Giáo án Ngữ văn 6 - Bùi Thị Hòa - Tuần 7

GV phân tích: Mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần.

- Lần 1 : Đáp lại câu đố của Viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường.

- Lần 2 : Đáp lại thử thách của Vua: Bắt dân làng nuôi 3 con trâu đực sao cho đẻ thành 9 con sau 1 năm để nạp cho Vua .

- Lần 3 : Cũng là lời thử thách của Vua: Từ 1 con chim sẻ làm thành 3 mâm cỗ.

 - Lần 4 : Thử thách của sứ thần nước ngoài: Xâu chỉ qua ruột ốc. Lần đố sau khó hơn lần đố trước. Vì Lần đầu là viên quan, hai lần tiếp theo là Vua & cuối cùng là Sứ thần nước ngoài.

 + Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng :

- Lần 1 : Truyện chỉ so sánh cậu bé với 1 người đó là cha của cậu bé

 - Lần 2 : So sánh cậu bé với toàn thể dân làng

- Lần 3 ; So sánh cậu bé với Vua. Cậu bé làm Vua thán phục.

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Bùi Thị Hòa - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7	 Ngày soạn: 28/09/2014
Tiết: 25-26	 	 	 Ngày dạy: 30/09/2014
Văn bản:
EM BÉ THÔNG MINH
 - Truyện cổ tích –
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích: Em bé thông minh.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
 - Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh.
 - Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt. 
 - Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng khơng kém phần sâu sắc trong truyện và khát vọng về sự cơng bằng của nhân dân lao động.
2. Kĩ năng:
 - Đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm vê một nhân vật thông minh.
 - Kể lại câu chuyện cổ tích.
3. Thái độ: 
 - Ngưỡng mộ người thông minh, tự hào về kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Đọc hiểu văn bản, phát vấn, so sánh, phân tích.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp : Ổn định lớp
 - Lớp 6A2: Sĩ số………Vắng……(P………KP…….)
2. Bài cũ :
 - Kể lại truyện Thạch Sanh. Nêu ý nghĩa tiếng đàn Thạch Sanh?
3. Bài mới : 
 - Nhân dân ta luôn luôn đề cao những người thông minh, tài giỏi và phê phán những kẻ ngu dốt, khờ khạo. Tư tưởng ấy đã được tác giả dân gian gửi gắm qua truyện cổ tích “ Em bé thông minh”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
GV: Qua việc đọc truyện ở nhà, em hãy cho biết khác với Thạch Sanh, Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật gì?
HS: Trả lời
GV: “Em bé thơng minh” là một truyện cổ tích sinh hoạt. Truyện gần như khơng cĩ yếu tố thần kì, được cấu tạo theo lối xâu chuỗi, gồm nhiều mẫu chuyện, nhân vật chính trải qua một chuỗi các thử thách, từ đố bộc lộ sự thơng minh, tài trí hơn người. “Em bé thơng minh” đề cao trí khơn dân gian, kinh nghiệm tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên chất phát nhưng khơng kém phần thâm thúy.
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản. Rèn Hs yếu đọc theo phần để định hướng chia bố cục văn bản
HS: Giải thích một số từ khó.
GV&HS: Tóm tắt văn bản
GV: Hướng dẫn chia bố cục
HS: Mở truyện: Từ đầu đến “về tâu vua”: Vua sai quan đđi kiếm người hiền tài giúp nước.
Thân Truyện: Tiếp theo đến “nước láng giềng”: Sự thơng minh của em bé khi giải được câu đĩ của nhà vua và câu đố của sứ thần.
 - Em bé giải câu đố của viên quan.
 - Em bé giải câu đố của vua lần 1 và lần 2
 - Em bé giải câu đố của sứ thần
Kết Truyện: Cịn lại: Em bé trở thành trạng nguyên.
Tiết 26
Phâân tích
GV: Hình thức dùng câu đố thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?
HS: Dùng câu đố thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện cổ dân gian nói chung & trong truyện cổ tích nói riêng.
GV chốt và chuyển ý: Sử dụng câu đố nhằm tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng phẩm chất. Trong truyện các câu đố có vai trò rất quan trọng:
-Tạo tình huống cho câu chuyện phát triển.
-Gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe.Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu các thử thách của em bé qua các lần giải câu đố.
GV: Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Em bé trả lời các câu đố như thế nào? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao ? 
HS: Thảo luận & trình bày.
GV&HS: Nhận xét .
GV phân tích: Mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần.
- Lần 1 : Đáp lại câu đố của Viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường.
- Lần 2 : Đáp lại thử thách của Vua: Bắt dân làng nuôi 3 con trâu đực sao cho đẻ thành 9 con sau 1 năm để nạp cho Vua .
- Lần 3 : Cũng là lời thử thách của Vua: Từ 1 con chim sẻ làm thành 3 mâm cỗ.
 - Lần 4 : Thử thách của sứ thần nước ngoài: Xâu chỉ qua ruột ốc. Lần đố sau khó hơn lần đố trước. Vì Lần đầu là viên quan, hai lần tiếp theo là Vua & cuối cùng là Sứ thần nước ngoài.
 + Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng :
- Lần 1 : Truyện chỉ so sánh cậu bé với 1 người đó là cha của cậu bé
 - Lần 2 : So sánh cậu bé với toàn thể dân làng
- Lần 3 ; So sánh cậu bé với Vua. Cậu bé làm Vua thán phục.
- Lần 4 : So sánh cậu bé với cả Vua, quan, đại thần các ông trạng và các nhà thông thái. Câu đố của sứ thần làm tất cả vò đầu suy nghĩ, lắc đầu, bó tay. Riêng cậu bé vừa đùa vừa nghịch ở sau nhà vừa đáp ... 
GV: Trong những lần thử thách em bé đã dùng cách gì để giải những câu đố oái oăm đó? Theo em những cách ấy lý thú ở chỗ nào? 
HS: L1: Đố lại viên quan.
- L2 : Để Vua tự nói ra sự vô lý, phi lý của điều mà Vua đã đố 
- L3 : Cũng bằng cách đố lại.
- L4 : Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.
GV: Hãy nêu ý nghĩa của truyện? 
HS: Trả lời. 
GV: Nhận xét.
- Đề cao trí thông minh (Nhờ kinh nghiệm đời sống). Ýù nghĩa hài hước.
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK. GV phân tích các ý để HS nắm bài dễ dàng hơn.
Luyện tập
Hướng dẫn HS phần luyện tập.
Câu 1 : Kể diễn cảm truyện này.
Câu 2 : Kể 1 câu chuyện về em bé thông minh.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- 4 lần giải đố của viên quan, nhà vua, sứ thần
- Nhân vật thông minh như: Trạng Quỳnh, Lương Thế Vinh, Trạng Hiền…
- Đọc, tóm tắt truyện cây bút thần. Trả lời câu hỏi Sgk.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
Em bé thông minh là truyện cổ tích thuộc kiểu nhân vật thông minh
Nội dung khái quát: Ca ngợi sự thông minh và trí khôn của dân gian.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc - tìm hiểu từ khó:
* Tóm tắt
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: 3 phần
+ Mở truyện: Từ đầu đến “về tâu vua”: Vua sai quan đđi kiếm người hiền tài giúp nước.
+ Thân Truyện : Tiếp theo đến “nước láng giềng”: Sự thơng minh của em bé khi giải được câu đĩ của nhà vua và câu đố của sứ thần.
+ Kết Truyện: Cịn lại: Em bé trở thành trạng nguyên
b. Phâân tích:
b1. Nhữngï thử thách của em bé:
* Em bé giải câu đố của viên quan
Viên quan (hỏi)
Em bé 
…trâu của lão một ngày cày được mấy đường?
-> Câu hỏi bất ngờ khĩ trả lời
- Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước?
-> Giải bằng cách đố lại rất thú vị, đẩy thế bì về phía viên quan.
ð Em bé rất thông minh, nhanh trí . 
* Em bé giải câu đố của vua 
Vua
Em bé
Lần 1:
- Ban 3 con trâu đực, 3 thúng gạo nếp lệnh 1 năm phải đẻ 9 con trâu 
-> Câu đố rất ối oăm.
Giải quyết:
- Thịt 2 con trâu và đồ nếp gạo cho cả làng ăn
- Gặp vua: khóc nhờ vua bảo cha đẻ em bé.
-> Giải đố bằng cách để người đố tự nói ra đđiều vô lí của mình 
=> Em bé thông minh mưu trí
Lần 2: 
- Lệnh 1 con chim sẻ ngả 3 mâm cỗ 
-> Câu đố hiểm 
=> Vua phục hẳn ban thưởng rất hậu
-Yêu cầu: rèn cây kim thành con dao để xẻ thịt chim.
-> Em bé giải đố bằng cách đố lại để dồn vua vào thế bí
=> thông minh, khôn khéo trong ứng xử.
ð Em bé dùng câu đố để giải đố, vạch ra được sự vô lí trong lệnh của nhà vua. 
* Em bé giải câu đố của sứ thần
Sứ thần
Em bé
-Mục đích: tìm người tài giỏi 
-Yêu cầu: xuyên sợi chỉ qua ruột ốc
-> Thán phục
Hát đồng giao để bày cách xâu chỉ-> giải đố bằng cách vận dụng trí khôn dân gian 
->Thông minh hơn người (hơn cả vua, đại thần, nhà thông thái)
ð Em bé rất thông minh, hồn nhiên
b2/ Sự lý thú ở những cách giải đố.
- Đẩy thế bí về phía người ra câu đố.
 - Làm cho người ra câu đố tự thấy cái vô lý của điều mà họ nói. 
 - Những lời giải đố dựa vào kinh nghiệm trong đời sống.
 - Giải đố bất ngờ, giản dị và hồn nhiên.
=>Những lời giải chứng tỏ trí tuệ thông minh hơn người.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật
- Dùng câu đố thử tài
- Sử dụng nghệ thuật tăng tiến
- Tình huống truyện bất ngờ tạo ra tiếng cười hài hước.
b. Nội dung
 * Ý nghĩa:
- Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian
- Tạo ra tiếng cười.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài cũ: 
- Kể lại 4 thử thách mà em bé đã vượt qua.
- Liên hệ với một vài câu chuyện về các nhân vật thông minh
Bài mới: Trả bài viết số 1
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 7	 Ngày soạn: 30/09/2014
Tiết: 27	 	 	 Ngày dạy: 02/10/2014
Tập làm văn:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ MỘT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Học sinh nắm được cách viết bài văn kể truyện về cả nội dung lẫn hình thức.
 - Phát hiện lỗi và sử lỗi trong bài viết của mình.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Củng cố cốt truyện của một số truyền thuyết đã học và lí thuyết về cách làm bài văn tự sự.
 - Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của bài tự sự nhân vật, sự việc, cách kể,
 - Mục đích sửa lỗi chính tả, ngữ pháp.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng lập dàn ý, giới thiệu sự việc, nhân vật.
 - Rèn kĩ năng diễn đạt.
3. Thái độ:
 - Sáng tạo, trung thực khi làm bài.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Thuyết giảng
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS
 - Lớp 6A2: Sĩ số………Vắng……(P………KP…….)
2. Bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới :
 - Tuần trước các em đã viết bài viết số 1, hôm nay cô sẽ trả bài viết cho các em. Tiết trả bài không chỉ đơn thuần là đọc điểm mà là tiết học giúp các em nhận ra lỗi sai để sửa. Vì thế cô mong các em chú ý.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
Đề bài
GV: gọi HS nhắc lại đề.
GV: hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
Dàn ý- thang điểm
HS: chọn 1 truyền thuyết và lập dàn bài chi tiết cho dàn bài đó.
HS và GV: VD Truyện Thánh Giĩng hoặc STTT
GV: ghi lên bảng dàn bài sơ lược 
HS: Ghi vở để củng cố
Nhận xét chung
GV: nhận xét chung
* Ưu điểm : 
* Hạn chế: 
Sửa lỗi cụ thể
GV: Treo bảng phụ với những lỗi sai, yêu cầu Hs sửa lỗi.
HS: Sửa lỗi.
Đọc bài
GV: đọc bài chưa đạt để rút kinh nghiệm, đọc bài khá làm mẫu.
Trả bài- ghi điểm
Hai HS phát bài cho lớp.
HS đọc bài của nhau và góp ý cho nhau cách sửa.
Hướng dẫn tự học
- Hoàn thành bài viết vào vở.
- Đọc lại một truyện, luyện tập kể chuyện bằng lời .
I. Đề bài: 
- Kể lại một truyện truyền thuyết đã học bằng lời văn của em.
II. Tìm hiểu đề, tìm ý:
Tìm hiểu đề: 
- Kiểu văn bản: Tự sự
- Vấn đề: Kể lại một truyền thuyết đã học
- Mụch đích: Rèn kỹ năng kể truyện 
2. Tìm ý:
- Giới thiệu về truyền thuyết em định kể
- Kể tĩm tắt những sự việc, hành động chính của nhân vật trong tác phẩm
III. Dàn ý:
Mở bài: 
- Giới thiệu tên truyện, tên nhân vật chính hoặc nội dung chủ đề của truyện
Thân bài: 
- Kể diễn biến câu chuyện.
- Chọn lọc sự việc mở đđầu, sự việc phát triển, sự việc kết thúc đđể kể, có thể lược bỏ chi tiết phụ.
- Bám sát nhân vật chính đđể kể: nguồn gốc, ngọai hình, tính cách, việc làm.
Kết bài: 
Ý nghĩa, vai trò, giá trị của truyện.
IV: Nhận xét ưu, khuyết điểm:
Ưu điểm:
- Một số bài chữ viết cẩn thận, sạch sẽ
- Xác định đúng nội dung yêu cầu của đề.
- Một số bài sáng tạo trong lời kể.
Hạn chế:
- Sai lỗi chính tả nhiều
- Một số bài chưa sáng tạo, xuyên tạc văn bản gốc.
- Cách sắp xếp trình tự các sự việc không hợp lí
- Trình bày không đúng bố cục, cịn gạch đầu dịng khi làm bài.
- Lặp từ quá nhiều, bài viết cịn sơ sài, chưa cĩ sự đầu tư
V. Sửa lỗi cụ thể:
Lỗi kiến thức:
- Sơn Tinh lấy Mị Nương sinh được 20 con trai con gái
- Nhớ không chính xác, nhầm lẫn với Con rồng, cháu tiên.
- Giải thích hiện tượng mưa lũ ở miền Nam bộ-> Bắc Bộ
2. Lỗi diễn đạt
- Dùng từ không chính xác.
- Lời văn lủng củng, lặp từ, lặp ý nhiều
- Sai chính tả
VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài:
- HS phát hiện ra lỗi và cách dùng từ trong bài làm của mình.
VII. Đọc mẫu
- GV chọn một bài làm tốt nhất đọc
VIII. Ghi điềm, thống kê chất lượng:
(Xem cuối giáo án)
*. Hướng dẫn tự học:
- Hoàn thành bài viết vào vở
- Bài mới: Kiểm tra 45 phút văn
SỬA LỖI SAI CỤ THỂ:
Văn bản sai
Nguyên nhân
Sửa lại
- Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Mẫu vật, cô ấy, gọi anh ta
- Rê Rơi, Dòng dã, tràng trai, ngày sữa, dận, xẻ,...
- Sai chính tả
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
lễ vật, nàng, gọi chàng. 
Lê Lợi, ròng rã, chàng trai,ngày xửa, giận, sẽ, ....
Ngày xửa ngày xưa, giữa thời đại Hùng Vương thứ 18 có một người con gái
Mị Nương rất xinh đẹp và sinh xắn và tươi trẻ
Em thích nhất là một truyện đó là...
Sau đây em muốn kể lại một truyền tuyết đĩ là Thánh Giĩng.
Một hơm em học song một tiết... Một hơm bà ra đồng...
- Lời văn lủng củng, lặp từ, lặp ý nhiều
Hùng Vương thứ 18 có một người con
- Mị Nương vơ cùng xinh đẹp, tính nết hiền dịu
- Em thích nhất truyện...
- Trong những truyền thuyết đã được học em thích nhất là văn bản Thánh Giĩng.
- Cơ giáo đã dạy rất nhiều văn bản truyền thuyết nhưng em thích nhất…Một hơm bà ra đồng…
Mở bài: Một hơm bà ra đồng thấy 1 dấu chân to,…
Thân bài: Bấy giờ cĩ giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta,..
- Trình bày bài văn khơng khoa học, gạch đầu dịng khi làm bài, viết số trong bài làm.
 Một hơm bà ra đồng thấy một dấu chân to…
 Lúc bấy giờ cĩ giặc Ân đến xâm lược bờ cõi nước ta…
Bảng thống kê điểm
Lớp
Sĩ số
Điểm >= 5
Điểm 8 => 10
Điểm dưới 5
Điểm 0 => 3
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
6A2
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 7	 Ngày soạn: 02/10/2014
Tiết: 28	 	 	 Ngày dạy: 04/10/2014
Văn bản: 
KIỂM TRA VĂN MỘT TIẾT
I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
 -Thu thập thơng tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình học kì I mơn ngữ văn 6 theo nội dung cac văn bản đã học.Nhằm đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản của học sinh.
 - Giúp hs vận dụng kiến thức về văn bản để viết một đoạn văn.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA.
 - Hình thức: Tự luận + trắc nghiệm
 - Cách tổ chức kiểm tra: cho hs làm bài kiểm tra trong 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN.
 - Liệt kê tất cả chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình ngữ văn 6, kì I
 - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận
 - Xác định khung ma trận.
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
Cộng
Văn bản
- Chủ đề 
- Thể loại
- Nhân vật
- Ý nghĩa 
- Chi tiết thần kì
- Mục đích
Số câu: 6
Số điểm:3
3
1.5
3
1.5
6
3
Tích hợp 
Tiếng Việt
Giải nghĩa từ
Số câu:
Số điểm:
 1
2
 1
 2
Tích hợp 
tập làm văn
- Kể tĩm tắt truyện
Số câu:
Số điểm:
 1
 5
1
5
Tổng số câu: 8
Tổng số điểm:10
 3
1.5
 4
3.5
1
5
8
10
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
A.Trắc nghiệm: (3.0) Khoanh trịn đáp án mà em cho là đúng:
Câu 1: Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại truyện: 
 A. Truyền thuyết.	 B. Cổ tích.	 C. Thần thoại.	D. Truyện cười.
Câu 2: Nhân vật chính trong truyện “Em bé thơng minh”là ai?
 A. Nhà vua.	 B. Viên quan. C. Em bé.	D. Người nơng dân.
Câu 3: Truyện nào sau đây viết về người anh hùng đánh giặc cứu nước?
 A. Bánh chưng, bánh giầy.	 B. Thánh Giĩng.
 C. Thạch Sanh. 	 D. Em bé thơng minh. 
Câu 4: Nội dung ý nghĩa của truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” là: 
 A. Giải thích, suy tơn nguồn gốc dân tộc.	 B. Lịng tự hào dân tộc.
 C. Giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy.	 D. Giải thích hiện tượng mưa lũ.
Câu 5: Chi tiết nào dưới đây khơng phải là chi tiết thần kỳ trong truyện “Thạch Sanh”?
 A. Lưỡi búa.	 B. Cây đàn thần.
 C. Niêu cơm.	 D. Bộ cung tên vàng.
Câu 6: Mục đích chính của truyện “Em bé thơng minh” là gì?
 A. Phê phán những kẻ ngu dốt.
 B. Khẳng định sức mạnh của con người.
 C. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người.
 D. Chứng minh tư tưởng “Ở hiền gặp lành”.
B. Tự luận: ( 7.0 điểm)
Câu 1: Em hãy giải nghĩa từ : “Tập quán”, “Nao núng”? (2.0 điểm)
Câu 2: Viết đoạn văn (12 - 15 câu) tĩm tắt một truyện truyền thuyết mà em đã học? (5.0 điểm)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
A. Trắc nghiệm: ( 3.0 điểm) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
B
D
A
C
B. Tự luận : (7.0 điểm)
Câu 
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
Giải nghĩa từ:
- Tập quán: Thĩi quen của một cộng đồng địa phương, dân tộc được hình thành từ lâu trong đời sống.
- Nao núng: Lung lay, khơng vững lịng tin ở mình nữa.
(1.0 điểm)
(1.0 điểm)
Câu 2
* Yêu cầu kĩ năng
- Đúng hình thức của đoạn văn, đảm bảo số câu quy định.
- Biết sử dụng lời văn giới thiệu nhân vật và sự việc.
* Yêu cầu kiến thức: 
- Kể lại truyện theo trình tự trong sách giáo khoa hoặc theo trình tự hợp lí.
- Chọn lọc nhân vật, sự việc chính để kể.
- Đảm bảo nội dung của lời văn giới thiệu nhân vật và sự việc.
VD: Tĩm tắt truyện Thánh Giĩng từ 12 – 15 câu
Chọn lọc được các sự việc chính của chuyện để kể.
+ Giới thiệu nguồn gốc xuất thân: ra đời kì lạ, ba tuổi mà khơng biết nĩi biết cười.
+ Đáp lời kêu gọi đánh giặc Ân của sứ giả.
+ Yêu cầu nhà vua sắm vũ khí để đánh giặc.
+ Lớn nhanh như thổi nhờ cơm gạo của nhân dân.
+ Vươn vai trở thành tráng sĩ, xơng pha ra trận, đánh tan giặc Ân.
+ Roi sắt gãy, nhổ tre đánh giặc.
+ Đánh giặc xong bay về trời.
(1.0 điểm)
(4.0 điểm)
* Lưu ý: Đáp án biểu điểm chỉ mang tính chất tương đối. Tùy theo khả năng diễn đạt và đối tượng học sinh mà giáo viên cho điểm hợp lí.
IV. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra:

File đính kèm:

  • docTUAN 7 VAN 6 20142015.doc
Giáo án liên quan