Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 116+117: Bức tranh của em gái tôi - Năm học 2015-2016

Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung văn bản.: ( dự kiến 10 phút)

Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc:

? Với văn bản này chúng ta cần đọc với giọng điệu như thế nào? (HS suy nghĩ cá nhân, trả lời và đọc mẫu), nếu hs trả lời chưa sát GV có thể định hướng lại: ->-GV định hướng: cần đọc với giọng đọc rõ ràng, diễn cảm, thể hiện cảm xúc của nhà thơ. Lời vui tươi, nhịp nhanh ở đoạn đầu và đoạn cuối; lời chậm, buồn ở đoạn giữa.

-Học sinh đọc bài -> Nhận xét cách đọc của bạn.

- GV đọc mẫu một đoạn.(chọn đoạn Lượm hi sinh)

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó trong SGK.

Bước 2: Tìm hiểu chung:

-GV nêu câu hỏi: Khi tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, ta chú trọng tìm hiểu điều gì?

(GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà vào giấy khổ lớn, GV mời đại diện HS lên thuyết trình sản phẩm)

-GV định hướng:

+ Tác giả: cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật.

+ Tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, thể loại, kiểu văn bản, phương thức biểu đạt.

GV: Dựa vào chú thích sgk và sự chuẩn bị của các nhóm ở nhà, em hãy trình bày hiểu biết của mình về tác giả Tố Hữu và bài thơ Lượm?

-HĐHS: đại diện nhóm trình bày hiểu biết về tác giả và hoàn cảnh ra đời, thể thơ, PTBĐ, bố cục.

-GV nhận xét sự chuẩn bị của HS.

- Sau khi HS trả lời, nhận xét và bổ sung, GV chuẩn kiến thức lên máy chiếu

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 116+117: Bức tranh của em gái tôi - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 06 tháng 3 năm 2016
Tiết 116, 117 :	
Văn bản : LƯỢM
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm.
 - Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.
 - Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó.
 - Nét đặc sắc nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.
 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài thơ.
- Tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ.
	- Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ.
 3. Thái độ: - GD HS tình cảm yêu mến, cảm phục, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh vì tổ quốc.
4. Các năng lực cần phát triển.
- Năng lực tự học. Năng lực giao tiếp. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực sáng tạo.
- Năng lực hợp tác. Năng lực tự quản lí bản thân.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị : 
 1. GV: - Đọc và nghiên cứu văn bản.
 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn bài. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập. Tranh ảnh về nhà thơ Tố Hữu, một số hình ảnh khác minh họa cho bài dạy.
2. Học sinh: Đọc, soạn bài theo hướng dẫn của GV.
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học.
- Giao nhiệm vụ, phương pháp đọc diễn cảm, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, trình bày 1 phút, đọc hợp tác.
D. TIEÁN TRÌNH CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY – HOÏC :
 1. Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số:
-Sự chuẩn bị của học sinh.
 2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: (2 phút) 
- Em hãy kể tên các anh hùng thiếu niên mà em biết.
 Cá nhân HS kể
 GV kết luận
* Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung văn bản.: ( dự kiến 10 phút)
Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc:
? Với văn bản này chúng ta cần đọc với giọng điệu như thế nào? (HS suy nghĩ cá nhân, trả lời và đọc mẫu), nếu hs trả lời chưa sát GV có thể định hướng lại: ->-GV định hướng: cần đọc với giọng đọc rõ ràng, diễn cảm, thể hiện cảm xúc của nhà thơ. Lời vui tươi, nhịp nhanh ở đoạn đầu và đoạn cuối; lời chậm, buồn ở đoạn giữa...
-Học sinh đọc bài -> Nhận xét cách đọc của bạn.
- GV đọc mẫu một đoạn.(chọn đoạn Lượm hi sinh)
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó trong SGK.
Bước 2: Tìm hiểu chung:
-GV nêu câu hỏi: Khi tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, ta chú trọng tìm hiểu điều gì?
(GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà vào giấy khổ lớn, GV mời đại diện HS lên thuyết trình sản phẩm)
-GV định hướng: 
+ Tác giả: cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật.
+ Tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, thể loại, kiểu văn bản, phương thức biểu đạt...
GV: Dựa vào chú thích sgk và sự chuẩn bị của các nhóm ở nhà, em hãy trình bày hiểu biết của mình về tác giả Tố Hữu và bài thơ Lượm?
-HĐHS: đại diện nhóm trình bày hiểu biết về tác giả và hoàn cảnh ra đời, thể thơ, PTBĐ, bố cục.
-GV nhận xét sự chuẩn bị của HS.
- Sau khi HS trả lời, nhận xét và bổ sung, GV chuẩn kiến thức lên máy chiếu
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản (dự kiến 30 phút)
Bước 1: Tìm hiểu cách phân tích bài thơ.
GV: Định hướng cách tìm hiểu một bài thơ:
- Xác định mạch cảm xúc của bài thơ. 
- Tìm từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, nhịp điệu thể hiện nội dung, cảm xúc, tình cảm của nhà thơ theo mạch cảm xúc, bố cục (Khổ thơ), theo hình ảnh, hình tượng thơ. (Bổ dọc)
HĐGV: Đối với bài thơ này ta nên chọn theo cách nào?
HĐHS: trả lời.
HĐGV: Nhận xét, định hướng phân tích theo hình ảnh chú bé Lượm và tâm trạng, cảm xúc của tác giả.
Bước 2: 
? Hình ảnh xuyên suốt trong bài thơ là hình ảnh nào? Hình ảnh đó được nhà thơ thể hiện qua thời điểm nào?
-HS làm việc cá nhân và trả lời: 2 thời điểm: Trong cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà thơ và trong chuyến liên lạc cuối cùng.
?GV: Y/c HS thảo luận nhóm: 
-Nhóm 1, 3: Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ 5 đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, điệu bộ, lời nói)? Qua đó em cảm nhận Lượm là chú bé như thế nào?
Phương diện
Từ ngữ, hình ảnh
Nhận xét
Trang phục
cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. 
đơn giản, ngộ nghĩnh.
Dáng điệu.
loắt choắt, đầu nghênh nghênh
nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch
Cử chỉ, điệu bộ
chân thoăn thoắt, huýt sáo, cười híp mí
nhanh nhẹn, tươi vui, hồn nhiên, yêu đời
Lời nói
“ Cháu đi liên lạc
Thích hơn ở nhà”
Tự nhiên, chân thật
Nghệ thuật: So sánh, từ láy, nhịp thơ nhanh
Cảm nhận về Lượm: một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.
Hết tiết 1
Chuyển tiết 2
Bước 3:
-Nhóm 2, 4: Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
Phương diện
Từ ngữ, hình ảnh
Nhận xét
Hoàn cảnh
Thư đề thượng khẩn. 
 Đạn bay vèo vèo.
khẩn cấp, khó khăn, nguy hiểm. 
Hành động
- Bỏ thư vào bao 
 Vụt qua mặt trận.
...Cháu nằm trên lúa...chặt bông.
dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm.
Nghệ thuật: Từ ngữ chọn lọc, gợi cảm; giọng thơ linh hoạt.
Cảm nhận về Lượm: Gan dạ, dũng cảm.
-HĐHS: Thảo luận, đại diện nhóm trình bày trên giấy A0 có kẻ sẵn bảng, nhóm còn lại nhận xét. Sau khi đại diện nhóm trình bày HS khác có thể đưa ra câu hỏi phát vấn y/c nhóm trình bày trả lời ( Nếu HS ko có câu hỏi thì GV có thể phát vấn để khắc sâu kiến thức).
-Sau khi HS trình bày nội dung thảo luận, GV cho HS trình bày cảm nhận về khổ thơ: “Cháu nằm trên lúa...đồng..”
-HĐGV: Tư vấn, hỗ trợ.
GV bình....
-GV nêu câu hỏi:
Qua tìm hiểu trên, em hãy trình bày nét nghệ thuật đặc sắc và cảm nhận về nhận vật? 
-GV bình và chốt ý chuyển tiết.
Theo em,nhà thơ có thái độ tình cảm như thế nào đối với chú bé Lượm ?
 Cặp đôi chia sẻ, tìm hiểu và trình bày
 Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung
 Gv kết luận và chốt
Em có nhận xét gì về 2 khổ thơ cuối bài, nó có ý nghĩa gì?
 Cá nhân HS suy nghĩ
 Trình bày 1 phút
Hoạt động 3: HD HS tổng kết văn bản
Hãy khái quát những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật và nội dung trong toàn bài thơ Lượm?
 Cá nhân SH trình bày
Hoạt động 4: HD luyện tập
3 HS tập đọc
Các HS khác nhận xét, đánh giá
Cá nhân HS hoạt động: viết và trình bày trước lớp. Hs khác nhận xét đánh giá. Gv kết luận, ghi điểm động viên
I- Đọc, tìm hiểu chung:
1-Đọc văn bản và từ khó.
2, Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
-Sáng tác năm 1949 (Trích tập thơ Việt Bắc 1954).
 - Thể thơ: 4 tiếng.
- PTBĐ: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
- Bố cục:
+ Năm khổ thơ đầu: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà thơ.
+ Bảy khổ giữa: Hình ảnh Lượm trong chuyến công tác và sự hi sinh.
+ Hai khổ cuối: Hình ảnh Lượm còn sống mãi
II- Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1, Hình ảnh chú bé Lượm:
a, Trong cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà thơ:
b, Hình ảnh Lượm trong chuyến công tác cuối cùng :
Nghệ thuật: Từ ngữ gợi hình, gợi cảm, biện pháp tu từ, đặc sắc; âm điệu thơ linh hoạt.
Lượm- hình ảnh đẹp của thiếu niên Việt Nam đáng trân trọng, tự hào, ngợi ca.
2, Tình cảm của nhà thơ
* Trong cuộc gặp tình cờ:
- cách xưng hô gần gũi
-> tình cảm thân mật
* Trong lần đi liên lạc và hi sinh
- nhịp ngắn, đứt quãng
- dùng thán từ
-> Thái độ đau xót, đầy tiếc thương
* 2 Khổ thơ cuối bài
- Lặp cấu tứ, hình ảnh
-> Lượm vẫn mãi sống mãi trong lòng mọi người.
III, Tổng kết
 Ghi nhớ ( SGK)
IV, Luyện tập
Bài tập 1: 
Tập đọc diễn cảm bài thơ theo từng đoạn thơ
Bài tập 2
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lượm 
Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn học ở nhà.
 (Thời gian: 3’)
? Là thiếu niên Việt Nam em có suy nghĩ gì về hành động của mình trong thời kỳ hiện nay.
-GV cho HS nghe bài hát: Kim Đồng.
* HD soạn bài: Hoán dụ
 Soạn bài theo cách: trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk
.

File đính kèm:

  • docBai_24_Luom.doc