Giáo án Ngữ văn 6 - Chương trình HKII - Năm học 2015-2016

Tiết 96: luyện nói về văn miêu tả

Ngày soạn :

Ngày dạy :

A. Mục tiêu cần đạt:

• Nắm đợc cách trình bày miệng một đoạn, một bài văn miêu tả.

• Luyện tập kĩ năng trình bày miệng những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lý.

 B. Chuẩn bị của GV- HS:

a. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ

b. Học sinh: Đọc trớc bài.

 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

1. ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới :

Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung

Hs: Đọc đoạn trích SGK/71

Gv: Gợi ý:

• Đối tợng miêu tả: thày, trò , lớp học

• Thứ tự miêu tả: Từ trong ra ngoài, từ cụ thể đến khái quát.

 ( Quang cảnh chung:yên ắng, trang trọng.

 Chi tiết miêu tả:

? Trong lớp

? Ngoài lớp

Hs gạch ý ra nháp:

? Trang phục

? Thái độ

? Cử chỉ

? Nhận xét: Thầy Hamen là ngời thầy hết lòng vì học trò, tự hào, yêu mến tiếng nói dân tộc.

* Lựa chọn chi tiết nào?

* Dựng dàn ý:

? Mở bài

? Thân bài

? Kết bài

Hs thảo luận trong tổ, cử đại diện trình bày trớc lớp.

 Bài tập 1: Tả cảnh.

Đề: Tả quang cảnh lớp học trong “ Buổi học cuối cùng”

• Thày Hamen: vị trí , hoạt động

• Học trò: Chăm chú lắng nghe giảng nh thế nào?

• Không khí lớp.

• Không khí bên ngoài lớp.

Bài tập 2: Tả ngời.

Đề: Tả lại thầy Hamen trong buổi học cuối cùng.

• Trang phục: áo rơđanhgốt, đội mũ trơn bằng lụa thêu

• Thái độ: Dịu dàng, thân mật.

• Cử chỉ, hành động: Đứng lặng nhìn đămđăm

Bài tập 3: Tả ngời.

Đề: Tả hình ảnh thầy giáo trong phút giây xúc động gặp lại học trò cũ.

 

doc125 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Chương trình HKII - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thơ bốn chữ
Tiết 103, 104: Cô Tô
Tiết 101 : hoán dụ
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
a. mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 
Nắm được khái niệm hoán dụ và các kiểu hoán dụ.
Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ 
Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Bước 1 : Kiểm tra bài cũ
Thế nào là ẩn dụ? Cho ví dụ và phân tích tác dụng?
Có mấy kiểu ẩn dụ?
Bước 2 : Bài mới
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi 1/82 :
Những từ in đậm chỉ ai?
Giữa chúng ( áo nâu – nông dân ) có mối quan hệ gì?
Vậy thế nào là hoán dụ?
Tác dụng của hoán dụ?
Hiểu các từ in đậm trong bài tập 1- SGK* 83 như thế nào?
Kết hợp làm bài tập 1- SGK*84. Chỉ ra phép hoán dụ và cho biết quan hệ giữa các sự vật
Làng xóm – người nông dân
à vật chứa đựng - vật bị chứa đựng
mười năm – thời gian trước mắt
trăm năm – thời gian lâu dài
à cái cụ thể – cái trừu tượng
áo chàm – người dân Việt Bắc
à dấu hiệu của sự vật – sự vật
trái đất – nhân loại
à vật chứa đựng – vật bị chứa đựng
So sánh ẩn dụ và hoán dụ?
HS trả lời :
Giống : gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
Khác :
ẩn dụ : quan hệ tương đồng
Hoán dụ : quan hệ gần gũi
I . Hoán dụ là gì?
Bài tập :
áo nâu – nông dân
áo xanh – công nhân
quan hệ gần gũi
thành thị - người sống ở thành thị
quan hệ gần gũi
ố Hoán dụ
Ghi nhớ :
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó.
Tác dụng :
Tăng sức gợi hình, gợi cảm.
II. Các kiểu hoán dụ :
Bài tập :
a) Bàn tay ( một bộ phận của cơ thể) dùng để thay thế cho người lao động nói chung.
à Quan hệ bộ phận – toàn thể
một, ba ( số lương cụ thể, được dùng thay cho số ít và số nhiều nói chung.)
à Quan hệ cụ thể – trừu tượng
đổ máu ( dấu hiệu thường được dùng thay cho sự hi sinh, mất mát ) được dùng chỉ chiến tranh.
à Quan hệ dấu hiệu của sự vật – sự vật.
Nông thôn – những người sống ở nông thôn.
 Quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.
Ghi nhớ:
SGK * 83
III. Luyện tập :
Bài 2 SGK * 84
HS kẻ bảng so sánh:
giống
khác
cho ví dụ
* Rút kinh nghiệm : 
Tiết 102 : tập làm thơ bốn chữ
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
a. mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 
Bước đầu nắm được đặc điểm thơ bốn chữ
Nhận diện được thể thơ này khi đọc và học thơ ca.
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ 
Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Bước 1 : kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
Học sinh đọc thêm một vài bài thơ, đoạn thơ bốn chữ, kể ra các chữ cùng vần.
Chỉ ra vần chân : hàng trang
 núi - bụi
Vần liền : đoạn 2 
Vần cách: đoạn 1
Chữa lỗi sai : sưởi -canh
đò- sông
Học sinh đọc thơ đã làm ở nhà
GV : Theo em, để làm được thơ 4 chữ cần chú ý những gì?
Bài tập :
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho phù hợp về thanh điệu và đảm bảo nội dung.
Mỗi mùa xuân đến
Lộc biếc chồi xanh
Sương đọng ( long lanh)
Ngàn hoa khoe sắc
Ngày hè ( rực nắng )
Phượng đỏ rợp trời
Trống trường nghỉ ngơi
Ve ngân tiếng hát
Thu sang ( dịu mát )
Thoang thoảng hương nhài
Chiếc lá thuộc bài 
Rơi trong ( trang vở )
Đông sang bỡ ngỡ
Từng bước sụt rùi
Ngõ trúc ( bờ tre )
Vàng rơi sắc lá
Bốn mùa sắc lạ
Bốn mùa hương quen
ước mình là hạt
ươm lên bốn mùa
I . Kiểm tra phần chuẩn bị:
II. Tập làm thơ bốn chữ trên lớp:
* Yêu cầu :
1 . Nội dung : định viết về vấn đề gì? đối tượng noà ?
2 . Nghệ thuật :
a ) Vần : vần liền - và vần cách
b) Thanh chú ý phối thanh cho nhịp nhàng
Trắc : sắc hỏi ngã nặng
c) Nhịp : 2/2; 1/3; 1/2/1
Thực hành :
Học sinh tự sáng tác khổ thơ. Sau đó trình bày trước lớp
- HS nhận xét
- GV : đánh giá, xếp loại
Bài làm của học sinh :
Bốn mùa
Mỗi mùa xuân đến
Chim hót líu lo
Chấp chới cánh cò
Trên đồng lúa mát
Ve ngân tiếng hát
Chào đón mùa hè
Gió thổi hàng me
Đung đưa dưới nắng
mùa thu lá rụng
Rơi khắp vườn nhà
Cúc đã nở hoa
Trăng soi vằng vặc
Thời gia sẽ nhắc
Mùa đông đến rồi
Vắng bóng mặt trời
Hàng cây trụil lá
Bốn mùa hoa nở
Bốn mùa hương bay
Bởi mùa yêu dấu
Chúng ta tường ngày.
* Rút kinh nghiệm
Tiết 103, 104 : cô tô
- Nguyễn Tuân -
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
a. mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 
Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, 
Học sinh: Soạn bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Bước 1 : Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc bài thơ “ Lượm”. Hình ảnh Lượm hiện lên trong bài thơ như thế nào?
Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ.
Bước 2 : Bài mới
Văn bản Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô - tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn Nguyễn Tuân thu nhận được qua chuyến ra thăm đảo
GV : Hướng dẫn đọc : Câu văn của NT thường dài, khó đọc. Khi đọc cần ngừng nghỉ đúng chỗ và đảm bảo sự liền mạch của từng câu, từng đoạn.
GV : Chia bố cục ra làm mấy phần ? nội dung từng phần?
HS : 3 phần:
Phần 1 : Từ đầu à “ mùa sóng ở đây.”
Phần 2 : Tiếp à “ là là nhịp cánh”
Phần 3 : Còn lại.
Đọc đoạn 1 : 
GV : Đây là bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão. Tác giả đã lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu nào để miêu tả ? 
GV : Những hình ảnh ấy gợi lên với màu sắc như thế nào? nhận xét về từ ngữ được sử dụng ( từ loại? Tác dụng? )
à Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời, biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Song có lẽ ấn tượng nhất là cảnh mặt trời mọc trên biển ( giáo viên đọc đoạn tiếp )
GV : Cảnh mặt trời mọc được đạt trong một khung cảnh thế nào? Đọc câu văn miêu tả?
GV : Mặt trời được miêu tả như thế nào? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
GV : Ngoài ra, bầu trời, chân trời được miêu tả ra sao?
GV : Cảnh mặt trời mọc được liên tưởng với hình ảnh nào ?
GV : Để miêu tả hình ảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô, nhà văn đã chọn điểm không gian nào ?
HS : Các giếng nước ngọt giữa đảo.
GV : Tại sao chọn hình ảnh này để miêu tả cảnh sinh hoạt?
HS : Sự sống sau một ngày lao động ở đảo quần tụ quanh giếng nước, là nơi sự sống diễn ra mang tính chất đảo : đông vui, tấp nập, bình dị,
GV : Trong con mắt tác giả, sự sống nơi đảo Cô Tô diễn ra như thế nào quanh cái giếng nước ngọt.
HS : Đông vui, tấp nập, thân tình.
GV : Hình ảnh anh hùng Châu Hoà Mãn gánh nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hoà Mãn dịu dàng địu con bên cái giếng nước ngọt  gợi cho con cảm nghĩ gì về cuộc sống con người nơi đảo Cô Tô ?
à Bình : Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu cuộc sống thật khẩn trương, tấp nập, đông vui. Song sắc thái riêng nhất ở nơi này là : “ cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”. Vui đấy, tấp nập đấy nhưng lại gợi cảm giác đậm đà, mát mẻ bởi sự trong lành của không khí buổi sáng trên biển và dòng nước ngọt từ giếng chuyển vào các ang, cong rồi xuống thuyền, vì thế tác giả thấy nó “ đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”.
GV : Bài văn đã cho em hiểu gì về Cô Tô?
GV : Em hiểu được điều gì về nhà văn?
GV : Nhận xét ngôn ngữ? Nghệ thuật?
I . Giới thiệu chung:
Tác giả Nguyễn Tuân ( 1910 –1987)
Cây bút tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt.
II . Tìm hiểu văn bản :
Đọc và tìm hiểu chung:
Thể loại : ký ( thuộc kiểu văn bản tự sự )
Bố cục : 3 đoạn
Đoạn 1 : vẻ đẹp, trong sáng của đảo Cô Tô sau cơn bão
Đoạn 2 : bức tranh tuyện đẹp của cảnh mặt trời mọc trên biển.
Đoạn 3 : Cảnh sinh hoạt buổi sáng sớm trên đảo.
Phân tích :
Vẻ đẹp đảo Cô Tô sau cơn bão:
Hình ảnh : bầu trời, nước biển, cây cối, bãi cát.
à Hình ảnh đặc trưng tiêu biểu của cảnh đảo.
Màu sắc : trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn.
à Vẻ đẹp rực rỡ, tươi sáng, tràn trề sức sống và tinh khiết, trong lành.
b) Cảnh mặt trời mọc trên biển :
Khung cảnh rộng lớn bao la, hết sức trong trẻo tinh khôi. 
Hình ảnh mặt trời : 
Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên.
Hồng hào, thăm thẳm và đường bệ.
Bầu trời : như chiếc mâm bạc
Chân trời : màu ngọc trai nước biển ửng hồng.
à Hình ảnh so sánh giàu chất tạo hình và hài hoà màu sắc khiến mặt trời sáng rực lên vẻ đẹp huyền ảo, kỳ vĩ.
Mặt trời mọc y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh.
à Liên tưởng độc đáo, từ ngữ hình ảnh vừa trang trọng vừa nên thơ tạo nên cảnh đẹp hùng vĩ, đường bệ, phồn thịnh và bất diệt.
* Qua đoạn văn này, ta thấy rõ tài năng quan sát, miêu tả, sử dụng ngôn ngữ chính xác, tinh tế, độc đáo của tác giả.
c) Cảnh sinh hoạt và lao động trong một buổi sáng trên đảo:
Khẩn trương, tấp nập, đông vui, nhộn nhịp nhưng “ đậm đà, mát nhẹ” bởi không khí trong lành. 
Cuộc sống êm ấm thanh bình, thân mật, bình dị,
Tổng kết:
Nội dung :
Bài văn viết về vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên và cuộc sống con người trên đảo Cô Tô.
Thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả dành cho thiên nhiên, cuộc sống.
Nghệ thuật :
Ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm, giàu màu sắc.
So sánh táo bạo, bất ngờ, giàu trí tưởng tượng.
Lời văn giàu cảm xúc
* Rút kinh nghiệm
Tuần 27 - bài 25, 26
Tiết 105, 106: Viết bài tập làm văn tả người
Tiết 107: Các thành phần chinh của câu
Tiết 108: Thi làm thơ 5 chữ
Tiết 105, 106 : viết bài tập làm văn tả người
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
a. mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 
Rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả, cụ thể là tả người
Rèn luyện kỹ năng viết nói chung : diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả,
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Soạn đề, đáp án 
Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn ôn tập của giáo viên.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
 GV : ghi đề lên bảng 
I / Đề bài : Em hãy miêu tả lại mẹ của em . 
II / Yêu cầu cụ thể : 
Thể loại : tả người 
Đối tượng : Người mẹ kính yêu 
Nội dung cần đạt 
Mở bài : 
 + Giới thiệu mẹ của mình 
Thân bài : 
 + Miêu tả ngoại hình : Dáng vóc , khuôn mặt , đầu tóc , nước da , trang phục 
 + Miêu tả tính cách : cử chỉ , lời nói , suy nghĩ , việc làm , sở thích .
Kết bài : 
 + Nêu cảm nghĩ của bản thân về mẹ 
Hình thức : - Viết đúng thể laọi 
 - Vận dụng các kỹ năng quan sát tưởng so sánh , nhận xét , chọn lọc những chi tiết tiêu biểu . 
 - Bố cục rõ ràng 
 - Diễn đạt trong sáng 
 - Không mắc lỗi chính tả 
 4. Hướng dẫn : 
- Ôn lại lý thuyết về văn miêu tả . 
- Chuẩn bị bài : Thành phần chính của câu . 
Tiết 107 : các thành phần chính của câu
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
a. mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 
Nắm được khái niệm về các thành phần chính của câu
Có ý thức đặt câu có đầy đủ thành phần chính.
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ 
Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
GV: ở tiểu học, em đã biết các thành phần câu nào? Tìm các thành phần ấy trong câu sau: “ Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.”
HS : Chỉ ra các thành phần CN,VN, TrN, ĐN.
GV : Những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.(nghĩa là không cần gắn với hoàn cảnh nói năng)
HS : Chủ ngữ, vị ngữ.
GV : Người ta gọi đây là thành phần chính.
HS : đọc và trả lời câu hỏi SGK * 92
Phân tích cấu tạo của vị ngữ :
Mỗi buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.
à VN là cụm động từ , có 2 vị ngữ
Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
à VN là cụm động từ, cụm tính từ, có 4 vị ngữ.
Cây tre 
à VN là cụm danh từ , có 1 vị ngữ.
HS đọc và trả lời câu hỏi SGK * 93
Bài 1 : SGK * 94
GV hướng dẫn học sinh phân tích từng câu:
Câu 1 : Tôi ( chủ ngữ, đại từ) /đã trở thành một  tráng( Vị ngữ, cụm động từ)
Câu 2 : Đôi càng tôi ( chủ ngữ, cụm danh từ)/ mẫm bóng ( vị ngữ, tính từ)
Câu 3 : Những cái vuốt ở khoeo, ở chân ( chủ ngữ, cụm danh từ) / cứ cứng dần, nhọn hoắt ( vị ngữ, cụm tính từ)
Câu 4 : Tôi ( chủ ngữ, đại từ) / co cẳng lên, đạp  ngọn cỏ ( vị ngữ, 2 cụm động từ)
Câu 5 : Những ngọn cỏ ( chủ ngữ, cụm danh từ)/ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.( vị ngữ, cụm động từ)
HS suy nghĩ bài 2 rồi trả lời miệng.
Dặn dò : chuẩn bị cho tiết 108. Làm thơ 5 chữ. (làm phần chuẩn bị SGK * 103)
I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ trong câu :
Bài tập : xác định thành phần câu:
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một 
 TrN CN VN
chàng dế thanh niên cường tráng
Nhận xét : Trong các thành phần đã xác định của câu trên khi tách ra khỏi hoàn cảnh nói năng, chúng ta không thể lược bỏ 2 thành phần CN và VN. Nhưng vẫn có thể lược bỏ trạng ngữ mà câu vẫn hiểu được.
Ghi nhớ : SGK * 92
II. Vị ngữ :
Đặc điểm của vị ngữ :
Có thể kết hợp với các phó từ, đã, sẽ, đang, sắp,
Có thể trả lời các câu hỏi : làm sao? Như thế nào? làm gì?
Cấu tạo :
Thường là động từ, tính từ
Ngoài ra có thể là danh từ hoặc cụm danh từ.
Câu có thể có 1 hoặc nhiều vị ngữ.
III. Chủ ngữ :
Đặc điểm:
Thường trả lời cho câu hỏi : ai? Con gì? cái gì?
Cấu tạo:
Có thể là đại từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
Có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ
* Ghi nhớ: SGK *93
IV. Luyện tập:
Bài 1 : SGK * 94
Có 2 yêu cầu:
Xác định chủ ngữ, vị ngữ
Phân tích cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ.
Bài 2 SGK * 94
BTVN :3 * 94; 4 * 47- SBT
* Rút kinh nghiệm
Tiết 108 : thi làm thơ 5 chữ
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
a. mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 
Ôn lại và nắm chắc hơn đặc điểm thể thơ 5 chữ
Phát huy khả năng sáng tạo, sáng tác thơ văn
Kích thích sự mạnh dạn, hoạt bát trong nói năng.
B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ 
Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới :
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
GV : Gọi học sinh trình bày phần đã chuẩn bị :
Đặc điểm thơ năm chữ : ngũ ngôn
Vần: thường là vần chân, có thể vần liền hoặc vần cách
Nhịp : 3/2 hoặc 2/3. Ngoài ra có thể đan xen một số cách ngắt nhịp khác : 1/2/2 ; 1/4
Khổ thơ : 4 câu, 2 câu hoặc 6 câu. Một số trường hợp không chia khổ.
Chép một đoạn thơ khác :
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây thông thưa thớt
Như chỉ cội với cành
( Mầm non – Võ Quảng)
Học sinh đọc bài thơ đã chuẩn bị ở nhà
HS , GV nhận xét
Tổ chức học sinh thi nối thơ, tổ nào dừng lại là thua.
I. Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh:
II. Thi làm thơ năm chữ :
Đọc và bình bài thơ của tổ mình trước lớp
Thi làm thơ theo đề tài tự chọn
Thơ 4 chữ - thơ 5 chữ
Bốn mùa
Mỗi mùa xuân đến
Đào lại nở hoa
Tết đến muôn nhà
Niềm vui năm mới
Mùa hè lại tới
Rộn rã tiếng ve
Sắc nắng vàng hoe
Phượng hồng rực lửa
Nồng nàn hoa sữa
Báo hiệu thu sang
Trống trường rộn vang
Một mùa học mới
Mùa đông đang tới
Gió lạnh tràn về
Sau những hàng tre
Mặt trời vắng bóng
Bốn mùa trông ngóng
Bốn mùa đi qua
Niềm vui ở lại
Nỗi buồn bay xa
Mẹ
Mẹ như là cây
Cao to vững chãi
Sớm con thức dậy
Mẹ là ban mai
Mẹ như trái xoài
Ngọt ngào thơm mát
Mẹ là sấm chớp
Mỗi lúc giận con
 Mẹ
Mẹ như là mặt trời
Rực rỡ và ấm áp
Mẹ như là vầng trăng
Nhẹ nhàng và dịu mát
Mẹ như là câu hát
Ngọt ngào và du dương
Mẹ như là con đường
Thẳm sâu và bất tận
Mẹ như là biển rộng
Huyền bí và mênh mông
Mẹ như là cánh đồng
Mượt mà và xanh mát
Mẹ như là điều ước
Kỳ diệu và thiêng liêng
Mẹ như là bà tiên
Đẹp tươi và tốt bụng
Mẹ như là  mẹ ấy
Chẳng gì sánh được đâu
Chỉ một mình con biết
Mẹ mênh mông dường nào.
Mẹ thật dịu êm
Như là ghế tựa
Để lúc con buồn
Mẹ là chỗ dựa
Đâu cũng là mẹ
Mỗi khi con cần
Mẹ là tất cả
Niềm vui trong con
* Rút kinh nghiệm
Tuần 28 - bài 26, 27
Tiết 105, 106: Viết bài tập làm văn tả người
Tiết 107: Các thành phần chính của câu
Tiết 108: Thi làm thơ 5 chữ
Tiết 109: cây tre việt nam
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
a. mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 
Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam
Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài ký : giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.
B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, 
Học sinh: Soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Bước 1 : Kt bài cũ
Đọc thuộc bài thơ “ Lượm”
Bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh chú bé Lượm như thế nào?
Kiểm tra phần chuẩn bị bài “ Mưa” ở vở ghi.
Bước 2 : Bài mới
GV hướng dẫn giọng đọc: chú ý giọng điệu, nhịp điệu đối xứng, nhịp nhàng.
GV: Chia bố cục như thế nào? nội dung từng phần?
HS : 4 phần
Từ đầu à chí khí như người: Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước và có những phẩm chất rất đáng quý.
Tiếp theo à chung thuỷ: Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động.
Tiếp theo à Tre, anh hùng chiến đấu: Tre sát cánh với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động.
Phần còn lại : Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và trong tương lai.
GV : Trong đoạn 1, những phẩm chất nào của tre được thể hiện.
HS : Có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi, dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao; mầm non mọc thẳng, màu xanh tươi mà nhũn nhặn, tre cứng cáp mà dẻo dai, vững chắc,
GV : ở những đoạn tiếp theo những phẩm chất nào của cây tre được tiếp tục bộc lộ ?
HS : Tre thẳng thắn, bất khuất, tre trở thành vũ khí chiến đấu, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
GV : Nghệ thuật nào được sử dụng? Giá trị? 
HS : Nghệ thuật nhân hoá.
GV : Mở đầu bài văn đã có một lời khẳng định: “Cây tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam” , vì sao có thể khẳng định như vậy? ( tìm những chi tiết, hình ảnh, trong bài để chứng minh)
HS : Vì ở đâu cũng có tre. Tre bao trùm xóm làng, tre dựng nhà, dựng cửa, tre xay thóc, tre chẻ lạt, tre làm que chuyền, tre làm điếu cày, tre làm nôi, làm giường
GV : Những chi tiết ấy cho ta thấy tre không chỉ phục vụ con người trong lao động, sản xuất mà còn gắn bó với đời sống tinh thần. Tre không chỉ là “cánh tay người nông dân”, mà còn là người bạn tâm tình, chia sẻ buồn vui trong cuộc sống. Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp, tre gắn bó với con người ở mọi lứa tuổi, tre làm bạn với người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt, xuôi tay, Tre đúng là người bạn gần gũi, thân thiết nhất của người dân Việt Nam.
GV : Trong thời bình, tre là bạn. Trong thời chiến, tre vẫn sát cánh bên người. Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó.
HS : Tre là vũ khí, tre là đồng chí, tre chống lại sắt thép quân thù.
GV : Tác giả hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hoá.
HS : Ngày mai, sắt thép có thể nhiều hơn tre, tre có thể bớt đi vai trò quan trọng của nó trong sản xuất và trong cả đời sống hàng ngày của con người, song các giá trị văn hoá và lịch sử của cây tre vẫn còn mãi trong đời sống con người Việt Nam, tre vẫn là người bạn đồng hành chung thuỷ của dân tộc ta trên con đường phát triển. Bởi vì với tất cả giá trị và phẩm chất của nó, cây tre đã thành tượng trưng cao quý cho dân tộc Việt Nam.
Vậy, vẻ đẹp và phẩm chất của tre là gì?
GV : Tre hiện lên với vẻ đẹp như thế nào?
GV : Tre có những phẩm chất đáng quý nào?
GV : Nghệ thuật gì được sử dụng khi miêu tả phẩm chất của cây tre? Tác dụng.
HS : Nghệ thuật nhân hoá, khiến tre có những phẩm chất cao đẹp, quý báu đáng khâm phục.
GV : Theo các em, bài văn đơn thuần là miêu tả vẻ đẹp của cây tre hay còn ý nghĩa nào 

File đính kèm:

  • docBai_6_Thach_Sanh.doc
Giáo án liên quan