Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 111: Lòng yêu nước

Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

· Cho HS đọc phần chú thích dấu * trong SGK T107

I. Ê-ren-bua (1891 – 1962) là nhà văn đồng thời là nhà báo nổi tiếng của nước Nga (Liên Xô cũ). Cuộc đời của ông là một tấm gương yêu nước chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với những đóng góp to lớn. Ong được giải thưởng văn học quốc gia Liên Xô (1942 – 1948), giải thưởng hòa bình quốc tế Lê-Nin (1952). Bài “Lòng yêu nước” trích từ bài báo “Thử lửa” viết vào cuối tháng 6 năm 1942. Đây là thời kì ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược và cũng trong thời kì này, I. Ê-ren-bua đã viết hàng loạt bài báo ca ngợi tinh thần yêu nước của quân dân Xô Viết chống chủ nghĩa Phát xít.

* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung về bài văn.

- GV hướng dẫn HS cách đọc: diễn cảm, giọng tha thiết, sôi nổi (làm nổi được những hình ảnh đẹp )

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10551 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 111: Lòng yêu nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 111. LỊNG YÊU NƯỚC 
 	 (HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM)
I. Mức độ cần đạt:
 1. Kiến thức:
 - Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách. Lòng yêu nước trở thành sức mạnh, phẩm chất của người anh hùng trong chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc.
 - Nét chính về nghệ thuật của văn bản.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm một văn bản chính luận giàu chất trữ tình: giọng đọc vừa rắn rỏi, dứt khoát, vừa mền mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.
 - Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
 - Đọc –hiểu văn bản tùy bút có yếu tố miêu tả kết hợp với biểu cảm.
 - Trình bày được suy nghĩ, tình cảm của bản thân về đất nước mình.
 3. Thái độ: G/d hs tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu đất nước.
II. Phương pháp: vấn đáp, Thuyết giảng, qui nạp,
III. Chuẩn bị:
GV : Nghiên cứu bài à Soạn bài
HS : Soạn bài theo hướng dẫn của GV
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
	1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :(5’)
Bài “Cây tre” của tác giả nào?
Cảm nhận của em như thế nào về hình ảnh “Cây tre” (HS đọc phần ghi nhớ)
	2/ BÀI MỚI :
 Giới thiệu bài : (1’)“Lòng yêu nước” vốn là một khái niệm trừu tượng, có ý nghĩa hết sức thiêng liêng cao cả. Thế nhưng I-li-a Ê-Ren-Bua, một nhà văn nổi tiếng của nước Nga lại lý giải ngọn nguồn của lòng yêu nước hết sức đơn giản đã thuyết phục chúng ta đi đến một nhận thức đúng đắn về lòng yêu nước. Chúng ta cùng tìm hiểu bài văn chính luận của tác giả.
Hoạt động dạy -học
Phần nội dung
I/ TÁC GIẢ-TÁC PHẨM : (10’)
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
Cho HS đọc phần chú thích dấu * trong SGK T107 
I. Ê-ren-bua (1891 – 1962) là nhà văn đồng thời là nhà báo nổi tiếng của nước Nga (Liên Xô cũ). Cuộc đời của ông là một tấm gương yêu nước chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với những đóng góp to lớn. Oâng được giải thưởng văn học quốc gia Liên Xô (1942 – 1948), giải thưởng hòa bình quốc tế Lê-Nin (1952). Bài “Lòng yêu nước” trích từ bài báo “Thử lửa” viết vào cuối tháng 6 năm 1942. Đây là thời kì ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược và cũng trong thời kì này, I. Ê-ren-bua đã viết hàng loạt bài báo ca ngợi tinh thần yêu nước của quân dân Xô Viết chống chủ nghĩa Phát xít.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung về bài văn.
- GV hướng dẫn HS cách đọc: diễn cảm, giọng tha thiết, sôi nổi (làm nổi được những hình ảnh đẹp …)
GV đọc mẫu một đoạn, HS đọc tiếp. Chú ý đọc đúng những từ phiên âm địa danh
- Bài văn thuộc thể loại nào? (văn chính luận_tùy bút)
- Sau khi đã đọc xong văn bản, em hãy cho biết đại ý của đoạn trích?
Đại ý : Bài văn lý giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi, tình yêu gia đình, xóm làng, miền quê. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấuchống ngoại xâm bảo về Tổ quốc.
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Cho biết nội dung chính cho từng đoạn? à chia làm 2 đoạn:
 + Đoạn 1 : Từ đầu đến “Tổ quốc” : Q/niệm của t/giả về lòng yêu nước.
 + Đoạn 2 : Phần còn lại : Lòng yêu nước được thử thách và cũng thể hiện mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (sức mạnh của lòng yêu nước)
* Chuyển : Nội dung của bài văn nói về lòng yêu nước. Vậy nhà văn I. Ê-ren-bua đã quan niệm như thế nào về lòng yêu nước. Chúng ta đi vào tìm hiểu văn bản.
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN : (25’)
1/ Quan niệm về lòng yêu nước:
* Hoạt động 3: GV h/dẫn HS tìm hiểu ng/nguồn của lòng yêu nước.
Cho HS đọc câu mở đầu : “Lòng yêu nước … có hơi rượu mạnh” (câu chủ đề)
* GV giảng: Ở đoạn trích trên, tác giả lập luận theo cách diễn dịch nghĩa là đi từ một nhận định chung rồi minh họa bằng những trường hợp cụ thể.
- Em hãy chỉ ra câu nhận định chung về lòng yêu nước của tác giả? à lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất
- Sự vật tầm thường nhất mà tác giả nêu ra là cái gì?
à yêu cái cây trồng, yêu cái phố nhỏ … yêu vị chua thơm mát.
* GV gợi mở : Như các em đã biết, lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, có ý nghĩa hết sức thiêng liêng. Vậy mà tác giả lại lí giải “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng, yêu cái phố nhỏ, yêu vị thơm …”
- Thảo luận : Em nghĩ gì về nhận định ấy? Em có đồng tình với tác giả không? Vì sao?
- Từ những ý kiến trên, các em cho biết những suy nghĩ của mình về lòng yêu nước? à lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của mình.
- Em có thể thêm những dẫn chứng về lòng yêu nước dựa vào câu nhận định của tác giả? (không lặp lại những chữ của tác giả đã dùng) à yêu giàn hoa giấy trước nhà, yêu con đường rợp bóng cây mỗi ngày dẫn em đến trường …
* GV chốt : Câu mở đầu, tác giả đã nêu một nhận định về lòng yêu nước rút ra từ thực tiễn. Với cách nhận định tưởng chừng như rất đơn giản nhưng tác giả đã dưa đến cho người đọc chúng ta một nhận thức đúng đắn về lòng yêu nước. Lúc bình thường, lòng yêu nước dường như đã được ẩn sâu trong tâm khảm nhưng khi có chiến tranh, tình cảm đó mới trỗi dậy mạnh mẽ. Mỗi người đều nhận ra, đều nhớ đến vẻ đẹp thanh tú của chốn quê hương. Bằng ngòi bút giàu cảm xúc, sự hiểu biết phong phú cùng tình cảm thắm thiết của tác giả về Tổ quốc Xô Viết, nhà văn cho ta cảm nhận được lòng yêu nước của mỗi công dân Xô Viết đối với quê hương mình.
HS đọc “Chiến tranh … ngày mai”
- Tác giả nhằm mục đích gì khi xây dựng đoạn văn trên?
à Minh họa cụ thể cho lòng yêu nước vừa nói ở câu nhận định chung lúc đầu.
- Thảo luận : Đoạn văn đã nói đến những vẻ đẹp riêng biệt ở nhiều vùng trên đất nước Liên Xô. Đó là những vẻ đẹp nào? Nhận xét về cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đẹp đó?
à Tác giả đã lựa chọn miêu tả vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau. Ở mỗi nơi, tác giả miêu tả vài hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp riêng biệt độc đáo của nơi đó. Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi rõ được vẻ đẹp riêng và tất cả đều thấm đậm tính chất yêu mến, tự hào của con người.
- Thảo luận : Nhớ đến quê hương, người dân XôViết ở mỗi vùng đều nhớ đến những vẻ đẹp “thanh tú” của quê hương mình (SGK T106). Em hãy nêu lên một vài nét đẹp noỉi bật nhất của quê hương em hay nơi đang sinh sống.
* GV giảng : Dù đi đâu, về đâu mỗi người đều có những kỉ niệm gắn bó sâu sắc với quê hương (nơi mình sinh ra và lớn lên) cho nên không chỉ có những công dân Xô Viết mới nghĩ đến những vẻ thanh tú của chốn quê hương mình mà chúng ta cũng có những ấn tượng đẹp về hình ảnh quê hương. Ta hãy nghe lời bộc bạch của nhà thơ Chế Lan Viên : “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
 Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”
Nhà thơ Tế Hanh cũng bài tỏ lòng mình trong những ngày xa quê hương : “Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng. 
 Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
 Tôi nhớ cả những người không quen biết …”
* Chuyển : Từ nhận định ở câu mở đầu về ngọn nguồn của lòng yêu nước đã được mở rộng và nâng cao thành một chân lý, một quy luật ở câu cuối đoạn 1 “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở thành lòng yêu Tổ quốc”
* Lòng yêu nước được thử thách và thể hiện trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc :
HS đọc “Dòng suối … Tổ quốc”
- Theo em, chân lí đó thể hiện ở những câu nào?
à Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào… đi ra bể (quy luật tự nhiên)
Lòng yêu nhà … yêu Tổ quốc (quy luật về lòng yêu nước)
- Em có nh/xét gì về cách d/đạt của t/giả. Ý nghĩa của cách d/đạt này?
à So sánh, đối chiếu rất chuẩn, rất đạt từ cái nhỏ à cái lớn ; từ cụ thể à trừu tượng . Nhằm khái quát tư tưởng của tác giả về lòng yêu nước. Lòng yêu nwocs bắt nguồn từ cái nhỏ đến cái lớn hơn . Và đó là một quy luật, một chân lý (bởi vì không có tình yêu với cảnh vật, con người nơi mình sinh ra và lớn lên thì không có tình yêu Tổ quốc)
* Chuyển : Lòng yêu nước được bắt nguồn từ lòng yêu những vật bình thường gần gũi, từ lòng yêu gia đình, làng xóm, quê hương. Nhưng lòng yêu nước chỉ có thể bộc lộ đầy đủ sức mạnh lớn lao của nó trong hoàn cảnh thử thách gay go : Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc à chúng ta tìm hiểu đoạn 2 còn lại.
2/ Sức mạnh của lòng yêu nước :
* Hoạt động 4: GV h/dẫn HS tìm hiểu sức mạnh của lòng yêu nước.
- Thảo luận : Em hiểu như thế nào về câu “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa” ?
à Tình yêu nước là một tình yêu lớn. Bởi thế mất nước Nga là mất Tổ quốc có nghĩa là mất nhà, mất làng xóm, mất quê hương. Mà mất tất cả những điều đó lại là những gì thiêng liêng nhất của con người. Vì vậy, mất nước Nga thì con người còn thiết sống làm gì nữa. Do đó, càng yêu Tổ quốc, người ta càng dám chết, hy sinh thân mình cho Tổ quốc. Điều đó đã dược thể hiện ở mỗi công dân Xô Viết với tất cả sức mãnh liệt của nó. Từ những chiến sĩ hồng quân Liên Xô có thể liên hệ đến dân tộc VN ta qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lòng yêu nước của người dân VN đã được biểu hiện hết sức mạnh mẽ lớn lao và cao cả. Đó là những tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
* Thời kì chống Pháp : Cù Chính Ban, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện
* Thời kì chống Mỹ : Nguyễn Văn Trỗi, Phan Đình Giót
- Em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước và thể hiện lòng yêu nước như thế nào?
à lòng yêu nước không thể chung chung mơ hồ mà phải thể hiện thật cụ thể bằng hành động. Em rất xúc động về những tấm gương hi sinh cao cả của cha ông “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” là người chủ tương lai đất nước, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em tự xác định cho mình phải học tập thật giỏi để sau này đem tài năng, trí tuệ phục vụ quê hương sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần.
* GV tổng kết : Bằng bút pháp chính luận giàu cảm xúc, tác giả đã thuyết phục chúng ta về một chân lý : lòng yêu nước : “lòng yêu nước … tầm thường nhất” khơi dậy ở mỗi chúng ta lòng tự hào, niềm tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc của người dân Xô Viết. Bài văn có tính hàm xúc cao, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Þ Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK T109
I/ Tìm hiểu chung :
(Chú thích dấu * T107)
1.Tác giả : 
- I-li-a-Ê-ren-bua (1891 – 1962), là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Liên Xơ.
- Sinh ra ở Thành phố Ki-ép.
- Ơng là người bạn tâm đắc của Bác Hồ thời trẻ.
2.Tác phẩm: 
- Trích từ bài báo thử lửa, sáng tác vào tháng 6/1942. Nhà văn Thép Mới dịch sang Tiếng Việt năm 1954.
- Lịng yêu nước thể hiện trong cuộc chiến đấu chống phát xít Đức.
* Đọc:
* Bố cục: 2 phần.
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN :
1/ Cội nguồn của lòng yêu nước:
- Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất : yêu cái cây trồng … yêu cái phố nhỏ … yêu vị thơm chua mát …mùa cỏ thảo nguyên…mỗi vùng quê cĩ một nỗi nhớ riêng.
Þ Lòng yêu nước hết sức cụ thể gần gũi, thân thuộc.
Þ So sánh, đối chiếu : Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường nhất … trở thành lòng yêu Tổ quốc. Đó là chân lý, quy luật.
2/ Sức mạnh của lòng yêu nước :
“Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa”
Þ Tinh thần yêu nước thiết tha sâu sắc của tác giả và những người dân Xô Viết. Do đó, càng yêu Tổ quốc, người ta càng dám chết, hy sinh thân mình cho Tổ quốc (Lời thề nguyền quyết tử)
3. Nghệ thuật:
-Kết hợp chính luận với trữ tình.
-Kết hợp miêu tả tinh tế, chọn lọn những hình ảnh tiêu biểu của từng miền với biểu hiện cảm xúc tha thiết, sôi nổi và suy nghĩ sâu sắc.
-Cách lập luận của tác giả khi lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước lô-gic1 và chặt chẽ.
4. Ý nghĩa văn bản:
Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộcnhất nơi nhà,xóm, phố, quê hương. Lòng yêu nước trở nên mảnh liệt trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đó là bài học thắm thía mà nhà văn Ê-ren-Bua truyền tới.
III/ GHI NHỚ :
(SGK T109)
4/ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI.(4’)
 * - Đọc kĩ văn bản nhớ được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong văn bản.
 - Hiểu được những biểu hiện cơ bản của lòng yêu nước.
 - Liên hệ với lịch sử của đất nước ta qua hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mĩ.
 * -Chuẩn bị bài : Câu trần thuật đơn có từ là
+ Đọc và tìm hiểu các ví dụ, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu trong SGK T114
+ Chú ý phần ghi nhớ.
+ Chuẩn bị phần luyện tập : làm BT 1, 2, 3 (SGK T115)

File đính kèm:

  • docTIEÁT 111.doc