Giáo án Ngữ văn 12 tiết 64+ 65: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Câu 1. Chi tiết nào trong Rừng xà nu chứng tỏ được lòng gan dạ tuyệt vời của Tnú?

A. Tnú cầm một hòn đá tự đập vào đầu vì không học được chữ, máu chảy ròng ròng.

B. Tnú không hề kêu van cho dù mười đầu ngón tay bị đốt.

C. Tnú nuốt lá thư của anh Quyết khi bị giặc phục kích.

D. Tnú nhớ đến day dứt suốt ba năm trời âm thanh của tiếng chày

Câu 2. Nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu thể hiện tính sử thi đậm nét nhất?

A. T nú; B. Mai; C. Heng; D. Cụ Mết.

Câu 3. Hình ảnh "rừng xà nu" trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa gì?

A. Tượng trưng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh.

B. Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trưng.

C. Đó là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: đặc trưng cho núi rừng Tây Nguyên.

D. Đó là hình ảnh đại diện của dân làng Xô Man

 

doc19 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2821 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 tiết 64+ 65: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (1965) ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
b. Hoàn cảnh ra đời:
- Mùa hè năm 1965, Mĩ đổ quân vào miền Nam để đánh nhanh, diệt gọn. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm cả nước sục sôi đánh Mĩ, được hoàn thành ở khu miền Trung Trung bộ.
- Mặc dù viết về cuộc nổi dậy của buôn làng Tây Nguyên trong thời kì Đồng khởi trước 1960, nhưng chủ đề tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự lúc tác phẩm ra đời.
c. Tóm tắt:
- Rừng xà nu trong tầm đại bác của giặc, đang che chở cho dân làng.
- Sau ba năm đi lực lượng, Tnú được phép về thăm làng. Đêm đó, tại nhà cụ Mết, cụ đã kể cho dân làng nghe về cuộc đời của Tnú và dân làng Xô Man trong kháng chiến.
- Hồi Mĩ - Diệm khủng bố gắt gao, được anh Quyết dìu dắt, Tnú cùng Mai tham gia nuôi giấu cán bộ.
- Một lần đi liên lạc, Tnú bị giặc bắt. Ba năm sau, anh vượt ngục trở về.
- Tnú lấy Mai, thực hiện lời anh Quyết trước lúc hi sinh, Tnú và dân làng chuẩn bị chiến đấu.
- Nghe tin, giặc bắt vợ con Tnú tra tấn đến chết ngay trước mắt anh. Tnú nhảy xổ vào kẻ thù nhưng không cứu được vợ con.
- Giặc bắt Tnú, quấn giẻ tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay. Cụ Mết và dân làng nổi dậy cứu Tnú.
- Tnú ra đi, gia nhập lực lượng và chiến đấu rất dũng cảm bằng chính đôi tay tàn tật.
- Mết và Dít tiễn Tnú trở lại đơn vị trước cảnh rừng xà nu nối tiếp bất tận.
d. Chủ đề:
- Qua hình tượng cây xà nu và nhân vật Tnú, tác phẩm ca ngợi phẩm chất anh hùng bất khuất của người dân Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù hung bạo.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1. Ý nghĩa nhan đề:
- Chứa đựng cảm xúc của nhà văn và tư tưởng chủ đề tác phẩm. 
- Gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, sức sống bất diệt của cây và tinh thần bất khuất của con người. 
à Mang cả ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượng trưng
2. Hình tượng rừng xà nu:
a. Đau thương:
- Mở đầu tác phẩm, nhà văn tập trung giới thiệu cụ thể về rừng xà nu: "nằm trong tầm đại bác của đồn giặc", ngày nào cũng bị bắn hai lần, "Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn".
à nằm trong sự hủy diệt bạo tàn, trong tư thế của sự sống đang đối diện với cái chết.
- Với kĩ thuật quay toàn cảnh, tác giả đã phát hiện ra: "Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương". 
à Đấy là sự đau thương của một khu rừng mà tác giả chứng kiến.
- Nỗi đau hiện ra nhiều vẻ khác nhau:
+ Có cái xót xa của những cây con, tựa như đứa trẻ thơ: "vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết". 
+ Cái đau của những cây xà nu như con người đang tuổi thanh xuân, bỗng “bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”.
+ Những cây có thân hình cường tráng: “vết thương của chúng chóng lành”, đạn đại bác không giết nỗi chúng.
à Nhà văn đã mang nỗi đau của con người để biểu đạt cho nỗi đau của cây: gợi lên cảm giác đau thương của một thời mà dân tộc ta phải chịu đựng. 
b. Anh dũng, có sức sống mãnh liệt:
- Tác giả đã phát hiện được sức sống mãnh liệt của cây: 
+ "trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy". 
à Đây là yếu tố cơ bản để xà nu vượt qua ranh giới của sự sống và cái chết. 
+ Sự sống tồn tại ngay trong sự hủy diệt: "Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên". 
à Tác giả sử dụng cách nói đối lập (ngã gục- mọc lên; một- bốn năm) để khẳng định một khát vọng thật của sự sống. 
+ Cây xà nu đã tự đứng lên bằng sức sống mãnh liệt của mình: "cây con mọc lên, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời". 
à Xà nu đẹp một vẻ đẹp hùng tráng, man dại đẫm tố chất núi rừng. 
- Xà nu không những tự biết bảo vệ mình mà còn bảo vệ sự sống, bảo vệ làng Xô Man:
 "Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng". 
à Hình tượng mang tính ẩn dụ cho những con người chiến đấu bảo vệ quê hương.
- Câu văn mở đầu được lặp lại ở cuối tác phẩm:
“ đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”
à gợi ra cảnh rừng xà nu hùng tráng, kiêu dũng và bất diệt không chỉ của con người Tây Nguyên mà còn cả Miền Nam, cả dân tộc.
=> Những câu văn đẹp, gây ấn tượng + nhân hóa, ẩn dụ: gợi vẻ đẹp mang đậm tính sử thi, biểu tượng cho cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt.
3. Hình tượng nhân vật Tnú :
- Phẩm chất, tính cách của người anh hùng:
+ Khi còn nhỏ: được học chữ, đã có ý thức lớn lên sẽ thay cho anh Quyết lãnh đạo cách mạng. Cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết, làm giao liên
à Gan góc, táo bạo, dũng cảm.
- Khi bị bắt: giặc tra tấn tàn bạo, lưng ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng vẫn gan góc, trung thành
à Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách.
- Khi vượt ngục trở lại làng: đã là chàng trai hoàn hảo (cường tráng, hạnh phúc bên vợ con)
- Số phận đau thương: 
+ Giặc kéo về làng để tiêu diệt phong trào nổi dậy. Để truy tìm Tnú, chúng bắt và tra tấn bằng gậy sắt đến chết vợ con anh
à Mắt anh biến thành hai cục lửa hồng căm thù
- Xông vào quân giặc như hổ dữ nhưng không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt 10 đầu ngón tay).
à Cuộc đời đau thương 
- "Tnú không cứu được vợ con"- cụ Mết nhắc tới 4 lần 
à như một điệp khúc day dứt, đau thương trong câu chuyện kể và nhằm nhấn mạnh: khi chưa có vũ khí, chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người thương yêu nhất cũng không cứu được. 
- Hình ảnh bàn tay của Tnú:
- Tnú và dân làng Xô Man quật khởi, đứng dậy cầm vũ khí:
+ Trong đêm Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay, dân làng đã nổi dậy “ào ào rung động”, cứu được Tnu, tiêu diệt bọn ác ôn. Tiếng cụ Mết như mệnh lệnh chiến đấu: "Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên!" 
à Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng. Câu chuyện về cuộc đời một con người trở thành câu chuyện một thời, một nước. 
+ Bàn tay Tnu được chữa lành, anh vào lực lượng, tiếp tục chống giặc.
+ Lớp cán bộ mới trưởng thành: Dít, thằng bé Heng 
à Kế tục việc chiến đấu của cha ông.
=> Số phận, tính cách của Tnu tiêu biểu cho nhân dân Tây Nguyên thời chống Mĩ, là sáng ngời chân lí: chỉ có cầm vũ khí đứng lên là là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ những gì là thiêng liêng nhất, và mọi thứ sẽ thay đổi.
4. Các nhân vật: cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng.
+ Cụ Mết: là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy. 
+ Mai, Dít: là vẻ đẹp của thế hệ hiện tại (kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh).
+ Bé Heng: là thế hệ tiếp nối để đưa cuộc chiến đến thắng lợi cuối cùng.
à cuộc chiến khốc liệt đòi hỏi mỗi người phải có sức trỗi dậy mãnh liệt.
=> Họ là sự tiếp nối các thế hệ, làm nổi bật tinh thần bất khuất của dân tộc.
5. Nghệ thuật:
- Khuynh hướng sử thi: được thể hiện đậm nét ở tất cả các phương diện: 
+ chủ đề: những biến cố có ý nghĩa trọng đại của dân tộc,
+ hình tượng: hoành tráng, cao cả của núi rừng và con người,
+ hệ thống nhân vật: có sức sống mạnh mẽ, mang cốt cách của cộng đồng,
+ giọng điệu kể: trang nghiêm, hào hùng
- Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết, kết hợp truyện về cuộc đời của Tnu và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man .
- Cảm hứng lãng mạn: 
+ đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong sự đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù.
+ lời văn trau chuốt, giàu sức tạo hình, giọng văn tha thiết.
IV. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật: Mục 1 Ghi nhớ.
 Qua truyện gắn Rừng xà nu, ta nhận thấy đặc điểm phong cách sử thi Nguyễn Trung Thành: hướng vào những vấn đề trọng đại của đời sống dân tộc với cái nhìn lịch sử và quan điểm cộng động.
2. Chủ đề: Mục 2 Ghi nhớ.
 Rừng xà nu là thiên sử thi của thời đại mới. Tác phẩm đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: phải cầm vũ khí đứng lên tiêu diệt kẻ thù bạo tàn để bảo vệ sự sống của đất nước, nhân dân.
V. Củng cố, dặn dò:
1. Củng cố:
- Hình tượng rừng xà nu được xây dựng như một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và anh dũng.
- Hình tượng Tnu, nhân vật trung tâm của tác phẩm, người anh hùng mà câu chuyện bi tráng về đời anh thể hiện chân lí lịch sử của dân tộc.
- Chất sử thi và vẻ đẹp của ngôn ngữ kể chuyện.
2. Dặn dò:
- Nắm vững các nội dung trên, học thuộc các dẫn chứng tiêu biểu.
- Soạn bài Đọc thêm “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” theo câu hỏi của giáo viên.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Câu 1. Chi tiết nào trong Rừng xà nu chứng tỏ được lòng gan dạ tuyệt vời của Tnú? 
Tnú cầm một hòn đá tự đập vào đầu vì không học được chữ, máu chảy ròng ròng. 
Tnú không hề kêu van cho dù mười đầu ngón tay bị đốt.
Tnú nuốt lá thư của anh Quyết khi bị giặc phục kích. 
Tnú nhớ đến day dứt suốt ba năm trời âm thanh của tiếng chày 
Câu 2. Nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu thể hiện tính sử thi đậm nét nhất?
A. T nú; B. Mai; C. Heng; D. Cụ Mết.
Câu 3. Hình ảnh "rừng xà nu" trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa gì? 
A. Tượng trưng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh. 
B. Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trưng.
C. Đó là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: đặc trưng cho núi rừng Tây Nguyên. 
D. Đó là hình ảnh đại diện của dân làng Xô Man
Câu 4. Hình ảnh nào xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành?
A. Con nước lớn;	B. Tnú;	C. Rừng xà nu;	D. Bé Heng. 
Câu 5. Trong Rừng xà nu, thằng Dục đã tra tấn Tnú hết sức dã man bằng cách nào ?
A. Dùng giẻ tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay. (2) .
B. Dùng gậy sắt vụt vào lưng. (1) .
C. Dùng dao chém vào tấm lưng anh. (3) 
D. Cả (1), (2) và (3) đều đúng . 
Câu 6. Ai là người viết nên trang sử hào hùng của cộng đồng người Xô Man?
A. Cụ Mết; 	B. T nú ; 	C. Dít ; 	D. Dân làng.
Câu 7. Mệnh lệnh lịch sử trong tác phẩm được phát ngôn từ già làng. Điều đó cho thấy vai trò của cụ Mết ? 
A. Là nhân vật lịch sử; 	C. Là người lớn tuổi nhất.
B. Là người đại diện cho lịch sử; 	D. Là người chỉ huy chiến đấu.
Câu 8. Vai trò của T nú trong đêm đồng khởi?
A. Chỉ huy cuộc chiến đấu;	C. Tổ chúc chuẩn bị.
B. Không có vai trò gì; 	 D. Phân công nhiệm vụ chiến đấu. 
Câu 9. Hai lần bị giặc bắt và tra tấn dã man, nhưng T nú không hề run sợ, đầu hàng. Điều ấy khắc họa tính cách, phẩm chất gì của T nú?
A. Bất khuất, kiên trung, dũng cảm.
B. Tinh thần sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng,
C. Lòng chung thủy với cách mạng,
D. Tất cả các ý trên. 
Câu 10: Hình tượng “rừng xà nu” được miêu tả không có đặc điểm gì sau đây ?
A. Thể hiện vẻ đẹp lãng mạn đầy chất thơ .
B. Bị đạn đại bác tàn phá đau thương .
C. Càng đau thương càng ngời lên vẻ đẹp. 
D. Cuối cùng rừng vẫn giữ được vẻ đẹp hùng vĩ bao la . 
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
D
B
C
A
D
B
C
D
A
Tuần:24 Ngày soạn: 12. 01. 2014
Tiết: 67 – 68 Ngày dạy: 11 .02. 2014
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
Nguyễn Thi
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
 - Hiểu được hiện thực đau thương, đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường, buất khuất của nhân dân miền Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ : lòng yêu nước, căm thù giặc, tình cảm gia đình là sức mạnh tinh thần to lớn trong cuộc chống Mĩ cứu nước.
2.Kĩ năng:
 - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật : Nghệ thuật trần thuật đặc sắc; khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí sắc sảo; ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ.
3.Thái độ:
- Cảm thông với hững mất mát ,hi sinh của nhân dân Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước cả. 
- Tự hào về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc.
II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Giáo viên gợi ý, nêu câu hỏi, hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: - Hình tượng rừng xà nu được xây dựng như một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và anh dũng như thế nào?
- Hình tượng Tnú, nhân vật trung tâm của tác phẩmđược thể hiện như thế nào?
- Chất sử thi và vẻ đẹp của ngôn ngữ kể chuyện?
3. Bài mới 
Hoaït ñoäng cuûa thaày & troø
Noäi dung caàn ñaït
* Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung
- Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả.
+ GV: Gọi HS đọc phần Tiểu dẫn, kết hợp với những hiểu biết của bản thân, giới thiệu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Thi.
+ GV: Nhận xét, bổ sung và khắc sâu một số ý cơ bản. 
+ GV: Giới thiệu những sáng tác và nêu đặc điểm phong cách, đặc biệt là thế giới nhân vật của nhà văn.
+ GV nhận xét, bổ sung và khắc sâu một số ý cơ bản. 
- Thao tác 2: Tìm hiểu Tác phẩm Những đứa con trong gia đình.
+ GV: Yêu cầu HS giới thiệu khái quát về Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
+ GV: Yêu cầu HS tóm tắt đọan trích Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
- Thao tác 3: tóm tắt tác phẩm.
* Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn bản 
- Thao tác 1: Tìm hiểu Nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
+ GV nêu vấn đề: Tác gải đặt điểm nhìn trần thuât vào nhân vật nào? Trong tình huống nào của nhân vật?
+ GV: Cách trần thụât như vậy có tác dụng gì trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề của truyện?
+ HS thảo luận và phân tích. 
+ GV theo dõi, nhận xét góp ý và chốt lại.
+ GV: Nêu thêm ví dụ: 
 o Khi Chiến tỉnh dậy lần thứ hai: 
 Hai mắt không thấy gì, chỉ cảm thấy hơi gió lạnh ùa trên má, nghe tiếng ếch nhái râm rang à nhớ những đêm soi ếch trên đồng à chú Năm sang lấy vài con để nhậu à cuốn gia phả gia đình do chú Năm viết à Việt ngất đi lần nữa.
 o Khi tỉnh dậy lần thứ ba:
 Khi nghe tiếng trực thăng trên đầu và tiếng súng nổ ở phía xa à nhận ra là ban ngày vì đã ngửi thấy mùi nắng và nghe tiếng chim cu rừng à nhớ hồi ở quê nhà thường lấy ná thun đi bắn chim à nhớ về người mẹ giàu lòng vị tha, hết lòng vì chồng con, nén nỗi đau thương để nuôi dạy con.
- Thao tác 2: Hướng dẫn HS phân tích và so sánh tính cách các nhân vật để làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con.
+ GV: Chiến có những nét nào giống người mẹ của mình?
+ HS phân tích theo các gợi ý của GV. 
- Thao tác 3: Hướng dẫn HS phân tích và so sánh tính cách các nhân vật:
+ GV: Nét khác biệt của Chiến so với người mẹ là gì?
+ HS phân tích theo các gợi ý của GV. 
- Thao tác 4: Hướng dẫn HS phân tích và so sánh tính cách các nhân vật để làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con.
+ GV: Chiến có những nét nào của cậu con trai mới lớn?
+ HS phân tích theo các gợi ý của GV. 
+ GV: Đêm trước ngày lên đường, thái độ của Việt khác với chị như thế nào?
+ GV: Cách thương chị của Việt có gì đặc biệt?
- Thao tác 5: Tìm hiểu Hình ảnh chị em Việt khiêng bàn thờ ba má gởi chú Năm.
+ GV: phát biểu cảm nhận về hình ảnh chị em, Việt và Chiến khiêng bàn thờ ba má sang gởi chú Năm 
+ HS: thảo luận và phát biểu, bổ sung. 
+ GV định hướng và nhận xét.
* Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết
- Thao tác 1: Nêu chủ đề của truyện.
+ GV: Nhận xét tổng quát về nội dung của tác phẩm?
+ HS bao quát toàn bài để phát biểu.
+ GV định hướng, nhận xét và khắc sâu những ý cơ bản.
- Thao tác 2: Nêu đặc sắc nghệ thuật của truyện.
+ GV: Nhận xét tổng quát về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
+ HS bao quát toàn bài để phát biểu.
+ GV định hướng, nhận xét và khắc sâu những ý cơ bản.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả
a. Cuộc đời:
- Nguyễn Thi (1928- 1968) 
- Tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở Hải Hậu - Nam Định.
- Nguyễn Thi sinh ra trong một gia đinhg nghèo, mồ côi cha từ năm 10 tuổi, mẹ đi bước nữa nên vất vả, tủi cực từ nhỏ. 
- Năm 1943, Nguyễn Thi theo người anh vào Sài Gòn.
- Năm 1945, tham gia cách mạng
- Năm 1954, tập kết ra Bắc 
- Năm 1962, trở lại chiến trường miền Nam. 
- Hi sinh ở mặt trận Sài Gòn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu thân 1968.
b. Sự ngiệp sáng tác:
- Nguyễn Thi còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn. 
- Sáng tác của Nguyễn Thi gồm nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. 
- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
- Tư tưởng và phong cách nghệ thuật: 
+ Nguyễn Thi gắn bó với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đáng với danh hiệu: Nhà văn của người dân Nam Bộ.
+Văn của Nguyễn Thi giàu chất hiện thực,phân tích nhân vật sắc sảo,giàu chất Nam Bộ
2. Tác phẩm Những đứa con trong gia đình:
a. Xuất xứ: 
Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn - chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2 năm 1966). Sau được in trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978.
b. Tóm tắt tác phẩm:
Những hồi ức của Việt trong lần tỉnh dậy thứ tư:
- Cảm thấy cô đơn, sợ ma cụt đầu, muốn bò tìm nơi súng nổ để về với đồng đội.
- Nhớ lại chuyện hai chị em giành nhau đi bộ đội, bàn bạc việc nhà đêm trước ngày nhập ngũ.
Sáng hôm sau đó, hai chị em khiêng bàn thờ mẹ gởi sang nhà chú Năm để lên đường.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1. Nghệ thuật kể chuyện:
- Đặt điểm nhìn trần thuât vào nhân vật Việt, kể qua dòng hồi tưởng miên man đứt nối khi Việt bị trọng thương nằm ở lại chiến trường.
- Tác dụng:
+ Đem đến màu sẳc trữ tình đậm đà, tự nhiên và tạo điều kiên cho tác giả thâm nhập sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để dẫ dắt câu chuyện.
+ Diễn biến câu chuyện rất linh hoạt, không phụ thuộc vào trật tự thời gian và không gian: Từ hiện thực chiến trường à hồi tưởng quá khứ gần xa à từ chuyện này chuyển sang chuyện khác rất tự nhiên.
+Khi đối diện với cái chết và đói diện với bản thân,Việt nghĩ nhiều đến GĐ và những người ruột thịt.Từ đây ý nghĩa của truyện cũng được toát lên:đối với mỗi người GĐ là cội nguồi sâu thẳm ,truyền thống GĐ là sự thiêng liêng,nó thường hiện lên trong giờ khắc thiêng liêng nhất.
2. Truyền thống của một gia đình Nam Bộ:
a. Đặc điểm chung của các thành viên trong gia đình:
- Có truyền thống yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.
- Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc.
- Giàu tình nghĩa, thuỷ chung son sắt với quê hương và cách mạng.
- Coi trọng truyền thống gia đình,thống nhất truyền thống gia đình và truyền thống yêu nước,cách mạng.
b. Đặc điểm tính cách riêng:
- Nhân vật chú Năm:
+ Người thân lớn tuổi duy nhất còn lại trong gia đình, từng bôn ba khắp nơi, cưu mang các cháu khi ba mẹ Việt 
+ Người đề cao truyền thống gia đình, hay kể sự tích của gia đình để giáo dục con cháu, cần mẫn ghi chép trong cuốn sổ gia đình tội ác của giặc và chiến công của các thành viên .
+ Người lao động chất phác nhưng giàu tình cảm và có tâm hồn nghệ sĩ (thích câu hò, tiếng sáo). Tiếng hò “khàn đục, tức như tiếng gà gáy” nhưng đó là tâm tư, khát vọng của tâm hồn ông.
+ Tự nguyện, hết lòng góp sức người cho cách mạng khi thu xếp cho cả Việt và Chiến lên đường tòng quân.
=> Trong dòng sông gia đình, chú Năm là thượng nguồn, là kết tinh đầy đủ những nét truyền thống. 
- Nhân vật má Việt:
+ Rất gan góc khi dẫn con đi đòi đầu chồng, hiên ngang đối đáp với bọn giặc, không run sợ trước sự doạ bắn, có lòng căm thù giặc sâu sắc.
+ Rất mực thương chồng thương con, đảm đang, tháo vát, cuộc đời chồng chất đau thương nhưng nén chặt tất cả để nuôi con và đánh giặc.
+ Ngã xuống trong một cuộc đấu tranh nhưng trái cà – nông lép vẫn còn nóng hổi trong rổ; linh hồn luôn sống mãi, bất tử trong lòng các con mình.
à Điển hình cho người mẹ miền Nam luôn anh dũng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
4. Nhân vật Chiến:
- Chiến có những nét giống mẹ: 
+ Mang vóc dáng của má: "hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng thân người to và chắc nịch". 
+ Đặc biệt giống má ở cái đêm sắp xa nhà đi bộ đội: 
◆Biết lo liệu, toan tính mọi việc nhà (“nói nghe in như má vậy”), đảm đang, tháo vát
◆Hình ảnh người mẹ như bao bọc lấy Chiến, từ cái lối nằm với thằng út em trên giường ở trong buồng nói với ra đến lối hứ một cái "cóc" rồi trở mình. 
◆Chính Chiến cũng thấy mình trong đêm ấy đang hòa vào trong mẹ: "Tao cũng đã lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính vậy". 
- Có tính cách đa dạng:
+ là một cô gái vừa mới lớn nên tính khí còn rất “trẻ con” 
+ là một người chị biết nhường nhịn em, biết lo toan, đảm đang, tháo vát.
- Nét khác biệt so với người mẹ:
+ Trẻ trung, thích làm duyên làm dáng
+ Được trực tiếp cầm súng đán

File đính kèm:

  • docTuan_22_Rung_xa_nu_20150725_041115.doc
Giáo án liên quan