Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 109: Văn bản - Cây tre Việt Nam

*HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm

-GV:? Nhìn vào chú thích em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm?

- Hs trả lời

- Hs khác nhận xét, bổ sung

- GV: Giúp học sinh tìm hiểu vài chú thích trong bài

- GV: Hướng dẫn cách đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm

GV hướng dẫn cách đọc: Đọc giọng trầm lắng, suy tư ở đoạn đầu, lúc sau thì ngọt ngào, dịu dàng, khẩn trương, sôi nổi, lúc thì phấn khởi, hân hoan

+ GV đọc mẫu 1 đoạn.

+ Gọi HS đọc tiếp

+ Gọi HS nhận xét cách đọc

-GV: ? Em hãy nêu đại ý của bài “cây tre Việt Nam”?

- HS trả lời

- HS nhận xét, bổ sung

- GV chốt ý

 

docx7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 109: Văn bản - Cây tre Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 109: 	
Bài: CÂY TRE VIỆT NAM
(Thép Mới)
Mục tiêu bài học: 
Kiến thức:
Hình ảnh cây tre trong đời sống và trong tinh thần của người Việt Nam.
Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.
Kĩ năng:
Nhận ra phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp với biểu cảm, thuyết minh, bình luận.
Nhận biết và phân tích dược tác dụng của phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
Thái độ:
 Giáo dục học sinh hiểu được lợi ích của cây tre đối với đời sống con người.
Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu bài+ Soạn bài
HS: Soạn bài + Sgk
Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*HĐ1: Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số lớp
*HĐ2: Khởi động
- Kiểm tra bài cũ:
? Qua bài “Cô Tô” em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Tuân?
- GV giới thiệu vào bài mới:
Tre là đề tài muôn thủơ của các nhà thơ, nhà văn. Tre là người bạn đồng hành của dân tộc Việt Nam và Tre đã đi vào các tác phẩm thơ ca, tục ngữ, ca dao, và hình ảnh tre lại một lần nữa được đi vào tác phẩm của Thép Mới đó là bài cây tre Việt nam và đây cũng chính là lời bình cho bộ phim Cây tre Việt nam của nhà điện ảnh Ba Lan. Tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu tác phẩm này.
*HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm
-GV:? Nhìn vào chú thích em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm?
- Hs trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- GV: Giúp học sinh tìm hiểu vài chú thích trong bài
- GV: Hướng dẫn cách đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm
GV hướng dẫn cách đọc: Đọc giọng trầm lắng, suy tư ở đoạn đầu, lúc sau thì ngọt ngào, dịu dàng, khẩn trương, sôi nổi, lúc thì phấn khởi, hân hoan
+ GV đọc mẫu 1 đoạn.
+ Gọi HS đọc tiếp
+ Gọi HS nhận xét cách đọc
-GV: ? Em hãy nêu đại ý của bài “cây tre Việt Nam”?
- HS trả lời
- HS nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý
- GV: ? Từ đại ý trên các em hãy cho cô biết văn bản trên chia làm mấy phần, nội dung chính của từng phần?
- HS trả lời
- HS nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý
*HĐ4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những phẩm chất của cây tre.
HS: đọc lại đoạn 1
GV: ? Hãy chỉ ra phẩm chất của cây tre?
-Hs trả lời
-Hs nhận xét
-Gv chốt ý
GV: ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để ca ngợi phẩm chất của tre?
- Hs trả lời
- Hs nhận xét
- GV chốt ý và chuyển sang đoạn 2
*HĐ5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự gắn bó của tre với con người và dân tộc VN.
GV: Thảo luận nhóm:Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận: ?Tìm những chi tiết thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam và nêu giá trị nghệ thuật được sử dụng trong các đoạn văn?
Nhóm1: Trong cuộc sống hàng ngày
Nhóm 2: Trong lao động
Nhóm 3: Trong chiến đấu
Nhóm 4: Giá trị nghệ thuật được sử dụng ở trong đoạn 2.
*HĐ6:Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn kết tre với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
GV: Ở đoạn 3 tác giả đã thể hiện sự gắn bó của cây tre với đất nước và con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai như thế nào?
HS trả lời
HS nhận xét, bổ sung
GV chốt ý
GV: ?Tác giả hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa?
- HS nêu ý kiến
- Hs nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý
*HĐ6: Hướng dẫn HS tìm hiểu tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn.
GV: ? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài cây treViệt Nam?
- HS trả lời
- Hs bổ sung, nhận xét
- GV gọi 3 HS đọc ghi nhớ Sgk/ Tr100
GV:? Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích Việt Nam nói về cây tre Việt Nam?
HS liệt kê
HS nhận xét, bổ sung
*HĐ7: Củng cố:
Cho HS nhắc lại phẩm chất và sự gắn bó của tre với dân tộc Việt Nam.
*HĐ8: Hướng dẫn về nhà:
- Tìm thêm những câu tục ngữ, ca dao, những truyện cổ tích Việt Nam có nói đến hình ảnh cây tre để thấy cây tre đã gắn bó lâu đời đối với dân tộc ta.
- Chuẩn bị bài mới: Câu trần thuật đơn.
- Nội dung:
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô thật trong sáng và tươi đẹp.
- Nghệ thuật:
+ Khắc họa hình ảnh tinh tế, độc đáo, chính xác.
+ Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Thép Mới( 1925 - 1991) tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở Hà Nội. Ngoài viết báo, ông còn viết nhiều bút, kí, thuyết minh phim.
2. Tác phẩm:
- Cây tre Việt Nam là lời bình cho một bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
3. Chú thích: Sgk/Tr98,99
4. Đại ý:
Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi vùng đất nước, tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai.
5. Bố cục: 3 phần
P1: Từ đầu. “chí khí như người”: Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam.
P2: Tiếp theo. “của trúc, của tre”: Sự gắn bó của tre và người trong mọi hoàn cảnh.
P3: Còn lại: Tre vẫn là bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
II. Đọc hiểu văn bản.
1.Những phẩm chất của cây tre:
- Tre có sức sống mãnh liệt.
- Tre có dáng đẹp, thanh cao, giản dị, chí khí như người.
- Màu xanh nhũn nhặn.
- Tre cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
=> Miêu tả, nhân hóa ca ngợi phẩm chất cao quý của tre cũng chính là ca ngợi những đức tính đẹp đẽ của con người.
2. Sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam.
a. Trong cuộc sống hàng ngày:
- Tre có mặt ở khắp đất nước, lũy tre bao bọc xóm làng.
- Dưới bóng tre người dân dựng nhà.
- Tre gắn bó với con người ở mọi lứa tuổi.
- Tre giúp con người biểu lộ tình cảm qua tiếng sáo.
b. Trong lao động:
- Tre giúp con người tram nghìn công việc, tre là cánh tay đắc lực cho người nông dân.
c. Trong chiến đấu:
- Tre là đồng chí.
- Tre dung làm vũ khí có hiệu quả.
=>Nhân hóa, điệp ngữ: Tre mang phẩm chất hiền hòa, thẳng thắn, can đảm và thủy chung.
3.Tre với dân tộc Việt Nam trong hiện tạ và tương lai.
- Trên đường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát
- Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình, vẫn tạo nên cổng tre thắng lợi, vẫn tạo nên những chiếc đu tre ngày hội xuân.
=> Tre là biểu tượng của đất nước, và dân tộc Việt Nam.
III. Tổng kết:
- Nghệ thuật:
+ Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.
+ Xây dựng hình ảnh phong phú, chon lọc, vừa cụ thể, vừa mang tính biểu tượng.
+ Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.
+ Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
- Nội dung:
Vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre và đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.
*Ghi nhớ Sgk/ Tr 100
*Một số câu thơ, câu ca dao, tục ngữ nói về cây tre Việt nam:
- Tục ngữ:
+Tre già măng mọc
+Tre non dễ uốn
- Ca dao:
+Đóng tre căng bạc giữa đồng 
Các anh pháo thủ xoay nòng súng lên 
Súng anh canh cả trời đêm 
Để cho trăng đẹp toả lên xóm làng. 
 +Một cành tre, năm bảy cành tre 
Đẹp duyên thì lấy chớ nghe họ hàng. 
+ Làng tôi có luỹ tre xanh 
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng. 
Bên bờ vải, nhãn, hai hàng 
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. 
-Truyện: Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cay_tre_Viet_Nam.docx