Giáo án Ngữ văn 6 - Lê Văn Bình - Tuần 4

1/. MỤC TIÊU:

- Hiểu được thế nào là chủ đề và dàn bài văn tự sự.

- Tập viết mở bài cho bài tự sự.

- Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề .

 1.1/ Kiến thức :

- Yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự .

- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự sự .

- Bố cục của bài văn tự sự .

 1.2/ Kĩ năng :

 Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phầ mở bài cho bài văn tự sự .

 1.3. Thái độ:

 Hs biết thêm về văn tự sự.

 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 2.1. Chuẩn bị của giáo viên:

 SGK, giáo án.

 2.2. Chuẩn bị của học sinh:

 SGK, soạn bài ở nhà.

 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

 *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

 3.1.Ổn định: KTSS

 3. 2.Kiểm tra:

- Hãy trình bày đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự?

- Kiểm tra bài tập về nhà.

 Giới thiệu bài: Nêu vấn đề về vai trò của chủ đề, dàn bài của bài văn tự sự -> Dẫn vào bài -> Ghi tựa.

 

doc14 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2242 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Lê Văn Bình - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ?
 	+Kiểm tra bài tập về nhà
 Giới thiệu bài:GV nêu vấn đề về cách giải thích tên gọi Hồ Gươm (xem tranh)-> dẫn vào bài -> ghi tựa. 3.3.Tiến hành bài học: 
 a/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, phân tích, thảo luận, gợi tìm, nêu vấn đề.
 b/ Các bước hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung lưu bảng
+ Hoạt động 2:. Tìm hiểu chung: (10’)
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
- GV bình giảng các ý :
+Lê lợi có ảnh hưởng gì về cuộc khởi nghĩa.
+Thế nào là truyề thuyết địa danh ? 
+ Sự giải thích cho việc hồ Hoàn Kiếm .
=> sau khi bình từng ý -> GV ghi bảng .
- Tạm chia truyện thành 2 phần:
 + Từ đầu…… đất nước.
 + Còn lại.
- Gọi HS đọc và nêu ý chính mỗi đoạn.
- GV nhấn mạnh các chú thích (1), (3), (4), (6), (12).
Hoạt động 3 : Phân tích . (20’)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
Hỏi : Vì sao Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm?
- GV diễn giảng: dường như cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân được tổ tiên ủng hộ.
Hỏi : Lê Lợi đã nhận được gươm như thế nào? GV gợi ý cho HS đọc và tóm tắt sự việc: Từ hồi ấy…… quốc.
- GV tóm tắt các sự việc “cách cho mượn gươm” bảng phụ:
 * Lê Thận nhặt lưỡi gươm dưới biển.
 * Lê Lợi nhặt chuôi gươm trên rừng.
 * Lưỡi tra vào chuôi vừa như in.
 * Lê Thận dâng gươm cho Lê lợi.
Hỏi : Cách Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm có ý nghĩa gì ?
Hỏi : Em hiểu thế nào là “Thuận thiên”?
(Lồng bài tập 2 vào).
- GV nhấn mạnh: Thận thiên là ý trời, ý của nhân dân. 
Hỏi : Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân ?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2.
Hỏi : Khi nào Long Quân cho đòi lại gươm thần? 
- Cho HS xem tranh.
Hỏi : Cảnh đòi gươm và trả gươm ntn?
 - Nhận xét câu trả lời của HS.
Hỏi : Việc đòi trả gươm ấy có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu HS thảo luận.
- GV nhận xét (Làm bài tập 1)
- Nêu những thành công về nghệ thuật của văn bản ?
Hoạt động 4: ý nghĩa (5’)
- GV cho HS thảo luận tìm ý nghĩa truyện.
- Yêu cầu HS khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK.
- Cho HS xem tranh về Hồ Gươm -> Nêu cảm nghĩ.
-GV chốt :
- Bằng những chi tiết tưởng tượng , kỳ ảo, giàu ý nghĩa ( như Rùa Vàng, gươm thần ), truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tíng chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỷ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc .
- xy dựng cc tình tiết thể nguyện ý đon kết của dn tộc .
HS nghe 
HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
- Đọc diễn cảm SGK.
- Đoạn 1: Long Quân cho mượn gươm đánh giặc.
- Đoạn 2: Long Quân đòi gươm khi hết giặc.
-Đọc SGK.
-Đọc thầm đoạn 1 -> trả lời cá nhân: Thế lực nghĩa quân còn non yếu.
- Nghe.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nhìn, đọc bảng phụ.
-Cho HS thảo luận và trả lời.
- Đọc thầm, trả lời theo SGK.
- HS trả lời cá nhân. 
- Đọc thầm 
– HS trả lời cá nhân: Khi đất nước thanh bình.
- Nhìn, quan sát.
- Cá nhân tóm tắt lại cảnh đòi và trả gươm.
- Thảo luận -> Tìm ý nghĩa chi tiết đòi trả gươm.
- Hs trả lời cá nhân.
- Hs thực hiện.
I/. Tìm hiểu chung:
1. Lê Lợi là linh hồn của cuộc kháng chiến vẻ vang của dân ta chống giặc Minh xâm lược ở thế kỷ XV .
2. Truyền thuyết địa danh : loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh .
3. “Sự tích hồ Gươm” là một trong những truyền thuyết tiêu biểu nhất về hồ Hoàn Kiếm và Lê Lợi .
II/. Phân tích:
1/ Nội dung
a. Long Quân cho mượn gươm thần:
a1. Nguyên nhân cho mượn gươm:
 Giặc minh xâm lược nước ta , thế lực nghĩa quân còn non yếu, nhiều lần thất bại.
 a.2. Cách cho mượn gươm:
 * Lê Thận nhặt lưỡi gươm dưới nước.
 * Lê Lợi nhặt chuôi gươm trên ngọn cây đa.
b. Long Quân cho đòi lại gươm:
b.1. Hoàn cảnh chung:
 Đuổi xong giặc, đất nước thanh bình -> Rùa vàng đòi lại gươm.
b.2. Cảnh đòi gươm và trao lại gươm thần:
- Thể hiện tình yêu hoà bình của nhân dân, ánh sáng của gươm thần là ánh sáng của chính nghĩa. 
- Giải thích tên gọi Hồ Gươm.
2.Nghệ thuật:
 - Xây dựng các tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của nhân dân ta đoàn kết 1 lòng chống giặc ngoại xâm.
 - sử dụng 1 số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa như gươm thần, Rùa Vàng.
III. Ý nghĩa:
 truyện giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta.
Hoạt động 4: Luyện tập
- Yêu cầu HS đọc phần đọc thêm về ý nghĩa của chi tiết trao gươm (Có thể lồng vào bài học).
- Nêu yêu cầu bài tập 2 -> cho HS thảo luận (Có thể lồng vào bài học).
- Đọc thầm phần đọc thêm SGK.
- Suy nghĩ, lí giải chi tiết nhận gươm.
- Củng cố:
Bài tập 1. SGK.
Bài tập 2: Vì như vậy tác phẩm sẽ không thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân trên dưới một lòng.
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
 4.1. Củng cố: ( Tổng kết)
 - Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” nhằm ca ngợi điều gì và giải thích sự việc gì ?
 - Trong truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” đã sử dụng nghệ thuật gì ?
4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập)
a. Bài vừa học:
 - Đọc kỹ truyện, nhớ các sự kiện chính, đọc diễn cảm và kể lại truyện bằng lời văn của mình .
 - Phân tích ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng “Rùa Vàng đòi lại gươm” .
 - Sư tầm các bài viết về Hồ Gươm (sách báo nhà trường) .
 - Ôn tập về các tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết để chuẩn bị ôn lại .
 - Về làm bài tập 3,4.
b. Chuẩn bị bài mới: “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự” , cần soạn :
+ Mục I. đọc bài văn (mục 1) và trả lời câu hỏi (mục 2) à Ghi nhớ .
 +Mục II. Soạn đủ 2 bài tập và nhớ dọc bài đọc thêm trước khi đến lớp .
c. Bài sẽ trả: Sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
HS trả lới .
HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Bài tập 3: 
- Lam Sơn – Thanh Hoá là nơi khởi binh -> Đông đô Thăng Long là nơi kết thúc khởi nghĩa là trung tâm văn hoá, chính trị cả nước.
- Hồ Tả Vọng nằm giữa lòng kinh đô Thăng Long -> Tạo nên một truyền thuyết lịch sử li kì về Hồ Gươm.
-> Thể hiện tình yêu hoà bình, tinh thần cảnh giác của nhân dân.
Bài tập 4: - Định nghĩa truyền thuyết SGK.
- Các truyền thuyết: SGK.
Tuần 4 – Tiết 14
Ns: 18 /08/2013
Nd: 26 – 31/08/2013
TLV : CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI TRONG VĂN TỰ SỰ
1/. MỤC TIÊU:
Hiểu được thế nào là chủ đề và dàn bài văn tự sự. 
Tập viết mở bài cho bài tự sự.
 Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề ..
 1.1/ Kiến thức :
Yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự .
Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự sự .
Bố cục của bài văn tự sự .
 1.2/ Kĩ năng :
 Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phầ mở bài cho bài văn tự sự .
 1.3. Thái độ:
	Hs biết thêm về văn tự sự.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 SGK, giáo án.
 2.2. Chuẩn bị của học sinh:
 SGK, soạn bài ở nhà.
 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
 3.1.Ổn định: KTSS
 3. 2.Kiểm tra: 
- Hãy trình bày đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự?
- Kiểm tra bài tập về nhà.
 Giới thiệu bài: Nêu vấn đề về vai trò của chủ đề, dàn bài của bài văn tự sự -> Dẫn vào bài -> Ghi tựa.
3.3.Tiến hành bài học: 
 a/ Phương pháp: Phân tích theo mẫu, gợi tìm, qui nạp.
 b/ Các bước hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung lưu bảng
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức. (25’)
- Gọi HS đọc bài văn mục 1 SGK.
- Nêu câu hỏi 2 a SGK-> gọi HS trả lời.
Hỏi : Lòng thương yêu người bệnh của Tuệ Tĩnh thể hiện ở những sự việc nào trong phần thân bài ?
- GV khái quát lại vấn đề: đây là ý chính của bài mà người kể muốn thể hiện -> chủ đề.
- Nêu tiếp câu hỏi 2b SGK -> gọi HS trả lời cá nhân.
 Hỏi : Chủ đề của bài văn thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào ? Gạch dưới những câu văn đó.
- GV nêu tiếp câu hỏi 2c: Hãy chọn nhan đề thích hợp SGK và nêu lí do? Em có thể đặt tên khác cho bài văn không?
- Cho HS thảo luận.
- GV khái quát lại vấn đề, rút ra ý 1 ghi nhớ.
Hỏi : Vậy em hiểu như thế nào là chủ đề?
 GV chốt : 
+ Chủ đề và sự việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau : sự việc thể hiện chủ đề, chủ đề thắm nhuần trong sự việc .
+ Chủ đề của bài văn tự sự thể hiện qua sự thống nhất giữa nhan đề, lời kể, nhân vật, sự việc . 
Hỏi : Chủ đề của một bài tự sự là gì ?
- Cho HS xem lại bài văn
Hỏi : Dàn bài của bài tự sự trên có mấy phần ? Em hãy nêu nhiệm vụ từng phần?
- GV nhận xét, sửa chữa.
- Bài tập nhanh: Hãy tìm bố cục truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ? (xem lại bài trước)
Gv chốt :
a) Từ đầuà mỗi thứ một đôi : Vua Hùng thứ 18 kén rễ .
b) “Hôm sau ….đành rút quân” : Sơn Tinh , Thuỷ Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần .
c) Còn lại : Sự trả thù hàng năm về sau của Thuỷ Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh .
Hỏi : Từ hai dàn bài “Người thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” và “Sơn Tinh, Thủy Tinh” , em hy cho biết dàn bài của một bài văn tự sự gồm có mấy phần ? nêu nội dung của từng phần .
- GV nhận xét và rút ra ý 2 ghi nhớ SGK
- Đọc cá nhân SGK.
- Suy nghĩ trả lời.
(a) Phẩm chất thầy thuốc : lòng thương người. Liệt kê 2 sự việc:
+ Từ chối chữa người giàu trước (nhẹ).
 + Chữa ngay cho chú bé (vì nặng).
- HS trả lời cá nhân. 
Phải: chủ đề là ca ngợi y đức, lòng thương người.
- Đọc thầm. Dùng bút gạch dưới câu văn: “hết lòng ………người bệnh”, “con …..ân huệ”.
- Thảo luận, trả lời: cả ba đều thích hợp nhưng sắc thái khác nhau:
1. Phẩm chất cao đẹp của danh y.
2. Nhấn mạnh tình cảm.
3. Đạo đức nghề nghiệp.
+ Tên 1 số nhan đề:
 “Một lòng vì người bệnh”……
- Trả lời ghi nhớ SGK.
- Quan sát, đọc thầm.
- Cá nhân suy nghĩ – trả lời -> Cá nhân khác bổ sung.
- Hs nhắc lại bố cục ở bài học trước .
-HS trả lời .
HS đọc ghi nhớ 2 
I/ Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
1. Tìm hiểu về chủ đề của bài văn tự sự .
A. Tìm hiểu .
a) Phẩm chất : tốt của người thầy thuốc Tuệ Tĩnh.
b) Chủ đề: Y đức của người thầy thuốc Tuệ Tĩnh.
c) Chọn nhan đề : Một lòng vì người bệnh .
** Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
Chủ đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: sự viêc thấm nhuần chủ đề chủ đề thấm trong sự việc 
Thể hiện trong quan hệ thống nhất nhan đề 
2. Tìm hiểu dàn bài của bài văn tự sự .
A. Tìm hiểu .
a) Dàn bài:
 1.Mở bài: Giới thiệu về Tuệ Tĩnh - nhà danh y lỗi lạc đời Trần.
 2. Thân bài: diễn biến sự việc
 - Một nhà quý tộc nhờ chữa bệnh à ông chuẩn bị đi.
 - Sự kiện: con một người nông dân bị ngã gãy đùi.
 - Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con người nông dân trước.
 3.Kết bài: Ông lại tiếp tục đi chữa bệnh.
** Dàn bài bài văn tự sự thường gồm ba phần :
 -Phần Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc ;
 -Phần Thân bài : Kể diễn biến của sự việc ;
 -Phần Kết bài: Kể kết cục của sự việc .
Hoạt động 3 : Luyện tập . (10’)
- Gọi HS đọc văn bản và lần lượt nêu câu hỏi : 1.a, b, c, d SGK.
- Gọi HS lần lượt trả lời cá nhân. Riêng câu 1c cho HS thảo luận.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc, nắm yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét.
- Cho HS tham khảo phần đọc thêm SGK.
- GV cho HS thấy rõ sự giống, khác nhau giữa hai truyện:
 + Giống : Bố cục 3 phần.
 + Khác: Truyện Tuệ Tĩnh:
- Mở bài : nói rõ chủ đề.
- Yếu tố bất ngờ ở đầu truyện.
 Truyện Phần thưởng:
-Mở bài: Giới thiệu tình huống.
- Yếu tố bất ngờ ở cuối truyện. 
- Gọi HS đọc, nắm yêu cầu bài tập 2.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- Cho HS tham khảo phần đọc thêm sgk.
- Đọc + nắm yêu cầu bài tập.
- Suy nghĩ trả lời.
- Thảo luận tìm điểm giống và khác nhau của 2 truyện.
- Đọc lại mở bài và kết bài của 2 truyện -> Nhận xét.
- Nghe 
- Cá nhân đọc SGK.
II.Luyện tập:
Bt 1 a/ Chủ đề biểu dương lòng trung nghĩa, ngay thẳng và trí thông minh của người nông dân, chế giễu thói cậy quyền thế để thoả mãn lòng tham của viên quan . Chủ đề tập trung ở việc người nông dân xin thưởng 50 roi và đề nghị chia phần thưởng.
 b/ Ba phần : MB là câu 1, KB là câu cuối, phần còn lại là TB .
 c/ So sánh :
Tuệ Tĩnh
Phần thưởng
MB : nêu rõ chủ đề 
MB : nêu tình huống
KB : cả hai đều hay
Sự việc : cả hai đầy kịch tính bất ngờ .
 d/ Câu chuyện thú vị ở chỗ : lời cầu xin phần thưởng lạ lùng -> kết thúc bất ngờ -> sự thông minh hóm hỉnh của người nông dân .
Bt 2 :
Sơn Tinh Thuỷ Tinh
Sự tích Hồ Gươm
MB : nêu tình huống
MB : nêu tình huống dẫn giải dài hơn.
KB : nêu sự việc tiếp diễn 
KB : nêu sự việc kết thúc.
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
 4.1. Củng cố: ( Tổng kết)
 - Chủ đề của văn bả là gì ? 
 - Dàn bài của bài văn tự sự gồm có mấy phần ? hãy kể ra .
4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập)
a. Bài vừa học:
Làm ở nhà BT2 : Tập viết phần mở bài và kết bài cho hai văn bản tự sự “Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm” theo hai cách ; 
+ Giới thiệu chủ đề câu chuyện .
+ Kể tình huống nảy sinh câu chuyện
b. Chuẩn bị bài mới: “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự” , cần lưu ý :
* Đề văn tự sự .
+ Mục I. đọc các đề và trả lời câu hỏi .
* Cách làm bài văn tự sự .
- Xem các đề và trả lời câu hỏi a,b,c,d,đ .
Sau đó tìm hiểu ghi nhớ .
+ Mục II. Luyện tập : Chuẩn bị ở nhà à tới tiết học sẽ trình bày trước lớp .
c. Bài sẽ trả: Chủ đề và dàn bài trong văn tự sự. 
HS trả lời .
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Lắng nghe và thực hiện ở nhà .
Đáp án BT2 :
a) Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
- Mở bài : “Hùng Vương thứ 18 … muốn kén cho con người chồng thật xứng đáng.”
- Kết bài : “Từ đó, oán nặng, thù sâu … đánh rút quan về.” 
b) Truyện “Sự tích Hồ Gươm” .
- Mở bài : “Vào thời giặc Minh … cho nghĩa quân mượn thanh gươm để giết giặc.” 
- Kết bài : “Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.” 
Tuần 4 – Tiết 15,16
Ns: 18 /08/2013
Nd: 26 – 31/08/2013
 Tập làm văn 
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
1/. MỤC TIÊU:
 Biết tìm hiểu đề văn tự sự, cách làm bài văn tự sự 
 1.1/ Kiến thức :
Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề).
Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự .
Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý .
 1.2/ Kĩ năng :
 - Tìm hiểu đề : đọc kỹ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự .
 - Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự. 
 1.3. Thái độ:
	Hs biết thêm cách hành văn tự sự.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 SGK, giáo án, đề kiểm tra 15 phút.
 2.2. Chuẩn bị của học sinh:
 SGK, soạn bài ở nhà.
 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (15’)
 3.1.Ổn định: KTSS
 3. 2.Kiểm tra: ( 10’)
 	Câu hỏi: 
Em hiểu như thế nào là chủ đề của bài văn ? (4 đ)
Dàn bài của của bài văn tự sự gồm có mấy phần hãy nêu rõ nội dung của mỗi phần ? (6 đ)
Đáp án:
1. Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. ( 2đ)
- Chủ đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: sự viêc thấm nhuần chủ đề chủ đề thấm trong sự việc ( 1đ )
- Thể hiện trong quan hệ thống nhất nhan đề ( 1đ)
2. Dàn bài bài văn tự sự thường gồm ba phần : ( 1.5 đ)
 	 - Phần Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc ; ( 1.5 đ)
 	 - Phần Thân bài : Kể diễn biến của sự việc ; ( 1.5 đ)
- Phần Kết bài: Kể kết cục của sự việc . ( 1.5 đ)
 Giới thiệu bài: GV dẫn dắt HS vào bài mới .
 3.3.Tiến hành bài học: 
 a/ Phương pháp: Phân tích theo mẫu, gợi tìm, qui nạp.
 b/ Các bước hoạt động:
 Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung lưu bảng
Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm. (55’)
- Gọi HS đọc 6 đề SGK.
- GV ghi đề lên bảng phụ để HS quan sát.
 Hỏi : Lời văn đề 1, 2 nêu ra những yêu cầu gì ? Gọi cá nhân trả lời.
Hỏi : Các đề 3, 4, 5, 6 không có từ kể có phải là đề tự sự không?
- GV yêu cầu HS gạch dưới từ trọng tâm của mỗi đề.
Hỏi : Các đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?
- GV nhận xét.
Hỏi : Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể chuyện người, kể việc, tường thuật?
- GV khái quát lại vấn đề: chúng ta đã thực hiện các thao tác tìm hiểu đề.
Hỏi : Vậy khi tìm hiểu đề bài văn tự sự ta phải làm gì ?
- Xoá các đề, để đề 1.
Đầu tiên ta phải tìm hiểu đề (ghi bảng).
Hỏi : Đề nêu ra yêu cầu nào?
 - Nhận xét, ghi bảng.
Chuyển ý.
- Gợi ý học sinh: em chọn truyện nào? Nhân vật là ai? Sự việc gì? Chủ đề như thế nào?
- Yêu cầu HS tìm ý cho truyện.
VD: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh .
(Liệt kê các sự việc) .
- GV khái quát lại vấn đề -> đây là bước lập ý cho truyện.
Hỏi : Vậy lập ý là gì? -> rút ra ý 2 ghi nhớ SGK.
CHUYỂN Ý SANG TIẾT 2.
CÂU HỎI KIỂM TRA CHUYỂN TIẾT:
1)Em hãy nêu cách làm bài văn tự sự ?
Hỏi : Em dự định mở bài như thế nào -> cho HS tập diễn đạt mở bài.
Hỏi : Em kể chuyện như thế nào? Hãy sắp xếp các sự việc đã tìm theo trình tự hợp lí của câu chuyện.
(Cho HS làm giấy nháp -> gọi 1 em trình bày -> nhận xét, bổ sung).
Hỏi : Kết cấu câu chuyện ra sao? -> cho HS diễn đạt kết bài.
- GV khái quát lại vấn đề: dàn ý là sắp xếp sự việc theo trình tự hợp lí làm nổi bật nội dung câu chuyện,.
Hỏi : Em hiểu như thế nào là lập dàn ý? -> rút ra ý 3 ghi nhớ.
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ ý 3.
- Hướng dẫn HS tập viết lời kể.
Hỏi : Em hiểu như thế nào là viết bằng lời văn của em?
- Yêu cầu HS: dựa vào bố cục trên hãy kể lại nội dung câu chuyện bằng lời văn của em -> Nhận xét, sửa chữa.
Hỏi : Từ những nội dung trên, em hiểu thế nào về cách làm bài tự sự?
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ còn lại 
- Đọc SGK.
- Quan sát.
- HS trả lời cá nhân: Đề 1: 3 yêu cầu: Kể chuyện, chuyện em thích, bằng lời văn của em.
Đề 2: 2 yêu cầu.
- HS trả lời cá nhân: là đề tự sự và có yêu cầu việc, có chuyện.
- Gạch dưới từ trọng tâm.
- Cá nhân trình bày ý kiến.
- Suy nghĩ, trả lời:
 Kể việc: 1, 3.
 Kể người: 2, 6.
 Tường thuật: 4, 5.
- HS trả lời cá nhân ý 1 sgk.
- Nhìn, ghi vào tập.
- HS trả lời cá nhân. .
- Cá nhân nhớ lại truyện và liệt kê các sự việc.
- HS trả lời cá nhân ý 2 sgk phần ghi nhớ.
- Nhóm thảo luận 
-> đại diên trình bày các sự việc truyện -> lớp nhận xét.
- Cá nhân trả lời.
 Nêu diễn biến các sự việc, lưu ý sự việc quan trọng.
- Cả lớp ghi nháp -> 1 HS trình bày-> lớp nhận xét.
- Cá nhân phát biểu kết bài.
Nghe + hiểu.
- HS trả lời ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ SGK.
- HS trả lời cá nhân: kể bằng ngôn ngữ sáng tạo.
- Cá nhân kể -> lớp nhận xét.
- Đọc ghi nhớ SGK.
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự:
 1. Đề văn tự sự:
A. Tìm hiểu .
- Đề (1) : 3 yêu cầu: Kể chuyện, chuyện em thích, bằng lời văn của em.
- Đề (3,4,5,6) : Không có từ “kể” ngưng đều là đề tự sự và có yêu cầu việc, có chuyện.
- Kể việc: Đề (1),(3).
 Kể người: Đề (2), (6).
 Tường thuật: Đề (4), (5).
— Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kỹ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài .
2. Cách làm bài văn tự sự:
A. Tìm hiểu .
VD: Kể 1 câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
a. Tìm hiểu đề:
 Yêu cầu:
- Nội dung: Kể chuyện em thích.
- Hình thức bằng lời văn của em.
b. Lập ý (Tìm ý):
- Vua Hùng Kén rễ.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
- Vua Hùng ra sính lễ.
- Sơn Tinh đến trước được vợ.
-Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đánh nhau.
- Thuỷ Tinh thua Sơn Tinh.
- Sự trả thù hàng năm của Thuỷ Tinh.
— Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định : nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện .
TIẾT 16
c. Dàn ý:
VD: truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh .
+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện em thích: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh .
+ Thân bài: Diễn biến sự việc:
 -Vua Hùng kén rễ.
 -Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
 -Vua Hùng ban sính lễ.
 -Sơn Tinh đến trước được vợ.
-Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ.
 -Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh.
 -Thuỷ Tinh thua trận.
+ Kết bài: mối thù hằng năm của Thuỷ Tinh.
d. Viết thành văn: 
— Lập dàn ý l sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo di được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết .
— cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài .
 Hoạt động 3 : Luyện tập . (15’)
- Yêu cầu HS lập dàn ý truyện Thánh Gióng.
- Cho HS thảo luận.
-> gọi đại diện nhóm trình bày dàn ý.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS thử diễn đ

File đính kèm:

  • docVAN 6_TUAN 04.doc