Giáo án Ngữ văn 6 - Đọc thêm: Cây bút thần - Nguyễn Văn Hùng
T. Mã Lương đã vẽ gì cho những người nghèo khổ ? Qua đó thể hiện tấm lòng gì của Mã Lương ?
H. M L không vẽ thóc gạo, nhà cửa, vàng bạc, châu báu. Mà vẽ những đồ dùng cần thiết cho những người nghèo khổ: nhà không có cày, em vẽ cái cày, cái cuốc, cái đèn, cái thùng. . . Thể hiện tấm lòng nhân hậu.
T. Đối với tên địa chủ, Mã Lương vẽ gì và thái độ ra sao ?
H. M L không vẽ gì cho tên địa chủ, mà vẽ mọi thứ cần thiết để tự vệ và trừng phạt kẻ tham lam, độc ác như: khi bị nhà giàu giam vào chuồng ngựa lạnh giá, đói khát, em vẽ lửa hồng để sưởi, vẽ bánh nướng để ăn, vẽ thang để vượt ngục, vẽ ngựa chạy trốn đường dài và vẽ cung bắn trừng trị tên địa chủ. . .Bình tỉnh, nhưng kiên quyết.
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng - Tuần: 6 - Tiết:CT: 23, 24 - ĐỌC THÊM: CÂY BÚT THẦN HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Giới thiệu bài mới: Trung Quốc là nước láng giềng có nhiều mối quan hệ về văn hoá với nước ta. Kho tàng truyện cổ tích Trung Quốc rất phong phú. “ Cây bút thần” là một trong những truyện cổ tích lý thú của Trung Quốc. Truyện kể về một em bé mồ côi rất say mê vẽ, được thần cho cây bút em trở thành người có tài năng đặc biệt. . . Bài học hôm nay sẽ giúp cacù em hiểu rõ hơn về truyện. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HĐ1. Đọc văn bản. T. Đọc và gọi H đọc truyện theo 5 đoạn SGK Tr. 80. Đoan 1: Người ta kể ------------------------------------> Lấy làm lạ. Đoạn 2: Mã Lương lấy ------------------------------------> em vẽ cho thùng. Đoạn 3: Việc đó ai cũng ----------------------------------> phóng như bay. Đoạn 4. Ngựa phi suốt -----------------------------------> sóng hung dữ. Đoạn 5. Phần còn lại. T. Cho H giải từ. Nghĩa của từ: “ Huyên náo”, được giải thích theo cách nào ? H. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. T. Truyện được viết theo thể loại nào ? Truyện cổ tích là gì ? Nhân vật chính là ai ? Nhân vật chính là gì ? Nhân vật phụ là gì ? Truyện chia làm mấy đoạn ? Ý chính mỗi đoạn ? T. Truyện “ CBT” có phải là văn bản không ? Văn bản là gì ? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? Phương thức tự sự là gì ? H. Là một văn bản. . . . HĐ2. Tìm hiểu nội dung chính của văn bản. * Thao tác 1. Tìm hiểu về nhân vật Mã Lương. T. Mã Lương thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích ? Kể tên một số kiểu nhân vật tương tự ? H. Kiểu nhân vật có tài năng kì lạ. Thạch Sanh, Sọ Dừa ( dân tộc Kinh ), chiếc bật lửa thần ( dân tộc Dao ), Ba chàng thiện nghệ ( có tài bắn giỏi, lặn giỏi, chữa bệnh giỏi ). . . T. Mã Lương được giới thiệu là người như thế nào ? Em có đặc điểm gì nổi bật ? H. Mồ côi cha mẹ, nghèo. Thông minh, có tài vẽ rất giỏi. . . T. Điều gì đã giúp Mã Lương vẽ giỏi như vậy ? Những điều ấy có quan hệ với nhau như thế nào ? nói lên ý nghĩa gì ? H. Mã Lương có tài vẽ giỏi vì hai lý do: ML rất thông minh, em thích vẽ từ nhỏ, mặt dù nghèo không có tiền mua bút, em vẫn chịu khó, kiên trì chăm chỉ, say mê, miệt mài học vẽ ở mọi lúc, mọi nơi. . . Được thần tặng cho “ cây bút bằng vàng sáng lấp lánh”, vẽ được những sự vật thật. ====> Hai điều trên có quan hệ mật thiết với nhau: Thần cho “ M L” bút là phần thưởng xứng đáng dành cho người chăm học, say mê, có chí rèn luyện và duy nhất chỉ có M L được nhận và được dùng bút thần không ai khác, từ đó tài năng của Mã Lương được chấp cánh nhờ cây bút thần. * Thao tác2. Tìm hiểu về thái độ và hành động của Mã Lương khi sử dụng bút thần T. Mã Lương đã vẽ gì cho những người nghèo khổ ? Qua đó thể hiện tấm lòng gì của Mã Lương ? H. M L không vẽ thóc gạo, nhà cửa, vàng bạc, châu báu. Mà vẽ những đồ dùng cần thiết cho những người nghèo khổ: nhà không có cày, em vẽ cái cày, cái cuốc, cái đèn, cái thùng. . . Thể hiện tấm lòng nhân hậu. T. Đối với tên địa chủ, Mã Lương vẽ gì và thái độ ra sao ? H. M L không vẽ gì cho tên địa chủ, mà vẽ mọi thứ cần thiết để tự vệ và trừng phạt kẻ tham lam, độc ác như: khi bị nhà giàu giam vào chuồng ngựa lạnh giá, đói khát, em vẽ lửa hồng để sưởi, vẽ bánh nướng để ăn, vẽ thang để vượt ngục, vẽ ngựa chạy trốn đường dài và vẽ cung bắn trừng trị tên địa chủ. . .Bình tỉnh, nhưng kiên quyết. T. Đối với yêu cầu của tên vua cậy quyền, tham lam, độc ác. Mã Lương đã dùng bút thần vẽ gì và thái độ ra sao ? H. M L vẽ trái yêu cầu và ý muốn của nhà vua: Vua bảo vẽ rồng, em vẽ con cóc ghẻ _ Vua bảo vẽ phượng, em vẽ con gà trụi lông. Vua bắt vẽ biển, thuyền, sóng, em vẽ theo ý vua rồi cho nổi sóng lớn, không để ý đến yêu cầu dừng của tên vua hung ác, nhằm thực hiện ý định, quyết tâm diệt trừ bọn vua quan một cách quyết liệt. Cho thấy M L căm ghét tên vua gian ác và không sợ uy quyền. T. Sử dụng bút thần để thể hiện lòng nhân hậu và trừng trị kẻ tham lam, độc ác. Theo em, M L thể hiện thái độ của mình như thế nào ? H. Yêu, ghét rất công minh, ngòi bút đấu tranh cho công lý lẽ phải, khích lệ lao động sáng sáng tạo của con người. T. Giảng thêm: Tài năng và nghệ thuật chỉ phục vụ nhân dân, chứ không bán mình ô nhục cho giai cấp thống trị, tham lam, độc ác. T. Em hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương qua những gì mà M Lương đã vẽ ? H. * Ngòi bút thần đại diện cho công lý, lẽ phải: Vẽ giúp người nghèo những công cụ cần thiết để lao động sản xuất( cày, cuốc, đèn, thùng nước. . .), chứ không vẽ cho họ những vàng bạc, châu báu. Điều này có ý nghĩa sâu sắc: của cải là phải do chính con người làm ra. . . Đối với bọn tham lam, độc ác ( địa chủ, vua ), Mã Lương tỏ thái độ căm thù và dùng bút vẽ ngược lại để tiêu diệt kẻ gian ( vẽ cung tên giết địa chủ, vẽ sóng mạnh dìm chết tên vua. . .). T. Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú, độc đáo của nhân dân. Theo em những chi tiết nào trong truyện là lý thú và gợi cảm hơn cả ? H. Truyện có nhiều chi tiết lý thú và gợi cảm: ML nằm mơ thấy cụ giàrâu tóc bạc phơ tặng cây bút thần và em vẽ chim, chim tung cánh lên trời hót líu lo, vẽ cá vẫy đuôi trườn xuống sông bơi lượn, vẽ bánh nướng ngồi ăn trong chuồng ngựa. . . Nhưng lý thú nhất là M L dám cải lệnh vua, vẽ ra những con vật bẩn thỉu và khi vua tham lam muốn vẽ núi vàng, thỏi vàng thì lại ra một con Mãng xà dài há hốc miệng. . . ===> Hình ảnh cây bút thần là báu vật, phương tiện thần kì, giống như : “ đôi đũa thần, lọ nước thần, cây đàn thần. . .” ở các truyện cổ tích khác. HĐ3. Tìm hiểu phần tổng kết. T. Truyện: “ CBT” có những đặc sắc gì về nghệ thuật ? Mã lương thuộc kiểu nhân vật nào ? Câu chuyện toát lên ý nghĩa gì ? H. Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì, đặc sắc như: Vẽ chim tung cánh bay, cá vẫy đuôi bơi lượn, vẽ ngựa chạy, vẽ biển, thuyền, sóng. . . trừng trị kẻ tham lam, độc ác. . . Sáng tạo nên hình ảnh “ Cây bút thần, người xưa muốn gởi gấm vào nhân vật có tài lạ những niềm khát khao, ước mơ có báu vật thiêng liêng để giúp họ giành tự do hạnh phúc, lẽ công bằng. Thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ. Truyện toát lên ý nghĩa: H trình bày theo phần ghi nhớ SGK Tr. 85 C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH IV. LUYỆN TẬP: ( SGK Tr. 85 ). 1. Yêu cầu H đọc bài tập, xác định yêu cầu và tự làm bài tập. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 2. Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú, độc đáo của nhân dân. Theo em những chi tiết nào trong truyện là lý thú và gợi cảm hơn cả ? E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG 3. Truyện: “ CBT” có những đặc sắc gì về nghệ thuật ? Mã lương thuộc kiểu nhân vật nào ? Câu chuyện toát lên ý nghĩa gì ? I. GIỚI THIỆU CHUNG. 1.Đọc, giải từ. (sgk tr. 80 ). 2.Thể loại.Truyện cổ tích. . . ( sgk tr. 53 ). 3.Bố cục: a)- M L tự học vẽ, được bút thần. b)- Dùng bút vẽ cho người nghèo. c)- Dùng bút chống lại tên địa chủ. d)- Dùng bút chống lại vua. e)- Những truyền tụng về M L. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. Nhân vật Mã Lương. Hoàn cảnh: Mồ côi, nghèo. Nguyên nhân giúp vẽ giỏi: + Thực tế: Say mê, cần cù, chăm chỉ + thông minh, năng khiếu có sẳn. + Thần kì: Được thần cho bút , vẽ được những vật có khả năng như thật. à Phần thưởng xứng đáng, dành ch người có tài, có tâm, có chí. 2. Thái độ, hành động khi sử dụng bút thần. a)- Với người nghèo: * Vẽ giúp vật dụng sản xuất sinh hoạt: Cái cày, cuốc, đèn, thùng. . . ===> Tấm lòng nhân hậu. b)- Với địa chủ: * Vẽ mọi thứ tự vệ: lửa hồng sưởi, bánh nướng ăn, thang vượt ngục, ngựa chạy trốn, cung bắn trừng trị. . . c)- Với Vua. * Vẽ trái yêu cầu: con cóc ghẻ, gà trụi lông và thuyền, biển, sóng dữ. . Chống lại. à Trừng trị kẻ tham lam độc ác. ======> Yêu, ghét rất công minh. III. TỔNG KẾT. + Là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. + Cây bút thần với những khả năng, sức mạnh kì diệu của nó là chi tiết tưởng tượng, thần kì đặc sắc. + Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 85 1. Kể diễn cảm truyện bằng lời văn của em. V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 85 2. Truyện cổ tích là. . . . Những truyện cổ tích mà em đã học: “ Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh. . .” VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà ) 3. Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú, độc đáo của nhân dân. Theo em những chi tiết nào trong truyện là lý thú và gợi cảm hơn cả ? IV. . CỦNG CỐ, DẶN DÒ. Học bài: 1. Truyện “ CBT” có những đặc sắc gì về nghệ thuật ? Nêu một số dẫn chứng minh hoạ ? 2. Câu chuyện toát lên ý nghĩa gì ? Soạn bài: 1. Làm bài tập 1 Tr. 32. SBT. 2. đĐT: Ông lão đánh cá và con cá vàng ( Sgk Tr. 91 ). V. RÚT KINH NGHIỆM. ======> Học sinh tiếp thu tốt.
File đính kèm:
- CAY BUT THAN - 2015.doc