Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 39: Đàn ghita của Lor-ca

Xuất hiện vào khoảng năm 2700-1420 TrCN, gắn với nền văn hóa cổ Crete ở Hy Lạp. Sau này được du nhập vào Tây Ban Nha. Chính thức trở thành lễ hội ở Tây Ban Nha vào năm 1591. Lễ hội này diễn ra từ ngày 7/7 đến 14/7 hàng năm, trở thành một tín ngưỡng thiêng liêng ở Tây Ban Nha.

? Liên hệ với hoàn cảnh xã hội Tây Ban Nha đầu thế kỷ XX để hiểu rõ hơn nữa về ý nghĩa của hình ảnh này?

Đồng thời hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” cũng gợi cho ta liên tưởng tới một đấu trường trên lĩnh vực nghệ thuật, nơi ấy diễn ra những xung đột gay gắt giữa khát vọng dân chủ và nền chính trị độc tài, giữa khát vọng cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật đã già nua, cằn cỗi .

 

doc12 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 13150 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 39: Đàn ghita của Lor-ca, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: …………………
Tiết dạy: 39
Đọc văn:
ĐÀN GHI TA CỦA LOR – CA
- Thanh Thảo -
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 	
1. Về kiến thức: Thấy được : 
- Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ - chiến sĩ Lor – ca .
- Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo. 
2. Về kỹ năng: 
- Đọc - hiểu tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ.
- Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực.
3. Về thái độ: Biết trân trọng và yêu quý những giá trị văn hoá tinh thần của nhân loại. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV&HS
1. Giáo viên :
1.1. Dự kiến các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học:
- Phương pháp: đọc hiểu, phân tích kết hợp so sánh nêu vấn đề qua hình thức học sinh trao đổi thảo luận
- Vận dụng tích hợp: Văn học, Lịch sử, Địa lý, GDCD
- GV chuẩn bị gợi ý, định hướng
1.2. Phương tiện: SGK, thiết kế giáo án, SGV
2. Học sinh
- HS chuẩn bị bài theo nội dung phần Hướng dẫn học bài ( SGK – Tr 166)
- Phương tiện: Vở ghi, vở soạn, SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra : Không thực hiện
3. Bài mới 
Lời vào bài: P.G. Lor – ca – người được mệnh danh là “Con chim họa mi” của thơ ca Tây Ban Nha. Đó là người nghệ sĩ tranh đấu không ngừng nhằm chống lại chế độ độc tài thân phát xít và kêu gọi cách tân nền nghệ thuật đã già nua của đất nước Tây Ban Nha. Bè lũ Phrăng -cô đã tìm cách giết hại anh để ngăn chặn những ảnh hưởng lớn lao của anh tới sự nghiệp đấu tranh cho tự do của nhân dân Tây Ban Nha, tới khát vọng cách tân nghệ thuật của những người nghệ sĩ Tây Ban Nha. Anh hi sinh khi sự nghiệp đang ở đỉnh cao, để lại trong lòng nhân dân Tây Ban Nha nói riêng và nhân dân thế giới nói chung niềm tiếc thương vô hạn. Hình tượng Lor – ca đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác của các nhà văn, nhà tơ, nhạc sĩ. Chúng ta được biết đến ca khúc “Cây đàn ghi ta của Lor – ca” của nhạc sĩ Thanh Tùng, cái tên P.G. Lor – ca còn được nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm “Chuông nguyện hồn ai” (1937) của nhà văn Mĩ – Ơ - nixt Hê - min – uê. Ngưỡng mộ nhân cách cao đẹp và tiếc thương trước nỗi oan khuất trước cái chết bi tráng của người nghệ sĩ tài hoa- Lor-ca, nhà thơ Thanh Thảo đã sáng tác bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca” 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV yêu cầu học sinh theo dõi phần Tiểu dẫn 
? Trình bày những nét chính về nhà thơ Thanh Thảo?
- GV giới thiệu thêm về tác giả: 
- Ông được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh thời hậu chiến.
- Thơ Thanh Thảo là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi. Vì vậy, ông là một trong số ít tác giả luôn cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm lối biểu đạt mới qua hình thức những câu thơ tự do, xóa bỏ mọi ràng buộc khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường để mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng nhằm đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện đại với hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.
Năm 2001 ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
? Những hiểu biết của em về bài thơ “Đàn ghi ta của Lor – ca”?
Bài thơ được Thanh Thảo viết ở trại sáng tác Quân khu Năm - Đà Nẵng năm 1979, được công chúng biết đến lần đầu vào năm 1985 khi tập thơ "Khối vuông ru-bích" ra đời.
Giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực mà Thanh Thảo đã học tập được ở chính Lor – ca: “Lor-ca là một nhà thơ mà tôi hết sức ngưỡng mộ. Cả về thi ca lẫn cuộc đời và cái chết của ông đều gây cho tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng. Chính những hình ảnh và nhạc điệu trong nhiều bài thơ của Lor-ca đã dẫn dắt tôi khi viết bài thơ “Đàn ghi ta của Lor – ca” mà tôi coi như một khúc tưởng niệm ông.
- Trình chiếu hình ảnh Lor-ca
- GV định hướng giọng đọc: Nhẹ nhàng, sâu lắng, trầm buồn
- HS đọc bài thơ
? Cảm nhận của em về bài thơ?
Bài thơ được viết như một khúc tưởng niệm Lorca, làm sống dậy hình ảnh Lorca và thể hiện sự tri âm, đồng cảm và ngưỡng vọng một người nghệ sĩ tài hoa có cốt cách anh hùng và số phận bi thương.
? Xác định bố cục của bài thơ?
- GV giải thích: 
Đàn ghi ta còn gọi là Tây Ban cầm – loại nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha, là một phần hồn tinh túy cảu nền văn hóa Tây Ban Nha. Cây đàn có mối quan hệ gắn bó mật thiết, như một người bạn của Lor –ca, cùng anh cất lên những bài ca tranh đấu cho khát vọng tự do của nhân dân Tây Ban Nha, cho khát vọng cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ Tây Ban Nha.
? Lời đề từ của bài thơ thể hiện điều gì?
Trong cuộc sống, Lorca đã dùng cây đàn ghi ta cất lên lời ca tranh đấu thì khi đi vào cõi chết, anh vẫn muốn mang theo cây đàn để tiếp tục hát lên những lời ca ấy. Tiếng đàn ghi ta sẽ là sự sống, là niềm tin, là hi vọng, là sức mạnh đấu tranh vượt lên cái chết. Sử dụng câu thơ này làm đề từ, Thanh Thảo có lẽ muốn khẳng định rằng Lorca sẽ bất tử cùng với tiếng đàn, cây đàn sẽ kéo dài sự sống, nốí dài khát vọng của Lorca
? Để thể hiện dụng ý nghệ thuật của mình, nhà thơ Thanh Thảo đã xây dựng những hình tượng nghệ thuật nào trong bài thơ? 
(Lor-ca, cây đàn ghi ta)
- GV đọc khổ 1
? Ở khổ thơ đầu tiên, hình ảnh nào khiến em chú ý nhất?
? Hình ảnh “Tiếng đàn bọt nước” gợi cho ta liên tưởng tới điều gì?
Tác giả đã cảm nhận về tiếng đàn bằng cả thính giác và thị giác nên hình ảnh này gợi lên nhiều liên tưởng độc đáo. Thanh Thảo đã dùng hình ảnh để miêu tả âm thanh khiến tiếng đàn lúc ẩn, lúc hiện gợi nhiều ám ảnh trong lòng người đọc. Nhất là khi đặt nó trong mối quan hệ với cuộc đời ngắn ngủi và cái chết đau thương của Lor-ca. Dường như, trong liên tưởng của Thanh Thảo, hình ảnh Lor-ca và tiếng đàn của anh đã nhập vào bọt nước, hiện diện thành bọt nước, mong manh và ám ảnh như bọt nước. 
- Liên hệ: Nguyễn Du cũng đã từng miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều để dự cảm về cuộc đời phải trải qua nhiều sóng gió của nàng
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
..........
Một cung gió thảm mưa sầu, 
Bốn dây nhỏ mãu năm đầu ngón tay
? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh “Áo choàng đỏ gắt”?
? Tại sao tác giả lại gắn hình ảnh này với cái tên Tây Ban Nha?
- Trình chiếu hình ảnh đấu bò tót
- GV giới thiệu thêm về đấu trường bò tót:
Xuất hiện vào khoảng năm 2700-1420 TrCN, gắn với nền văn hóa cổ Crete ở Hy Lạp. Sau này được du nhập vào Tây Ban Nha. Chính thức trở thành lễ hội ở Tây Ban Nha vào năm 1591. Lễ hội này diễn ra từ ngày 7/7 đến 14/7 hàng năm, trở thành một tín ngưỡng thiêng liêng ở Tây Ban Nha....................................
? Liên hệ với hoàn cảnh xã hội Tây Ban Nha đầu thế kỷ XX để hiểu rõ hơn nữa về ý nghĩa của hình ảnh này?
Đồng thời hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” cũng gợi cho ta liên tưởng tới một đấu trường trên lĩnh vực nghệ thuật, nơi ấy diễn ra những xung đột gay gắt giữa khát vọng dân chủ và nền chính trị độc tài, giữa khát vọng cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật đã già nua, cằn cỗi .
? Ngoài hai hình ảnh trên, ở khổ thơ đầu, ta còn thấy được nét đặc sắc nghệ thuật nào nữa?
- Trình chiếu hình ảnh hoa Tử đinh hương
- GV giới thiệu về loài hoa này: Thơm nhẹ, lan tỏa, mọc nhiều ở đất nước Tây Ban Nha
Nhà thơ đã dùng tên của loài hoa để miêu tả tiếng đàn
? Hàng loạt từ láy tượng hình được vận dụng để thể hiện điều gì?
Một cách đắm say mải miết vì cái đẹp, cái cao cả của đời mình. Hình ảnh của anh khiến ta liên tưởng đến hình ảnh chàng hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê đơn độc trong cuộc hành trình thực hiện hoài bão và khát vọng của mình
? Qua khổ 1, hình ảnh Lor-ca hiện lên như thế nào?
- HS đọc
? Nét đặc sắc về nghệ thuật của khổ thơ là gì?
+ Hình ảnh “Tây Ban Nha/hát nghêu ngao” là hình ảnh của ai?
+ Hình ảnh “Áo choàng bê bết đỏ” diễn tả điều gì?
một mình một ngựa rong ruổi khắp đất nước Tây Ban Nha để hát lên những khúc hát ca ngợi quê hương , đất nước tươi đẹp, ca ngợi tự do và dân chủ, ca ngợi nghệ thuật chân chính. 
Nếu như bài thơ là một bản tấu ghi ta du dương, trầm bổng, miên man thì câu thơ “bỗng kinh hoàng” đột ngột xen vào như một dấu lặng khiến cho bản nhạc trở nên xa lạ, lạc điệu. Khúc tấu ghi ta chợt ngưng lại xót xa.
? Em hiểu thế nào là “Người mộng du”?
Câu thơ “Lor-ca bị điệu về bãi bắn” dường như trĩu xuống bởi hai thanh nặng đi liền nhau như để diễn tả bước chân nặng nề cảu Lor-ca. Ta cảm nhận được cả tâm trạng thảng thốt của Lor-ca trước cái chết bất ngờ mặc dù anh đã có dự cảm từ trước nên đoạn thơ mang giọng điệu xót xa, thương tiếc vô cùng.
? Khổ thơ giúp em biết thêm điều gì về Lor-ca?
- GV đọc
? Điệp ngữ “Tiếng ghi ta” được lặp đi lặp lại nhiều lần với ý nghĩa gì?
? Tiếng đàn ghi ta được tác giả miêu tả như thế nào? Gợi lên điều gì?
- Liên hệ:
“Khi chiếc lá xa cành.....”
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
? Miêu tả tiếng đàn như thế, tác giả muốn bộc lộ hàm ý gì?
? Qua cuộc đời và cái chết bi tráng của Lor-ca, nhà thơ Thanh Thảo muốn nói tới điều gì?
I. Tìm hiểu chung
1) Tác giả Thanh Thảo
 - Tên khai sinh Hồ Thành Công , sinh năm 1946. Quê ở Mộ Đức- Quảng Ngãi
- Là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc.
- Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, về đất nước và thời đại; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới
2) Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor – ca”
- In trong tập thơ "Khối vuông ru-bích" (1985). 
- Là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo.
- Được khơi gợi cảm hứng từ số phận bi thảm và nhân cách cao đẹp của người nghệ sĩ tài hoa Lor – ca. 
II. Đọc - hiểu văn bản
* Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Lor – ca trong cuộc hành trình lí tưởng
- Khổ 2,3: Lor – ca trong cái chết bi tráng
- Bốn khổ còn lại: Suy tư của tác giả về sự ra đi, cách giải thoát và giã từ cuộc sống của Lor-ca.
1. Lời đề từ:
 “khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn” 
- Là di chúc của Lor-ca khi anh dự cảm về cái chết: Ước nguyện được gắn với cây đàn
- Tình yêu đối với nghệ thuật, đối với đất nước và khát vọng cao cả của Lor –ca: Tiếng đàn ghi ta sẽ là sự sống, là niềm tin, là hi vọng, là sức mạnh đấu tranh vượt lên sự bạo tàn, vượt lên cái chết
2. Hình tượng Lor-ca
* Khổ thơ đầu: 
- Hình ảnh:
+ Tiếng đàn bọt nước 
.) Gợi sự trong trẻo, mong manh, phù du nhưng không dễ bị tiêu diệt.
.) Dự cảm về số phận ngắn ngủi, bạc mệnh của Lor-ca
+ Áo choàng đỏ gắt 
.) Đấu trường bò tót 
=> Không gian văn hóa của đất nước Tây Ban Nha
.) Đấu trường chính trị căng thẳng, dữ dội, đẫm máu .
Khát vọng dân chủ của nhân dân
Khát vọng cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ
(Người đấu sĩ)
Nền chính trị độc tài.
Nền nghệ thuật già nua, lạc hậu
(Những con bò tót hung bạo)
- Điệp âm: Li-la li-la li-la
 Giai điệu du dương, xao xuyến, mê hoặc lòng người.
=> Sức mạnh của nghệ thuật: Vượt lên trên sự bạo tàn chết chóc
- Từ láy :“lang thang”, “đơn độc”, “chếnh choáng”, “mỏi mòn”
=> Người nghệ sĩ lãng tử, người hiệp sĩ cô đơn, đáng thương theo đuổi cuộc hành trình lí tưởng
à Lor-ca trong cuộc chiến đấu không cân sức vì lí tưởng tự do, vì khát vọng đổi mới nghệ thuật
* Khổ 2: 
- Tương phản: 
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
(Hoán dụ)
Người nghệ sĩ hát rong với tâm hồn trong sáng, thánh thiện, hồn nhiên, yêu đời
=> Tự do, cái đẹp
Áo choàng bê bết đỏ
(Hoán dụ)
Cái chết bi thảm, khủng khiếp.
=> Sự tàn ác, dã man
- Người mộng du:
Trạng thái bồng bềnh, phiêu lãng trong tâm hồn
à Cái chết đầy oan khuất và bi tráng của Lor-ca
* Khổ 3:
- Điệp ngữ: Tiếng ghi ta (4 lần)
.) Tiếng đàn
.) Tiếng thơ
.) Tiếng lòng
nâu: Trầm tĩnh, suy tư
lá xanh: Sự sống, tuổi trẻ, hi vọng.
tròn bọt nước vỡ tan: Sự thánh thót, căng tràn -> Phẫn uất, tức tưởi
ròng ròng/ máu chảy: Đau đớn tột cùng, hủy hoại ghê gớm.
à Tiếng đàn là sinh mệnh, là linh hồn con người.
è Bi kịch của người chiến sĩ, người nghệ sĩ trên con đường thực hiện lí tưởng cao cả
4.Củng cố: 
Câu hỏi: Hình tượng Lor-ca gợi lên trong em suy nghĩ gì?
5.Hướng dẫn học bài: 
- Học thuộc 3 khổ đầu của bài thơ, Nắm được giá trị nội dung và đặc sắc NT của 3 khổ thơ đã học.
- Soạn: Tiết 2, đọc thêm “Bác ơi” (Tố Hữu)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: …………………
Tiết dạy: 39
Đọc văn:
ĐÀN GHI TA CỦA LOR – CA
- Thanh Thảo -
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 	
1. Về kiến thức: Thấy được : 
- Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ - chiến sĩ Lor – ca .
- Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo. 
2. Về kỹ năng: 
- Đọc - hiểu tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ.
- Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực.
3. Về thái độ: Biết trân trọng và yêu quý những giá trị văn hoá tinh thần của nhân loại. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV&HS
1. Giáo viên :
1.1. Dự kiến các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học:
- Phương pháp: đọc hiểu, phân tích kết hợp so sánh nêu vấn đề qua hình thức học sinh trao đổi thảo luận
- Vận dụng tích hợp: Văn học, Lịch sử, Địa lý, GDCD
- GV chuẩn bị gợi ý, định hướng
1.2. Phương tiện: SGK, thiết kế giáo án, SGV
2. Học sinh
- HS chuẩn bị bài theo nội dung phần Hướng dẫn học bài ( SGK – Tr 166)
- Phương tiện: Vở ghi, vở soạn, SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra : Không thực hiện
3. Bài mới  
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV yêu cầu học sinh theo dõi phần Tiểu dẫn 
? Trình bày những nét chính về nhà thơ Thanh Thảo?
? Những hiểu biết của em về bài thơ “Đàn ghi ta của Lor – ca”?
- GV định hướng giọng đọc: Nhẹ nhàng, sâu lắng, trầm buồn
- HS đọc bài thơ
? Cảm nhận của em về bài thơ?
? Xác định bố cục của bài thơ?
- GV giải thích: 
Đàn ghi ta còn gọi là Tây Ban cầm – loại nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha, là một phần hồn tinh túy cảu nền văn hóa Tây Ban Nha. Cây đàn có mối quan hệ gắn bó mật thiết, như một người bạn của Lor –ca, cùng anh cất lên những bài ca tranh đấu cho khát vọng tự do của nhân dân Tây Ban Nha, cho khát vọng cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ Tây Ban Nha.
? Lời đề từ của bài thơ thể hiện điều gì?
? Để thể hiện dụng ý nghệ thuật của mình, nhà thơ Thanh Thảo đã xây dựng những hình tượng nghệ thuật nào trong bài thơ? 
(Lor-ca, cây đàn ghi ta)
- GV đọc khổ 1
? Ở khổ thơ đầu tiên, hình ảnh nào khiến em chú ý nhất?
? Hình ảnh “Tiếng đàn bọt nước” gợi cho ta liên tưởng tới điều gì?
- Liên hệ: Tiếng đàn của Thúy Kiều 
? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh “Áo choàng đỏ gắt”?
? Tại sao tác giả lại gắn hình ảnh này với cái tên Tây Ban Nha?
- GV giới thiệu thêm về đấu trường bò tót ở Tây Ban Nha
? Liên hệ với hoàn cảnh xã hội Tây Ban Nha đầu thế kỷ XX để hiểu rõ hơn nữa về ý nghĩa của hình ảnh này?
? Ngoài hai hình ảnh trên, ở khổ thơ đầu, ta còn thấy được nét đặc sắc nghệ thuật nào nữa?
? Hàng loạt từ láy tượng hình được vận dụng để thể hiện điều gì?
? Qua khổ 1, hình ảnh Lor-ca hiện lên như thế nào?
- HS đọc
? Nét đặc sắc về nghệ thuật của khổ thơ là gì?
+ Hình ảnh “Tây Ban Nha/hát nghêu ngao” là hình ảnh của ai?
+ Hình ảnh “Áo choàng bê bết đỏ” diễn tả điều gì?
? Em hiểu thế nào là “Người mộng du”?
? Khổ thơ giúp em biết thêm điều gì về Lor-ca?
- GV đọc
? Điệp ngữ “Tiếng ghi ta” được lặp đi lặp lại nhiều lần với ý nghĩa gì?
? Tiếng đàn ghi ta được tác giả miêu tả như thế nào? Gợi lên điều gì?
- Liên hệ:
“Khi chiếc lá xa cành.....”
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
? Miêu tả tiếng đàn như thế, tác giả muốn bộc lộ hàm ý gì?
? Qua cuộc đời và cái chết bi tráng của Lor-ca, nhà thơ Thanh Thảo muốn nói tới điều gì?
I. Tìm hiểu chung
1) Tác giả Thanh Thảo
 - Tên khai sinh Hồ Thành Công , sinh năm 1946. Quê ở Mộ Đức- Quảng Ngãi
- Là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc.
- Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, về đất nước và thời đại; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới
2) Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor – ca”
- In trong tập thơ "Khối vuông ru-bích" (1985). 
- Là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo.
- Được khơi gợi cảm hứng từ số phận bi thảm và nhân cách cao đẹp của người nghệ sĩ tài hoa Lor – ca. 
II. Đọc - hiểu văn bản
* Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Lor – ca trong cuộc hành trình lí tưởng
- Khổ 2,3: Lor – ca trong cái chết bi tráng
- Bốn khổ còn lại: Suy tư của tác giả về sự ra đi, cách giải thoát và giã từ cuộc sống của Lor-ca.
1. Lời đề từ:
 “khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn” 
- Là di chúc của Lor-ca khi anh dự cảm về cái chết: Ước nguyện được gắn với cây đàn
- Tình yêu đát nước và khát vọng cao cả của Lor –ca.
2. Hình tượng Lor-ca
* Khổ thơ đầu: 
- Hình ảnh:
+ Tiếng đàn bọt nước 
.) Gợi sự trong trẻo, mong manh, phù du nhưng không dễ bị tiêu diệt.
.) Dự cảm về số phận ngắn ngủi, bạc mệnh của Lor-ca
+ Áo choàng đỏ gắt 
.) Đấu trường bò tót 
=> Không gian văn hóa của đất nước Tây Ban Nha
.) Đấu trường chính trị căng thẳng, dữ dội, đẫm máu .
Khát vọng dân chủ của nhân dân
Khát vọng cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ
(Người đấu sĩ)
Nền chính trị độc tài.
Nền nghệ thuật già nua, lạc hậu
(Những con bò tót hung bạo)
- Điệp âm: Li-la li-la li-la
 Giai điệu du dương, xao xuyến, mê hoặc lòng người.
=> Sức mạnh của nghệ thuật: Vượt lên trên sự bạo tàn chết chóc.
- Từ láy :“lang thang”, “đơn độc”, “chếnh choáng”, “mỏi mòn”
=> Người nghệ sĩ lãng tử, người hiệp sĩ cô đơn, đáng thương theo đuổi cuộc hành trình lí tưởng
à Lor-ca trong cuộc chiến đấu không cân sức vì lí tưởng tự do, vì khát vọng đổi mới nghệ thuật
* Khổ 2: 
- Tương phản: 
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
(Hoán dụ)
Người nghệ sĩ hát rong với tâm hồn trong sáng, thánh thiện, hồn nhiên, yêu đời
=> Tự do, cái đẹp
Áo choàng bê bết đỏ
(Hoán dụ)
Cái chết bi thảm, khủng khiếp.
=> Sự tàn ác, dã man
- Người mộng du:
Trạng thái bồng bềnh, phiêu lãng trong tâm hồn
à Cái chết đầy oan khuất và bi tráng của Lor-ca
* Khổ 3:
- Điệp ngữ: Tiếng ghi ta (4 lần)
.) Tiếng đàn
.) Tiếng thơ
.) Tiếng lòng
nâu: Trầm tĩnh, suy tư
lá xanh: Sự sống, tuổi trẻ, hi vọng.
tròn bọt nước vỡ tan: Sự thánh thót, căng tràn -> Phẫn uất, tức tưởi
ròng ròng/ máu chảy: Đau đớn tột cùng, hủy hoại ghê gớm.
à Tiếng đàn là sinh mệnh, là linh hồn con người.
è Bi kịch của người chiến sĩ, người nghệ sĩ trên con đường thực hiện lí tưởng cao cả
4.Củng cố: 
Câu hỏi: Hình tượng Lor-ca gợi lên trong em suy nghĩ gì?
5.Hướng dẫn học bài: 
- Học thuộc 3 khổ đầu của bài thơ, Nắm được giá trị nội dung và đặc sắc NT của 3 khổ thơ đã học.
- Soạn: Tiết 2, đọc thêm “Bác ơi” (Tố Hữu)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Người thực hiện: Phạm Lê Dung

File đính kèm:

  • docGIAO AN DAN GHI TA.doc