Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 46: Đồng Chí - Chính Hữu

- Cơ sở :

 “ Qh anh nước mặn đồng chua

 Làng tôi.đất cày sỏi đá”

] Chung cảnh ngộ xuất thân , cùng g/c

 “ Súng bên súng- đầu sát bên đầu”

]Chung lí tưởng chiến đấu.

 “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

]Cùng chia sẻ những khó khăn.

Tình đống chí nảy nở và gắn bó bền chặt từ c/s gian lao của cuộc chiến đấu -> trở thành đồng chí, đồng đội của nhau.

- Nghệ thuật : Đối, câu thơ sóng đôi thành ngữ, điệp từ

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 8335 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 46: Đồng Chí - Chính Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/10/2014
Ngày dạy : 25/10/2014
 Tiết 46: 
ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ trong bài thơ – những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Một số hiểu biết về thể hiện thực trạng những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
- Lý tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài
III. CHUẨN BỊ
1.GV: Tập thơ: Đầu súng trăng treo - Chính Hữu.
 Tranh minh họa.
2. HS: Chuẩn bị bài ở nhà.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
 ? Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
Bài mới
 Hoạt động 1: Khởi động
 ( HS xem tranh)
 Chúng ta vừa xem hình ảnh của các chiến sĩ cách mạng . Họ đã mang lại chiến thắng lẫy lừng cho tổ quốc. Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
 “Chín năm chiến thắng Điện Biên
 Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”
Để có chiến thắng đó các chiến sĩ cách mạng luôn đoàn kết một lòng . Để hiểu rõ hoen tình cảm đó của họ chúng ta cùng đi tìm hiểu bài thơ “ Đồng chí”. Bài thơ ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, bài thơ Đồng chí là kết quả của những trải nghiệm thực và cảm xúc sâu xa , mạnh mẽ của tác giả và đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.Giờ học hôm này các em sẽ tìm hiểu bài thơ này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về tác giả, chú thích.
 HS đọc chú thích sgk.
HS xem chân dung tác giả
Tìm hiểu về tác giả - GV khái quát những nét chính.
- Chính Hữu từ người lính trung đoàn thủ đô trở thành nhà thơ quân đội. Thơ của ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính, như tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương....
- GV đọc, hd: đọc giọng tha thiết, phù hợp giọng điệu và nhịp điệu từng đoạn.
- HS đọc, nhận xét.
Hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Hiểu gì về đất nước năm 1948? ND chính bài thơ?
- Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947). Trong chiến dịch ấy, cũng như những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn. Nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng chí, đồng đội, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Sau chiến dịch Việt Bắc, Chính Hữu viết bài thơ “Đồng chí” vào đầu năm 1948, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Bài thơ là sự thể hiện những tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng chí, đồng đội của mình.
( Trình chiếu và đọc đoạn trích lời tác giả )
? Bài thơ làm theo thể thơ nào?
? Em có nhận xét gì về độ dài ngắn của các dòng thơ?
 Các câu thơ có độ dài ngắn khác nhau , làm nổi bật cảm xúc của tg: khi dồn nén , khi dàn trải mênh mang…
( HS chuẩn bị ở nhà lên trình bày bố cục qua sơ đồ tư duy)
? Chỉ ra bố cục bài thơ và nội dung từng phần?
 Hoạt động 2 Đọc- Tìm hiểu chi tiết
* Hoạt động 2: 
 Học sinh đọc 7 dòng thơ đầu
Hoạt động nhóm:
* Tổ 1. Nêu những cơ sở hình thành tình đồng chí trong bảy câu thơ đầu và nêu cảm nhận về tình đồng chí của những người chiến sĩ ?
* Tổ 2 .Khi nêu lên cơ sở hình thành tình đồng chí của những người chiến sĩ tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì ?
* Tổ 3 . Câu thơ thứ bảy cấu tạo có gì đặc biệt , cách cấu tạo như vậy có dụng ý gì ? 
 Đồng chí : Thiªng liªng, cao quý, kÕt tinh t×nh c¶m, c¶m xóc, t×nh b¹n, t×nh ngêi.
 Chuyển ý 
(Treo tranh của HS chuẩn bị ) 
 Gọi hs đọc 10 dòng thơ tiếp theo.
? Tình cảm đồng chí của những người lính được thể hiện rất cụ thể, giản dị mà sâu sắc. Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh chứng minh?
- Hình ảnh “ruộng nương..... ra lính” gợi cho em thấy biểu hiện gì của tình đồng chí? Từ “mặc kệ” có phải chứng tỏ người lính rất vô tâm, vô tình, vô trách nhiệm với gia đình? Ý kiến của em? 
+ Đó là nỗi nhớ nhà, là tình cảm lúc chia tay lên đường đánh giặc. 
+ Đó là tình cảm lạc quan cách mạng của người lính trẻ. Từ “mặc kệ” cho thấy người lính không phải hoàn toàn vô tâm, vô trách nhiệm với gia đình, cha mẹ, vợ con, quê hương mà đây là sự hi sinh tình nhà cho việc nước thật giản dị và cảm động. 
 NĐT: “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội 
 Sau lưng, thềm nắng lá rơi đầy”
? Tuy tự nhủ là “mặc kệ” nhưng trong lòng họ còn có chung nỗi nhớ ntn?
? Họ cùng nhau vượt qua những gian lao khắc nghiệt của cuộc kháng chiến ntn? Điều gì giúp họ có thể vượt qua ?
? Em cảm nhận gì về h/a “ thương nhau tay nắm…tay”?
-Họ truyền cho nhau hơi ấm, truyền cho nhau sm để vững vàng trước mọi gian nan…
- Có nhận xét gì về đặc điểm cấu trúc các câu thơ và hình ảnh ở đoạn thơ này? 
(Những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau từng cặp hoặc trong từng câu )
 HS xem tranh
? Cảm nhận của em về sức mạnh của tình đồng chí ở 3 câu cuối bài thơ? 
(Hình ảnh trong những câu thơ gợi cho em cảm nghĩ gì? )
GV bình: (súng - trăng, gần - xa, hiện thực - trữ tình, chiến sĩ - thi sĩ...)
“ Những dòng thơ cuối cùng như một tượng đài sừng sững cho tình cảm đồng chí thiêng liêng. Trên nền hùng vĩ của thiên nhiên, cánh rừng trải rộng, bầu trời lồng lộng, người chiến sĩ đứng với khẩu súng và vầng trăng. Đây là hình ảnh thực trong những đêm phục kích giặc của tác giả, nhưng chính tầm cao tư tưởng và lí tưởng chiến đấu của quân ssội cách mạng đã tạo cho hình ảnh đó một vẻ đẹp khái quát tượng trương. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Việt Nam.”
HĐ 4. Tổng kết
Hỏi: - Nêu giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
HĐ 5 Luyện tập:
Câu 1 : Nêu cảm nhận của em về tình cảm của người chiến sĩ cách mạng ? 
 Câu 2 :Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”.
I. Đọc - Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
- Nhà thơ - người chiến sĩ
2. Tác phẩm 
- Sáng tác năm 1948- tg cùng đồng đội cđ trong chiến dịch VB.
- Trích:“Đầu súng trăng treo”- XB 1968
- Thể loại: thơ tự do
- Từ khó: SGK.
3. Bố cục: 3 phần
- 6 câu đầu: Những cơ sở của tình đồng chí
- 11 câu tiếp theo: Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
- 3 câu cuối: Bức tranh đẹp về tình đồng chí.
II. Đọc- Tìm hiểu chi tiết
1. Cơ sở của tình đồng chí.
 - Cơ sở : 
 “ Qh anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi..đất cày sỏi đá”
] Chung cảnh ngộ xuất thân , cùng g/c
 “ Súng bên súng- đầu sát bên đầu”
]Chung lí tưởng chiến đấu. 
 “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
]Cùng chia sẻ những khó khăn.
Tình đống chí nảy nở và gắn bó bền chặt từ c/s gian lao của cuộc chiến đấu -> trở thành đồng chí, đồng đội của nhau.
- Nghệ thuật : Đối, câu thơ sóng đôi thành ngữ, điệp từ 
- Đồng chí! ]Dòng thơ đbiệt, kết tinh cao độ cảm xúc, là sự phát hiện, là lời khẳng định tình cảm thiêng liêng của người lính, là bản lề khép- mở ý thơ tạo nên sự độc đáo trong giọng điệu bài thơ.
2. Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí.
- Ruộng nương anh gửi….
 Gian nhà… mặc kệ…
 H/a đối xứng, khẩu ngữ ] Sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng thể hiện nỗi nhớ quê hương. 
-Giếng nước gốc đa nhớ…ÂD, nhân hoá ]chung nỗi nhớ hai chiều tha thiết giữa qh - người lính.
Cơn ớn lạnh , áo rách…quần vá…không giày.
Cười… tay nắm bàn tay.
- Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Sự động viên, sưởi ấm của tình đồng chí vượt qua mọi gian khổ.
- H/a sóng đôi, chân thực ] Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của đời lính với tinh thần lạc quan- sm của tình đồng chí
=>Đoạn thơ đã khắc hoạ tình đồng chí trong chiến đấu, trong sinh hoạt của người chiến sĩ thật cụ thể, gần gũi, chắt lọc mà tiêu biểu và cảm động.
3. Biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạch bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
+Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới => chủ động đánh giặc => sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ đứng vững bên nhau, vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn. 
 - Ý nghĩa tả thực
 + Cảnh đêm khắc nghiệt của thời tiết.
 + Cảnh phục kích chờ giặc.
+ Đầu súng trăng treo => Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội, vẻ đẹp hài hoà của tinh thần chiến sĩ - thi sĩ, hiện thực và lãng mạn.
- Ý nghĩa tượng trưng.
 + Súng : Cuộc chiến đấu.
 + Trăng : là tình đồng chí , đồng đội trong sáng của người chiến sĩ.
=> Bức tranh đẹp của người chiến sĩ.
III. Tổng kết ( ghi nhớ sgk)
ND: 
NT: 
IV. Luyện tập:
 4. Củng cố
 ? Khái quát nội dung chính bài thơ ?
 Chung g/c Đồng chí Chung nỗi nhớ
 Chung lí tưởng Chia sẻ gian lao
 Đầu súng trăng treo
 Biểu tượng đẹp về tình đ/c
 HS xem video
* Em hãy kể tên các bài hát về người lính.
* Bài tập tình huống:
 Trong lần đi nghỉ mát ở bờ biển miền Trung, Lan đã gặp một chú thương binh đang in những vết chân tròn trên cát. Khi ấy , trong đầu Lan đã xuất hiện nhiều suy nghĩ.
? Nếu em là Lan, trong hoàn cảnh trên, em sẽ có những suy nghĩ gì ?
 - Những tàn phá và hậu quả của chiến tranh. 
 - Những việc mình sẽ làm để đền đáp những người có công với đất nước như chú thương binh.
 - Mơ ước đây là người thương binh cuối cùng trên trái đất
? Bản thân em đã làm gì để đền đáp công ơn với những người có công với đất nước? Liên đội em có những việc làm nào hàng năm đối với những người có công trên quê hương Liên Châu ?
 - Hàng năm vào dịp 22.12, 27/7 em cùng liên đội đến thăm hỏi những gđ TBLS trong xã, thường xuyên quét dọn nghĩa trang LS, nhận giúp đỡ gia đình thương binh…Đó là những việc làm thiết thực, là 1 trong những ND của CT công tác đội NH: Tự hào truyền thống/ tiếp bước cha ông.
Và các em ạ: 
“Ai đã sống mà không ngoái nhìn quá khứ”, nhất là quá khứ hào hùng của những giai đoạn chống ngoại xâm cứu nước, giành lại độc lập thống nhất đất nước 
Hòa mình trong cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất ấy của dân tộc, nhiều người chiến sĩ - nghệ sĩ đã viết nên những “bài ca không bao giờ quên” đối với thế hệ hôm nay và mai sau. Những bài ca ấy sẽ sống mãi trong tâm khảm của mọi người con Việt Nam, luôn nhắc nhở họ phải sống sao xứng đáng với các thế hệ cha anh mình. Đấy là niềm tin và cũng trách nhiệm phấn đấu của mọi người để không phụ lòng những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để giành lại sự vẹn toàn bờ cõi cho đất nước, cho mọi chúng ta có được cuộc sống hạnh phúc hôm nay.
 5. Hướng dẫn học bài:
 - Học thuộc bài thơ
 - Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ.
 - Soạn: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
 Tìm ra điểm giống và khác nhau về người lính trong hai bài thơ: “Đồng chí”và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. 

File đính kèm:

  • docGA bai Dong chi.doc
Giáo án liên quan