Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 118: Tiếng việt - Câu trần thuật đơn không có từ là - Năm học 2015-2016

? Vị ngữ của câu trần thuật đơn không có từ là thường do từ, cụm từ loại nào tạo thành?

GV chốt kiến thức.

Gv chiếu ví dụ:

? Hãy chọn những từ, cụm từ phủ định thích hợp để điền vào trước vị ngữ của các câu trên? (không, không phải, chưa, chưa phải)

? Em hãy xác định CN, VN trong hai câu trên?

GV chiếu kết quả.

? Hãy so sánh ý nghĩa của những câu vừa thêm từ phủ định với những câu không có từ phủ định xem có điểm gì khác?

? Vậy VN khi biểu thị ý phủ định nó thường kết hợp với các từ nào?

GV chốt kiến thức.

? Hãy lấy một số ví dụ về câu trần thuật đơn không có từ là?

Gv chiếu ví dụ;

a, Lan là lớp trưởng lớp 6A.

b, Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

? Xác định CN, VN trong hai câu trên?

GV hỏi kết hợp chiếu kết quả.

Ví dụ b là một câu của phần a, bài tập 1.

? Ví dụ trên thuộc kiểu câu nào mà các em đã học?

? Vị ngữ ở ví dụ a có từ nào kết hợp với cụm DT?

 GV hỏi kết hợp chiếu kq

 

doc9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 118: Tiếng việt - Câu trần thuật đơn không có từ là - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 30/3/2016
 Ngày giảng 6B : /04/2016 
Tiết 118 - Tiếng Việt : CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ
1. Mục tiêu.
 a. Kiến thức
	- Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
	- Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
 b. Kĩ năng
	- Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
	- Đặt được các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
 c. Thái độ.
	Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng câu trần thuật đơn trong khi nói và viết.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 a. Chuẩn bị của giáo viên.
 - Nghiên cứu bài, tài liệu tham khảo, soạn bài.
 b. Chuẩn bị của học sinh.
 - Học bài cũ, chuẩn bị nội dung bài mới.
3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ ( Không)
	b. Bài mới
	* Vào bài (1p)
	Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu một số đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. Vậy câu trần thuật đơn không có từ là có những đặc điểm như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
	* Nội dung.
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
GV chiếu ví dụ - gọi học sinh đọc.
? Xác định chủ - vị trong các câu sau?
( Gợi ý: Muốn xác định chủ ngữ, hãy đặt câu hỏi với vị ngữ (ví dụ: ai mừng lắm?); và ngược lại, muốn xác định vị ngữ, hãy đặt câu hỏi với chủ ngữ (ví dụ: Chúng tôi làm gì?)- CN thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?
- VN thường trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? Như thế nào ? Là gì ?
GV chiếu kq
? Quan sát ví dụ trên em hãy cho biết các câu trên có mấy cụm chủ ngữ, vị ngữ?
? Vị ngữ của các câu trên do những từ hay cụm từ loại nào tạo thành? 
GV chiếu kq – và viết tóm tắt trên bảng động.
( Đặc điểm: VN : Là CTT, CĐT, TT, ĐT
 → CN + VN ( ĐT (CĐT),TT (CTT))
? Những câu đó được dùng với mục đích gì?
GV những câu trên được gọi là câu trần thuật đơn không có từ là.
? Vậy từ việc phân tích các ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là câu trần thuật đơn có từ là?
GV chốt kt.
GV: Câu trần đơn không có từ là còn gọi là câu luận
? Vị ngữ của câu trần thuật đơn không có từ là thường do từ, cụm từ loại nào tạo thành?
GV chốt kiến thức.
Gv chiếu ví dụ:
? Hãy chọn những từ, cụm từ phủ định thích hợp để điền vào trước vị ngữ của các câu trên? (không, không phải, chưa, chưa phải)
? Em hãy xác định CN, VN trong hai câu trên?
GV chiếu kết quả.
? Hãy so sánh ý nghĩa của những câu vừa thêm từ phủ định với những câu không có từ phủ định xem có điểm gì khác?
? Vậy VN khi biểu thị ý phủ định nó thường kết hợp với các từ nào?
GV chốt kiến thức.
? Hãy lấy một số ví dụ về câu trần thuật đơn không có từ là?
Gv chiếu ví dụ;
a, Lan là lớp trưởng lớp 6A.
b, Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
? Xác định CN, VN trong hai câu trên? 
GV hỏi kết hợp chiếu kết quả.
Ví dụ b là một câu của phần a, bài tập 1.
? Ví dụ trên thuộc kiểu câu nào mà các em đã học?
? Vị ngữ ở ví dụ a có từ nào kết hợp với cụm DT?
 GV hỏi kết hợp chiếu kq
? Vị ngữ ở ví dụ b có cụm từ nào tạo thành ?
 GV hỏi kết hợp chiếu kq
GV: Để biết được câu trần thuật đơn có từ là gồm các kiểu câu nào chúng ta cùng đi tìm hiểu phần II.
Chiếu ví dụ - gọi hs đọc.
? Hãy xác định chủ vị trong các ví dụ sau?
? Ở ví dụ a CĐT tiến lại miêu tả điều gì của sự vật được nói đến ở CN?
GV viết bđ
?CN và VN của câu a đứng ở vị trí nào trong câu?
GV: Câu a gọi là câu miêu tả
? Ở ví dụ b CĐT tiến lại miêu tả điều gì của sự vật, sự việc? 
? ở câu b, CN, VN đứng ở vị trí nào trong câu?
GV: Câu b gọi là câu tồn tại
? Qua PT ví dụ em hãy cho biết thế nào là câu miêu tả, thế nào là câu tồn tại.
GV chốt kiến thức.
Gv chiếu ví dụ
a, Bạn tôi có nhiều sách quý.
b, Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.
? Xác định CN, VN?
Ví dụ b là một câu của phần c, bài tập 1.
GV Chiếu kq: các em chú ý vào câu a đây là câu đơn hai thành ( chỉ có C-V) để nêu lên sự xuất hiện tồn tại của những quyển sách đó là câu tồn tại xét về nghĩa ( có kết cấu CN đứng trước VN đứng sau). còn câu b là câu tồn tại xét về mặt ngữ pháp ( VN đứng trước CN) đây là kiểu câu mà chúng ta đang tìm hiểu. Do vậy các em cần phân biệt rõ câu tồn tại xét về nghĩa và câu tồn tại xét về ngữ pháp. Để nêu sự xuất hiện, tồn tại và tiêu biến của sự vật có thể dùng các kiểu câu khác, không phải là câu tồn tại.
 ? Từ ví dụ( b) là câu tồn tại em hãy chuyển câu này sang câu miêu tả.
GV chiếu ví dụ: 2 Đoạn văn.
? Quan sát vào câu in đậm ở đoạn văn a, em thấy tác giả tập trung vào miêu tả nhân vật nào?
? Quan sát vào câu in đậm ở đoạn văn b, em thấy tác giả tập trung vào miêu tả sự vật, sự việc nào?
? Việc miêu tả tập trung vào hoạt động “ tiến lại” của hai cậu bé con khiến cho Tôi ( Dế mèn) có thái độ như thế nào? 
( Chú ý vào câu : “ thấy bóng người, tôi vội lẩn xuống cỏthái độ bình thường hay bất ngờ)
? Vì sao dế mèn lại bất ngờ khi thấy hai cậu bé con?
? Qua phân tích ví dụ trên em thấy trong hai câu a và b của ví dụ 1 em chọn câu nào để điền vào chỗ trống trong đoạn văn?
GV: Nếu đưa hai cậu bé con lên đầu câu thì có nghĩa những nhân vật đó đã được biết từ trước. Không phù hợp với trạng thái bất ngờ của Dế Mèn.
 Câu b là câu tồn tại thông báo về sự xuất hiện của sự vật. Do vậy khi sử dụng câu miêu tả và câu tồn tại các em hãy chú ý về nội dung của đoạn văn để sử dụng câu miêu tả và tồn tại cho phù hợp.
- phần nhận xét được thể hiện đầy đủ trong ghi nhớ - sgk.
GV: để củng cố kiến thức về câu trần thuật đơn không có từ là chúng ta cùng đi luyện tập.
Câu 1 phần a và câu 1 phần c chúng ta đã tìm hiểu ở phần lí thuyết. Các em về nhà làm lại vào vở bài tập và xác định chúng thuộc câu miêu tả hay câu tồn tại.chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiếp các câu khác của BT1.
GV chiếu yêu cầu bài tập.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
? Xác định chủ - vị trong những câu sau. Cho biết câu nào là câu tồn tại, câu nào là câu miêu tả?
( còn tg sẽ thảo luận – không còn tg gọi hs trả lời)
GV cho học sinh thảo luận theo bàn.
- các em sẽ thảo luận cặp đôi theo bàn
+ Dãy1 : thảo luận cho cô câu a1
+ Dãy 2: Thảo luận câu a2
+ Dãy 3: Thảo luận câu a3
+ Dãy 4: Thảo luận câu b1
GV thu bài của một số nhóm và chữa.
 - Gv chiếu kết quả.
Câu còn lại của phần c về nhà các em làm vào vở bài tập.
GV chiếu yêu cầu bài tập:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
GV hướng dẫn : Yêu cầu của đề bài:
- Về hình thức:
+ Viết ĐV có độ dài 5 đến 7 câu.
+ Có sử dụng ít nhất một câu tồn tại.
- Nội dung: Tả cảnh trường em.
GV thu bài – chữa lỗi
GV chiếu đoạn văn tham khảo.
GV yêu cầu học sinh về nhà viết chính tả: chú ý viết đúng chính tả.
- Đọc.
- Xác định chủ -vị trong các câu trên:
a. Phú ông / mừng lắm.
 CN VN ( CTT)
b.Chúng tôi / hội tụ ở góc
 CN VN ( CĐT)
 sân 
c. Cả làng / thơm .
 CN VN ( TT)
d. Chim / bay.
 CN VN ( ĐT)
- Các câu có một cụm C-V tạo thành 
( GV viết bảng động)
- Câu a: VN là cụm tính từ.
- Câu b: VN là cụm động từ.
- Câu c: Vị ngữ là tính từ.
- Câu d: Vị ngữ là động từ.
- Những câu trên dùng với mục đích là kể, tả, nhận xét.
- Nêu.
- Ghi.
- Hs trả lời.
- Ghi.
a. Phú ông không (chưa) mừng lắm .
b. Chúng tôi không ( chưa) hội tụ ở góc sân .
- Học sinh xác định.
=> Ý nghĩa trái ngược nhau.
- Học sinh trả lời.
- Ghi.
- Lấy ví dụ.
+ Em bé khóc.
+ Bạn ấy hiền,
+ Thầy giáo đến.
a, Lan/ là lớp trưởng lớp
 CN VN ( CDT)
6A.
b, Bóng tre/ trùm lên âu
 CN VN
 yếm làng, bản, xóm, thôn.
- Câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là.
- Từ là kết hợp với CDT
→ CN + VN( là + DT (cụm DT), TT ( CTT), ĐT 
( CĐT))
- Ở câu trần thuật đơn không có từ là:
CN + VN (ĐT(CĐT, TT (CTT)).
- Đọc.
- a. Đằng cuối bãi (TN) / hai cậu bé con (C) / tiến lại (V)
b. Đằng cuối bãi (TN) / tiến lại (V) / hai cậu bé con (C) 
- Ý nghĩa của VN: miêu tả hoạt động của sự vật, con người ( hai cậu bé) nêu ở CN.
- CN đứng trước VN.
→ Câu miêu tả.
- Thông báo sự xuất hiện của sự vật, con người ( hai cậu bé).
- VN đứng trước CN.
→ Câu tồn tại.
- Hs trả lời.
- Ghi.
a, Bạn tôi/ có nhiều sách 
 CN VN
quý. 
 b, Dưới gốc tre,/ tua tủa /
 TN VN
những mầm măng.
 CN
- HS chuyển: 
Dưới gốc tre, những mầm măng tua tủa.
- Đọc
- Miêu tả hai cậu bé con.
- Miêu tả sẽ tập trung vào hoạt động (tiến lại) của đối tượng.
-Thể hiện được sự bất ngờ trước việc hai cậu bé xuất hiện.
- Vì Hai cậu bé con lần đầu tiên xuất hiện trong đoạn trích.
- Chọn câu b.
- Đọc.
- Thảo luận.
- Trình bày,
- Đọc yêu cầu.
- Viết đoạn văn.
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
(10')
1Ví dụ (Sgk/tr118,119)
2. Nhận xét
 Câu trần thuật đơn không có từ là là câu do một cụm chủ - vị tạo thành. 
Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ, cụm tính từ tạo thành.
 Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ: không, chưa.
*) Ghi nhớ 1:(Sgk/tr 119) 
II. Câu miêu tả và câu tồn tại (10')
1. Ví dụ: (Sgk/ tr 119)
2. Nhận xét
 Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là gồm:
 Câu miêu tả ( CN đứng trước VN, dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm,.. của sự vật nêu ở chủ ngữ).
 Câu tồn tại (vị ngữ đứng trước chủ ngữ, dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật).
*) Ghi nhớ: (Sgk/tr 119)
III. Luyện tập ( ')
1. Bài tập 1: (Sgk/tr 120)
a.
- Câu 2: Dưới bóng tre của ngàn xưa,(TN) // thấp thoáng (V) // mái đình, mái chùa cổ kính (C).
→ Câu tồn tại.
- Câu 3: Dưới bóng tre xanh, (TN) // ta (C) // gìn giữ lâu đời (V)
→ Câu miêu tả.
b.
- Câu 1: Bên hàng xóm tôi( TN)/ có ( VN)/ cái hang của Dế Choắt ( CN).
→ Câu tồn tại.
- Câu 2: Dế Choắt (C) / là tên thế (V)
→ Câu miêu tả.
2. Bài tập 2: (Sgk/tr 120)
3. Bài tập 3: (Sgk/tr 120)
Về nhà làm
 c. Củng cố, luyện tập (4p)
 GV: Chiếu sơ đồ: hệ thống lại nội dung của hai kiểu câu trần thuật đơn có từ là và không có từ là thông qua sơ đồ.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1p)
	- Học thuộc ghi nhớ, hoàn thiện bt 1, viết lại đoạn văn theo yêu cầu, viết chính tả.
	- Chuẩn bị bài: Ôn tập văn miêu tả.
 4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.

File đính kèm:

  • doctiết 118 - văn 6.doc
  • ppttiết 118 - mơ.ppt