mục , trong đó ở phần đầu có 4 mục và ờ phần cuối có 2 mục thuộc về thể thức. Phần giữa gồm 2 mục là phần nội dung chính của lá đơn . Trong 3 phần của lá đơn thì phần giũa là quan trọng nhất không thể thiếu ).
 - Gọi HS đọc Ghi nhớ và 1 số lưu ý SGK T 134
I/ KHI NÀO CẦN VIẾT ĐƠN:
Ví dụ 1: SGK trang 131
 Khi có nguyện vọng
Ví dụ 2 : SGK T 131
 Khi muốn xin phép 
Ví dụ 3: SGK T 131
 Khi muốn xin miễn giảm
Ví dụ 4 : SGK T 131
 Khi muốn xin cấp lại giấy tờ
 Khi muốn đề đạt một nguyện vọng của cá nhân hay tập thể cần viết đơn
II/ CÁC LOẠI ĐƠN VÀ NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ĐƠN: 
1/ Đơn theo mẫu 
2/Đơn không theo mẫu
3/ Những nội dung không thể thiếu trong đơn
_ Đơn gởi ai?
_ Ai gởi đơn
_ Vì sao gởi đơn?
_ Gởi để đề đạt nguyện vọng gì?
III/ CÁCH THỨC VIẾT ĐƠN:
1/ Viết đơn theo mẫu :
_ Điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết 
_ Trả lời đúng yêu cầu của từng mục trong đơn
2/ Viết đơn không theo mẫu 
_ Phần đầu của lá đơn:
Quốc hiệu, tiêu ngữ :Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập _ Tự do _ Hạnh phúc
_ Địa điểm và ngày tháng năm( ghi lệch vầ phía gốc phải của lá đơn)
_ Tên đơn( nên viết chữ to hơn và cách rời trên và dưới một dòng gạch trắng)
_ Nơi gởi đơn ( Viết ngay ngắn dưới tên đơn)
* Phần giữa đơn( không thể thiếu)
_ Họ tên và nơi làm việc , sinh sống của người làm đơn ( tự giới thiệu sơ lược về mình)
_ Trình bày sự việc , lý do và nguyện vọng của mình để đề nghị người có thẩm quyền giải quyết
* Phần cuối đơn:
_ Lời cam đoan và cảm ơn
_ Ký tên 
* Ghi nhớ: SGK T134
4/ Dặn dò:
- Sưu tầm một số đơn để tham khảo.
- Chuẩn bị bài : “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”
+ Đọc trước văn bản và chú thích SGK.
+ Đọc và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản SGK T139, 140
+ Đọc ghi nhớ và xem trước phần luyện tập SGK T140

File đính kèm:

  • doct124.doc
Giáo án liên quan