Giáo án Ngữ Văn 6 kỳ 2 - Trường THCS Tân Hưng

ĐỌC THÊM: MƯA

 Trần Đăng Khoa

1. MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức.

+ HS biết:

- Cảm nhận đươc sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiện nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ.

- Phát hiện được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bài thơ đặc biệt là phép nhân hoá.

 + HS hiểu:

 - Đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

 

doc251 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 kỳ 2 - Trường THCS Tân Hưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ìm hiểu chú thích SGK
- Giải thích thêm: "hiểm nghèo", "đường ra".
? Nêu xuất xứ của bài thơ.
- HS dựa vào chú thích SGK
? Em có nhận xét gì về số câu, số chữ, cách hiệp vần.
- 4 tiêng/ câu, 4 câu/ khổ, chủ yếu là vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách
- GV : Văn bản " Lượm" là bài thơ kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu cảm, qua đó đã tạo được 2 hình tượng nhân vật, đó là nhân vật nào?
 - Lượm và người chú.
? Qua các thời điểm diễn biến của câu chuyện, hãy cho biết bài thơ có thể chia làm mấy phần, nêu nội dung chính từng phần.
- P1: Từ đầucháu đi xa dần:Trước khi Lượm hi sinh.
- P2: Tiếphồn bay giữa đồng.Khi làm nhiệm vụ và hi sinh.
- P3: Còn lại: Sau khi Lượm hi sinh
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS phõn tớch chi tiết văn bản:
* Đọc 5 khổ thơ đầu.
? Tìm các chi tiết miêu tả hình ảnh Lượm qua 5 khổ thơ này ( trang phục, Dáng điệu, Cử chỉ
Lời nói) .
- HS quan sát 5 khổ thơ đầu trả lời
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, biện pháp nghệ thuật .
- HS suy nghĩ trả lời
? Tác dụng của cách sử dụng nghệ thuật đó.
- HS suy nghĩ trả lời
? Tình cảm em dành cho chú bé như thế nào .
- HS phát biểu ý kiến. 
 * Học sinh đọc đoạn thơ tiếp.
? Qua lời kể, em hình dung ra hoàn cảnh chiến trường nơi Lượm tham gia công tác như thế nào.
- HS quan sát đoạn thơ trả lời
? Đó cũng chính là tính chất ác liệt, tàn bạo của chiến tranh. Và trong hoàn cảnh ấy Lượm có hành động, thái độ gì .
- HS suy nghĩ trả lời
? Qua đó, em thấy chú đồng chí nhỏ có phẩm chất gì .
? Khác với mọi lần làm nhiệm vụ khác, lần này, sự nguy hiểm đến với Lượm như thế nào.
- Bỗng loè chớp đỏ
 Thôi rồi! Lượm ơi
:G/v bình: Kể và hình dung lại sự việc tác giả như phải chứng kiến giây phút đau đớn ấy, không kìm lòng được phải thốt thành lời. Chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên ngây thơ, hồn nhiên đầy hứa hẹn.
? Không dừng lại lâu ở nỗi đau xót, sự hi sinh của Lượm được tác giả tưởng tượng như thế nào.
- Cháu nằm trên lúa.
 Hồn bay giữa đồng.
- GV bình: Sự hi sinh của Lượm có vẻ thiêng liêng, cao cả như 1 thiên thần bé nhỏ đang yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương lúa non tinh khiết, linh hồn bé nhỏ ấy đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước.
- GV đọc đoạn thơ cuối.
? Cách đọc có gì khác so với đoạn đầu.
- Đọc chậm, giọng trang trọng, tự hào. Tiếp sau đoạn miêu tả sự hi sinh của Lượm như 1 câu hỏi ngỡ ngàng không muốn tin rằng Lượm không còn nữa.
? Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lại lặp lại 2 khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?
- HS suy nghĩ trả lời
- Trong bài thơ này, tác giả nhân danh người chú có quan hệ thân tình, gắn bó với Lượm. Tình cảm ấy được bộc lộ như thế nào qua Cách gọi Lượm, cách nhìn, cách tả Lượm.
- HS quan sát văn bản trả lời
? Trong bài, có những câu thơ được cấu tạo đặc biệt, hãy tìm những câu thơ ấy.
- HS tìm những câu thơ theo yêu cầu
? Nêu tác dụng cuả nó trong việc biểu hiện cảm xúc.
- GV giảng: Câu thơ ngắt làm 2 dòng diễn tả sự đau xót đột ngột như 1 tiếng nấc nghẹn ngào.
? Tất cả đều nhằm thể hiện tình cảm của người chú dành cho Lượm như thế nào .
- HS suy nghĩ trả lời
? Và trong các em đã xuất hiện những tình cảm nào dành cho Lượm .
- HS phát biểu ý kiến
Hoạt động 3. Hướng dẫn tổng kết chung về VB ;
? Em cảm nhận được những ý nghĩ nội dung sâu sác nào từ bài thơ Lượm.
- HS dựa vào phân tích trên trả lời
? Bài thơ đã đạt những thành công NT nào .
- HS dựa vào phân tích trên trả lời
- HS đọc to ghi nhớ.SGK.
Hoạt động 4: Luyện tập 
1. Trong bài thơ Lượm, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
a. Miêu tả, tự sự.
b. Tự sự, biểu cảm.
c. Biểu cảm.
d. Cả miêu tả, tự sự, biểu cảm
2. Từ xưng hô nào không phải để gọi Lượm trong bài thơ?
a. Cháu b. Cháu bé
c. Chú bé d. Đồng chí nhỏ
2. Vẻ đẹp của Lượm trong 2 khổ thơ 2, 3 là gì?
a. Khoẻ mạnh, cứng cáp.
b. Hoạt bát, hồn nhiên,
c. Hiền lành, dễ thương.
d. Rắn gỏi, cương nghị.
I. tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả: 
 - Tố Hữu (1920-2002), quê ở Thừa Thiên Huế .
- Là nhà thơ lớn của dân tộc. 
2. Tỏc phẩm: 
a. Đọc, tìm hiểu chú thích
* Đọc
* Chú thích: SGK
b. Xuất xứ: Sáng tác 1949, kháng chiến chống Pháp.
c. Thể loại: Thơ 4 chữ
d. Bố cục: 3 phần
II. Phân tích 
1. Hình ảnh Lượm:
* Lượm trước khi hy sinh:
- Trang phục: Cái xắc xinh xinh.
 Ca lô đội lệch
- Dáng điệu : loắt choắt, nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, tinh nghịch.
- Cử chỉ: Nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời: cười híp mí, huýt sáo vang, như con chim chích, nhảy trên đường vàng...
- Lời nói: Tự nhiên, chân thật:
 Cháu đi liên lạc
 Vui lắm chú à
 => Từ láy, nghệ thuật so sánh.
=> Hình ảnh Lượm - em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến, thật đáng mến, đáng yêu.
* Lượm trong khi làm nhiệmvụ và hy sinh:
 - Vụt qua mặt trận
 Đạn bay vèo vèo.
 Thư đề thượng khẩn
 Sợ chi hiểm nghèo
=>Hoàn cảnh: vô cùng nguy hiểm
- Vụt, sợ chi hiểm nghèo 
=> dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mặc hiểm nguy.
- Bỗng loè chớp đỏ
 Thôi rồi! Lượm ơi
-> Lượm hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đầy hứa hẹn.
- Cháu nằm trên lúa.
 Hồn bay giữa đồng.
-> Sự hi sinh thiêng liêng, cao cả.
* Lượm vẫn sống mãi:
- Hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi được lặp lại khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng nhà thơ, sống mãi với quê hương, đất nước 
*. Tình cảm của nhà thơ.
- Gọi Lượm là: chú bé, cháu bé, đồng chí, chú đồng chí nhỏ, Lượm.
- Dùng những câu thơ đặc biệt:
 + Ra thế
 Lượm ơi.( câu thơ được trình bày làm 2 dòng)
+ Thôi rồi, Lượm ơi!
+ Lượm ơi, còn không ?( câu thơ ngắt làm 2 vế)
- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc nghẹn ngào, đau xót như tiếng nức nở
=> Yêu quý, thân mật, gần gũi, tôn trọng, xúc động nghẹn ngào, đau đớn xót xa.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Khác hoạ hình ảnh cao đẹp của chú bé liên lạc
- Biểu hiện tính cảm yêu thương, cảm phục của tác giả.
- Ước vọng hoà bình cho trẻ em.
2. Nghệ thuật:
- Thể thơ 4 tiếng.
- Nhiều từ láy gợi hình
* Ghi nhớ :sgk 
IV. Luyện tập :
4. Củng cố:
GV khái quát những nội dung cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Hình ảnh chú bé Lượm hiện lên trong bài thơ như thế nào?
- Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
5. DẶN Dề: 
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
- Học nội dung bài
- Chuẩn bị bài: "Mưa"
 ---------------------------------------------------------------------------------
Tuần 26	 Ngày soạn: 18/2/2015 
Tiết 100. 	 Ngày dạy: /2 /2015( 6A)
	/2/2015(6B)
	ĐỌC THấM :	Mưa
	Trần Đăng Khoa
1. Mục tiêu:
 1.1. Kiến thức.
+ HS biết: 
- Cảm nhận đươc sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiện nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ.
- Phát hiện được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bài thơ đặc biệt là phép nhân hoá.
	+ HS hiểu: 
 - Đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
1. 2. Kỹ năng:
+ HS thực hiện được: Rèn kỹ năng đọc, phân tích, quan sát cảnh vật thiên nhiên, tưởng tượng và liên tưởng trong miêu tả
 + HS thực hiện thành thạo: đọc thuộc lũng bài thơ và nờu nội dung cơ bản của vb.
1.3. Thỏi độ: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống ở mỗi HS.
2. CHUẨN BỊ: 
 2. 1. GV: 
- Phương tiện: SGK, SGV, Giáo án , bảng phụ, tranh ảnh minh họa
- Phương phỏp: phõn tớch, nờu vấn đề, thuyết trỡnh, 
 2.2. HS: SGK, SBT, vở ghi, vở soạn.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
3.1. ổn định tổ chức.
6A:
6B:
3.2. Kiểm tra bài cũ: 
1. Đọc thuộc bài thơ "Lượm" của Tố Hữu.
2. Nêu cảm nhận của em về chú bé Lượm .
3.3. Tiến trỡnh bài dạy:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung CẦN ĐẠT
 * Giới thiệu bài:Viết về các sự vật trong thiên nhiên thật hay, thật hấp dẫn có nhà thơ Trần Đăng Khoa... 
 * Nội dung dạy học cụ thể
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tỡm hiểu chung về VB:
? Dựa vào chú thích sao, nêu 1 vài nét chính về tác giả.
- HS dựa vào chú thích sao trả lời
-GV lưu ý: Đọc với nhịp nhanh, giọng vui, khoẻ.
- GV đọc mẫu 1 đoan, gọi HS đọc tiếp.
- GV hướng dẫn một số chỳ thớch từ khú SGK.
? Nêu xuất xứ của bài thơ " Mưa".
- HS dựa vào chú thích sao
- GV giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài "Mưa".
? Em có nhận xét gì về số chữ, số câu trong bài thơ.
- Các câu thơ ngắn chỉ gồm 1- 4 tiếng. Số câu không hạn định. Nhịp thơ mạnh, gấp -> Thể hiện trận mưa rào ở thôn quê mùa hạ
? Thử chia đoạn cho bài thơ, từ đó nhận xét trình tự miêu tả cơn mưa của tác giả.
- HS quan sát và chia bố cục
-Trình tự thời gian và qua các trạng thái, hoạt động của sự vật, loài vật.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS phõn tớch chi tiết VB:
* Quan sát đoạn1
? Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng, trạng thái hoạt động của mỗi loại lúc sắp mưa.
- HS quan sát văn bản trả lời
? Nhận xét cách sử dụng từ trong miêu tả trên.
- HS suy nghĩ trả lời
? Có một biện pháp nghệ thuật được sử dụng rất phổ biến trong bài thơ, đó là nghệ thuật gì.
- Nhân hoá.
? Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân để miêu tả thiện nhiên trong bài thơ.
- HS quan sát đoạn 1 trả lời
? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy trong một số trường hợp đặc sắc.
- HS phân tích 1 số hình ảnh nhân hoá đặc sắc.
? Phép nhân háo có ý nghĩa gì trong việc thể hiện hình ảnh thiên nhiên.
- HS suy nghĩ trả lời
? Phép nhân hoá được sử dụng thành công, chứng tỏ tài năng gì ở nhà thơ.
- Tài quan sát, cảm nhận bằng mắt, bằng tâm hồn hồn nhiên, tinh tế rất trẻ thơ và độc đáo cùng sự tưởng tượng, liên tưởng phong phú mạnh mẽ. Tạo nên một không gian nghệ thuật, một thế giới tạo vật cựa quậy, sống động, chuyển động khi trời sắp mưa. Tất cả đều có linh hồn, có cảm giác, có h/đ. 
* Quan sát đoạn 2.
? Quang cảnh trong cơn mưa được miêu tả như thế nào.
- HS quan sát đoạn 2 trả lời
? Nhận xét cách sử dụng từ trong miêu tả trên.
- HS suy nghĩ trả lời
- GV: Mưa làm mát dịu đất trời mùa hè. Mưa làm cho cây lá xanh tươi, hả hê vui sướng như được hồi sinh sau những ngày nắng hạn. ở đây mưa là nguồn gốc sự sống và là niềm vui đợi chờ.
? Gần hết bài thơ miêu tả thiên nhiên chỉ đến cuối bài mới xuất hiện hình ảnh con người. Đọc khổ thơ cuối.
- HS đọc khổ thơ cuối
? Nhận xét của em về ý nghĩa của biểu tượng cho tư thế, sức mạnh, vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên .
- HS suy nghĩ trả lời
? Qua đó em hiểu gì về tình cảm của tác giả ?
- Lòng biết ơn, lòng kính yêu dành cho bố, cho những người nông dân, những con người đã hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp lao động sản xuất và chiến đấu vì xóm làng, quê hương, đất nước.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS tổng kết chung về VB
? Nêu những thành công về ND, NT của bài thơ 
- HS dựa vào phân tích trên trả lời
HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4. Hướng dẫn HS luyện tập: 
1. Bài thơ "Mưa" miêu tả cơn mưa theo trình tự nào?
a. Trước và trong cơn mưa.
b.Từ ngoài đồng về nhà
c. Từ trên trời xuống mặt đất
d. Trong và sau cơn mưa
2. Những nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả cơn mưa trong bài thơ là gì?
a. Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá
b. Thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn, nhanh.
c. Ngôn ngữ chính xác, sinh động
d. Thể thơ tự do, giầu phép nhân hoá, ngôn ngữ sinh động.
I. tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả:
Trần Đăng Khoa, sinh 1858, quê Hải Dương
2. Tỏc phẩm: 
a. Đọc, tìm hiểu chú thích
* Đọc
* Chú thích.
b. Xuất xứ: "Mưa" rút từ tập thơ đầu tay" Góc sân và khoảng trời".
c. Thể loại: Thơ tự do
d . Bố cục: 2 đoạn
+ Đ1: Quang cảnh lúc sắp mưa. 
+ Đ2: Quang cảnh trong cơn mưa
II. Phân tích 
1. Quang cảnh lúc sắp mưa:
- Đàn mối- bay ra.
- Mối trẻ- bay cao.
- Mối già - bay thấp
- Sử dụng các động từ, tính từ-> sự vật được miêu tả chính xác, phù hợp với chúng cả về hình dáng, cả trong hoạt động
- Cỏ gà rung tai - nghe( tác giả hnhf dung như cái tai cỏ gà rung lên để nghe)
- Bụi tre tần ngần - gỡ tóc.( cành tre và lá tre như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối)
- Ông trời mặc áo giáp đen - ra trận.( cảnh đám mây đen che phủ cả bầu trời)
- Muôn nghìn cây mía- múa gươm.( lá mía nhon sắc, quay trong gió được hình dung như những lưỡi gươm
- Kiến- hành quân (kiến đi từng đàn, có hàng, có lối như 1 đoàn quân)
- Hàng bưởi- bế lũ con
- Câ dừa- sải tay, bơi.
- Ngọn mùng tơi- nhảy múa.
- Phép nhân hoá sử dụng chính xác và rộng rãi.
 => Hình ảnh thiên nhiên, loài vật được miêu tả thật sinh động. 
-> Tài quan sát tinh nhạy, cùng sức tưởng tượng, khả năng liên tưởng manh mẽ.
2. Quang cảnh trong cơn mưa
- Mưa- ù ù như xay lúa
- Lộp bộp, rơi.
- Đất trời- mù trắng nước
- Cóc nhảy, chó sủa, cây là hả hê.
-> Sử dụng động từ, tính từ.
* Hình ảnh con người:
- Hình ảnh người cha:
+ Đi cày về.
+ Đội sấm
 chớp Điệp ngữ.
 trời mưa.
=> Hình ảnh ẩn dụ -> Con người nổi bật với dáng vẻ lớn lao, vững vàng, hiên ngang có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.
III. Tổng kết 
1. Nội dung:
Bài thơ miêu tả chính xác, sinh động cảnh tượng mưa rào ở làng quê
2. Nghệ thuật: Thể thơ tự do, nghệ thuật nhân hoá 
* Ghi nhớ: Sgk
IV. Luyện tập:
4. Củng cố: GV khái quát những nội dung cơ bản của bài học.
5. DẶN Dề:
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ.
- Học lại: ẩn dụ
- Soạn bài: Hoán dụ.
 .
Tuần 27	 Ngày soạn: 24/2/2015 
Tiết 101.	 Ngày dạy: / 3/2015( 6A)
	 / 3/2015(6B)
hoán dụ
1. Mục tiêu:
 1.1. Kiến thức.
+ HS biết: 
- Trình bày được khái niệm hoán dụ, nhận ra các kiểu hoán dụ.
 - Phân biệt hoán dụ với ẩn dụ. 
+ HS hiểu: - Đánh giá được tác dụng cảu hoán dụ
1. 2. Kỹ năng:
+ HS thực hiện được: Luyện kỹ năng phân tích giá trị biểu cảm của phép hoán dụ, bước đầu vận dụng vào bài làm văn khi nói và viết
 + HS thực hiện thành thạo: Biết ddaw3tj cõu, dựng đoạn văn, bài văn cú sự dụng phộp hoỏn dụ.
1.3. Thỏi độ: - Có ý thức sử dụng hoán dụ là cho bài viết thêm sinh động
2. CHUẨN BỊ: 
 2. 1. GV: 
- Phương tiện: SGK, SGV, Giáo án , bảng phụ, 
- Phương phỏp: phõn tớch, nờu vấn đề, thuyết trỡnh, 
 2.2. HS: SGK, SBT, vở ghi, vở soạn.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
3.1. ổn định tổ chức.
6A:
6B:
3.2. Kiểm tra bài cũ: 
1. ẩn dụ là gì, nêu ví dụ và cho biết tác dụng của ẩn dụ?
2. Có mấy kiểu ẩn dụ? Nêu ví dụ cho mỗi kiểu?
3. Phõn tớch tỏc dụng của phộp ẩn dụ trong cõu sau:
Mặt trời của bắp thỡ nằm trờn đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trờn lưng
 ( Nguyễn Khoa Điềm)
3.3. Tiến trỡnh bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung CẦN ĐẠT:
Hoạt động3: Tổ chức dạy bài mới.
 * Giới thiệu bài:Hoán dụ là một trong những biện pháp tu từ từ vựng.Vậy hoán dụ là gì? Có những kiểu hoán dụ nào....
 * Nội dung dạy học cụ thể
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS hỡnh thành khỏi niệm hoỏn dụ: 
 GV treo bảng phụ có ví dụ SGK
- Gọi HS đọc ví dụ
? Các từ ngữ in đậm trong ví dụ chỉ ai ?
- HS quan sát ví dụ, suy nghĩ trả lời.
? Cách dùng "áo nâu" - người nông dân, - "áo xanh" - người công nhân, dựa vào mối quan hệ gì?
- HS suy nghĩ trả lời
? Cách dùng - "nông thôn" - những người sống ở nông thôn, "thị thành" - những người sống ở thị thành, dựa vào mối quan hệ gì?
- HS suy nghĩ trả lời
=> Có thể nói như vậy là dựa trên mối quan hệ gần gũi nhau giữa các sự vật. Cách nói như vậy gọi là hoán dụ.
? Vậy hoán dụ là gì?
- HS suy nghĩ trả lời
? So sánh cách diễn đạt của nhà thơ Tố Hữu với cách diễn đạt sau và rút ra nhận xét?
 Người nông dân liền với người công nhân
Những người ở nông thôn cùng với những người sống ở thành thị đứng lên.
- HS suy nghĩ trả lời
- GV: Cách diễn đạt của Tố Hữu ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và tính hàm súc cho câu văn, nêu bật được đặc điểm của sự vật được nói đến.
- Gọi HS đọc to ghi nhớ
Bài tập nhanh.
Cho các hình ảnh: đầu xanh, đầu bạc, xứ vải thiều, quê hương quan họ. Em nghĩ tới các hình ảnh gần gũi nào ?
- đầu xanh: tuổi trẻ.
- đầu bạc : tuổi già.
- xứ vải thiều : Thanh Hà.
- quê hương quan họ: Bắc Ninh.
- chân sút : cầu thủ bóng đá.
Hoạt động 2. Hướng dẫn tỡm hiểu cỏc kiểu hoỏn dụ:
? Nhắc lại mối quan hệ giữa hình ảnh hoán dụ với hình ảnh được hiểu trong ví dụ mục I?
-> Quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng - con người sống ở nông thôn và thành thị.
? Qua đó, em thấy đã có kiểu hoán dụ nào ?
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
? Xét tiếp VD mục II trang 83.
- Gọi HS đọc ví dụ mục II.
? Xác định các hình ảnh hoán dụ ? 
- HS xác định các hình ảnh hoán dụ trong 3 ví dụ a, b, c.
? Trong ví dụ a " bàn tay" gợi cho em liên tưởng đến sự vật nào?
- HS suy nghĩ trả lời
? Đó là mối quan hệ gì?
- HS sy nghĩ trả lời
? Trong ví dụ b " một, ba" thuộc từ loại nào, gợi cho em liên tưởng đến cái gì?
- HS suy nghĩ trả lời
? Đó là mối quan hệ gì?
- HS suy nghĩ trả lời
? Trong ví dụ c " đổ máu" là dấu hiệu của sự vật gì?
- HS suy nghĩ trả lời
? Đó là mối quan hệ gì?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV: Có thể nói" ngày Huế đổ máu" là ngày Huế nổ ra chiến sự.
? Từ những ví dụ đã phân tích ở mục 1 I và II, hãy liệt kê 1 số kiểu liên hệ thường dùng để tạo phép hoán dụ?
- HS rút ra nhận xét.
? Vậy có mấy kiểu hoán dụ, đó là những kiểu nào?
- HS dựa vào phân tích trên trả lời.
- Gọi HS đọc to ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
? Xác định phép hoán dụ, kiểu hoán dụ trong các đoạn văn, đoạn thơ a,b,c,d ?
- GV gọi 4 HS lên bảng, mỗi em làm 1 câu.
- GV nêu yêu cầu bài tập 2
- Yêu cầu HS thảo luận: So sánh ẩn dụ và hoán dụ.
- Gọi các nhóm báo cáo, GV chuẩn hoá kiến thức bằng bảng
Bài tập bổ sung: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép háon dụ?
a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
b. Miền Nam đi trước về sau.
c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam thương nhớ.
d. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim của Bác.
I. hoán dụ là gì ?
 1. Ví dụ: SGK 82
2. Nhận xột: 
- "áo nâu" - người nông dân.
- "áo xanh" - người công nhân. 
-> Quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm, tính chất đó - người nông dân thường mặc áo nâu, ...
- "nông thôn" - những người sống ở nông thôn.
- "thị thành" - những người sống ở thị thành.
-> Quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng - con người sống ở nông thôn và thành thị.
- Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
* Ghi nhớ: SGK/82
iI. các kiểu hoán dụ.
1. Ví dụ: SGK 83
2. Nhận xột: 
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
- VD a: 
Bàn tay - con người lao động
-> bộ phận - toàn bộ.
- VD b:
Một, ba - số lượng cụ thể (số ít, nhiều )
-> quan hệ cái cụ thể với trừu tượng.
- VD c:
đổ máu - chiến tranh( thay cho sự hi sinh, mất mát)
-> quan hệ dấu hiệu sự vật - sự vật.
* Ghi nhớ: SGK /83 
III. Luyện tập
Bài tập 1 
a) Làng xóm - nhân dân -> vật chứa đựng - vật bị chứa đựng.
b)mười năm - ngắn, trước mắt
trăm năm - dài, tương lai. (Cụ thể - trừu tượng).
c)áo chàm - người Việt Bắc -> dấu hiệu - SV.
d)Trái Đất - nhân loại -> vật chứa đựng - vật bị chứa đựng.
Bài tập 2 
ẩn dụ
Hoán dụ
Giống
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
Khác
- Dựa vào quan hệ tương đồng
+ Hình thức
+ Cách thức thực hện
+ Phẩm chất
+ Cảm giác.
- Dựa vào quan hệ tương cận.
+ Bộ phận- toàn thể.
+ Vật chứa đựng- vật bị chứa đựng.
+ Dấu hiệu của sự vật- sự vật
+ Cụ thể- trừu tượng
Bài tập 3 
 Chính tả; nhớ - viết.
 4. Củng cố
GV khái quát nội dung bài học:
Hoán dụ? 
Các kiểu hoán dụ?
5. DẶN Dề:
- Học nội dung bài.	
- Tiếp tục lấy ví dụ minh hoạ cho bài 2.
- Chuẩn bị bài:Tập làm thơ bốn chữ.
 ----------------------------------------------------------------
Tuần 27	 Ngày soạn: 15/2/2015
Tiết 102	 Ngày dạy: / /2015 ( 6A)
	/ /2015 ( 6B)
tập làm thơ bốn chữ
1. Mục tiêu:
 1.1. Kiến thức.
+ HS biết:
 - Bước đầu nắm được đặc điểm thơ bốn chữ.
- Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.
- Có thể tập làm những câu thơ, bài thơ bốn chữ.
+ HS hiểu: luật làm thơ bốn chữ.
1. 2. Kỹ năng:
+ HS thực hiện được: Biết làm bài thơ 4 chữ ngẵn gọn, có nội dung.
 + HS thực hiện thành thạo: Nhận diện thể thơ bốn chữ.
1.3. Thỏi độ: HS thêm yêu mến văn chương, yêu thơ ca Việt Nam.
2. CHUẨN BỊ: 
 2. 1. GV: 
- Phương tiện: SGK, SGV, Giáo án , bảng phụ, 
- Phương phỏp: phõn tớch, nờu vấn đề, thuyết trỡnh, 
 2.2. HS: SGK, SBT, vở ghi, vở soạn.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
3.1. ổn định tổ chức.
6A:
6B:
3.2. Kiểm tra bài cũ: 
? Em đã học bài thơ nào được viết theo thể thơ bốn chữ ? Đọc diễn cảm bài thơ đó ?
? Em thuộc những bài thơ 4 chữ nào ?

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_VAN_6_KI_2_NAM_2015_20150725_025225.doc