Giáo án Ngữ văn 6 tiết 114: Cây tre Việt Nam (Thép Mới)

4. Cây tre với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và trong tương lai.

- Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê.

+ Diều lá tre, sáo tre, sáo trúc

=> Tre gắn bó với đời sống tinh thần, là phương tiện để con người biểu lộ những rung động, cảm xúc bằng âm thanh.

- Hình ảnh măng non trên phù hiệu thiếu nhi Việt Nam.

- Sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa nhưng tre nứa sẽ còn mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam

=> Tác giả dựa vào sự tiến bộ của xã hội, sự gắn bó của tre với đời sống dân tộc . Đặc biệt là tâm hồn dân tộc để dự đoán.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4221 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 114: Cây tre Việt Nam (Thép Mới), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25/ 03/ 2015
Ngày dạy: 27/ 03/ 2015
Tiết 114: CÂY TRE VIỆT NAM 
(Thép Mới)
Hướng dẫn đọc thêm: Lòng yêu nước
(I. Ê-ren-bua)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Tiếp tục giúp học sinh phân tích phần 3,4 giúp các em hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp nhiều mặt của cây tre trong cuộc sống của người dân Việt Nam.
- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí: 
+ Chi tiết và hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng.
+ Sử dụng thành công phép nhân hóa.
+ Kết hợp miêu tả và biểu cảm.
+ Lời văn giàu nhịp điệu.
- Nắm được cách đọc và đại ý của bài Lòng yêu nước.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích văn bản. Kĩ năng cảm thụ văn bản ký thông qua những chi tiết, ngôn ngữ tinh tế, độc đáo được tác giả sử dụng trong văn bản.
3. Thái độ: 
- Giáo dục cho các em lòng yêu thiên nhiên và tự hào về con người và dân tộc Việt Nam.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, thiết kế giáo án; tư liệu, hình ảnh về cây tre Việt Nam.
2. Học sinh:
- Đọc và soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa, chuẩn bị số tác phẩm văn học viết về cây tre.
III. Các bước lên lớp 
1. Kiểm tra bài cũ
- Đại ý của bài văn cây tre Việt Nam là gi?
2. Giới thiệu bài mới 
 Ở tiết trước, chúng ta đã được tìm hiểu về nhà văn Thép Mới và phân tích phần 1,2 của bài “Cây tre Việt Nam”. Qua đó, chúng ta biết được những phẩm chất cao quý cũng như sự gắn bó của tre trong đời sống hằng ngày, trong sinh hoạt của người dân Việt Nam. Không dừng lại ở đó, tre còn mang trong mình một vai trò rất to lớn trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc, trong hiện tại và trong cả tương lai. Để hiểu rõ hơn những điều đó, chúng ta cùng tiếp tục đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: Đọc và phân tích phần 3: Tre gắn với người trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc
- Gọi HS đọc phần 3 trong SGK.
(Như tre mọc thẳng ... anh hùng chiến đấu)
- Chú ý vào đoạn 3, trả lời câu hỏi sau:
? Nếu như ở phần 2, sự gắn bó của tre với con người trong đời sống hằng ngày được thể hiện qua những hình ảnh như: “cối xay tre”, “lạt”, “que đánh chuyền chắt” của trẻ em hay “chiếc điếu cày” của các bác nông dân thì trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc điều đó được tác giả thể hiện qua những hình ảnh nào?
? Để chứng minh cho nhận xét: “tre thẳng thắn bất khuấtvì ta mà đánh giặc” tác giả đã dùng những lời văn nào?
? Em thấy có gì đặc sắc trong các lời văn trên?
*Gợi ý:
+ Tác giả đã sử dụng từ loại nào?
 + Biện pháp nghệ thuật gì?
+ Tác dụng của nó như thế nào?
-GV chốt.
- Liên hệ, mở rộng kiến thức:
 Tre có một vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Gần gũi nhất với chúng ta có thể kể đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Tre là vũ khí tuy thô sơ nhưng rất có hiệu quả: gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù, tre xung phong vào đồn giặc. Trong lịch sử xa xưa, tre đã từng là vũ khí hiệu nghiệm trong tay người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc Ân. Hay vào năm 938, Ngô Quyền đã dùng trí tuệ của mình, cho quân lính đẵn những cọc tre lớn cắm xuống sông làm nên trận địa ngầm dưới lòng sông Bạch Đằng và đã đem lại chiến thắng oanh liệt cho dân tộc ta.
* Trong quá khứ thì như vậy, còn hiện tại và tương lai thì sao ta đi tìm hiểu phần 4.
- Gọi HS đọc đoạn còn lại.
? Khúc nhạc đồng quê của tre được tác giả cảm nhận qua những âm thanh nào?
+ Âm thanh rung lên man mác trong buổi trưa hè sau khóm tre. 
+ Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời
? Qua đó em cảm nhận được điều gì?
- Đọc tiếp và cho thầy biết:
- Ngoài ra, hình ảnh của cây tre còn xuất hiện ở đâu nữa? 
- Hình ảnh măng non trên phù hiệu thiếu nhi, tác giả đã dự đoán về vị trí của tre trong tương lai như thế nào?
? Tác giả dựa vào đâu để dự đoán như thế?
Kết thúc bài viết tác giả viết: “Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”
? Em hiểu gì về cảm nghĩ đó của tác giả?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
- Nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài có nét gì đặc sắc?
Ý nghĩa của bài này là gì?
GV hướng dẫn học sinh cách đọc bài:
+ Gọi HS đọc bài.
? Tóm tắt văn bản?
? Đại ý của bài là gì?
III. Tìm hiểu văn bản
3. Tre gắn với người trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc
- Ngọn tầm vong.
- Gậy tre, chông tre.
+ Tre chống lại sắt thép.
+ Tre xung phong vào xe tăng.
+ Tre giữ làng, giữ nước
+ Tre hi sinh để bảo vệ con người.
+ Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu
=> Động từ.
=> Nhân hoá, điệp từ “tre”.
=> Khẳng định những giá trị to lớn của tre trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.
4. Cây tre với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và trong tương lai.
- Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê.
+ Diều lá tre, sáo tre, sáo trúc
=> Tre gắn bó với đời sống tinh thần, là phương tiện để con người biểu lộ những rung động, cảm xúc bằng âm thanh.
- Hình ảnh măng non trên phù hiệu thiếu nhi Việt Nam.
- Sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa nhưng tre nứa sẽ còn mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam
=> Tác giả dựa vào sự tiến bộ của xã hội, sự gắn bó của tre với đời sống dân tộc . Đặc biệt là tâm hồn dân tộc để dự đoán.
=> Cây tre vẫn còn mãi trong đời sống của con người Việt Nam, tre vẫn là người bạn đồng hành thuỷ chung của dân tộc ta trên con đường phát triển.
KL: Cây tre là biểu tượng cao quý của dân tộc Việt Nam, con người VN.
IV. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm.
- Hình ảnh phong phú, chọn lọc, cụ thể, mang tính biểu tượng
- Lời văn giàu nhạc điệu.
- Sử dụng thành công phép so sánh, nhân hóa, điệp từ.
2. Ý nghĩa
- Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và niềm tự hào chính đàng về cây tre và con người Việt Nam.
V.Hướng dẫn đọc thêm Lòng yêu nước
*Cách đọc
Đọc chậm, rõ, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố chính luận và yếu tố trữ tình.
*Tóm tắt
Lòng yêu nước bắt đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê mình. Nỗi nhớ của người vùng Bắc, người xứ U - crai - na, người xứ Gru-di-a, người ở thành Lê - nin - grat không giống nhau nhưng lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê của họ đều trở nên lòng yêu tổ quốc.  Người ta càng hiểu sâu sắc hơn về tình yêu đó khi kẻ thù đến xâm lược tổ quốc của mình. 
*Đại ý của bài văn:
Tác giả lí giải lòng yêu bước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất; đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.
4. Củng cố
- Gọi học sinh đọc lại văn bản.
- Có phải nhà văn đơn thuần chỉ miêu tả vẻ đẹp của cây tre Việt Nam hay còn có mục đích nào khác nữa?
- Qua bài văn, em học được gì từ cách viết văn của tác giả?
5. Hướng dẫn về nhà
- Nắm được những phẩm chất và vẻ đẹp của cây tre Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai.
- Xem lại bài “lòng yêu nước”.
- Đọc và soạn bài tiếp theo: “Câu trần thuật đơn”
 Ngày duyệt  / 03/2015 Đồng Hới, ngày / 03/ 2015
 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
 Trần Thị Lệ Thanh Dương Đệ Đức

File đính kèm:

  • docBai_26_Cay_tre_Viet_Nam_20150725_025417.doc
Giáo án liên quan