Giáo án Ngữ Văn 6 - Chương trình HKI - Năm học 2014-2015 - Lê Thị Hải

BÀI 5.

TIẾT 17 - 18 : SỌ DỪA

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 1. Đạt điểm một mục "Điểm cần đạt" SGK trang 40

 2. Nắm chắc mục "Ghi nhớ"

 - Đây là truyện cổ tích về người mang lốt vật, kiểu nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới.

 - Truyện đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.

 - Tích hợp với phân môn Tiếng Việt ở khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chính nghĩa của từ, với tập làm văn ở lời văn, đoạn văn tự sự.

 3. Rèn kĩ năng kể chuyện cổ tích diễn cảm, sáng tạo

B. CHUẨN BỊ :

 Bảng phụ, Phiếu học tập

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 1. Kiểm tra bài cũ :

 ? Giải thích các tên gọi từng có của Hồ Gươm từ xưa đến nay ?

 ? Việc đòi gươm, trả gươm ở Hồ Gươm có những ý nghĩa gì ?

 2. Giới thiệu bài mới.

 Trong văn học dân gian, truyện cổ tích là thể loại rất tiêu biểu, được nhiều người ưa thích. Sọ dừa là truyện cổ tích thuộc kiểu truyện người mang lốt xấu xí, lốt vật, lốt quái, thông minh, giỏi giang, trước bị coi thường, sau mới được hưởng hạnh phúc. Truyện là một trong những minh chứng cho ước mơ về công lí xã hội và về sự đổi đời của nông dân.

 

doc162 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Chương trình HKI - Năm học 2014-2015 - Lê Thị Hải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân xâm lược xin hàng àđại diện cho cái thiện, tình yêu chuộng hòa bình của nhân dân à cảm hóa kẻ thù à lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết.
* Niêu cơm : có khả năng phi thường à quân giặc khâm phục à tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta.
à Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng.
àLuôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn.
à Với yêu quái thẳng tay trừng trị, với con người thì độ lượng, nhân ái.
Giáo viên : trong truyện cổ tích nhân vật chính diện, phản diện luôn tương phản, đối lập về hành động và tính cách à đây là đặc điểm xây dựng nhân vật của thể loại.
- Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lý Thông là sự đối lập giữa thật thà và xảo trá, vị tha và ích kỉ, thiện và ác.
3. Số phận các nhân vật khác trong truyện.
- Công chúa kết hôn cùng Thạch Sanh .
- Thạch Sanh lên nối ngôi vua.
- Mẹ con Lý Thông tham lam, độc ác, xảo quyệt, tàn nhẫn ... mặc dù được Thạch Sanh tha tội chết nhưng đã bị lưới tầm sét của thần lôi và cũng là của công lý nhân dân trừng trị à hóa thành bọ hung đời đời sống dơ bẩn à trừng trị tương xứng với thủ đoạn, tội ác mà chúng gây ra.
à Cách kết thúc có hậu à thể hiện công lí xã họi ‘ở hiền gặp lành, ác giả, ác báo’ ước mơ của nhân dân về một sự đổi mới.
III. TỔNG KẾT - LUYỆN TẬP
	1. Những nét đặc sắc tư tưởng, nghệ thuật của truyện cổ tích :
- Quy mô tầm vóc xâu, rộng nhất
- Đội hình nhân vật đông dảo nhất.
- Kết cấu, cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết rất khéo léo, hoàn chỉnh.
- Hai nhân vật đối lập, tương phản hầu như xuyên suốt truyện Thạch Sanh và Lý Thông tạo cho cốt truyện vững chắc, tâp trung.
- Các chi tiết, yếu tố thần kì có ý nghĩa tử – thẩm mĩ.
	2. Ý nghĩa truyện :
- Ngợi ca những chiến công rực rỡ và những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng – dũng sĩ dân gian, đồng thời thể hiện ước mơ đạo lí nhân dân : Thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh, các dân tộc sống trong hòa bình và yên ổn, làm ăn.
	3. Học sinh đọc lại ghi nhớ SGK.
	IV.HƯỚNG DẪN HOC Ở NHÀ.
- Kể lại chuyện Thạch Sanh. Nêu ý nghĩa truyện.
- Soạn bài : Em bé thông minh.
Rút kinh nghiệm giờ dạy.
.
.
.
.
------------------------------------------**&**------------------------------------------
Thứ ngày tháng năm 200
TIẾT 23 : 
TIẾNG VIỆT	CHỮA LỖI DÙNG TỪ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
	1. Học sinh nắm được.
	- Phép lặp – lỗi lặp từ.
	- Các từ gần âm, khác nghĩa.
	2. Tích hợp với phần văn bản trong truyện cổ tích : 
	‘Thạch Sanh’, với tập làm văn ở kết quả bài viết tập làm văn số 1.
	3. Luyện kĩ năng.
	- Phát hiện lỗi, phát triển nguyên nhân mắc lỗi.
	- Các cách chữa lỗi.
	B. CHUẨN BỊ:
	Bảng phụ
C. THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC.
Hoạt động của học sinh
(Dưới sự hướng dẫn của giáo viên)
Nội dung bài học
(Kết quả hoạt động của học sinh)
HOẠT ĐỘNG 1
Phát hiện và sửa lỗi lặp từ.
GV treo bảng phụ có ghi hệ thống bài tập như SGK
Học sinh đọc bài tập
? Đoạn a có những từ ngữ nào được lặp lại ?
? Tác dụng của lặp ở các đoạn có giống nhau không ?
Tại sao ?
Học sinh chữa lỗi lặp ở đoạn b
HOẠT ĐỘNG 2
Sửa lỗi lẫn lộn các từ gần âm.
Học sinh đọc bài tập, gạch dưới các từ dùng sai âm trong 2 câu a, b. ( ở bảng phụ )
? Tại sao có lỗi dùng từ sai âm như vậy.
? Qua đó em rút ra bài học gi?
HOẠT ĐỘNG 3
Hướng dẫn luyện tập
HS lên bảng giải bài tập
Bài tập 2 : HS làm bài tập theo 3 nhóm
HOẠT ĐỘNG 4 :
 Hưóng dẫn học ở nhà
I. LỖI LẶP TỪ
* Đoạn a : 
- Từ ‘tre’ lặp 7 lần
- Từ ‘giữ’ lặp 4 lần
- Từ ‘anh hùng’ lặp 2 lần
* Đoạn b: ‘Truyện dân gian’ lặp 2 lần. 
à Tác dụng lặp ở đoạn a : tạo ra nhịp điệu hài hòa cho một đoạn văn xuôi giàu chất thơ.
à Tác dụng lặp ở đoạn b : lỗi lặp do diễn đạt kém.
 à Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
II. LẪN LỘN GIỮA CÁC TỪ GẦN ÂM
Câu a : Thăm quan = Tham quan
Câu b : Nhấp nháy = mấp máy.
à Do lẫn lộn giữa các từ gần âm.
* Từ có 2 mặt : hình thức – nội dung à hai mặt này luôn gắn với nhau à Sai về hình thức à sai về nội dung.
à Muốn tránh mắc lỗi dùng sai âm của từ, phát hiểu đúng nghĩa của từ.
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1 : Lược bỏ từ ngữ lặp.
a. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quí mến.
b. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích nhân vật trong chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
Bài tập 2 : 
a. Thay linh động = sinh động.
- Linh động : không rập khuôn, máy móc các nguyên tắc.
- Sinh động : gợi ra hình ảnh, cảm xúc, liên tưởng.
b. Bàng quang = bàng quan
- Bàng quang : bọng chứa nước tiểu.
- Bàng quan : Dửng dưng, thờ ơ như người ngoài cuộc.
c. Thủ tục = hủ tục
- Thủ tục : Những qui định hành chính cần phải tuân theo.
- Hủ tục : Những thói quen lạc hậu cần bài trừ.
IV HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
Chữa lỗi trong bài kiểm tra của mình
Rút kinh nghiệm giờ dạy.
.
.
.
.
------------------------------------------**&**------------------------------------------
Thứ ngày tháng năm 200
TIẾT 24 : 	 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1.
	( Kể chuyện )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
	1. Học sinh hiểu được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, biết cách sửa chữa.
	2. Củng cố một bước về cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn, bố cục một câu chuyện.
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
I. HOẠT ĐỘNG 1 : 
Nhận xét chung về các mặt ưu điểm, nhược điểm.
	1. Nội dung các truyện kể.
- Việc chọn đề tài, chủ đề : Đại đa số các em đã biết chọn truyện để kể (1 trong 4 truyền thuyết đã học)
- Những bài có nội dung tốt : Nguyệt, Lí, Thuỷ, Duyên...
- Những bài có nội dung chưa đạt: Ngọc Anh, Thìn, Hằng ...
2. Nghệ thuật kể chuyện, viết truyện, trình bày bài làm.
- Có cốt truyện, nhân vật.
- Hệ thống sự việc (có nguyên nhân, diễn biến, kết quả, có móc nối xâu chuỗi mạch lạc, hợp lí)
- Bố cục 3 phần.
- Lời kể chuyện : lời tác giả, người kể chuyện, lời nói của các nhân vật.
II. HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn chữa các lỗi tiêu biểu về các mặt trên.
- Học sinh tự chữa lỗi vào bài của mình.
- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn, bổ sung.
- Học sinh trao đổi bài cho nhau, đọc nhanh.
III. HOẠT ĐÔNG 3 : Xây dựng dàn ý khái quát.
- Giáo viên nêu yêu cầu của đề.
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành dàn ý khái quát 3 phần.
IV. HOẠT ĐỘNG 4. Đọc bình bài hay, đoạn hay.
- Học sinh đọc à Nêu lời bình, nhận xét của mình.
V. HOẠT ĐỘNG 5 : Hướng dẫn làm bài tập ở nhà.
- Học sinh tự sửa lỗi còn lại cho bài hoàn thiện.
- Xây dựng dàn bài cho đề dự bị đã ra ở bài 6 trước.
Rút kinh nghiệm giờ dạy.
.
.
.
.
------------------------------------------**&**------------------------------------------
 Thứ ngày tháng năm 200
TUẦN 7.	BÀI 7.
TIẾT 25 - 26 : VĂN HỌC	EM BÉ THÔNG MINH.
	 ( Truyện cổ tích )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
- Học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện ‘Em bé thông minh’ và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.
- Kể lại được truyện.
- Tích hợp với phân môn tiếng việt ở việc chữa lỗi dùng từ với phân môn tập làm văn ở kĩ năng tập nói kể chuyện.
- Rèn kĩ năng kể chuyển (nói).
B. CHUẨN BỊ : 
Tranh minh hoạ , đọc các tài liệu có liên quan
C. THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC.
* Bài cũ.
1. Kể nửa đầu truyện ‘Thạch Sanh’ Vì sao nói chàng lập nhiều chiến công thần kì, rực rỡ.
2. Kể tiếp nửa cuối truyện. Giải thích ý nghĩa tiếng đàn của Thạch Sanh.
* Giới thiệu bài
Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện em bé thông minh là một loại truyện cổ tích sinh hoạt, được cấu tạo theo lối ‘xâu chuỗi’, gồm những mẩu chuyện, nhân vật chính trải qua một chuỗi thử thách, từ đó bộc lộ sự thông minh hơn người. Truyện thuộc loại truyện ‘Trạng’, đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được những tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phác nhưng không kém phần thâm thuý của nhân dân trong đời sống hàng ngày. 
Hoạt động của học sinh
(Dưới sự hướng dẫn của giáo viên)
HOẠT ĐỘNG 1
Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản
Giáo viên đọc mẫu à học sinh đọc theo đoạn à nhận xét.
? Truyện có bố cục như thế nào ?
? Nội dung của mỗi phần
Giáo viên chuyển ý à hoạt động 2
HOẠT ĐỘNG 2
Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản
? Học sinh đọc câu đố của quan và lời giải của em bé.
? Câu đố này khó không ? Vì sao ?
? Câu trả lời của em bé có đúng không ?
? Đầu óc thông minh, ứng xử nhạy bén của em bé được thể hiện như thế nào ?
(Câu đố của viên quan à cha lúng túng à cậu bé đố lại viên quan à đẩy thế bí vào người ra câu đố, gậy ông đập lưng ông)
? Câu đố 2 à Thử thách 2 đối với em là gì ? Có thể coi đó là một tình
 huống được không ? Vì sao ?
? Cách giải đố có gì giống và khác với câu 1.
? Sự thông minh của em bé được biểu hiện ở đây như thế nào ?
(Lần 2 : Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng, tai vạ
à Giải đố : Cách để trị vua nói ra sự vô lí, phi lí mà nhà vua đã đố à vua phải phục)
Học sinh đọc câu đố 3 và trả lời.
Giải :
? So với 2 cấu đố trên, câu đố 3 và lời giải hay ở chỗ nào ?
(Lần 3 : là một thử thách của vua à Cậu đã đố lại vua à vua, người chứng kiến à người nghe ngạc nhiên vì bất ngờ, giản dị lời giải)
Học sinh đọc đoạn cuối.
So với các câu đố trên, câu đố này như thế nào ? Khó hay dễ.
Cách giải của em có gì đặc biệt ?
Tại sao em bé lại giải bằng một loại đồng giao.
(Lần 4 : Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài à vua, quan, đại thần, trạng... bó tayà cậu vừa đùa nghịch vừa đáp à trí tuệ thông minh hơn người. Giải đó bằng kinh nghiệm đời sống dân gian)
HOẠT ĐỘNG 3
Hướng dẫn tổng kết
? Qua bốn lần giải đố, trí thông minh của em bé đã biểu hiển như thế nào ?
? Cách biểu hiện trong truyện có gì hấp dẫn.
? Hãy nêu những ý nghĩa của truyện cổ tích em bé thông minh
 HOẠT ĐỘNG 4: 
Hướng dẫn học ở nhà
 Soạn bài : " Cây bút thần "
Nội dung bài học
(Kết quả hoạt động của học sinh)
I . TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN
1. Đọc
Giọng đọc, kể vui, hóm hỉnh lưu ý đoạn đối thoại...
2. Giải thích từ khó.
- Dinh thự : Nhà cao, cửa rộng (lâu đài) nơi ở quan lại, quí tộc.
- Hoàng cung : Nhà ở của gia đình vua.
- Đại thần : Quan lớn.
- Vô hiệu : Không có tác dụng, kết quả.
- Kiến càng : Kiến có càng to lớn khác thường, kiến chúa.
3. Bố cục
a. Mở truyện : Vua sai quan đi khắp nơi tìm kiếm hiền tài giúp nước.
b. Thân truyện.
- Em bé giải câu đố của quan.
- Em bé giải câu đố của vua lần thứ nhất, thứ 2.
- Em bé giải câu đó của sứ giả nước ngoài.
* Kết truyện.
- Em bé trở thành Trạng Nguyên.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Câu đố một và lời giải
- Đây là câu đố khó à vì ngay lập tức không thể trả lời chính xác một điều không ai để ý à cha em không trả lời được.
- Câu trả lời của em bé nhạy bén, thông minh bất ngờ ở chỗ, em không trả lời thẳng vào câu hỏi, mà ra một câu đố khác cũng theo lối hỏi của tên quan. Tên quan từ chỗ đắc ý...
à Không ngờ bị em bé phản công lại bằng câu hỏi như thế à Em đã dùng ‘gậy ông đập lưng ông ...--> chứng tỏ bản lĩnh nhanh, nhạy cứng cỏi, không hề run sợ trước người lớn, quyền lực.
2. Câu đố và lời giải 2
- Câu hỏi khó à một tình huống
 rắc rối : 3 thúng gạo nếp + 3 con trâu đực.
à 1 năm phải đẻ được 9 con nghé.
à Nếu không hoàn thành cả làng phải chịu tội.
- Em bé nhận ngay ra mẹo của vua láu cá à nghĩ ngay được cách đối phó.
- Câu đố không thể giải theo cách thông thường à phản đề à cần nhiều sáng tạo à Tuy nhiên em có trước cả một năm để tìm câu trả lời : câu hỏi đã dồn vua vào thế bí.
- Thú vị, hấp dẫn bởi những tình tiết. Em giả vờ khóc à Vua hỏi à Trả lời một cách ngây ngô, ngớ ngẩn, buộc vua phải giải thích. Chính cậu giải thích của vua đã tạo cái cố để em bé hỏi vua đưa vua vào bẫy à Khẳng định việc làm đúng đắn của mình à Làm cho vua chỉ còn biết cười mà thán phục.
Lời lẽ của em bé thì đĩnh đạc, lễ phép, đúng mực.
3. Câu đố 3 và lời giải
- Câu đố này hay, bất ngờ, lí thú ở chỗ : nó được đưa ra vào lúc 2 cha con đang ăn cơm, phải trả lời ngay. Em bé trả lời vua bằng một câu hỏi khác như một lời thách thức nhà vua
à Vua cũng thừa hiểu cách giải thông minh của em bé, càng củng cố niềm tin của mình à ban thưởng rất hậu.
4. Câu đố 4 và lời giải
- Khác về ý nghĩa chính trị, ngoại giao của nó. Giải được thì tự hào. Không giải được thì nhục nhã, xấu hổ, sĩ diện quốc gia bị tổn thương nghiêm trọng.
- Câu đó oái oăm, cả triều đình không ai giải được à tài năng của em được đề cao.
- Với em bé câu đố này quá dễ dàng. Giống như một trò chơi, vừa chơi vừa đọc, vừa hát lên bài đồng dao lục bát hồn nhiên, nhí nhảnh, trẻ thơ.
- Cứ làm theo lời bài đồng dao ấy, thì sẽ xâu được sợi chỉ qua vỏ con ốc vòng vèo, ngoằn ngoèo.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Trí thông minh, sáng láng hơn người của em bé được thể hiện qua 4 lần giải đố. Mỗi một câu đố, mỗi một kiểu, dạng như những tình huống, oái oăm, rắc rối. Nhưng tất cả đều đã bị vượt qua bởi trí tuệ sắc sảo, tư duy nhạy bén, mẫn tiệp của cậu bé. Em nhanh chóng nhận ra bản chất của vấn đề, tìm ngay ra cách giải hợp lí nhất.
2. Nghệ thuật
- Mỗi câu đố có một cách giải không hoàn toàn trùng nhau, nhưng đều rất bất ngờ, thú vị, gây cho người đọc sự cảm phục sâu xa. Em bé là một đứa đầy bản lĩnh, ứng xử nhanh nhẹn, khéo léo, hồn nhiên, vẫn rất trẻ thơ. Rõ ràng trí tuệ dân gian, nhân cách người lao động Việt Nam đã được kết tinh trong hình tượng cậu bé thông minh.
3. ý nghĩa
- Đề cao trí thông minh, đề cao kinh nghiệm đời sống.
- ý nghĩa hài hước, mua vui 
* Học sinh đọc ghi nhớ SGK
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
* Đọc thêm : ‘Lương Thế Vinh’
Rút kinh nghiệm giờ dạy.
.
.
.
.
------------------------------------------**&**------------------------------------------
Thứ ngày tháng năm 200
TIẾT 27 : 	 CHỮA LỖI DÙNG TỪ
 ( Tiếp theo )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Học sinh phát hiện được
- Các lỗi về dùng từ sai nghĩa
- Mối quan hệ giữa các từ gần nghĩa
2. Tích hợp phần văn trong văn bản ‘Em bé thông minh’ với phần tập làm văn ở ‘Luyện nói kể chuyên’
3. Luyện kỹ năng
- Có ý thức dùng từ đúng nghĩa
- Sửa được các lỗi dùng sai nghĩa.
B. CHUẨN BỊ: 
Bảng phụ 
C. THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC.
Hoạt động của học sinh
(Dưới sự hướng dẫn của giáo viên)
Nội dung bài học
(Kết quả hoạt động của học sinh)
HOẠT ĐỘNG 1
Phát hiện và sửa lỗi từ sai nghĩa
GV treo bảng phụ có ghi bài tập ở SGK
Học sinh đọc bài tập 
 ?Gạch dưới các từ dùng sai ở câu a, b, c
? Tại sao mắc lỗi như vậy ?
? Cách sửa như thế nào ?
? Bài học rút ra khi dùng từ ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải nghĩa các từ dùng sai, từ thay thế
HOẠT ĐỘNG 2
Hướng dẫn luyện tập
HOẠT ĐỘNG 3 : 
Hướng dẫn học ở nhà
Ôn tập phần truyện cổ tích và truyện truyền thuyết để tiết sau làm bài kiểm tra văn 1 tiết
I. DÙNG TỪ KHÔNG ĐÚNG NGHĨA
* Ví dụ :
a) Yếu điểm = nhược điểm, điểm yếu
b) Đề bạt = bầu
c) Chứng thực = chứng kiến
à Dùng sai từ vì không hiểu nghĩa của từ
* Bài học : Khi dùng từ
- Phải hiểu đúng nghĩa của từ
- Muốn hiểu đúng nghĩa phải đọc sách báo, tra từ điển, giải nghĩa từ bằng 2 cách.
+ Yếu điểm : điểm quan trọng
+ Đề bạt : cấp có thẩm quyền cử 1 người nào đó giữ chức vụ cao hơn
+ Chứng thực : xác nhận là đúng sự thật.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1 :
Dùng đúng : Bản tuyên ngôn, xán lạn, bôn ba, thủy mặc, tùy tiện.
Bài tập 2 : Điền từ
a) Khinh khỉnh
b) Khẩn trương
c) Băn khoăn
Bài tập 3 :
a) Thay cú đá = cú đấm, giữ nguyên từ tống
b) Thực thà = thành khẩn
 Bao biện = ngụy biện
c) Tinh tú = tinh hoa
Bài tập 4 : Học sinh viết chính tả theo yêu cầu của sách giáo khoa
Rút kinh nghiệm giờ dạy.
.
.
.
------------------------------------------**&**------------------------------------------
 Thứ ngày tháng năm 200
TIẾT 28 :	KIỂM TRA VĂN
ĐỀ BÀI :
Câu 1 : Nêu điểm giống và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích (3 điểm)
Câu 2 : Nêu ý nghĩa truyện ‘Thánh Gióng’ và ý nghĩa truyện ‘Thạch Sanh’ (4 điểm)
Câu 3 : Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất :
a) Tên gọi hồ Hoàn Kiếm có ý nghĩa gì ? (1 điểm)
A. Khẳng định chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn
B. Phản ánh tư tưởng yêu hòa bình của dân tộc
C. Thể hiện tinh thần cảnh giác, răn đe với kẻ thù
D. Cả 3 ý nghĩa trên
b) Tên gọi nào không phải để gọi hồ Hoàn Kiếm (1 điểm)
A. Hồ Hoàn Kiếm
B. Hồ Gươm
C. Hồ Kim Ngưu
D. Hồ Tả Vọng
ĐÁP ÁN :
Câu 1 :3 điểm
* Giống nhau: 2đ
+ Đều là truyện dân gian
+ Có nhiều chi tiết giống nhau : sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường
+ Đều có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo
* Khác nhau : 2đ
- Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân, đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời 1 số kiểu nhân vật thể hiện quan niệm, ước mở của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác...
- Truyền thuyết được cả người kể và người nghe tin là những câu chuyện có thật (nó có cốt lõi lịch sử), còn truyện cổ tích à không có thật.
Câu 2 : 4 điểm
* Ý nghĩa truyện Thánh Gióng: 2đ
- Thánh Gióng là hiện tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.
Là biểu tượng tuyệt đẹp, là thiên anh hùng ca hết sức đẹp đẽ, hào hùng ca ngợi tinh thần yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại.
* Ý nghĩa truyện Thạch Sanh: 2 đ
- Là truyện ngợi ca những chiến công rực rỡ, phẩm chất cao đẹp của người anh hùng – dũng sỹ dân gian. Đồng thời thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lý xã hội và lý tưởng nhân đạo, hòa bình của nhân dân ta.
Câu 3 : Khoanh tròn cho câu trả lời đúng nhất
a) Câu D - 1đ
b) Câu C- 1đ
- Giáo viên cho học sinh làm bài.
Cuối giờ thu bài về chấm.
Rút kinh nghiệm giờ dạy.
.
.
.
.
------------------------------------------**&**------------------------------------------
 Thứ ngày tháng năm 200
TUẦN 8 : 
BÀI 7 – 8 : TIẾT 29	LUYỆN NÓI VỀ VĂN KỂ CHUYỆN
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Hướng dẫn học sinh dựa vào dàn bài tập nói kể chuyện dưới nhiều hình thức đơn giản, ngắn gọn
2. Rèn luyện kỹ năng nói, kể trước tập thể sao cho to, rõ, mạch lạc, chú ý phân biệt lời – kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp
* Chuẩn bị của thầy, trò, hình thức dạy học
- Học sinh : chuẩn bị dàn ý sơ lược, tập nói, tập kể ở nhà
- Trên lớp : chia nhóm, tổ tập thể, nhận xét lẫn nhau, cử đại diện kể ở lớp.
B.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. HOẠT ĐỘNG 1 : Dẫn vào bài
* Giáo viên kiểm tra dàn bài của học sinh
Nêu yêu cầu tiết học, chia nhóm, tổ, động viên học sinh mạnh dạn, hăng hái tập kể, tập nói trước nhóm, tổ, trước lớp.
II. HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Lập dàn bài cho đề sau :
Đề bài : Kể về gia đình mình
Dàn bài : (gợi ý)
* Mở bài : Lý do kể : Giới thiệu chung về gia đình
* Thân bài :
+ Kể về các thành viên trong gia đình
Ông, Bà, Bố, Mẹ, Anh, Chị, Em
+ Với từng người, lưu ý kể tả 1 số ý
- Chân dung ngoại hình
- Tính cách, tình cảm, hoạt động, công việc hàng ngày
* Kết bài : Tình cảm của mình với gia đình
III. HOẠT ĐỘNG 3 :
 Hướng dẫn luyện nói trên lớp
1. Hướng dẫn học sinh tập nói, nhận xét nói ở nhóm tổ
2. Hướng dẫn học sinh tập nói, nhận xét tập nói ở lớp từ 3 – 5 H
3. Học sinh đọc, nhận xét 3 đoạn văn tham khảo sách giáo khoa
Các đoạn văn đều ngắn gọn, giản dị, nội dung mạch lạc, rõ ràng, rất phù hợp với việc tập nói.
4. Giáo viên nhận xét chung về tiết tập nói
IV. HOẠT ĐỘNG 4 
Hướng dẫn làm bài tập ở nhà
Viết dàn bài tập nói cho đề sau :
Đề bài : Kể lại 1 việc làm có ích của em ( hoặc bạn em )
Rút kinh nghiệm giờ dạy.
.
.
.
.
------------------------------------------**&**------------------------------------------
Thứ ngày tháng năm 200
TIẾT 30 – 31 : VĂN HỌC 	CÂY BÚT THẦN
 ( Truyện cổ tích Trung Quốc )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Nắm vững cốt truyện
- Mã Lương, chú bé nghèo, ham vẽ, say mê tự học, thành tài, được thưởng bút thần
- Mã Lương đem tài phục vụ nhân dân, trừng trị kẻ ác
2. Ý nghĩa tư tưởng
- Ngợi ca chú bé họa sỹ nhân dân vì dân diệt ác
- Khẳng định triết lý dân gian
+ Khổ học thành tài
+ Con người có thể vươn tới tài năng kỳ diệu
+ Tài năng từ nhân dân mà ra
+ Phục vụ nhân dân, tài năng càng có điều kiện phát triển.
3. Đặc sắc, nghệ thuật
- Truyện cổ tích thần kỳ về nhân vật 

File đính kèm:

  • docBai_1_Con_Rong_chau_Tien.doc
Giáo án liên quan