Giáo án Ngữ văn 6 - Lê Văn Bình - Tuần 12

 * Nghĩa của từ là gì ?

Trả lời : Nghĩa của từ là nội dung ( Sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ .) mà từ biểu thị.(1 đ)

 * Chọn 1 từ có nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống: Yếu điểm , điểm yếu, khuyết tật.

 “ Mặc dù còn một số .điểm yếu .nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.” (1 đ)

Câu 3: (3đ) Cho biết trong các câu sau người viết đã mắc lỗi gì trong cách dùng từ và hãy sửa chữa lại cho đúng.

 a/ Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan. (1,5 đ)

  Trả lời:

 - Lỗi : lặp từ : bạn Lan – bạn Lan ( 2 lần) (0.5 đ)

 - Chữa lỗi: Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn ( ấy). (1 đ)

 b/ Loài khủng long đã bị tuyệt tự từ sáu nghìn năm trăm năm trước.

  Trả lời:

 - Lỗi : Dùng từ không đúng nghĩa : tuyệt tự. (0.5 đ)

 - Chữa lỗi: tuyệt tự  tuyệt chủng. (1 đ)

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Lê Văn Bình - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 động não (Suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử của các nhân vật)
GV: theo em cách nghĩ của họ :là họ chỉ phục vụ cho lão Miệng .Em nhận xét cách nghĩ của họ có đúng không ?
GV: Từ cách nhìn này gợi cho em nhớ đến truyện nào đã học ? 
GV:Nếu lão Miệng không ăn thì toàn bộ cơ thể sẽ như thế nào ?
GV:giả sử nếu thiếu cậu Tay thì có ảnh hưởng gì đến toàn bộ cơ thể không?
GV: như vậy mỗi bộ phận cơ thể hoạt động độc lập không có quan hệ với nhau được không ?vì sao ?
GV: gọi HS đọc đoạn :”Từ hôm đó Bác Tai,Cô Mắt ,…đến hết “
GV: khi bốn nhân vật không làm gì nữa thì điều gì sẽ xảy ra ?
GV: trước tình trạng như thế các nhân vật làm gì ?kết quả ra sao ?
GV:Từ các nhân vật Cô Mắt ,Cậu Chân, Cậu Tay,…rút ra cho em bài học gì ?
GV: Mỗi bộ phận cơ thể người được gọi bằng từ nào ?Có hành động suy nghĩ giống ai.Đó là nghệ thuật xây dựng truyện của tác giả dân gian .Vậy em nào cho biết đó là nghệ thuật gì ?có tác dụng ra sao ?
GV: Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người ,có thể ví cơ thể người như một tổ chức ,một cộng đồng ,…mà Chân ,Tay ,Tai ,Mắt ,Miệng,là những cá nhân trong tổ chức ,cộng đồng đó .Từ mối quan hệ này truyện nhằm khuyên nhủ ,răn dạy người ta bài học gì ?
*HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
GV: Từ câu chuyện “Chân ,Tay,Tai,Mắt ,Miệng “rút ra cho em bài học gì ?
GV: em có biết truyện nào có nội dung tương tự như truyện đã học .
GV:hãy nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên các truyện ngụ ngôn đã học? 
*HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố, dặn dò:
Củng cố
Qua văn bản :”Chân Tay ,Tai ,Mắt, Miệng” khuyên chúng ta điều gì ?	
Dặn dò:
+Học thuộc phần ghi nhớ ;khái niệm truyện ngụ ngôn ;đọc lại văn bản ,đọc truyện “lục súc tranh công “
+học lại tất cả các bài thuộc về tiếng việt chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết 
 lưu ý :học thuộc phần ghi nhớ .Tìm VD minh hoạ 
 Hướng dẫn tự học:
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
 - Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và kể tên các truyện ngụ ngôn đã học.
=>Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngư phụ thuộc nó tạo thành .
=>HS tìm VD=>GV sửa chữa . 
- Hs nghe, ghi tựa.
- Truyện ngụ ngôn.
-HS: theo dõi thực hiện .
-HS tóm tắt truyện .
-Chân phải đi ,Tay phải làm ,Tai phải nghe ,….
-Vì họ nhận thấy rằng họ phải làm :”làm việc mệt nhọc quanh năm “ còn lão Miệng :”Chẳng làm gì cả ,chỉ ngồi mà ăn không “
-HS tư duy độc lập .
-Cách nghĩ của họ chỉ đúng ở bề ngoài .Nhưng thật ra ai cũng vậy ,mỗi người một việc đều góp sức đễ nuôi cơ thể .Miệng có ăn cơ thể mới được nuôi dưỡng ,cường tráng ,khoẻ mạnh .
-Truyện “Thầy bói xem voi “
-Họ sẽ bị tê liệt dần dần rồi chết .
-Thiếu cậu Tay cơ thể sẽ mất thăng bằng ,hoạt động chậm chạp ,đình trệ ,khó khăn .
- Hs suy nghĩ trả lời.
-Cả bọn lừ đừ ,mệt mỏi ,…Ngay cả lão Miệng cũng nhợt nhạt cả môi ,hai hàm răng thì khô như rang ,không buồn nhếch mép .
-Họ đi làm đễ lão Miệng có cái ăn cuối cùng tỉnh lại .
-Mỗi chúng ta không nên tị nạnh ,so bì ,…
-HS tư duy độc lập .
-Mỗi bộ phận được gọi là cô ,cậu ,bác lão ,biết nói năng suy nghĩ như con người .
=>Nghệ thuật nhân hoá ,ẩn dụ làm cho câu chuyện sinh động ,hấp dẫn ,trẻ thơ .
-Truyện khuyên mỗi cá nhânkhông thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng .Đây là phương diện rất quan trọng của mối quan hệ giữa người với người ,giữa cá nhân với cộng đồng .
-Lờii khuyên thiết thực và khôn ngoan của mọi người :”mỗi người vì mọi người ,mọi người vì mỗi người. “Mỗi hành động ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân đó mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng .
-Không so đo,tị nạnh .
-Phải đoàn kết gắn bó với nhau ,tôn trọng nhau để tồn tại .
-Truyện :”Lục súc tranh công “;”hoa điểu tranh năng “
-Nhắc lại chú thích dấu sao trang (100)SGK và kể tên các truyện .
=>Khuyên chúng ta không nên tị nạnh ,so bì .Phải biết nương tựa đoàn kết với nhau.
Vb- CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG ( Tự học có hướng dẫn)
I.TÌM HIỂU CHUNG :
 1. Thể loại: Truyện ngụ ngôn.
2. Đề tài: Mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người. 
II. PHÂN TÍCH :
 1. Nội dung:
 a.Mối quan hệ giữa các bộ phận 
-Mỗi bộ phận có nhiệm vụ riêng nhưng phải thống nhất chặt chẽ với nhau, không thể thiếu nhau .
 b .Kết quả của sự tỵ nạnh ,so bì :
-Khi Chân ,Tay ,Tai ,Mắt,..không làm gì nữa :
+cả bọn rả rời .
+cả bọn lừ đừ ,mệt mỏi .
+bị tê liệt.
=> Sự so bì đó là sai.
 c. Bài học rút ra từ truyện:
 - Đóng góp của mỗi cá nhân với cộng đồng khi họ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bản thân mình.
 - Hành động, ứng xử của mỗi người vừa tác động đến chính họ lại vừa tác động đến tập thể.
 2. Nghệ thuật:
 Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người).
I II . Ý NGHĨA: 
-Từ câu chuyện”Chân,Tay ,Tai,Mắt ,Miệng: “Truyện nêu ra bài học:
 Trong một tập thể mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải biết nương tựa vào nhau ,gắn bó với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Tuần : 12 Tiết : 46 
Ngày soạn: 09/10/2012 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Ngày dạy: 22-27/10/2012 
 I.MỤC TIÊU:
 Hệ thống lại toàn bộ kiến thức các nội dung tiếng việt đã học..
II. KIẾN THỨC CHUẨN:
 1.Kiến thức:
 Củng cố lại kiến thức về từ ngừ tiếng việt: cấu tạo, từ mượn, hiện tượng cguyển nghĩa, lỗi dùng từ .
2.Kỹ năng:
 Vận dụng các kiến thức đã học để giải bài tập cũng như vạn dụng vào việc viết đoạn văn, bài tập làm văn..
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
 1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số
 2.Kiểm tra:
-GV kiểm tra khâu chuẩn bị : giấy ,viết ,đóng tập ,sách lại .
 3.Phát đề: Giáo viên phát đề cho học sinh.
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Cấp độ
Chủ đề kiểm tra
(Nội dung ,chương….)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Từ và cấu tạo từ tiếng Việt.
Ch: Định nghĩa về từ.
Số câu:1
Số điểm : 2 - tỉ lệ: 20 %
Số câu:1
Số điểm :2
Số câu:1
Số điểm :2 -Tỉ lệ: 20 %
Nghĩa của từ.
Ch: Định nghĩa nghĩa của từ.
Số câu:1
Số điểm :2. tỉ lệ: 20 %
Số câu:1
Số điểm :2
Số câu:1
Số điểm :2 -Tỉ lệ: 20 %
Chữa lỗi dùng từ. 
Ch: Nhận ra lỗi lặp từ, dùng từ không đúng nghĩa và biết cách chữa lỗi.
Số câu:1
Số điểm :30. tỉ lệ: 30 %
Số câu:1
Số điểm : 3
Số câu:1
Số điểm :3. tỉ lệ: 30 %
Danh từ.
Ch: Cách viết hoa danh từ riêng.
Số câu:1
Số điểm :3. tỉ lệ: 30 %
Số câu:1
Số điểm :3
Số câu:1
Số điểm :3. tỉ lệ: 30 %
Tổng số câu: 4
Tổng số điểm:10 
Tỉ lệ :100%
Số câu: 1
Số điểm :2 Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 2
Số điểm : 5 Tỉ lệ: 50 %
Số câu: 1
Số điểm : 3 Tỉ lệ: 30 %
Tổng số câu: 4
Tổng số điểm: 10 
Tỉ lệ: 100 %
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT:
Câu 1: (2đ) 
 * Từ là gì ? 
Trả lời : .......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................
* Xác định các từ trong câu sau ( dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ ).
 Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
	( Con Rồng, cháu Tiên)
Câu 2: (2đ)
 * Nghĩa của từ là gì ? 
Trả lời : .......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................
 * Chọn 1 từ có nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống: Yếu điểm, điểm yếu, khuyết tật. 
 “ Mặc dù còn một số......................................., nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.” 
Câu 3: (3đ) Cho biết trong các câu sau người viết đã mắc lỗi gì trong cách dùng từ và hãy sửa chữa lại cho đúng.
 a/ Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.
 F Trả lời: 
 - Lỗi:...............................................................................................................................................................................................................................
 - Chữa lỗi: ....................................................................................................................................................................................................................
 b/ Loài khủng long đã bị tuyệt tự từ sáu nghìn năm trăm năm trước.
 F Trả lời: 
 - Lỗi:...............................................................................................................................................................................................................................
 - Chữa lỗi: ....................................................................................................................................................................................................................
Câu 4: (3đ) Có bạn viết đoạn thơ sau đây của Tố Hữu mà quên viết hoa một số danh từ riêng. Em hãy xác định các từ dùng sai ( bằng cách gạch chân các từ đó) và chép lại đoạn thơ ấy viết lại các danh từ riêng cho đúng.
 	Ai vô Nam Bộ
	Tiền giang, hậu giang
	Ai vô thành phố
	Hồ Chí Minh
	rực rỡ tên vàng.
	Ai về thăm bưng biền đồng tháp
	Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc pháp
	Nơi chôn rau cắt rốn của ta !
	Ai đi Nam – Ngãi , Bình – Phú , khánh hòa
	Ai vô phan rang, phan thiết
	Ai lên tây nguyên, công tum, đắc lắc
	Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền trung
	Ai về với quê hương ta tha thiết
	Sông hương, bến hải, cửa Tùng… [ ….]
------------HẾT -----------
ĐÁP ÁN
Câu 1: (2đ) 
 * Từ là gì ? 
Trả lời : Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. (1 đ)
* Xác định các từ trong câu sau ( dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ ). (1 đ)
 Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt,/ chăn nuôi / và / cách / ăn ở.
	( Con Rồng, cháu Tiên)
Câu 2: (2đ)
 * Nghĩa của từ là gì ? 
Trả lời : Nghĩa của từ là nội dung ( Sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ….) mà từ biểu thị.(1 đ)
 * Chọn 1 từ có nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống: Yếu điểm , điểm yếu, khuyết tật. 
 “ Mặc dù còn một số .......điểm yếu ........nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.” (1 đ)
Câu 3: (3đ) Cho biết trong các câu sau người viết đã mắc lỗi gì trong cách dùng từ và hãy sửa chữa lại cho đúng.
 a/ Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan. (1,5 đ)
 F Trả lời: 	
 - Lỗi : lặp từ : bạn Lan – bạn Lan ( 2 lần) (0.5 đ)
 - Chữa lỗi: Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn ( ấy). (1 đ)
 b/ Loài khủng long đã bị tuyệt tự từ sáu nghìn năm trăm năm trước.	
 F Trả lời: 
 - Lỗi : Dùng từ không đúng nghĩa : tuyệt tự. (0.5 đ)
 - Chữa lỗi: tuyệt tự ð tuyệt chủng. (1 đ)
Câu 4: (3đ) Có bạn viết đoạn thơ sau đây của Tố Hữu mà quên viết hoa một số danh từ riêng. Em hãy xác định các từ dùng sai ( bằng cách gạch chân các từ đó) và chép lại đoạn thơ ấy viết lại các danh từ riêng cho đúng.
 * Xác định những từ dùng sai : ( 1đ)
 	Ai vô Nam Bộ
	Tiền giang, hậu giang
	Ai vô thành phố
	Hồ Chí Minh
	rực rỡ tên vàng.
	Ai về thăm bưng biền đồng tháp
	Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc pháp
	Nơi chôn rau cắt rốn của ta !
	Ai đi Nam – Ngãi , Bình – Phú , khánh hòa
	Ai vô phan rang, phan thiết
	Ai lên tây nguyên, công tum, đắc lắc
	Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền trung
	Ai về với quê hương ta tha thiết
	Sông hương, bến hải, cửa Tùng… [ ….]
 * Sửa lại: (2 đ)	Ai vô Nam Bộ
	Tiền Giang, Hậu Giang
	Ai vô thành phố
	Hồ Chí Minh
	rực rỡ tên vàng.
	Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp
	Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc Pháp
	Nơi chôn rau cắt rốn của ta !
	Ai đi Nam – Ngãi , Bình – Phú , Khánh Hòa
	Ai vô Phan Rang, Phan Thiết
	Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc
	Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung
	Ai về với quê hương ta tha thiết
	Sông Hương, Bến Hải, cửa Tùng… [ ….]
4.Thu bài:
5.Dặn dò:
 Xem lại đề bài Viết tập làm văn số 2 :
	- Tìm hiểu đề, xây dựng dàn bài để tiết sau so sánh với dàn bài hoàn chỉnh ;
	- Từ đó rút ra kinh nghiệm cho những bài sau.
Tuần : 12 Tiết : 47 
 Ngày soạn: 09/10/2012 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN 
Ngày dạy: 22-27 / 10/2012 ( SỐ 2 ) 
 I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS nắm được yêu cầu .nội dung của đề .
II. KIẾN THỨC CHUẨN:
 1.Kiến thức:
 -Hướng dẫn HS xây dựng cho được phần dàn ý .
 - Biết cách miêu tả hình dáng; phẩm chất, kể được những kỉ niệm.
 -Nêu được suy nghĩ của bản thân .
 - Sử dụng đúng ngôi kể.
 2.Kỹ năng:
 -Rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu diễn đạt .
 -Nắm vững kiến thức bài .
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
*Hoạt Động 1: Khởi động
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ :Dàn bài thường gồm mấy phần ? kể ra ?Nêu nhiệm vụ từng phần ? 
 3.Bài mới :
 Để thấy được những ưu khuyết điểm của bài làm .Ta tiến hành phân tích ,tìm hiểu yêu cầu nội dung của đề bài .
 *Hoạt Động 2:
 -GV: gọi HS đọc lại đề bài đã làm .
 -GV: Trước khi có đề văn bước đầu tiên ta làm gì ?
 -HS :tìm hiểu đề 
 -GV: Hãy tìm ý, và lập dàn ý cho đề bài trên ?
 ? Mở bài em định giới thiệu như thế nào ?
 ? Thân bài em dự định sẽ kể những điều gì ?
 ? Kết bài em sẻ kể việc kết thúc ,nêu suy nghĩ như thế nào ?
 Dàn Ý : ( tiết 37,38 tuần 10).
 *Hoạt Động 3: Nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh.
 - GV ghi những lỗi sai của HS ,yêu cầu HS nhận xét sữa chữa .
 - GV giúp HS nhận ra ưu –khuyết điểm của bài làm .
 - GV nhắc nhở HS tránh lỗi lặp từ ,chấm câu ,cần dùng quan hệ từ ,viết hoa đúng lúc ,không nên dùng từ ngữ trong văn nói .diễn đạt phải có ý nghĩa .Viết câu phải có chủ ngữ, vị ngữ , các lỗi chính tả.
 - GV lưu ý HS kể việc phải theo một trình tự từ đầu đến hết ,câu chuyện cần có ý nghĩa .
 - GV phát bài cho Hs để cá em so sánh đối chiếu với dàn ý =>Rút ra ưu khuyết điểm bài làm của mình .
 -HS có quyền thắc mắc ,những yêu cầu chưa rõ
 - GV chọn đọc những bài khá giỏi tuyên dương .Riêng bài yếu động viên Hs phấn đấu hơn .
 - GV cho HS đọc điểm cập nhật vào sổ điểm cá nhân .
 - GV thu bài kiểm tra và lưu giữ cẩn thận .
 ôKết quả :
Lớp 
Điểm
0 ð >3 
Điểm
3 ð >5
Điểm
5 ð >7
Điểm
7 ð >9
Điểm
9 ð 10
Trên 
Tb
SL
NỮ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6/5
32
11
2
6.3
5
15.6
21
65.5
4
12.5
0
0
25
78.1
6/6
33
17
0
0
4
12.1
23
69.7
6
18.2
0
0
29
87.9
 *Hoạt Động 4 : 
4.Củng Cố:
? Muốn viết bài văn liền mạch ,diễn đạt hay chúng ta chú ý vấn đề gì ?
=>Phải lập ý ,xây dựng dàn ý ,dùng từ ,viết câu,diễn đạt ...
5.Dặn Dò:
-Xem lại phần lý thuyết của kiểu bài văn tự sự .
-Rèn cách xây dựng dàn ý trước khi làm bài 
-Đọc một số dàn ý tham khảo ,sách giáo khoa .
- Chuẩn bị văn bản: ” Em bé thông minh”
 - Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện?
- Kể lại bốn thử thách mà em bé đã vượt qua?
Tuần : 12 Tiết : 48 
Ngày soạn: 09/10/2012 LUYỆN TẬP 
Ngày dạy: 22-27/ 10/ 2012 XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ-KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG 
I.MỤC TIÊU :
 - Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường.
 - Nhận diện được đề văn kể chuyện đời thường .
 - Biết tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường.
II. KIẾN THỨC CHUẨN:	.
 1. Kiến thức:
 - Nhân vật và sự việc được kể trong kể chuyện đời thường.
 - Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường .
 2. Kỹ năng:
 - Làm bài văn kể một câu chuyện đời thường. 
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 1: khởi động.
1.On định:KTSS
2.Kiểm tra:
+ Trong đời sống hằng ngày em thường gặp những chuyện gì xảy ra? 
+ Tự sự là gì ? 
3.Bài mới:
*HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới.
 *Nhận biết đề văn kể chuyện đời thường.
GV:gọi HS đọc to (7)đề văn trong SGKtrang (119).
GV: Trong các đề trên có điểm nào giống- khác nhau ?
+Nội dung các đề yêu cầu ta kể về những đối tự nào ?
GV: Từ việc tìm hiểu trên em thấy đề văn tự sự gồm mấy phần ?
GV: dựa vào nội dung các đề em thấy có mấy dạng đề văn tự sự ?
GV:Dựa vào các đề bài trên, hãy đặt (1,2)đề văn tự sự .(ghi vào giấy xong nộp cho GV).
*Rút ra dàn ý từ các bài văn mẫu .
GV:Gọi HS đọc dàn bài SGK trang (120)
GV: trong dàn bài người ta nêu lên mấy ý lớn ?
GV:Trong các ý lớn người ta đưa ra các ý nhỏ nào ?
GV: gọi HS đọc bài tham khảo .
GV:Hãy xác định phần thân bài ,mở bài ,kết bài ?
GV: phần mở bài giúp ta hiểu gì về người ông ?
GV:Phần thân bài có hai ý lớn .Trong các ý lớn đó có những ý nhỏ nào làm nổi bật ý lớn ấy ?
GV: Phần kết bài nêu lên điều gì ?
GV: Hãy nhận xét bài làm có sát với đề không ?Phù hợp với dàn ý đã xây dựng chưa ?
+Các sự việc nêu trên có xoay quanh chủ đề với người ông hiền từ ,yêu hoa ,yêu cháu không ?
+Cách mở bài đã giới thiệu người ông như thế nào ?đã giới thiệu cụ thể ? Cách kết bài có hợp lí chưa ?
GV:Đối với đề văn kể chuyện đời thường mà kể người thì nhiệm vụ của các phần :mở bài ,thân bài ,kết bài là nêu lên điều gì ?
GV: Nhắc đến một người thân mà nhắc đến sở thích của người ấy có thích hợp không? Ý thích của mỗi người giúp ta phân biệt người đó với người khác không ?
GV: Bài làm đã nêu được chi tiết gì đáng chú ý về người ông ?Những chi tiết và việc làm ấy có vẽ ra được một người già có tính khí riêng hay không ?Vì sao em nhận ra là người già ,cách thương cháu của ông có gì đáng chú ý ?
GV:kể chuyện về một nhân vật cần chú ý đạt được đặc điểm gì của nhân vật ?
Lập dàn ý 
GV:gọi HS đọc đề (3) SGK trang (121)
GV:Hãy lập dàn ý cho đề (3)
GV:Đề yêu cầu gì ?Nội dung của đề là kể về ai ?
GV: với đề yêu cầu kể người thì phần mở bài ,thân bài,kết bài sẻ kể như thế nào ?
GV: kết bài :nêu những suy nghĩ của em như thế nào khi mới quen được người bạn ?
GV:thu lại dàn ý =>kết hợp sửa chữa cho HS.
*HOẠT ĐỘNG 3 : Củng cố, dặn dò:
* Củng cố
+Kể chuyện đời thường là kể những việc gì xảy ra ở đâu ?Đề văn tự sự gồm mấy phần ?
+Muốn làm bài văn liền mạch,không lủn củn ,chính xác ta phải làm gì ?
*Dặn Dò:
+Tự lập dàn ý cho các đề còn lại ;chuẩn bị tiết sau làm bài viết số (3)
+Xem lại dàn ý đã xây dựng trên lớp .đọc lại các bài tham khảo .
 *Chú Ý :khi xây dựng dàn ý cần đọc kĩ đề xác định được yêu cầu và nội dung của đề .
* Hướng dẫn tự học:
Viết hoàn chỉnh bài văn kể chuyện đời thường đã lập dàn bài ở lớp.
=>HS kể tự do =>GV uốn nắn sửa chữa .
=>Tự sự là trình bày diễn biết sự việc ,từ sự việc này ,đến sự việc khác cuối cùng dẫn đến kết thúc =>nêu một ý nghĩa.
- Hs nghe, ghi tựa.
-HS tư duy độc lập .
 + Giống nhau về yêu cầu (thể loại )
 + Khác nhau vê nội dung :có đề yêu cầu kể người ;có đề yêu cầu kể việc .
-Dựa vào các đề trả lời .
-Đề văn tự sự gồm hai phần :
 +phần yêu cầu .
 +phần nội dung .
-Thường có hai dạng đề văn tự sự :dạng yêu cầu kể người ,dạng yêu cầu kể việc .
-GV; thu giấy học sinh làm GV uốn nắn sửa chữa .
-Trong dàn bài nêu lên hai ý lớn : 
+Ý thích của ông .
+Việc làm của ông .
Hs dựa vào sách trả lời.
-Phần mở bài :là câu đầu .
-Phần kết bài :là câu cuối .
-Còn lại là phần thân bài .
-Giúp người đọc hiểu nghề nghiệp tuổi tác ,đặc điểm tính cách .
-Sở thích : 
+Thích trồng cây xương rồng .
+Cháu thắc mắc ông giải thích .
-Ông thương yêu các cháu :
 +Chăm việc học .
+Kể chuyện cho cháu nghe.
+Ông chăm lo việc bình yên cho gia đình 
+Khẳng định lại đặc điểm nổi bật của ông -Nêu tình cảm ,ý nghĩ của em đối với ông .
-Bài làm bám sát đề ,phù hợp với dàn ý đã xây dựng .
-Các sự việc đều xoay quanh chủ đề .
-Mở bài giới thiệu đầy dủ :nghề nghiệp ,tuổi tác ,đặc điểm ,tính tình ,…
-Kết bài :ngắn gọn rõ ràng ,nêu được tình cảm ý nghĩ của em đối với ông .
-Mở bài :Giới thiệu nghề nghiệp ,tuổi tác ,đặc điểm ,tính cách ,…
-Thân bài :kể sở thích ,tình cảm ,…
-Kết bài :khẳng định lại đặc điểm nổi bật –nêu tình cảm ,ý nghĩ của em đối với người đó .
-Đúng rằng sở thích của mỗi người khác nhau. Cho nên nhắc đến sở thích để ta phân biệt người này với người k

File đính kèm:

  • docVAN 6-TUAN 12.doc
Giáo án liên quan