Giáo án Ngữ Văn 6 dạy thêm tuần 1

TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ CỦA TIẾNG VIỆT

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo từ tiếng Việt.

- Biết phân các kiểu cấu tạo của từ .

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức:

- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.

- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.

2. Kỹ năng:

a.Kĩ năng chuyên môn :

- Nhận diện, phân biệt được: từ và tiếng: từ đơn và từ phức: từ ghép và từ láy .

- Phân tích cấu tạo của từ.

b.Kĩ năng sống :

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ tiếng việt, trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ trong tiếng Việt.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 dạy thêm tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TIEÂN (Hướng dẫn đọc thêm)
 (Truyeàn thuyeát)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.
- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi gống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- Bóng dáng lịch sử trong thời kỳ dựng nước của dân tộc ta qua một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết
- Nhận ra những sự việc chính của truyện.
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện.
3. Thái độ:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của truyện với hình tượng Tiên – Rồng rất đổi cao quý, rất mực tự hào.
- Bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc cho HS.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh.
2. Học sinh: Soạn bài, đọc văn bản trước ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY:
1. Ồn định lớp: Khoảng 2’.
2. Kiểm tra: 
Kiểm tra phần soạn bài ở nhà của HS.
3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài mới: Truyền thuyết là một thể lọai văn học dân gian được nhân dân ta từ bao đời ưa thích. Một trong những truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng đó là truyện “Con Rồng, cháu Tiên” . Vậy nội dung ý nghĩa của truyện là gì ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều ấy .
	* Vào bài:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung 
- HS: đọc định nghĩa truyền thuyết phần dấu sao trang 7. 
- GV: giới thiệu khái quát về định nghĩa, về các truyền thuyết gắn liền với lịch sử đất nước ta. 
+ Văn bản thuộc thể loại nào? (tự sự)
- HS trả lời, GV nhận xét.
Hoạt động II: GV hướng dẫn HS Đọc – hiểu văn bản
- Giáo viên đọc đọan 1, Học sinh đọc đọan 2, 3 . 
GV: hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích giải nghĩa các từ khó.
- Văn bản “Con Rồng, cháu Tiên” là một truyền thuyết dân gian được liên kết bởi ba đọan : 
+ Đọan 1 : Từ đầu  “Long Trang”
+ Đọan 2 : Tiếp  “ lên đường” .. 
+ Đọan 3 : Còn lại.
+ Truyện gồm những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai ? Lạc Long Quân và Âu Cơ xuất thân từ đâu ? Hình dáng của họ như thế nào ?
(HS : thảo luận trả lời 
GV : chốt ý : Vẻ đẹp của LLQ và ÂC là vẻ đẹp:
-> Vẻ đẹp cao quý của bậc anh hùng . 
-> Vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ . 
 Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ có nghĩa là những vẻ đẹp cao quý của thần tiên được hòa hợp) 
+ Theo em mối tình duyên này, người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc ? (GV : chốt ý)
+ Chuyện Âu Cơ sinh con có gì lạ? Theo em, chi tiết mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp có ý nghĩa gì ? 
(GV: Giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt cùng một cha mẹ sinh ra) 
+ Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? Vì sao cha mẹ lại chia con thành hai hướng lên rừng, xuống biển ? 
(HS : Rừng là quê mẹ, biển là quê cha -> đặc điểm địa lý nước ta rộng lớn : nhiều rừng và biển )
+ Qua sự việc Cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ mang con lên rừng, xuống biển, người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì ? 
(GV: ý nguyện phát triển dân tộc : làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai ; ý nguyện đoàn kết , thống nhất dân tộc, mọi người trên đất nước đều có chung nguồn gốc, ý chí và sức mạnh ) 
GV: Truyện còn kể rằng, các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ nối nhau làm vua ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, lấy danh hiệu Hùng Vương . 
Hoạt động III: Tổng kết
+ Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo? Hãy tìm những chi tiết kỳ ảo nào trong văn bản? Các chi tiết kỳ ảo đó có vai trò gì trong truyện ? 
(HS phát hiện trả lời)
- GV: Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhânvật. Thần kỳ hóa nguồn gốc, giống nòi để chúng ta thêm tự hào, tôn vinh tổ tiên . 
Truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên phản ánh sự thật lịch sử -> Thời đại các Vua Hùng, đền thờ Vua Hùng ở Phú Thọ. 
+ Em hãy nêu ý nghĩa văn bản ?
I. Giới thiểu chung:
1. Định nghĩa truyền thuyết:Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Tác phẩm:
- Thể loại: Tự sự.
- "Con Rổng cháu Tiên" thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1.Đọc- Từ khó:
2.Bố cục: 3 phần
3.Phân tích:
a. Nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ . 
- Lạc Long Quân : là con thần biển, có nhiều phép lạ, sức mạnh vô địch, diệt yêu quái giúp dân . 
- Âu Cơ : là con thần nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên cây cỏ. 
 => Lòng tôn kính, tự hào về nòi giống con Rồng, cháu Tiên. 
b. Câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ . 
- Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp . 
- Họ chia con đi cai quản các phương . 
- Khi có việc gì thì luôn giúp đỡ nhau . 
- Người con trưởng lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương . 
=> Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết , thống nhất và bền vững . 
III .Tổng kết
1.Nghệ thuật : 
- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, về việc sinh nở của Âu Cơ.
- Xây dựng hình tượng mang dáng dấp thần linh.
2. Ý nghĩa văn bản: Truyện kể về nguồn gốc dân tộc, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.
* Ghi nhớ: S/8. 
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 - GV nhắc lại nội dung kiến thức vừa học.
 - Đọc kĩ để nhớ một số chi tiết, sự việc chính của truyện.
 - Kể lại được truyện.
 - Liên hệ một số câu chuyện có nội dung giải thích nguồn gốc người Việt .
 - Tìm những câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh, những câu cac dao, bài hát được khơi nguồn cảm xúc từ tác phẩm "Con Rồng, cháu Tiên" hoặc nói về tinh thần đoàn kết của dân tộc ta.
(Gợi ý: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công", bài thơ "Hòn đá to, hòn đá nặng", "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng". "Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau", bài hát: “Nổi trống lên các bạn ơi!” (Phạm Tuyên), “Dòng máu Lạc Hồng” (Lê Quang ).
- Sọan : “Bánh chưng, bánh giầy” (sọan kỹ câu hỏi hướng dẫn). 
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................
~~~~~~*0*~~~~~~
TUẦN 1
Tiết 2
Ngày soạn: 25/06/2015
 Ngày dạy: //
Văn bản: 	BAÙNH CHÖNG, BAÙNH GIAÀY (Hướng dẫn đọc thêm)
 (Truyeàn thuyeát)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Bánh chưng, bánh giầy.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết
- Cốt lõi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hoá của người Việt.
2. Kỹ năng:
- Đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
3. Thái độ:
Xây dựng lòng tự hào về trí tuệ và vốn văn hóa của dân tộc.
III. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Tích hợp: Tiếng Việt bài “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt”, với Tập làm văn bài : “Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt”.
	- Tranh: Cảnh gia đình Lang Liêu làm bánh.
	- Cảnh vua chọn bánh của Lang Liêu để tế Trời, Đất, Tiên Vương.
2. Học sinh: Đọc kỹ văn bản và sọan bài theo câu hỏi gợi ý .
IV. TIẾN TRÌNH DẠY:
1. Ồn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Em hiểu truyền thuyết là gì?. 
- Ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên”?
3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài mới: Haøng naêm, cöù teát ñeán thì gia ñình chuùng ta laïi chuaån bò laøm nhöõng moùn aên ngon ñeå cuùng toå tieân. Trong caùc moùn aên ngaøy teát khoâng theå thieáu baùnh chöng, baùnh giaày. Hoâm nay chuùng ta seõ tìm hieåu nguoàn goác cuûa chieác baùnh giaày, baùnh chöng naøy.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung 
- HS nhắc lại định nghĩa truyền thuyết . 
Hoạt động II: GV hướng dẫn HS Đọc - hiểu văn bản
GV hướng dẫn HS đọc truyện
Gọi HS đọc chú thích.
Văn bản có thể chia thành mấy phần ?
+ Học sinh thảo luận các câu hỏi . Đại diện nhóm trả lời 
+ Học sinh nhận xét bổ sung.
- Các nhóm thảo luận câu 1 (trang 12). Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì ? 
- GV: Vua Hùng rất anh minh, sáng suốt, biết chọn người có tài đức để nối ngôi để lo cho dân, cho nước . Người nối ngôi phải nối được chí vua không nhất thiết phải là con trưởng . 
- Các nhóm thảo luận câu 2 và 3 . 
+ Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ?
+ Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang liêu được chọn nối ngôi vua? (Thần ở đây chính là nhân dân. Họ rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra) 
Hoạt động III. Tổng kết
Em hãy nêu nghệ thuật của truyện ?
- Các nhóm thảo luận câu 4 . 
+ Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết : “Bánh chưng, bánh giầy "?
Học sinh đọc mục ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung 
"Bánh chưng, bánh giầy" thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1.Đọc: 
2.Chú thích :(SGK)
3.Bố cục: 3 phần
+ Đoạn 1 : Từ đầu -> “chứng giám” 
+ Đoạn 2 : Tiếp -> “hình tròn” 
+ Đoạn 3 : Còn lại.
3.Phân tích :
a. Hoàn cảnh, ý định và cách thức của Vua Hùng chọn người nối ngôi . 
- Hoàn cảnh: Giặc đã yên, vua đã già.
- Ý định: Người nối ngôi phải nối được chí vua.
- Cách thức : bằng 1 câu đố để thử tài .
b. Lang Liêu được thần giúp đỡ : 
- Là người thiệt thòi nhất . 
- Chăm lo việc đồng áng . 
- Thông minh, tháo vát lấy gạo làm bánh . 
c. Lang Liêu được chọn nối ngôi vua:
 - Bánh hình tròn -> bánh giầy. 
- Bánh hình vuông -> bánh chưng. 
III. Tổng kết :
1. Nghệ thuật :
- Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo.
- Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian.
2. Ý nghĩa văn bản : là câu chuyện suy tôn tài năng , phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.
* Ghi nhớ (S/12)
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- GV nhắc lại nội dung , kiến thức bài học.
- Đọc kĩ để nhớ những sự việc chính trong truyện.
- Tìm các chi tiết có bóng dáng lịch sử cha ông ta xưa trong truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy ".
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................
~~~~~~*0*~~~~~~
TUẦN 1
Tiết 3
Ngày soạn: 25/06/2015
 Ngày dạy: //
Tiếng Việt: 	TÖØ VAØ CAÁU TAÏO TÖØ CUÛA TIEÁNG VIEÄT
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo từ tiếng Việt.
- Biết phân các kiểu cấu tạo của từ .
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
2. Kỹ năng:
a..Kĩ năng chuyên môn :
- Nhận diện, phân biệt được: từ và tiếng: từ đơn và từ phức: từ ghép và từ láy .
- Phân tích cấu tạo của từ.
b..Kĩ năng sống :
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ tiếng việt, trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ trong tiếng Việt.
3. Thái độ:
Thấy được sự phong phú của tiếng Việt.
III. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Tích hợp với bài “Con Rồng, cháu Tiên”, “Bánh chưng, bánh giầy” với Tập làm văn “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt”.
2. Học sinh: Soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY:
1. Ồn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Việc soạn bài ở nhà của HS.
3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài mới: Ñeå noùi hoaëc vieát moät caâu naøo ñoù chuùng ta phaûi duøng ngoân töø. Hoâm nay chuùng ta seõ tìm hieâu veà töø, caáu taïo cuûa töø trong tieáng Vieät.
	* Vào bài:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: GV hướng dẫn HS tìm hiểu Từ là gì ?
- Học sinh đọc ví dụ trong SGK/13. 
* Lập danh sách các từ . 
+ Câu văn gồm có bao nhiêu từ, bao nhiêu tiếng? Dựa vào dấu hiệu nào em biết?
(HS: xác định; GV: phân tích thêm)
+ Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau? 
Vậy từ là gì ? 
(GV: chốt ý
- Học sinh đọc mục ghi nhớ .)
Hoạt động II: GV hướng dẫn HS Phân loại từ.
- GV kẻ bảng – Hs điền từ vào bảng. Phân lọai từ đơn và từ phức. 
+ Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức ? 
+ Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và có gì khác nhau ? 
(HS trình bày - GV phân tích )
Học sinh đọc mục ghi nhớ 
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
- Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức.
- Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
Hoạt động III: GV Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập.
Học sinh thảo luận : 
Bài 1: Đại diện nhóm lên bảng làm. 
GV nhận xét . 
 Ÿ Bài 2: Học sinh làm nhanh- đứng dậy trả lời – GV nhận xét . 
 Ÿ Bài 3 : Học sinh thảo luận nhóm. Đại diện nhóm lên bảng làm – Giáo viên nhận xét . 
 Ÿ Bài 5 : Thi tìm nhanh – GV chấm điểm 2 học sinh làm nhanh nhất .
I. Từ là gì ? 
*VD: (S/13) Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt / chăn nuôi / và / cách / ăn ở .
-> Câu văn gồm -> 9 từ .
 -> 12 tiếng.
- Tiếng dùng để tạo từ. 
- Từ dùng để tạo câu. 
- Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ . 
* Ghi nhớ Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để đặt câu.
 II. Từ đơn và từ phức:
*VD: (S/13-14): 
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
 Từ đơn
Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm. 
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.
Từ láy
Trồng trọt
2. Đặc điểm của từ :
- Giống nhau: từ ghép và từ láy đều được cấu tạo từ các tiếng, chúng đều là từ phức.
- Khác nhau: 
+ Từ ghép được cấu tạo bằng các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau như: nhà cửa, quần áo, sách vở,...
Từ láy gồm các tiếng có sự hòa phối âm thanh ghép lại với nhau như: nhễ nhại, sạch sành sanh,...
* Ghi nhớ (SGK/14).
 III. Luyện tập:
Bài 1: 
a. Các từ: nguồn gốc, con cháu là từ ghép.
b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: Cội nguồn, gốc gác, gốc tích ,...
c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em,...
Bài 2: Khả năng sắp xếp :
- Theo giới tính: anh chị, ông bà, chú thím , cậu mợ,...
- Theo bậc: chị em, dì cháu , anh em,...
Bài 3 : 
 -Cách chế biến: Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp.
- Chất liệu: Bánh nếp, bánh khoai, bánh tẻ,bánh gai .
- Tính chất: Bánh dẻo, bánh xốp.
- Hình dáng: Bánh gối, bánh khúc.
Bài 5 : Tìm từ láy:
a. Tả tiếng cười: khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch,...
b. Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, lầu bầu ,...
c. Tả dáng điệu: lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh,...
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Từ là gì? Đơn vị cấu tạo từ là gì? Phân loại từ?
- Tìm các từ láy miêu tả tiếng nói, dáng điệu của con người..
- Tìm từ ghép miêu tả mức độ, kích thước của một đồ vật.
- Soạn bài : Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt 
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
~~~~~~*0*~~~~~~
TUẦN 1
Tiết 4
Ngày soạn: 25/06/2015
 Ngày dạy: //
Tiếng Việt: 	GIAO TIEÁP, VAÊN BAÛN VAØ PHÖÔNG THÖÙC BIEÅU ÑAÏT
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
- Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.
- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính - công vụ.
2. Kỹ năng:
a..Kĩ năng chuyên môn :
 - Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
 - Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
 - Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể.
b..Kĩ năng sống :
 - Giao tiếp ứng xử: Biết các phương thức biểu đạt và sử dụng văn bản theo những phương thức biểu đạt khác nhau phù hợp với mục đích giao tiếp.
 - Tự nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp bằng văn bản và hiệu quả của các phương thức biểu đạt.
3. Thái độ:
Sử dụng đúng kiểu loại nâng cao hiệu quả giao tiếp.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tích hợp với phần văn bài “Con Rồng, cháu Tiên”, “Bánh chưng, bánh giầy” với phần Tiếng Việt bài “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt”. Phân tích các tình huống.
2. Học sinh: Soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY:
1. Ồn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Việc soạn bài ở nhà của HS.
3. Bài mới:
	Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: GV hướng dẫn HS Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt .
* GV nêu vấn đề:
+ Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết thì em làm như thế nào? 
(HS: Nói hoặc viết ra).
+ Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải làm như thế nào ? 
(HS : Nội dung phải rõ ràng, diễn đạt mạch lạc)
* Học sinh đọc câu ca dao. Thảo luận trả lời.
+ Câu ca dao nói lên vần đề gì ? 
(HS : phải có lập trường, không dao động khi người khác thay đổi chí hướng) .
 + Theo em câu CD đó có thể coi là một VB chưa ?
- HS: Có vì có nội dung trọn vẹn, liên kết mạch lạc. 
* GV nêu vấn đề:
+ Lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không? Vì sao? 
+ Bức thư em viết cho bạn, Đơn xin học, một bài thơ có phải là văn bản không ? 
=>Giáo viên chốt lại: Tất cả đều là văn bản.
+ Vậy văn bản là gì ?
Hoạt động II: GV giớ thiệu 6 kiểu VB và phương thức biểu đạt.
HS: theo dõi bảng chia VB và phương thức biểu đạt.
- Giáo viên cho ví dụ . 
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập nhanh. 
(1) Hành chính công vụ. (2) Tự sự. ( 3) miêu tả. (4) Thuyết minh .(5) biểu cảm. ( 6) Nghị luận. 
- Học sinh đọc mục ghi nhớ .
Hoạt động III: GV Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập.
- Bài 1: Giáo viên gọi học sinh đọc từng đoạn văn làm nhanh. 
- Bài 2: Học sinh thảo luận nhóm . 
Truyền thuyết « Con Rồng, cháu Tiên » thuộc kiểu văn bản nào ? Vì sao em biết như vậy ? 
- Đại diện nhóm trả lời – GV nhận xét . 
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt . 
1. Văn bản và mục đích giao tiếp :
- Muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng cho mọi người biết ta phải dùng ngôn ngữ để giao tiếp .
- Giao tiếp: là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ . 
+ Văn bản: là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp . 
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản( SGK ) 
- Theo mục đích giao tiếp: có 6 kiểu văn bản tương ứng 6 phương thức biểu đạt.
* Ghi nhớ ( SGK/17 ) 
- Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ.
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
- Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.
II. Luyện tập:
1/ a. Tự sự (vì có người, có sự việc).
 b. Miêu tả (tả cảnh thiên nhiên ).
 c. Nghị luận (bàn luận, đưa ý kiến) .
 d. Biểu cảm (thể hiện tình cảm).
 e. Thuyết minh (giới thiệu).
2/ Truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”: 
- Kiểu văn bản: Tự sự.
-> Trình bày diễn biến sự việc.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Văn bản là gì ? Các kiểu văn bản ?
- Tìm ví dụ cho mỗi phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Xác định phương thức biểu đạt của các văn bản tự sự đã học.
 Soạn bài : Th

File đính kèm:

  • docThanh_Nguyen__Ngu_Van_6_Tuan_1_Chuan_KTKN_20152016_20150725_025156.doc
Giáo án liên quan