Giáo án Ngữ văn 6 - Chủ đề: Từ vựng (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Hùng

HĐ1. Tìm hiểu về lỗi lặp từ.

T. Cho H đọc mục1: a, b SGK Tr. 68. Dùng viết gạch dưới những từ ngữ giống nhau trong 2 đoạn trích ?

T. Trong đoạn văn a, từ nào được lặp lại ? mấy lần ? Các từ được lặp lại nhiều lần như thế gọi là phép tu từ gì ? Dùng phép điệp từ, điệp ngữ như thế nhằm mục đích gì ?

H. Từ. Tre – Lặp lại ( 7 lần ).

Gi ữ – Lặp lại ( 4 lần ).

Anh hùng – lặp lại ( 2 lần ).

===> Việc lặp lại nhằm nhấn mạnh ý, Tạo nhịp điệu hài hoà làm cho lời văn hay diễn cảm như một bài thơ cho văn xuôi.

T. Trong đoạn trích b từ, ngữ nào được lặp lại ? Sự lặp lại như vậy có hợp lý không ? Phải sửa lại như thế nào ?

H. Từ “ Truyện dân gian” – Lặp lại ( 1 lần ). Không hợp lý, đây là lỗi lặp từ , thừa từ không nhấn mạnh ý chính, thể hiện sự vụn về của người viết. Và có thể sửa lại như sau:

* Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.

HĐ2. Tìm hiểu về lẫn lộn các từ gần âm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Chủ đề: Từ vựng (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày soạn:
- Ngày dạy:
- Tuần: 7
- Tiết CT: 25, 26 – 27 - 28 
- TIẾT 25: CHỮA LỖI DÙNG TỪ
- TIẾT 26: CHỮA LỖI DÙNG TỪ ( Tiếp theo )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp H.
Kiến thừc: 
- Hiểu được khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo từ và các kiểu cấu tạo từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy.
- Hiểu thế nào là từ mượn ? Từ Hán Việt ? Hiểu thế nào là nghĩa của từ ? 
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển ?
Kỹ năng: 
- Nhận diện, phân biệt được tiếng và từ, từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy. Biết cách sử dụng từ mượn trong nĩi và viết, biết sử dụng một số từ Hán Việt thơng dụng. Biết tìm hiểu nghĩa của từ và giải thích nghĩa của từ. Biết đặt câu với nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
Thái độ: Yêu thích và phân tích từ tiếng Việt. Yêu quý tiếng mẹ đẻ.
Tích hợp: 
* Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt, nhất là các từ mượn trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận, chia sẻ những cảm nhận của cá nhân về cách sử dụng từ mượn trong tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
- Học sinh: SGK, đọc và soạn bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ
* Tiết 1, 2:
a)- Nêu ý nghĩa của truyện “ BCBG”?
b)- Phong tục làm “ BCBG” ăn tết có từ bao giờ ? Ý nghĩa của phong tục ?
* Tiết 7
- Từ thuần Việt ? Từ mượn ? Nguồn vay mượn ? Cách viết ? Nguyên tác mượn từ ?
* Tiết 10
- Nghĩa của từ là gì ? Cĩ mấy cách giải thích nghĩa của từ ?
* Tiết 13, 14
- Chuyển nghĩa là gì ?
- Nghĩa gốc là gì ? Nghĩa chuyển là gì ? Trong câu một từ được dùng với mấy nghĩa ?
* Tiết 23
- Nêu các lỗi lặp từ và lẫn lộn các từ gần âm ? Cách sửa. 
* Tiết 27
 - Nguyên nhân dùng từ khơng đúng nghĩa ? Cách sửa. 
- TIẾT 25: CHỮA LỖI DÙNG TỪ
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ	NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới
Để nhận ra các lỗi lặp từ và lẫn lộn các từ gần âm, có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu và tránh được những lỗi đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Tìm hiểu về lỗi lặp từ.
T. Cho H đọc mục1: a, b SGK Tr. 68. Dùng viết gạch dưới những từ ngữ giống nhau trong 2 đoạn trích ?
T. Trong đoạn văn a, từ nào được lặp lại ? mấy lần ? Các từ được lặp lại nhiều lần như thế gọi là phép tu từ gì ? Dùng phép điệp từ, điệp ngữ như thế nhằm mục đích gì ?
H. Từ. Tre – Lặp lại ( 7 lần ). 
Gi ữ – Lặp lại ( 4 lần ).
Anh hùng – lặp lại ( 2 lần ). 
===> Việc lặp lại nhằm nhấn mạnh ý, Tạo nhịp điệu hài hoà làm cho lời văn hay diễn cảm như một bài thơ cho văn xuôi.
T. Trong đoạn trích b từ, ngữ nào được lặp lại ? Sự lặp lại như vậy có hợp lý không ? Phải sửa lại như thế nào ?
H. Từ “ Truyện dân gian” – Lặp lại ( 1 lần ). Không hợp lý, đây là lỗi lặp từ , thừa từ không nhấn mạnh ý chính, thể hiện sự vụn về của người viết. Và có thể sửa lại như sau:
* Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
HĐ2. Tìm hiểu về lẫn lộn các từ gần âm.
T. Cho H đọc 2 câu a, b. Phần II. Trong mỗi câu a, b những từ nào dùng không đúng, em gạch dưới từ đó ? Nếu sửa lại cho đúng, em sửa thế nào ?
H. Câu a: Từ “ thăm quan” dùng không đúng – Sửa lại: “ Tham quan”===> Xem tận mắt để mở rộng hiểu biết, học tập rút kinh nghiệm.
Câu b: Từ “ Nhấp nháy” dùng không đúng – Sửa lại: “ Mấp máy” ===> Cử động nhẹ và liên tiếp.
T. Nguyên nhân mắc lỗi trên là gì ?
H. Người viết nhớ không chính xác, lẫn lộn sang các từ gần âm và nghĩa của từ nên dùng sai.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ3. Cho H làm bài tập.
T. Cho H đọc BT 1: a, b, c SGK Tr. 68. Lược bỏ những từ ngữ trùng lặp và viết lại cho đúng.?
* Yêu cầu: Đại diện 3 tổ lên bảng sửa, viết lại cho đúng, lớp bổ sung, T kết luận và cho H ghi vở.
H. Câu a bỏ từ: bạn, ai, cũng, rất, lấy làm, bạn Lan.
Câu b bỏ từ: Câu chuyện ấy, những nhân vật ấy, những nhân vật. 
Câu c bỏ từ: Lớn lên
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc BT2 a, b, c . Thay những từ dùng sai trong các câu bằng những từ khác. Nguyên nhân chủ yếu của việc dùng từ sai đó là gì ?
* Yêu cầu: Đại diện 3 tổ lên làm, thay từ sai bằng từ đúng, lớp bổ sung, T kết luận và cho H ghi vở.
H. Câu a. Từ: Linh động: không câu nệ vào nguyên tắc. Sinh động: gợi nhiều hình ảnh dáng vẻ khác nhau về trạng thái tình cảm của con ngưới.
Câu b. Từ: Bàng quang: bọng đáy ( túi chứa nước tiểu). Bàng quan: thờ ơ, đứng ngoài cuộc không chú ý đến sự việc.
Câu c. Từ: Thủ tục: những việc phải làm theo qui định. Hủ tục: Tục lệ quá lâu đời, xưa cũ và đã lỗi thời.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T. Giảng thêm: Qua 3 trường hợp trên, ta thấy trong Tiếng Việt có nhiều từ gần âm, nếu nhớ từ không kỹ dễ dùng lẫn lộn. Phải học từ cẫn thận, thường xuyên kiểm tra khi viết và cần dùng từ điển để tra cứu, xem xét.
I. LẶP TỪ.
* Nếu lặp từ đúng: câu, đoạn văn sẽ nhấn mạnh ý chính, tạo nhịp điệu hài hoà, làm cho lời văn hay, diễn cảm như một bài thơ cho văn xuôi.
* Nếu lặp từ, thừa từ thì không nhấn mạnh ý chính, thể hiện sự vụn về của người viết.
II. LẪN LỘN CÁC TỪ GẦN ÂM.
* Lỗi thường gặp:
+ Lẫn lộn các từ gần âm.
* Nguyên nhân:
+ Nhớ không chính xác, lẫn lộn sang các từ gần âm.
* Cách khắc phục:
+ Phải nắm vững nghĩa của từ, cần tra từ điển 
+ Chú ý từ gần âm nhưng khác nghĩa.
VD: Nhấp nháy # mấp máy
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 68
BT1: Lượt bỏ từ, viết lại câu cho đúng.
a)- Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều quý mến.
b)- Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất, đạo đức tốt đẹp.
c)- Bỏ từ ( lớn lên )
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 68
BT2.: Sửa từ dùng sai.
a)- “ Linh động” sửa==> “Sinh động”.
b)- “ Bàng quang” sửa==> “ Bàng quan” .
c)- “ Thủ tục” sửa==> “ Hủ tục”.
 VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà )
3. Nhận xét
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Học bài: 1. Nếu lặp từ đúng trong câu, đoạn văn sẽ có tác dụng gì ?
2. Nếu lặp từ, thừa từ sẽ dẫn đến mắc lỗi gì ?
3. Nguyên nhân mắc lỗi dùng từ sai ? Cách khắc phục ?
Soạn bài: 
- Sửa bài Tập làm văn số 1
- Học bài kiểm tra Văn 1 tiết
1. Đọc trước 2 dàn bài tham khảo SGK Tr. 77.
2. Em chọn 1 trong 4 đề a, b, c, d ở phần chuẩn bị. SGK Tr. 77. Lập dàn bài theo bố cục 3 phần trước ở nhà, để tiết sau luyện nói trên lớp.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
=====> Học sinh tiếp thu bài tốt.

File đính kèm:

  • docCHUA LOI DUNG TU.doc
Giáo án liên quan