Giáo án Ngữ văn 6 - Chương trình HKII - Năm học 2015-2016 - Lã Thị Nhung

Hoạt động 3: III. Luyện tập

 Bài tập 1: Xác định các phép hoán dụ và kiểu quan hệ được sử dụng.

 a) Làng xóm: Chỉ nhân dân sống trong làng xóm.

 -> Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa.

 b) Mười năm: ngắn, trước mắt, cụ thể -> quan hệ: cụ thể và trừu tượng.

 - Trăm năm: dài, trừu tượng.

  Ý nghĩa: Trồng cây: Kinh tế; trồng người: giáo dục.

- Một xã hội phát triển là cả kinh tế và giáo dục đề phát triển trong đó kinh tế là động lực, giáo dục là mục đích.

+ Hoán dụ: Trồng cây: (Xây dựng kinh tế) - xây dựng xã hội phát triển.

+ Trồng người: (xây dựng con người) - xây dựng xã hội mới.

- Hồ Chủ Tịch nói: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì phải có con người XHCN.

+ Quan hệ:

* Kinh tế: Bộ phận - Toàn thể.

* Giáo dục: Công việc đặc trưng - Toàn bộ sự nghiệp.

 c) áo chàm: Hoán dụ kép.

 - áo chàm (y phục) chỉ người dân sống ở Việt Bắc thường mặc áo màu chàm.

 -> Quan hệ: Dấu hiệu đặc trưng và sự vật.

 + áo chàm: Chỉ quần chúng cách mạng người dân tộc ở Việt Bắc, chỉ tình cảm của quần chúng cách mạng nói chung đối với Đảng, Bác.

 + Quan hệ: Bộ phận và toàn thể.

 d. Trái đất: Chỉ loài người tiến bộ đang sống trên trái đất.

 + Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa.

 Bài tập 2: Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ.

 - Giống nhau:

 + Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.

 + Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

 - Khác nhau:

 + ẩn dụ: Dựa vào mối quan hệ tương đồng (qua so sánh ngầm) về hình thức, cách thức, phẩm chất, cảm giác.

+ Hoán dụ: Dựa vào mối quan hệ tương cận (gần gũi) đi đôi với nhau. Về bộ phận - toàn thể, vật chứa - vật bị chứa, dấu hiệu - sự vật, cụ thể - trừu tượng.

4. Củng cố: Sơ đồ

 

doc178 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Chương trình HKII - Năm học 2015-2016 - Lã Thị Nhung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 câu
1,5đ
3 câu
1,5đ
1 câu
2đ
1 câu
5đ
B. Đề bài.
 I. Trắc ngiệm: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái đững trước đáp án đúng nhất từ câu 1 đến câu 4.
Câu 1: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên là sáng tác của nhà văn nào?
 A. Tạ Duy Anh B. Tô Hoài. C. Đoàn Giỏi. D. Minh Huệ.
Câu 2. Nghệ thuật đặc sắc của văn bản Sông nước Cà Mau là gì?
 A. Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc vừa cụ thể, vừa bao quát.
 B. Cách kể chuyện hấp dẫn
 C. Miêu tả tâm lí tinh tế.
 D. Kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm chân thành.
 Câu 3: Đối tượng nào được tập trung miêu tả trong đoạn trích Vượt thác?
 A. Dượng Hương Thư và chú Hai. B. Dượng Hương Thư.
 C. Cảnh sông nước. D. Con thuyền.
 Câu 4: Hai câu thơ sau trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng phép tu từ nào?
 Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm. 
 A. Nhân hoá. B.So sánh. C. Ẩn dụ D. Hoán dụ.
 Câu 5: (1đ) Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn trích sau: 
 a. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói,có óc mà .. sớm muộn cũng mang vạ vào thân đấy.
 ( Bài học đường đời đầu tiên- Tô Hoài)
 b. Khi một dân tộc bị rơi vào, chừng nào họ vẫn còn giữ vững..của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù.
 (Buổi học cuối cùng- An-phông -xơ Đô đê)
 Câu 6: (1đ). Chọn văn bản ở cột A phù hợp với thể loại ở cột B rồi điền vào cột đáp án
Cột A
Cột B
Đáp án
1. Bức tranh của em gái tôi
a. Thơ năm chữ
1+
2. Sông nước Cà Mau (trích)
b. Truyện dài
2+
3. Đêm nay Bác không ngủ
c. Truyện ngắn
3+
4. Buổi học cuối cùng
d. Truyện nước ngoài
4+
 II. Tự luận:(7đ)
 Câu 7: (2đ) Trong văn bản Buổi học cuối cùng, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
( Trình bày bằng một đoạn văn từ 5- 7 câu)
 Câu 8: (5đ) Em hãy trình bày suy nghĩ và cảm nhận của mình về hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ.
 C. Đáp án - biểu điểm 
 I. Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
A
A
C
 Câu 5: HS điền được các cụm từ: 
 a: Hung hăng, bậy bạ, không biết nghĩ
 b. Vòng nô lệ, tiếng nói
 Câu 6: 1+ c; 2+ b; 3+ a; 4+ d
 II. Tự luận:
 Câu 7: HS trình bày nhân vật mình thích. Giải thích được vì sao. Trình bày bằng 
đoạn văn t ừ 5-7 c âu 
 Câu 8: B ố c ục 3 ph ần r õ r àng
- MB: Gi ới thi ệu t/g; t/p; nh ân v ật
 - TB: Hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua lời kể của người chi ến sĩ:
 + Hoàn cảnh: chiến d ịch kéo dài; đêm lạnh, trời khuya, ngoài trời mưa, dưới mái lều xơ xác
 + Hình dáng, tư thế, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, sự chăm sóc chu đáo của 
Bác đối với các chiến sĩ
 - KB: Cảm nghĩ của em về Bác
 4. Củng cố: GV nêu qua đáp án- Thu bài.
 5. Hướng dẫn học ở nhà.
 - Ôn lại các văn bản đã học 
 - Soạn bài: Lượm
------------------------------------------------------------------------
 Tiết 98: Ngày soạn: 22/2/2012
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH VIẾT Ở NHÀ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - HS nhận ưu, nhược điểm trong bài làm của mình biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo.
 - Luyện kỹ năng chữa bài viết của bản thân và của bạn. 
II. CHU ẨN B Ị:
 1- Giáo viên: Bài chấm, những nhận xét, bài viết tiêu biểu.
 2 - Học sinh: Vở ghi chép
III. LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra việc chuẩn bị dàn bài của học sinh
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Khởi động.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
 I- Đề bài: Em hãy miêu tả vào buổi sáng trước giờ vào học
 II- Phân tích đề, dàn ý
 1. Tìm hiểu đề bài
 - Nội dung:tả quang cảnh sân trường giờ ra chơi
 - Kiểu bài :miêu tả
 2. Xây dựng dàn bài
 a.Mở bài: Giới thiệu khái quát quang c ảnh sân trường vào buổi sáng trước giờ vào học
 b.Thân bài: Tả chi tiết theo trình tự hợp lí quang cảch sân trường. Kết hợp hai trình tự miêu tả không gian và thời gian
 - Quang cảnh sân trường vào lúc sáng sớm còn vắng học sinh
 - Các hoạt động trên sân trường của học sinh kết hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên
 c. Kết bài: Buổi học mới bắt đầu, cảm nghĩ của người viết
Hoạt động 3: Gọi 1 học sinh lập dàn ý cho đề bài và đối chiếu
 III – Nhận xét ưu, khuyết điểm 
 1. Ưu điểm: 
 Nhìn chung các em đã biết cách làm bài văn miêu tả. Bố cục tương đối rõ ràng.Về nội dung đã miêu tả được cảnh sân trường vào lúc buổi sáng sớm, biết kết hợp tả hoạt động với tả khung cảnh.
 2. Nhược điểm:
 - Hình thức: + Một số bài viết chưa có bố cục - phần MB; Nam, Toản, Dân
 + Còn nhiều em mắc lỗi chính tả: Nguyễn Văn Hiếu, Đào Văn Nam.
 + Nội dung: Làm lạc đề em Nguyễn Văn Lâm, Duyên
 + Một lỗi phổ biến là hay sang thể loại tự sự, liệt kê các sự việc chứ chưa miêu tả. Ít sử dụng các tính từ, các biện pháp so sánh, ẩn dụ vào miêu tả.
 3-Kết quả
 Điểm: 3-4= 2 bài Điểm: 7-8 = 5 bài
 Điểm: 5-6 = 31 bài
 4- Hướng dẫn chữa bài
 - Bố cục, diễn đạt, lỗi chính tả (Gv nêu ra cụ thể-học sinh cùng sửa chữa)
. * Hoạt động 4: - Đọc bài viết hay. 
 - Trả bài:
 4. Củng cố :
GV nhắc lại lý thuyết về văn tả cảnh, bố cục văn bản, mạch lạc trong văn bản
 5.Hướng dẫn học ở nhà
 -Xem lại lý thuyết và văn mẫu để học tập
 - Tập viết đoạn văn sửa từng đoạn sai
 - Soạn bài: Lượm
-------------------------------------------------------
 Tiết 99 Ngày soạn: 25/2/2012
 Văn bản:
LƯỢM
 -Tố Hữu-
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm.
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ.
- Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
- Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm.
- Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.
- Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó.
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.
 2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại).
- Đọc – hiểu bài thơ có sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ.
III. CHUẨN BỊ
 1- Giáo viên: + Soạn bài
 2- Học sinh: + Soạn bài
IV L ÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Trình bày ND bài thơ.
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1:
 Khởi đ ộng: Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Tố Hữu vừa ở HN trở về Huế quê hương đang đánh Pháp quyết liệt, tình cờ gặp chú bé liên lạc Lượm nhí nhảnh, vui tươi. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã hi sinh anh dũng trên đường đi công tác. Xúc động, nghẹn ngào, nhớ thương, cảm phục. Tố Hữu viết bài thơ Lượm.
 Hoạt động 2:
? Hãy trình bày hiểu biết của em về
nhà thơ?
? Bài thơ được viết vào thời gian nào?
* Yêu cầu HS đọc và chú thay đổi giọng và nhịp đọc thích hợp với từng câu, từng đoạn. Giọng vui tươi sôi nổi nhí nhảnh ở đoạn đầu và đoạn cuối.
? Em có nhận xét gì về thể loại thơ?
? Theo em bố cục của bài thơ như thế nào?
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung văn bản.
? Nhà thơ gặp gỡ chú bé Lượm trong hoàn cảnh nào?
? Hoàn cảnh ấy có gì đáng chú ý?
- Huế đổ máu - Huế bắt đầu cuộc k/c chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược.
? Đoạn thơ gợi lên trước mắt người đọc hình ảnh chú bé Lượm như thế nào?
? Em hãy tìm chi tiết miêu tả hình dáng của chú bé?
? T/G đã dùng NT gì trong miêu tả?
? Qua miêu tả ban đầu, ta thấy Lượm là chú bé ntn?
? Trang phục của Lượm có gì đặc biệt?
- Trang phục giống các anh vệ quốc thời k/c chống Pháp. Lượm cũng là 1 chiến sĩ thực thụ, nhưng em còn bé nên cái sắc bên mình chỉ xinh xinh và cái mũ thì đội lệch rất tinh nghịch thể hiện sự hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ.
? Chi tiết nào miêu tả cử chỉ của chú?
? Những cử chỉ đó cho thấy chú là người ntn?
? Khi gặp nhà thơ, chú đã nói gì với ông về công việc của mình?
? Hãy nhận xét về lời nói của chú?
? Những biện pháp NT nào được sử dụng nhiều và nó có tác dụng gì?
- Tác giả quan sát trực tiếp Lượm bằng mắt nhìn và tai nghe, do đó Lượm được miêu tả rất cụ thể, sinh động
- Hình ảnh con đường vàng là con đường trong hồi tưởng là đường cát vàng, đầy nắng vàng, đồng lúa vàng. Hình ảnh so sánh có gí trị gợi hình (Tả rất đúng về hình dáng Lượm: Nhỏ nhắn, hiếu động, tươi vuigiữa không gian cánh đồng lúa vàng). Ngoài ra nó còn có giá trị biểu cảm thể hiện tình cảm yêu mến của nhà thơ đối với Lượm
? Hình ảnh chú bé Lượm hiện lên trước mắt người đọc ntn?
? Theo miêu tả của nhà thơ, Lượm làm nhiệm vụ gì?
? Những lời thơ nào miêu tả điều đó?
? Từ loại nào được dùng nhiều trong đoạn thơ này?
- Câu hỏi tu từ Sợ chi hiểm nghèo nói lên khí phách dũng cảmnhư một lời thách thức với quân thù.
? Cái chết của Lượm được miêu tả rất đẹp, em hãy chỉ ra nét đẹp ấy?
? Hình ảnh Lượm bất ngờ trúng đạn ngã xuống nằm trên đồng lúa gợi cho em cảm xúc gì?
- Hình ảnh Lượm nằm giữa cánh đồng lúa được miêu tả thật hiện thực và lãng mạn. Lượm ngã ngay trên đất quê hương... Hương thơm của lúa cũng như hương của dòng sữa mẹ đưa em vào giấc ngủ vĩnh hẵng. Linh hồn bé nhỏ và anh hùnh ấy đã hoá thân vào non sông đất nước.
- Cái chết của Lượm gợi cho người đọc vừa xót thương, vừa cảm phục. Một cái chết dũng cảm nhưng nhẹ nhàng thanh thản, cái chết được miêu tả như một giấc ngủ bình yên của trẻ thơ giữa cánh đồng quê thơm hương lúa. Lượm không còn nữa nhưng hình ảnh đẹp đẽ của Lượm còn sống mãi với quê hương.
? Em hãy nhận xét hình ảnh chú bé Lượm trong chuyến đi liên lạc?
? Khi nghe tin Lượm hi sinh, t/g đã bộc lộ cảm xúc gì? Chi tiết thơ nào cho thấy điều đó?
? Các câu thơ có gì đặc biệt? Tác dụng của việc dụng những câu thơ đặc biệt đó?
? Chú ý sự thay đổi trong cách xưng hô. Cách gọi ấy bộc lộ tình cảm và thái độ gì của nhà thơ với chú bé? 
 Chú bé
 Nhảy trên đường vàng
- Hai lần gọi Lượm là đồng chí, vừa thể hiện sự thân tình, vừa trân trọng, coi Lượm như người bạn chiến đấu.
? Hai khổ thơ đầu được lặp lại điều đó có ý nghĩa gì?
- Điều đó còn thể hiện niềm tin của nhà thơ về sự bất diệt của những con người như Lượm. Nhưng đó còn là ước vọng của nhà thơ về một cuộc sống thanh bình không có chiến tranh để trẻ thơ được sống hồn nhiên, hạnh phúc. Những lời thơ cuối cùng vì thế không chỉ diễn tả tình cảm trìu mến mà còn day dứt niềm xót thương và ước vọng hoà bình. Đó là ý nghĩa nhân đạo sâu xa của bài
 Hoạt động 4: Tổng kết
I. Đọc và tìm hiểu chung
 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
 - Tố Hữu tên là Nguyễn Kim Thành, sinh 1920 quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế, là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của hơ ca hiện đại VN.
 - Bài thơ Lượm được ông sáng tác năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
 2. Đọc và tìm hiểu bố cục bài thơ:
 - Thể loại: thơ 4 tiếng, nhịp 2/2
 - Loại thơ tự sự - ngôi kể thứ ba.
 - Bố cục: 3 phần
 + Năm khổ thơ đầu: Nhớ lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhà thơ và Lượm.
 + Bảy khổ giữa: Chuyến công tác và sự hi sinh của Lượm.
 + Hai khổ cuối: Hình ảnh Lượm sống mãi. 
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản: 
 1. Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với nhà thơ:
* Hình dáng: Loắt choắt,chân thoăn thoắt, đầu nghênh ngênh., 
- NT: Từ láy-> sự nhanh nhẹn và tinh nghịch của chú bé
* Trang phục: Cái xắc xinh xinh 
 Ca lô đội lệch 
* Cử chỉ: Mồm huýt sáo vang 
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng
 ..cười híp mí
 -> Hồn nhiên, yêu đời.
* Lời nói: Cháu đi liên lạc 
 Vui lắm chú à
 Ở Đồn Mang Cá
 Thích hơn ở nhà
-> Lời nói thể hiện sự chân thật, tự nhiên
 - NT: Thể thơ 4 chữ, nhịp nhanh, dùng nhiều từ láy, phép so sánh
à Lượm hiện lên là một chú bé liên lạc hồn nhiên, nhanh nhẹn, đáng yêu, vui tươi và say mê với công tác kháng chiến.
2. Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc:
 * Lượm đang làm nhiệm vụ:
 Bỏ thư vào bao
 Thư đề “thượng khẩn”
 Vụt qua mặt trận
 Đạn bay vèo vèo..
 Ca lô chú bé 
 Nhấp nhô trên đồng
- NT: Động từ, tính từ-> miêu tả chính xác hành động dũng cảm của Lượm và sự ác liệt của chiến tranh.
 * Sự hi sinh của Lượm:
 Một dòng máu tươi
 Cháu nằm trên lúa
 Tay nắm chặt bông
 Lúa thơm mùi sữa
 Hồn bay giữa đồng...
à Sự hi sinh dũng cảm, nhưng nhẹ nhàng, thanh thản, hình ảnh đẹp đẽ của em còn sỗng mãi với quê hương, đất nước
3. Tình cảm của nhà thơ.
 Ra thế
 Lượm ơi
 Thôi rồi, Lượm ơi!
 Lượm ơi, còn không?
- NT: Câu thơ có cấu tạo đặc biệt, bọc lộ cảm xúc nhgẹn ngào, đau xót của nhà thơ trước cái chết của Lượm.
à Lượm còn sống mãi trong tâm trí nhà thơ và quê hương đất nước
III. Tổng kết: SGK - Tr77
 4. Củng cố
 - Em cảm đươc những ý nghĩa nội dung sâu sắc nào của bài thơ?
 - Em cảm nhận gì về nghệ thuật bài thơ Lượm?
 5. Hướng dẫn học tập:
 - Học bài, thuộc ghi nhớ
 - Về tìm hiểu thêm về nhà thơ Tố Hữu và các bài thơ của ông
 - Soạn bài: Mưa.
 Tiết 100. Ngày soạn: 27 /2/2012
 Hướng dẫn đọc thêm
 Văn bản:
MƯA
 -Trần Đăng Khoa-
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu, cảm nhận được bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ.
- Hiểu được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở bài thơ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
- Nét đặc sắc của bài thơ: sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
 2. Kỹ năng:
- Bước đầu biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
- Đọc - hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả.
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép nhân hoá, ẩn dụ trong bài thơ.
- Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản.
III. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên:
 + Soạn bài
 + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
 2- Học sinh:
 + Soạn bài
IV. LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Lượm. Em xúc động hơn cả trước câu thơ, đoạn thơ nào? Vì sao?
Bài mới.
 Hoạt động 1. Giới thiệu bài
 Các em đã được biết về Trần Đăng Khoa - Một nhà thơ hay viết cho thiếu nhi qua một số bài thơ đã học ở tiểu học
Hoạt động 2: Hướng dẫn học bài thơ Mưa
? Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Trần Đăng Khoa?
? Bài thơ được sáng tác năm nào?
? Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào?
- Nhịp thơ nhanh, gấp mạnh, mỗi câu thơ là một nhịp, ít vần chủ yếu là vần cách - thể hiện trận mưa rào ở thôn quê mùa hạ.
? Bài thơ tả cảnh mưa vào mùa nào? 
? Cơn mưa được miêu tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục bài thơ?
? Bức tranh cơn mưa rào được miêu tả qua những hình ảnh, chi tiết nào?
? Quang cảnh trước khi mưa được miêu tả ra sao?
? Cảnh trong khi mưa đươck miêu tả như thế nào?
? Từng sự vật, sự việc được miêu tả đặc biệt ở chỗ nào?
? Có một biện pháp NT được sử dụng rất phổ biến trong bài thơ đó là biện pháp NT gì?
- Hầu như trong suốt bài thơ, các sự vật đều được gọi tên và gán cho chúng những dáng vẻ, tính chất hoắc động tác giống như con người. Đó là biện pháp NT nhân hoá.
- Đoạn thơ: Ông trời...Đầy đường
Þ Âm vang một thời chống Mỹ hào hùng được tái hiện qua 3 hình ảnh: Màu trời, ngọn mía, kiến chạy mưa.
- Cách cảm nhận thiên nhiên của TĐK trong bài thơ này vừa hồn nhiên, trẻ thơ, 
vừa sâu sắc, tinh tế, độc đáo cùng sự liên tưởng phong phú.
? Hình ảnh người cha trong cơn mưa được miêu tả ntn?
 - Cuối bài: Con người mới xuất hiện trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ vừa mang tính chất cụ thể, khái quát biểu tượng vừa ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên toat lên những tình cảm kính yêu, trân trọng, tự hào của đứa con về người cha của mình. Gợi ấn tượng đẹp, khoẻ của người nông dân lao động VN thời đánh Mỹ.
Hoạt động 3: Tổng kết
- Em cảm nhận được những ý nghĩa nội dung sâu sắc nào từ bài thơ?
- Em hãy nêu NT bài thơ?
I. Đọc- tìm hiểu chung.
 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958 quê Nam Sách - Hải Dương hiện đang công tác ở tạp chí Quân đội.
- Bài thơ sáng tác năm 1967.
 2. Thể thơ: Tự do
- Thể thơ tự do, các câu văn ngắn.
- Bài thơ tả cảnh trận mưa rào mùa hạ ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
 3. Bố cục: 3 phần
- Từ đầu đầu tròn trọc lốc: Quang cảnh lúc sắp mưa.
- Tiếp Cây là hả hê: Cảnh trong cơn mưa.
- Còn lại: Hình ảnh của con người giữa cảnh dữ
dội của cơn mưa.
II. Đọc - hiểu chi tiết
 1. Quang cảnh cơn mưa.
 a. Cảnh trước khi mưa.
 Đàn mối bay ra
 Mối trẻ, mối già, trời đầy mây đen, cây mía múa gươm, kiến hành quân đầy đường
 b. Cảnh trong khi mưa:
 Mưa rào rào ù ù, rơi lộp bộp, cóc nhảy, cho sủa, cây lá hả hê
Þ Từng sự vật đều được tả chính xác ở nét nổi bật nhất, rất phù hợp với chúng kể cả về hình dáng và trong hoạt động.
 2. Hình ảnh con người.
 Bốđội sấm; đội chớp; đội mưa.
- NT: ẩn dụ khoa trương-> Hình ảnh người cha với dáng vẻ lớn lao, vững vàng, tư thế hiên ngang. Thể hiện sức mạnh to lớn có thể so sánh với thiên nhiên, vũ trụ.
III. Tổng kết: SGK - Tr77
 4. Củng cố: Hình ảnh trước, trong cơn mưa được miêu tả ntn?
5. Hướng dẫn học tập:
	- Học bài, thuộc ghi nhớ.
	- Soạn bài: Cô Tô và xem trước bài: Hoán dụ.
-----------------------------------------------------------------
Tiết 101 Ngày soạn: 1/3/2012
HOÁN DỤ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
- Hiểu được tác dụng của hoán dụ.
- Biết vận dụng kiến thức về hoán dụ vào việc đọc – hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.
* Lưu ý: Học sinh đã học về nhân hoá ở Tiểu học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức:
- Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
- Tác dụng của phép hoán dụ.
 2. Kỹ năng:
- Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
 - Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong viết và nói.
 III. CHUẨN BỊ:
 1 - Giáo viên:
 + Soạn bài
 + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
 + Bảng phụ viết VD
 2- Học sinh: + Soạn bài
IV. LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tìm các hình ảnh ẩn dụ trong câu ca dao sau và nêu ý nghĩa của nó.
Con cò ăn bãi rau răm
Đắng cay chịu vậy, đãi đằng cùng ai?
 3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về ẩn dụ.
* GV treo bảng phụ đã viết VD
? Hình ảnh áo nâu và áo xanh gợi cho em liên tưởng tới những ai?
? Những người nông dân và công nhân họ thường sống ở đâu?
? Giữa áo nâu với nông thôn, áo xanh với thành thị có mối liên hệ gì?
- áo nâu và áo xanh gợi sự liên tưởng tới những người nông dân và công nhân. Vì nông dân thường mặc áo nhuộm màu nâu và họ thường sống ở nông thôn. Công nhân thường mặc áo màu xanh, họ thường sống ở thành thị.Hai sự vật có quan hệ gần gũi với nhau-> Hoán dụ.
VD: + Súng bên súng
+ Đầu xanh - tuổi trẻ
+ Đầu bạc - tuổi già
+ Mày râu - đàn ông
+ Má hồng - đàn bà
? So sánh cách diễn đạt của VD với cách diễn đạt: "Tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở các thành phố đều đứng lên"?
? Em hiểu thế nào là hoán dụ? Tác dụng của hoán dụ?
- Cho HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Phân loại các kiểu hoán dụ
* GV treo bảng phụ đã viết VD
? Bàn tay ta được dùng thay cho ai? Bàn tay dùng thay cho người lao động nói chung.
? Bàn tay và người lao động ở đây có quan hệ như thế nào?
- Bàn tay: Bộ phận cơ thể người- công cụ đặc biệt để LĐ( khả năng sáng tạo của sức lao động)
? Đó là mối quan hệ gì?
- Một và Ba là số lượng cụ thể để gọi thay cho số ít và số nhiều
? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?
-> Cụ thể- trừu tượng
? Em hiểu đổ máu ở đây là dấu hiệu của sự việc gì? 
- Dấu hiệu của cuộc kháng chiến có sự hy sinh, mất mát.
? Mối quan hệ giữa nhúng như thế nào?
- Quan hệ dấu hiệu đặc trưng của sự kiện, sự việc và bản thân sự kiện, sự việc.
? Em hiểu cả nước bên em ở đây là ntn?
- (Cả nước): là vật chứa đựng- Vật bị chứa 
( NDVN)
? Có mấy kiểu hoán dụ?
- GV cho HS đọc lại ghi nhớ
I. Thế nào là hoán dụ:
 1. Tìm hiểu VD: SGK - Tr 82
 - áo nâu - áo xanh: chỉ người nông dân và công nhân.
 - nông thôn - thành thị: nơi người nông dân 
và công nhân sống.
 - áo nâu - nông thôn; áo xanh - thành thị -> Quan hệ gần gũi với nhau 
* So sánh: - Cách diễn đạt trong thơ Tố Hữu có giá trị biểu cảm.
- Cách diễn đạt của câu văn xuôi chỉ thông báo sự kiện, không c

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6kif_2.doc
Giáo án liên quan