Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 120: Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ

* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS phát hiện và chữa câu thiếu VN

a) Phương pháp: Hỏi đáp + Quy nạp

b) Nội dung:

- GV gọi HS đọc bài tập 2 – trang 129.

- GV treo bảng phụ lên cho HS quan sát.

Hỏi: Em hãy tìm chủ ngữ, vị ngữ trong 4 câu a, b, c, d?

a) HS đọc câu a và phân tích:

Thánh Gióng (CN) / cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù. (VN)

=> câu a có đủ CN, VN.

b) Gọi HS đọc câu b và phân tích

Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù. (CN là một cụm DT)

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6570 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 120: Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: 120
I. Mức độ cần đạt:
 1. Kiến thức:
 - Do lỗi đặt câu thiếu chữ ngữ, vị ngữ.
 - Cách chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
 2. Kĩ năng:
 - Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
 - Sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
 3. Thái độ: G/d hs biết phát hiện và sữa lỗi các thành phành chính của câu.
II. Phương pháp: Vấn đáp, qui nạp.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là? Câu miêu tả? Câu tồn tại?
 2. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Khi nói và viết, phải chú ý đặt câu sao cho đúng ngữ pháp. Câu đúng ngữ pháp cần có đầy đủ hai thành phần nòng cốt : CHỦ NGỮ và VỊ NGỮ. Vậy làm thế nào các em phát hiện câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ và cách chữa như thế nào. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta điều đó.
Hoạt động dạy -học
Phần nội dung
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS phát hiện và chữa câu thiếu CN
a) Phương pháp: Trực quan + Hỏi đáp + Qui nạp
b) Nội dung:
1/- Tìm chủ ngữ, vị ngữ: 
GV gọi HS đọc bài tập 1 trang 129 .
Hỏi: Em hãy tìm chủ ngữ, vị ngữ trong 2 câu (a và b)?
- Cho HS phân tích câu a:
a) Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”: là trạng ngữ.
“Cho thấy Dế Mèn biết phục thiện”: là vị ngữ .
Hỏi: Vậy câu a có chủ ngữ không? (Thiếu chủ ngữ.)
Hỏi: Em hãy phân tích câu b?
b) Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”: là trạng ngữ.
Em: là chủ ngữ 
thấy Dế Mèn biết phục thiện: là vị ngữ .
Hỏi: Vậy, câu b có đầy đủ chủ ngữ không? (có đủ cả chủ ngữ, vị ngữ)
- GV gọi HS đọc câu hỏi 2:
2) Cách chữa:
Hỏi: Em hãy đọc câu hỏi 2 trong bài tập 1:
 Câu hỏi (2) yêu cầu chúng ta làm gì? (chữa lại câu viết sai cho đúng)
Hỏi: Câu a thiếu chủ ngữ, chữa lại bằng cách nào?
GV gọi 1 HS chữa lại câu 
a) Cách 1: Thêm chủ ngữ vào:
Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” (trạng ngữ) / Tô Hoài (tác giả) (chủ ngữ) / cho thấy Dế Mèn biết phục thiện. (vị ngữ)
Hỏi: Em còn cách nào nữa để chữa câu a không?
Cách 2: Biến bộ phận trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ từ “Qua”:
- Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” (chủ ngữ) / cho thấy Dế Mèn biết phục thiện. (vị ngữ)
Hỏi: Các em có biết nguyên nhân nào chúng ta mắc lỗi như vậy? (nguyên nhân mắc lỗi là do lầm tưởng trạng ngữ là chủ ngữ).
Hỏi: Các em đã chữa lại câu a bằng 2 cách đúng rồi. Vậy các em hãy đọc lại câu a cho đúng?
GV gọi 2 học sinh đọc lại câu a theo 2 cách đã chữa đúng.
II/- CÂU THIẾU VỊ NGỮ:
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS phát hiện và chữa câu thiếu VN
a) Phương pháp: Hỏi đáp + Quy nạp
b) Nội dung:
GV gọi HS đọc bài tập 2 – trang 129.
GV treo bảng phụ lên cho HS quan sát.
Hỏi: Em hãy tìm chủ ngữ, vị ngữ trong 4 câu a, b, c, d?
a) HS đọc câu a và phân tích:
Thánh Gióng (CN) / cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù. (VN)
=> câu a có đủ CN, VN.
b) Gọi HS đọc câu b và phân tích
Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù. (CN là một cụm DT)
=> Thiếu vị ngữ.
Hỏi: Các em giải thích vì sao thiếu vị ngữ? (“Hình ảnh … quân thù” chưa diễn đạt được 1 ý trọn vẹn. Câu này chỉ nêu lên sự vật, còn sự vật đó làm gì thì lại thiếu, nghĩa là thiếu vị ngữ.)
GV giảng: Câu b “Hình ảnh Thánh Gióng … quân thù” là một cụm danh từ. “Hình ảnh” là phần trung tâm. Cụm danh từ làm định ngữ trong câu.
Hỏi: Các em hãy phân tích để tìm CN, VN câu c?
c) Bạn Lan (CN), người học giỏi nhất lớp 6A (phần phụ chú giải thích thêm)
=> Thiếu vị ngữ.
Hỏi: Các em hãy hãy giải thích vì sao thiếu vị ngữ ?
{Bạn Lan , người học giỏi nhất lớp 6A cũng chưa diễn đạt được 1 ý trọn vẹn. người học giỏi nhất lớp 6A (phần phụ chú giải thích thêm)}
GV giảng thêm: 
+ Bạn Lan: Cụm DT
+ Người học giỏi nhất lớp 6A: Cụm DT để giải thích thêm cho cụm DT “Bạn Lan”
Hỏi: Các em hãy phân tích để tìm CN, VN câu d?
d) Bạn Lan (CN) / là người học giỏi nhất lớp 6A (VN)
=> Câu đầy đủ CN, VN
Hỏi: Câu (d) là câu trần thuật gì mà các em mới vừa học qua? (Câu (d) là câu trần thuật đơn có từ là.)
GV tóm lại: Vậy phần II có 2 câu mắc lỗi cần chữa đó là câu nào? (có 2 câu mắc lỗi, đó là câu b, câu c)
Hỏi: Nguyên nhân nào mà bị mắc lỗi như vậy? {do lầm tưởng định ngữ là vị ngữ. (câu b) và phần phụ chú là vị ngữ (câu c).}
Hỏi: Các em chữa lại bằng cách nào? (Có 2 cách:
* Cách 1: bỏ đi từ “Hình ảnh” để viết giống câu a. 
VD: Thánh Gióng (CN)/ cưỡi … quân thù.(VN)
* Cách 2: Thêm vị ngữ vào.
VD: 
- Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi … quân thù (CN) / đã để lại trong em niềm kính phục (VN).
Hoặc:
- Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi … quân thù (CN) / là một hình ảnh hào hùng (VN).
- Câu c: có 2 cách chữa.
- Bạn Lan (CN) / người học giỏi nhất lớp 6A (phụ chú ngữ) / là lớp trưởng lớp em (VN).
- Bạn Lan (CN) / là người học giỏi nhất lớp 6A (VN).
=> Câu trần thuật đơn có từ là.
- GV gọi 3 HS đọc lại 2 câu đã chữa lại đúng.
III. LUYỆN TẬP:
* Hoạt động 4: GV giúp HS vận dụng những kiến thức đã học vào bài tập.
BT2 : Dựa vào cách xác định CN và VN ở bài tập 1, xác định CN và VN trong bài tập 2. Từ đó kết luận được câu nào đúng, câu nào sai.
I/- CÂU THIẾU CHỦ NGỮ:
1/- Tìm chủ ngữ, vị ngữ: 
VD1: SGK trang 129
a) Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”. (trạng ngữ) 
“Cho thấy Dế Mèn biết phục thiện”. (vị ngữ )
=> Câu thiếu chủ ngữ 
b) Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”: (trạng ngữ)
Em: (chủ ngữ)
thấy Dế Mèn biết phục thiện. 
 (vị ngữ )
=> Câu đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.
2) Cách chữa: có 2 cách chữa.
a) Cách 1: thêm vào chủ ngữ: 
Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” (TN) / [TÔ HOÀI / TÁC GIẢ] (CN) / cho thấy Dế Mèn biết phục thiện. (VNõ)
b) Cách 2: Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ từ “Qua”:
- Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” (CN) / cho thấy Dế Mèn biết phục thiện. (VN)
II/- CÂU THIẾU VỊ NGỮ:
VD: SGK – Tr 129
- Câu b, c thiếu vị ngữ.
1/- Nguyên nhân: 
- Câu b: Lầm định ngữ là vị ngữ.
- Câu c: Lầm phụ chú ngữ (phần giải thích thêm) là vị ngữ.
2/- Cách chữa:
- Câu b: Thêm vị ngữ hoặc bỏ đi từ “Hình ảnh”.
- Câu c: Thêm vị ngữ hoặc thay dâu phẩy bằng từ “là”
III/- LUYỆN TẬP:
2/ Xác định câu đúng, câu sai :
a/ Kết quả của năm học đầu tiên ở trường THCS / đã động viên em rất nhiều.
b/ Với kết quả của năm học đầu tiên ở trường THCS đã động viên em rất nhiều
à thiếu CN à câu sai. Sữa lại bỏ từ “với”.
c/ Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể.
à Thiếu VN (câu sai) à sữa lại:
Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể (CN) / luôn đi theo chúng tôi suốt cuộc đời.( VN)
d/ Chúng tôi (CN) / thích nghe kể những câu (VN)
chuyện dân gian.
4/ HƯỠNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI:
* - Nhớ được cách chữa lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
* - Chuẩn bị bài: Viết bài tập làm văn miêu tả sáng tạo
+ Xem lại 4 đề miêu tả sáng tạo SGK T122
+ Làm dàn ý 4 đề
Chuẩn bị giấy kiểm tra, viết để làm bài.

File đính kèm:

  • doct120.doc
Giáo án liên quan