Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 65: Rừng xà nu - Năm học 2013-2014 - Đỗ Lưu Thủy

c. Nhan đề tác phẩm:

- Nhà văn có thể đặt tên cho tác phẩm của mình là “làng Xô Man” hay đơn giản hơn là “Tnú” – nhân vật chính của truyện. Nhưng nếu như vậy tác phẩm sẽ mất đi sức khái quát và sự gợi mở.

- Đặt tên cho tác phẩm là Rừng xà nu dường như đã chứa đựng được cảm xúc của nhà văn và linh hồn tư tưởng chủ đề tác phẩm.

- Rừng xà nu còn ẩn chứa cái khí vị khó quên của đất rừng Tây Nguyên, gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, man dại – một sức sống bất diệt của cây và tinh thần bất khuất của con người.

 Rừng xà nu mang nhiều tầng nghĩa, bao gồm cả ý nghĩa tả thực lẫn ý nghĩa tượng trưng. Hai ý nghiã này xuyên thấm vào nhau toát lên hình tượng sinh động của xà nu, đưa lại không khí Tây Nguyên rất đậm đà cho tác phẩm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 65: Rừng xà nu - Năm học 2013-2014 - Đỗ Lưu Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
Tiết:1
Tiết phân phối chương trình: 65
Ngày: 19/02/2014
Lớp: 12 chuyên Toán
Giáo viên giảng dạy: Đỗ Lưu Thuỷ
RỪNG XÀ NU
	Nguyễn Trung Thành
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- GV ổn định lớp
- GV giới thiệu bài mới
- HS đọc Tiểu dẫn
- Nêu những nét cơ bản về Nguyễn Trung Thành?
- Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, mở rộng vấn đề lịch sử: 1965 – Mỹ đổ bộ vào miền Nam.
GV nhấn mạnh: Rừng xà nu là tác phẩm xuất sắc nhất của tác giả sau “Đất nước đứng lên” – tiểu thuyết về anh hùng Núp và nhân dân Tây Nguyên đánh Pháp.
- Nhan đề “Rừng xà nu” gợi cho em suy nghĩ gì?
- HS đọc tác phẩm rồi tóm tắt.
- GV bổ sung.
GV tổ chức cho HS tìm hiểu về: 
+ Hình tượng rừng xà nu dưới tầm đại bác.
+ Tìm các chi tiết miêu tả cảnh rừng xà nu đau thương và phát biểu cảm nhận về các chi tiết ấy.
- Rừng xà nu có ý nghĩa như thế nào với dân làng Xô Man?
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả rừng xà nu, cây xà nu?
- Em có suy nghĩ gì về hình ảnh rừng xà nu xuất hiện ở cả đầu và cuối tác phẩm?
- HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày và tranh luận với các nhóm khác.
GV nhận xét và định hướng về ý nghĩa của cây xà nu và rừng xà nu trong đời sống của dân làng Xô Man.
- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung tiếp theo của tác phẩm.
I. Đọc – hiểu văn bản
1. Tác giả:
- Tên khai sinh của Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) là Nguyễn Ngọc Báu. Ông sinh năm 1932, quê ở Thăng Bình, Quảng Nam.
Nguyễn Trung Thành là bút danh dùng trong thời gian hoạt động ở chiến trường miền Nam thời chống Mĩ.
- Năm 1950, ông vào bộ đội, sau đó làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liên khu V. Năm 1962, ông tình nguyện trở về chiến trường miền Nam.
- Tác phẩm: Đất nước đứng lên – giải nhất, giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955; Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969); Đất Quảng (1971- 1974);
- Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học – nghệ thuật.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2 – 1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia làm hai miền. Kẻ thù phá hoại hiệp định, khủng bố thảm sát, lê máy chém đi khắp miền Nam. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối.
- Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân vào miền Nam và đánh phá miền Bắc. Nguyễn Trung Thành và các nhà văn miền Nam lúc đó muốn viết “hịch thời đánh Mĩ”. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ.
- Mặc dù Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy của buôn làng Tây Nguyên trong thời kì đồng khởi trước 1960 nhưng chủ đề tư tưởng của tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự của cuộc kháng chiến lúc tác phẩm ra đời.
c. Nhan đề tác phẩm:
- Nhà văn có thể đặt tên cho tác phẩm của mình là “làng Xô Man” hay đơn giản hơn là “Tnú” – nhân vật chính của truyện. Nhưng nếu như vậy tác phẩm sẽ mất đi sức khái quát và sự gợi mở.
- Đặt tên cho tác phẩm là Rừng xà nu dường như đã chứa đựng được cảm xúc của nhà văn và linh hồn tư tưởng chủ đề tác phẩm.
- Rừng xà nu còn ẩn chứa cái khí vị khó quên của đất rừng Tây Nguyên, gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, man dại – một sức sống bất diệt của cây và tinh thần bất khuất của con người.
à Rừng xà nu mang nhiều tầng nghĩa, bao gồm cả ý nghĩa tả thực lẫn ý nghĩa tượng trưng. Hai ý nghiã này xuyên thấm vào nhau toát lên hình tượng sinh động của xà nu, đưa lại không khí Tây Nguyên rất đậm đà cho tác phẩm.
d. Tóm tắt tác phẩm:
- Rừng xà nu được kể theo một lần về thăm làng của Tnú sau 3 năm đi bộ đội. Đêm ấy, dân làng quây quần bên bếp lửa nhà rông nghe cụ Mết kể lại câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú và cuộc đời dân làng Xô Man.
- Rừng xà nu là sự lồng quyện hai cuộc đời: cuộc đời Tnú và cuộc đời làng Xô Man. Hai cuộc đời ấy đều đi từ bóng tối đau thương ra ánh sáng của chiến đấu và chiến thắng, đi từ hai bàn tay không đến hai bàn tay cầm vũ khí đứng lên dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.
- Cốt truyện Rừng xà nu căng ra trong xung đột quyết liệt một mất một còn giữa một bên là nhân dân, một bên là kẻ thù Mĩ –Diệm. Xung đột ấy đi theo tình thế đảo ngược mà thời điểm đánh dấu là lúc ngọn lửa của lòng căm thù ngùn ngụt cháy trên 10 đầu ngón tay Tnú.
II. Hướng dẫn khai thác văn bản
1. Hình tượng rừng xà nu:
- Mở đầu tác phẩm, nhà văn tập trung giới thiệu về rừng xà nu, một rừng xà nu cụ thể được xác định rõ: “nằm trong tầm đại bác của đồn giặc”, nằm trong sự huỷ diệt bạo tàn: “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn”.
- Truyện mở ra một cuộc đụng độ lịch sử quyết liệt giữa làng Xô Man với bọn Mĩ – Diệm. Rừng xà nu cũng nằm trong cuộc đụng độ ấy.
- Từ chỗ tả thực, rất tự nhiên hình ảnh xà nu đã trở thành một biểu tượng. Xà nu hiện ra với tư thế của sự sống đang đối diện với cái chết, sự sinh tồn đối diện với sự huỷ diệt.
à Cách mở của câu chuyện thật gọn gàng, cô đúc mà vẫn đầy uy nghi tầm vóc.
- Các từ ngữ: vết thương, cục máu lớn, loét mãi ra, chết,là những từ ngữ diễn tả nỗi đau của con người. Nhà văn đã mang nỗi đau của con người để biểu đạt cho nỗi đau của cây. Do vậy, nỗi đau của cây tác động đến da thịt con người gợi lên cảm giác đau đớn.
- Nhưng tác giả đã phát hiện được sức sống mãnh liệt của cây xà nu: “trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy”. Đây là yếu tố cơ bản để xà nu vượt qua giới hạn của sự sống và cái chết. Sự sống tồn tại ngay trong sự huỷ diệt: “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên”.
à Tác giả sử dụng cách nói đối lập (ngã ngục – mọc lên; một – bốn năm) để khẳng định một khát vọng thật của sự sống. Cây xà nu đã tự đứng lên bằng sức sống mãnh liệt của mình: “cây con mọc lên, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời” à xà nu đẹp một vẻ đẹp hùng tráng, man dại đẫm tố chất núi rừng.
- Xà nu không những tự biết bảo vệ mình mà còn bảo vệ sự sống, bảo vệ làng Xô Man: “Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng”
à Hình tượng xà nu chứa đựng tinh thần quả cảm, một sự kiêu hãnh của vị trí đứng đầu trong bão táp chiến tranh.
- Trong quá trình miêu tả rừng xà nu, cây xà nu, nhà văn đã sử dụng nhân hoá như một phép tu từ chủ đạo. Ông luôn lấy nỗi đau và vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực để nói về xà nu khiến xà nu trở thành một ẩn dụ cho con người, một biểu tượng của Tây Nguyên bất khuất, kiên cường.
- Câu văn mở đầu được lặp lại ở cuối tác phẩm (đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời) gợi ra cảnh rừng xà nu hùng tráng, kiêu dũng và bất diệt > gợi ra sự bất diệt, kiêu dũng và hùng tráng của con người Tây Nguyên nói riêng và con người Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại. Ấn tượng đọng lại trong kí ức người đọc mãi mãi chính là cái bát ngát của cánh rừng xà nu kiêu dũng đó.

File đính kèm:

  • docTuan_22_Rung_xa_nu.doc