Giáo án Ngữ văn 6 - Năm học 2011-2012
I/ Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức
- Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật : danh từ chung và danh từ riêng.
- Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
3. Thái độ.
- Có ý thức viết đúng chính tả đối với các danh từ.
II/ Chuẩn bị của Thầy và Trò.
1. Thầy: bảng phụ.
2. Trò.- Học bài, chuẩn bị bài.
III/ Tiến trình tổ chức dạy – học.
*. Tổ chức lớp.
1. Kiểm tra. Em hãy nhắc lại các loại danh từ mà em đã học ở tiết 32?
2. Bài mới:Giới thiệu bài
các tiết mục hát đọc thơ - Sau mỗi câu chuyện kể là có lời nhận xét đánh giá ghi điểm của BGK và của GV - GV nhận xét uốn nắn những hạn chế của HS Hoạt động 3 Tổng kết tuyên dương và thưởng cho các em đạt vị thứ: nhất,nhì,ba I. CHUẨN BỊ KỂ CHUYỆN 1. Nội dung: Kể một chuyện mà em tâm đắc nhất thuộc bất cứ thể loại nào của VHDG ( truyền thuyết ,cổ tích, ngụ ngôn, hoặc truyện cười) 2.Yêu cầu - Kể chứ không phải học thuộc lòng, lời kể phải rõ ràng, mạch lạc, biết ngừng nghỉ đúng lúc, - Biết kể diễn cảm có ngữ điệu - Khi kể phải phát âm đúng - Tư thế kể phải đường hoàng , tự tin, mắt nhìn thẳng vào mọi người , tiếng nói đủ nghe. - Biết mở đầu khi kể và cảm ơn người nghe sau khi kể II/ TIẾN HÀNH THI KỂ CHUYỆN III. TỔNG KẾT 3. Củng cố ( 3’)GV nhận xét, động viên HS 4. Hướng dẫn học ở nhà ( 2’) - Sưu tầm một số truyện ở địa phương. - Kể chuyện trước người thân. - Chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra học kì I. Tiết 72 Giảng 6A: ……….. 6B:……………….. TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Giúp HS tự đánh giá được khả năng nhận thức của mình về môn Ngữ văn kì I. - Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài làm. 2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ: - HS có ý thức tự đánh giá, rút kinh nghiệm để học tập tốt hơn. II. Chuẩn bị : 1.GV: - Chấm, chữa bài . 2. HS: Ôn lại kiến thức đã học: III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: ( Không ) 2. Các hoạt động dạy - học:* Giới thiệu bài ( 1' ): Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1 (10'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và xây dựng đáp án: HS đọc đề bài HS: Trả lời lần lượt từng câu hỏi. GV: chốt kiến thức. GV: Lưu ý HS: Đây là dạng đề mở, HS tự do tưởng tượng cuộc gặp gỡ với Sơn Tinh. Hoặc gặp và nghe Sơn Tinh kể lại câu chuyện năm xưa của mình, hoặc tâm sự đôi điều cùng Sơn Tinh về những điều mình quan tâm. Bài làm đảm bảo tính lôgíc với truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh đã học và chuyện kể phải có ý nghĩa. HS: Lập dàn bài, trình bày. GV : KL: HĐ2 (9' ): GV nhận xét bài làm của học sinh: * Ưu điểm: - Một số bài làm nắm chắc kiến thức, trình bày đủ ý, diễn đạt lưu loát. - Nhiều bài chữ viết đẹp, trình bày khoa học( Dung, LQuỳnh, Thảo, Phương, ...) * Nhược điểm: - Một số bài làm sơ sài, trả lời còn chung chung, chưa đúng vào yêu cầu câu hỏi. - Nhiều bài sơ sài, thiếu ý, diễn đạt lủng củng. - Một số bài chữ viết sấu, chưa hoàn thành bài viết. ( Tuấn, Thiện , Đoàn, Nhất, ...) HĐ3 ( 20'): GV hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong bài viết GV trả bài HS chữa lỗi trong bài viết của mình HS trao đổi bài viết, tự kiểm tra theo cặp GV kiểm tra một số bài viết đã chữa lỗi của học sinh. - GV: Cho đọc một số bài làm khá. I. ĐỀ BÀI, TÌM HIỂU ĐỀ, XÂY DỰNG ĐÁP ÁN: Câu 1: - Từ ghép: khôi ngô, khoẻ mạnh. - Từ láy: đẹp đẽ, hồng hào. Câu 2: Nghĩa của từ “cháy” tạo thành lửa làm cho các đồ vật bị thiêu huỷ thành than hay tro bụi. Do tác động của ánh nắng mặt trời khiến cho da bị đen xạm lại. Câu 3:Ý nghĩa của truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên” Ca ngợi dòng dõi cao quý của dân tộc. Thể hịên ý nguyện đoàn kết dân tộc. Ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng. Câu 4. Kể lại giấc mơ gặp Sơn Tinh. Mở bài:Giới thiệu được hoàn cảnh gặp Sơn Tinh. Thân bài: Kể lại giấc mơ đó: Hình ảnh Sơn Tinh( vóc dáng, trang phục, cử chỉ ....) Cuộc trò truyện giữa em và Sơn Tinh: + Những điều em hỏi: về cuộc sống với Mị Nương, về kinh nghiệm chống bão.. + Những điều tâm sự của Sơn Tinh: Vấn đề bảo vệ môi trường, phòng chống lũ lụt trong thời đại ngày nay( không phải chỉ cần đến sức khoẻ mà cần có khoa học kĩ thuật hiện đại trong dự báo, đấu tranh chống thiên tai....) Cuộc chia tay của em với Sơn Tinh diễn ra như thế nào, cảm xúc của em c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cuộc gặp gỡ với Sơn Tinh. II/ NHẬN XÉT: III.TRẢ BÀI- CHỮA LỖI: Sai Sửa lại Lỗi diễn đạt Thể hiện sự ao ước hoà bình cho đất nước ta. Thể hiện ý nguyện đoàn kết của dân tộc ta. Lỗi chính tả ý nghuyện, làm song, đánh dặc, sâm lược... ý nguyện,làm xong, đánh giặc, xâm lược Lỗi viết số,viết tắt 1,2, ko,nc.. một, hai,không, nước.. 3. Củng cố ( 3’ ): - GV khắc sâu cách trình bày một nội dung kiến thức trong bài kiểm tra. 4. Hướng dẫn về nhà ( 2' ): - Ôn lại kiến thức ngữ văn đã học ở kì I - Chuẩn bị sách vở cho học kì II. - Đọc và soạn bài Bài học đường đời đầu . ...................................................................................................................................... Tiết 01 Giảng 6A: ……….. 6B:……………….. ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Giúp HS tự đánh giá được khả năng nhận thức của mình về môn Ngữ văn kì I. 2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ: - HS có ý thức tự đánh giá, ôn tập . II. Chuẩn bị : 1.GV: - Hệ thống câu hỏi ôn tập. 2. HS: Ôn lại kiến thức đã học: III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: ( Không ) 2. Các hoạt động dạy - học: GV Hướng dẫn HS giải một số đề do Phòng GD ra. Đề 2: Câu 1: (2điểm) Ý nghĩa truyền thuyết Con rồng cháu tiên? Câu 2 (1 điểm) Tìm cụm danh từ trong câu sau và điền vào mô hình cụm danh từ? Khi công chúa sắp sửa ném quả cầu, bỗng nàng bị một con đại bàng khổng lồ quắp đi. (Thạch Sanh) Câu 3: (2điểm) So sánh đặc điểm ngữ pháp động từ và danh từ ở khía canh: + Khả năng kết hợp với các từ khác? + Chức năng ngữ pháp trong câu? Câu 4: (5 điểm) Hãy kể về một người em yêu thương nhất. HS: Trả lời từng câu hỏi, bổ sung. GV: Hướng KL: Câu 1: Ý nghĩa truyền thuyết Con rồng cháu tiên: Ca ngợi dòng dõi cao quý của dân tộc. Thể hịên ý nguyện đoàn kết dân tộc. Ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng. Câu 2: Phần trước Phần trung tâm Phần sau t2 t1 T1 T2 S1 S2 một con đại bàng khổng lồ quắp đi Câu 3:So sánh đặc điểm ngữ pháp động từ và danh từ ở khía canh: Nội dung so sánh Danh từ Động từ Khả năng kết hợp với các từ khác Lượng từ . Số từ. Chỉ từ. Một só từ loại khác bổ sung ý nghĩa về đặc điểm, tính chất. Các quan hệ từ chỉ quan hệ thời gian, sự tiếp diễn, khẳng định, phủ định… Các phụ ngữ bổ sung ý nghĩa về địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân,... Chức năng ngữ pháp trong câu Danh từ chỉ có khả năng làm vị ngữ(nếu làm vị ngữ sẽ có từ “là” đứng trước) Khả năng điển hình của động từ là làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các quan hệ từ, các phụ ngữ ở trên. Câu 4: (5 điểm) Hãy kể về một người em yêu thương nhất. Mở bài: Giới thiệu được người mà em yêu quý nhất( có thể là ông, bà, bố, mẹ, ….) Thân bài: Kể được các chi tiết, sự việc liên quan đến người mà em yêu quý nhất. Kể về ngoại hình, những điểm nổi bật, gây ấn tượng mà em yêu thương. Kể về một số sự việc thể hiện tính cách, phẩm chất tốt đẹp của người đó(yêu thương giúp đỡ mọi người, biết đoàn kết mọi người, biết chịu đ]ngj gian khổ, vượt khó khăn, …) Kể về một số sự việc thể hiện ý thích, thói quen của người đó( trồng cây, nấu ăn, …) Kể về tình cảm của em với người đó. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em với người đó. 3. Củng cố: GV Nhắc lại nội dung ôn tập, khác sâu kiến thức. 4. Hướng dẫn học: Về nhà viết bài hoàn thiện cho câu 4. ………………………………………………………………………… Tiết 02 Giảng 6A: ……….. 6B:……………….. ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Giúp HS tự đánh giá được khả năng nhận thức của mình về môn Ngữ văn kì I. 2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ: - HS có ý thức tự đánh giá, ôn tập . II. Chuẩn bị : 1.GV: - Hệ thống câu hỏi ôn tập. 2. HS: Ôn lại kiến thức đã học: III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: ( Không ) 2. Các hoạt động dạy - học: GV Hướng dẫn HS giải một số đề do Phòng GD ra. Đề 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi –bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữ hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi châm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Tùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn trả gươm lại cho Long Quân!” Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn thấy vật gì sáng le lói trên mặt hồ xanh. (Sự tích Hồ Gươm) Câu 1: (1điểm) Nhận xét phương thức biểu đạt của đoạn văn? Câu 2 (1 điểm) Xác định ngôi kể trong đoạn văn? Câu 3: (2điểm) Tìm 02 cụm danh từ có trong đoạn văn trên và điền vào mô hình? Câu 4: (1điểm) Tìm 02 từ Hán Việt có trọng đoạn văn trên? Câu 5: (5 điểm) Kể một câu chuyện mà em yêu thích trong chương trình Ngữ văn 6 tập I bằng lời văn của em HS: Trả lời từng câu hỏi, bổ sung. GV: Hướng KL: Câu 1: Phương thức biểu đạt: Tự sự. Tự sự kết hợp với miêu tả. Câu 2: Ngôi kể thứ ba. Câu 3: 2 cụm danh từ: một con rùa lớn, thanh gươm thần. Câu 4: tự nhiên, hoàn. Câu 5: a. Më bµi: Giíi thiÖu nh©n vËt hoÆc sù viÖc khëi ®Çu. b.Th©n bµi: C¸c sù viÖc diễn ra như thế nào? KÕt bµi: KÕt thóc truyÖn . 3. Củng cố: GV Nhắc lại nội dung ôn tập, khác sâu kiến thức. 4. Hướng dẫn học: Về nhà viết bài hoàn thiện cho câu 5. ……………………………………………………………………………………….. Tiết 73 Giảng 6A: ……….. 6B:……………….. BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN ( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài ) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi. - Dế Mèn - một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 2. Kĩ năng: - Phân tích nhân vật . - Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả. 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết. II. Chuẩn bị : 1. GV: - Chân dung nhà văn Tô Hoài, tranh minh hoạ cho bài học, bảng phụ. - Tác phẩm " Dế Mèn phiêu lưu kí " 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy - học: * . Ổn định lớp: 6A: 6B: 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 2. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả- tác phẩm: - HS: Đọc chú thích SGK ? Em hiểu gì về Tô Hoài ? - HS trình bày - GV nhận xét, bố sung. - GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông . ? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm? - HS: Trả lời ? Em hãy nêu vị trí của đoạn trích? HS: GV: Chốt kiến thức. HĐ 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung: - GV: Hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu một đoạn -> HS đọc tiếp -> GV nhận xét. - GV: Giải thích một số từ khó. ? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào ? Tác dụng của nó ? - HS: Trả lời ? Theo em văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? - HS: Thảo luận -> Trả lời: Bố cục: 2 phần - Đoạn 1 : + Dế Mèn tự tả chân dung mình + Trình tự tả: Chân dung tĩnh: tả hình dáng. Chân dung động: hoạt động, thói quen - Đoạn 2 : Trêu chị Cốc Dế Mèn hối hận GV?Thể loại văn chủ yếu của tác phẩm này là gì? HS: HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản GV? Hãy nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn? - HS: Trả lời GV? Hãy nêu các chi tiết miêu tả hành động của Dế Mèn? - HS: Trả lời ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả khi tả Dế Mèn? - HS: Trả lời ? Cách dùng từ như vậy có tác dụng gì? - HS: Trả lời ? Em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn? HS: Trả lời GV? Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn? ? Cách miêu tả như vậy có tác dụng gì? - HS: T¸c gi¶ sö dông rÊt nhiÒu tÝnh tõ Ên tương nh»m miªu t¶ DÕ MÌn mét c¸ch sinh ®éng nhÊt. GV: Thảo luận về nét đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính cách của Dế Mèn? - HS: Thảo luận theo bàn ( 5p): * Nét đẹp trong hình dáng : Khoẻ mạnh, cường tráng, đầy sức sống thanh niên thể hiện trong từng bộ phận của cơ thể, dáng đi, hoạt động… Đẹp trong tính nết : yêu đời tự tin. * Nét chưa đẹp trong tính nết của Mèn : Kiêu căng, tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu GV tiểu kết : Đây là một đoạn văn rất độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật tả vật ,bằng cách nhân hoá, dùng nhiều tính từ, động từ, từ láy, so sánh rất chọn lọc, chính xác, Tô Hoài đã để cho Dế Mèn tự hoạ bức chân dung của mình vô cùng sống động, phù hợp với thực tế, hình dáng, tập tính của loài dế, cũng như một số thanh thiếu niên ở nhiều thời. - HS: Đọc phân vai I. TÌM HIỂU TÁC GIẢ- TÁC PHẨM: 1. Tác giả: SGK 2. Tác phẩm: SGK II. Đọc và tìm hiểu chung: - Bố cục: 2 phần - Thể loại: là kí nhưng thực chất là truyện, tiểu thuyết đồng thoại. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn : * Ngoại hình: + Càng : mẫm bóng + Vuốt : Cứng, nhọn hoắt + Cánh - áo dài chấm đuôi + Đầu to : Nổi từng tảng + Răng : Đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp + Râu : Dài, uốn cong * Hành động : + Đạp phanh phách. + Nhai ngoàm ngoạp. + Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân rung râu. + Cà khịa với tất cả mọi người trong xóm + Quát Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó -> Sử dụng nhiều động từ, tính từ->Tạo nên sự khoẻ mạnh cường tráng của Dế Mèn. * Tính cách: - Yêu đời, tự tin - Kiêu căng tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu. * Luyện tập 3. Củng cố - GV có thể tóm tắt truyện để học sinh tham khảo. 4. Hướng dẫn học ở nhà - Tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí . - Học thuộc nội dung đã tìm hiểu để nắm được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn - Chuẩn bị phần tiếp theo của bài. Tiết 74 Giảng 6A: ……….. 6B:……………….. ................................................................................................................................. BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN ( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài ) ( Tiếp) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi. - Dế Mèn - một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 2. Kĩ năng: - Phân tích nhân vật . - Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả. 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết. II. Chuẩn bị : 1. GV: - Chân dung nhà văn Tô Hoài, tranh minh hoạ cho bài học, bảng phụ. - Tác phẩm " Dế Mèn phiêu lưu kí " 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy - học: * . Ổn định lớp: 6A: 6B: 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 2. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1: Tìm hiểu bài học đường đời đầu tiên - GV: Sự mâu thuẫn giữa ngoại hình và tính cách của Dế Mèn đã dẫn đến hậu quả gì? - HS: Đọc đoạn “ Tính tôi hay nghịch ranh...đầu tiên” ? Hãy so sánh hành động và thái độ của Dế Mèn trước và sau khi trêu chị Cốc? - HS: Trả lời ? Việc làm đó của Dế Mèn dẫn đến kết quả gì? - HS: Trả lời ? Qua sự việc ấy Dế Mèn đã rút ra bài học gì cho bản thân? Ý nghĩa của bài học này? - HS: Trả lời ? Câu cuối cùng của đoạn trích có gì đắc sắc? - HS: Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc. HĐ2: Hướng dẫn tổng kết ? Nội dung của truyện là gì? - HS: Trả lời ? Hãy nhận xét về đặc sắc nghệ thuật kể, tả của Tô Hoài? - HS: trả lời - HS: Đọc ghi nhớ ? Ở đoạn cuối câu truyện, sau khi chôn cất choắt Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mộ của người bạn xấu số. Em hãy thử hình dung tâm trạng của Dến Mèn để nói lên, diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời kể của Dế Mèn? HS: Bộc lộ. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 2. Bài học đường đời đầu tiên Trước khi trêu chị Cốc Sau khi trêu chị Cốc - Quắc mắt với Choắt - Mắng Choắt - Cất giọng véo von trêu chị Cốc -> Hung hăng, ngạo mạn, xốc nổi - Chui tọt vào hang - Núp tận đáy hang, nằm im thin thít - Mon men bò lên -> Hoảng sợ, hèn nhát * Kết quả: - Choắt chết -> Dế Mèn hối hận, chôn cất Choắt => Rút ra bài học đường đời đầu tiên III. TỔNG KẾT 1, Nội dung: - Vẻ đẹp của Dế Mèn. - Sự ân hận của Dế Mèn và bài học ghi nhớ. 2, Nghệ thuật: - Nghệ thuật miêu tả loài vật. - Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất. - Ngôn ngữ chính xác - Thể loại truyện đồng thoại rất phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi * Ghi nhớ : sgk (11). IV. LUYỆN TẬP 3. Củng cố - Cho đọc phân vai - GV có thể tóm tắt truyện để học sinh tham khảo 4. Hướng dẫn học ở nhà - ViÕt mét ®o¹n v¨n 10 dßng ,c¶m nhËn cña em vÒ DÕ MÌn qua ®o¹n truyÖn võa häc . - Đọc và nghiên cứu bài: Phó từ. Tiết 75 Giảng 6A: ……….. 6B:……………….. PHÓ TỪ I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Khái niệm Phó từ + Ý nghĩa khái quát của Phó từ. + Đặc điểm ngữ pháp của Phó từ. - Các loại Phó từ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết phó từ trong văn bản . - Phân biệt các loại phó từ. - Sử dụng phó từ để đặt câu. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng Tiếng Việt khi nói, viết. II. Chuẩn bị : 1. GV: - Bảng phụ. 2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy - học: * . Ổn định lớp: 6A: 6B: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học kì I chúng ta đã học những từ loại nào ? ( Danh từ , động từ , tính từ , chỉ từ , lượng từ , số từ ) 2. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1:Hình thành khái niệm phó từ - GV treo bảng phụ có ghi VD Sgk - HS đọc VD và trả lời câu hỏi ? Các từ : đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất , ra… bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? - HS: Trả lời ? Những từ được bổ xung ý nghĩa thuộc từ loại nào? - HS: Trả lời ? Từ sự phân tích ví dụ trên em hãy cho biết phó từ là gì ? - HS đọc ghi nhớ 1 sgk. - HS làm bài tập nhanh : tìm phó từ a, Ai ơi chua ngọt đã từng Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau b, Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá như tôi không chêu chị Cốc thì Choắt đâu tội gì HĐ2: Phân loại phó từ. - GV treo bảng phụ có ghi VD mục II, - HS đọc và trả lời câu hỏi ? Những phó từ nào đi kèm với các từ : Chóng ,trêu,, trông thấy, loay hoay? - GV : Lưu ý: trong Tiếng Việt, 1 từ có thể được 1 hoặc nhiều từ khác bổ nghĩa cho nó. Ví dụ : Đừng quên nhau = đừng quên + quên nhau, Lớn nhanh = Lớn nhanh + lớn quá - HS thống kê các phó từ tìm được ở mục I, II . - GV treo bảng: các loại phó từ ? Nhìn vào bảng phân loại, hãy cho biết phó từ gồm mấy loại ? Ý nghĩa các loại phó từ ? ? Kể thêm phó từ mà em biết? - HS: Trả lời - HS: Đọc ghi nhớ: SGK HĐ3: Hướng dẫn luyện tập - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập. - GV cho HS làm theo nhóm với trò chơi tiếp sức : Thi tìm hiểu ý nghĩa của các phó từ trong 5 phút ,đội nào xong trước đội ấy thắng . - Sau đó lớp nhận xét. GV bổ xung và kết luận - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn HS viết đoạn văn : + Nội dung : Thuật lại việc Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết bi thảm của Dế Choắt. + Độ dài : Từ 3 – 5 câu + Kĩ năng : Có dùng một phó từ, giải thích lý do dùng phó từ ấy I. PHÓ TỪ LÀ GÌ? 1. Ví dụ : SGK 2. Nhận xét: a. đã > đi, cũng > ra, vẫn chưa > thấy, thật > lỗi lạc. b. soi gương ưa nhìn, to bướng - Động từ : Đi, ra, thấy, soi… - Tính từ : Lỗi lạc, ưa, to, bướng… * Ghi nhớ: SGK II. CÁC LOẠI PHÓ TỪ 1. Ví dụ : SGK 2. Nhận xét: * Các phó từ: lắm, đừng, không, đã, đang. * Bảng phân loại phó từ: Ý nghĩa PT đứng trước ĐT,TT PT đứng sau ĐT,TT -Chỉ quan hệ thời gian -Chỉ mức độ -Chỉ sự tiếp diễn -Chỉ sự phủ định -Chỉ sự cầu khiến -Chỉ kết quả và hướng -Chỉ khả năng đã, đang Cũng, vẫn Cũng ,vẫn Không… đừng,chớ.. Lắm,quá Vào , ra được * Ghi nhớ : SGK III. LUYỆN TẬP : Bài 1 : a, Phó từ : - Đã : chỉ quan hệ thời gian - Không : Chỉ sự phủ định - Còn : Chỉ sự tiếp diễn tương tự - Đã : phó từ chỉ thời gian - Đều : Chỉ sự tiếp diễn - Đương, sắp : Chỉ thời gian - Lại : Phó từ chỉ sự tiếp diễn - Ra : Chỉ kết quả, hướng. - Cũng, Sắp : Chỉ sự tiếp diễn, thời gian - Đã : chỉ thời gian - Cũng : Tiếp diễn - Sắp : Thời gian b, Trong câu
File đính kèm:
- Van 6- 2011.doc