Giáo án Ngữ văn 12 tiết 3+ 4: Rèn kĩ năng nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
4. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa ”của Nguyễn Minh Châu
1/ Tình huống truyện:
- Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung để chụp ảnh làm lịch. Anh đã thấy :
+ Cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm, đẹp như tranh vẽ.Anh đã bấm máy để thu lấy một hình ảnh không dễ gặp được trong đời .
+ Khi chiếc thuyền vào bờ, anh cũng thấy cảnh người chồng đánh vợ, đứa con vì thương mẹ mà đánh lại cha.
+ Tại tòa án huyện, Phùng một lần nữa vô tình chứng kiến cảnh người đàn bà hàng chài
( người bị chồng đánh dã man) xin chánh án Đẩu cho mình không phải bỏ chồng và những lý do vì sao chị không chịu bỏ chồng.
à Phùng không ngờ : sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lý của đời thường.
hân tích, chứng minh, bình giảng,bình luận). - Xác định phạm vi tư liệu cần chứng minh (chọn lọc các tình tiết, nhân vật, từ ngữ,câu văn trong tác phẩm) @/ Lập dàn ý : I/ Mở bài : - Giơi thiệu tác giả, tác phẩm cần phân tích. - Nêu khái quát nội dung vấn đề đề bài cần nghị luận. II/ Thân bài : - Bước 1 : Nêu khái niệm vấn đề cần nghị luận. - Bước 2 : Lần lượt phân tích, chứng minh, bình luận những biểu hiện cụ thể về giá trị nội dung hay giá trị nghệ thuật của tác phẩm mà đề yêu cầu nghị luận. ( Mỗi luận điểm được trình bày bằng một đoạn văn bằng cách diễn dịch hoặc quy nạpvà được liên kết bằng các câu từ chuyển ý)) III/ Kết bài : - Tóm lược và khẳng định nội dung đã phân tích. - Đánh gía chung những thàn công và hạn chế về nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Thao tác 2: HD HS hệ thống hóa kiến thức về kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi. - Hãy xác định yêu cầu tìm hiểu đề của kiểu bài này? - Nêu dàn ý tổng quát 2/ Kiểu bài nghị luận về đoạn trích văn xuôi: @/Tìm hiểu đề: - Xác định vị trí, nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. - Xác định thao tác lập luận cần vận dụng ( phân tích, chứng minh, bình giảng,bình luận). - Xác định phạm vi tư liệu ( Chọn lọc tình tiết, từ ngữ, câu văn trong phạm vi đoạn trích). @/Dàn ý I/ Mở bài : - Giơi thiệu tác giả à tác phẩmà vị trí đoạn trích cần phân tích. - Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật của đoạn trích mà đề yêu cầu phân tích. II/Thân bài: - Bước 1: Tóm tắt nội dung đoạn trích. - Bước 2 : Lần lượt triển khai phân tích các biểu hiện cụ thể về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. ( Mỗi luận điểm được trình bày bằng một đoạn văn bằng cách diễn dịch hoặc quy nạp và được liên kết bằng các câu từ chuyển ý) III/ Kết bài : - Khẳng định và đánh giá những thành công và hạn chế về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích - Vai trò của đoạn trích trong việc thể hiện ý nghĩa tác phẩm. HĐ 2: HD HS hệ thống hóa một số kiến thức về giá trị nội dung – nghệ thuật của một số tác phẩm văn xuôi 12 II/ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ GIÁ TRỊ NỘI DUNG - NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI 12 1. Về giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt - Nêu giá trị hiện thực của truyện ngắn? Nêu gía trị nhân đạo của truyện ngắn? 1. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân 1/ Về giá trị hiện thực trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. -Tác phẩm là một bức tranh toàn cảnh về nạn đói khủng khiếp năn 1945 : cảnh người chết đỏi như ngả rạ; không khí ngày đói thê lương, ảm đạm, người và ma lẫn lộn, trần gian mấp mé bờ vực của âm phủ.Cái đói như bủa vây ,đe doạ số phận nhỏ bé của con người. - Cuộc sống của những người dân nghèo xóm ngụ cư như đang bên bờ vực thẳm của nạn đói : số phận của mẹ con bà cụ Tứ, người vợ nhặt, người dân xóm ngụ cư - Từ đói nghèo,chết chóc, người dân vẫn vươn lên bằng niềm tin, ước mơ về ngày mai tươi sáng. - Từ hiện thực ảm đạm, đau thương ấy, nhà văn tố cáo tội ác bọn thực dân , phát xít đẩy nhân dân vào thảm hoạ đau thương. 2/Về giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. - Nhà văn đồng cảm cùng cảnh ngộ, số phận người dân lao động nghèo khổ: + Bối cảnh truyện cùng những hình ảnh đầy ám ảnh về cái đói, cái chết (d/c). + Miêu tả tình cảnh đáng thương của người đàn bà vì cái đói mà theo Tràng về nhà làm vợ. + Hình ảnh bữa cơm sáng đầu tiên đón nàng dâu mới của mẹ con tràng với nồi cháo cám cùng vị đắng chát của nó. - Nhà văn thấu hiểu nỗi lòng trân trọng niềm vui hạnh phúc bình dị của người lao động nghèo khổ. + Diễn tả tinh tế cảm xúc mừng vui, tâm trạng mới lạ của nhân vật Tràng khi đón nhận hạnh phúc bất ngờ khi có người đàn bà theo không về làm vợ (tâm trạng phấn chấn vừa xấu hổ, vừa hãnh diện của Tràng khi dẫn vợ về nhà, niềm vui cảm động của anh khi thức dậy vào buổi sáng đầu tiên của c/s mới....) + Diễn tả chân thực tâm trạng bà cụ Tứ (từ ngạc nhiên, phấp phỏng đến xen lẫn thương lo, mừng tủi; từ chấp nhận người con dâu đến mừng vui thu xếp cuộc sống mới, quên đi thực tại đói khổ, say sưa phác họa tương lai....). + Dẫu có thất vọng vì gia cảnh nhà chống, nhưng người vợ nhặt vẫn vui vẻ thực hiện thiên chức một người phụ nữ, vợ, người con dâu..... è Kim Lân khẳng định: Dù có phải hàng ngày đối chọi với cái đói, cái chết nhưng người dân lao động vẫn biết vui với những gì mình đang có, vẫn lấp lánh niềm tin vào tương lai - Cái nhìn nhân đạo của Kim Lân còn thể hiện ở cách kết thúc tác phẩm: + Vợ nhặt không dừng lại ở tuuyệt vọng, ở màu sắc đen tối, bi quan. Nhà văn đã gieo vào lòng người đọc dự cảm về sự đấu tranh, sự đổi đời của các nhân vật (hình ảnh Tràng ngồi tư lự “trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới....” ---> cho phép người đọc tin và mong vào tương lai tươi sáng của những người nghèo khổ. 1. Về giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ - Nêu giá trị hiện thực của truyện ngắn? Nêu gía trị nhân đạo của truyện ngắn? Gía trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ chồng A phủ của nhà văn Tô Hoài: 1/ Gía trị hiện thực : - Phản ánh bộ mặt của chế độ phong kiến miền núi khắc nghiệt, tàn ác với những cảnh tượng hãi hùng như địa ngục trần gian.( nạn cho vay nặng lãi; cảnh phạt vạ, xử kiện; tục lệ trình ma ; sự bóc lột sức lao động và áp chế về tinh thần của người dân lao động hết sức tàn bạo) - Phaûn aùnh cuoäc soáng cô cöïc , bò ñeø neùn bôûi aùp böùc naëng neà cuûa ngöôøi daân mieàn nuùi Taây Baéc döôùi aùch thoáng trò cuûa boïn phong kieán và thöïc daân .( số phận bi thảm của Mị và của Aphủ ở nhà thống lý Pátra)=> Bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc - một thành công có ý nghĩa khám phá của Tô Hoài về đề tài miền núi. - Phản ánh những quy luật của xã hội : + Bị đày ải lâu trong một thế giới không có nhân tính, không có tình người, cả Mị và Aphủ đều trở thành những con người an phận, thiếu ý thức đấu tranh, thậm chí lạnh lùng vô cảm. + Nhưng khi bị ức hiếp, bị đẩy đến đường cùng, người lương thiện ( Mị và Aphủ) sẽ vùng dậy tự giải phóng mình. Tình hữu ái giai cấp sẽ tạo sức mạnh để họ tự giải thoát . => Tô Hoài đã nắm bắt và miêu tả hiện thực trong xu thế của cách mạng.Từ đó môû ra loái thoaùt cho nhaân vaät vuøng leân laøm CM, xoùa boû cheá ñoä PK – gaén cuoäc ñaáu tranh töï giaûi phoùng caù nhaân vôùi cuoäc ñaáu tranh giaûi phoùng giai caáp , giaûi phoùng daân toäc. 2/ Gía trị nhân đạo : - Trước hết, tác phẩm thể hiện cái nhìn nhân văn về thiên nhiên và con người Tây Bắc ( một Tây Bắc trong con mắt nhà văn rất đỗi thơ mộng, hùng vĩ với mùa xuân đẹp, gợi cảm. Tiếng sáo, tiếng hát ngây ngất lòng người. Con người Tây Bắc đẹp về nhiều phương diện : từ ngoại hình đến tâm hồn và năng lực lao động) - Tác phẩm đồng thời thể hiện lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn với người dân lao động nghèo miền núi: + Cảm thông sâu sắc với số phận cùng khổ của người dân bị áp bức. (qua cuộc sống khổ nhục của Mỵ và Aphủ) + Căm ghét, lên án thế lực thống trị tàn bạo.( qua hành vi tàn bạo của cha con thống lý Patra) + Ngợi ca sức sống tiềm tàng và khát vọng tự do của người dân lao động. - Tác phẩm còn thể hiện sự trân trọng,ngợi ca những khát vọng chính đáng và tin vào khả năng tự làm chủ cuộc đời của người dân lao động.( qua sức sống tiềm tàng của Mỵ và Aphủ) - Ngoài ra ,tác phẩm còn chỉ ra hướng đi và khả năng làm cách mạng cho người dân lao động nghèo bằng cách đưa họ đến với cách mạng- đó chính là con đường giải phóng chohọ thoát khỏi cuộc đời tăm tối và số phận bi thảm.( qua hành động tự đấu tranh giải thoát cuộc đời mình của Mỵ và Aphủ). 3. Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” Nêu các biểu hiện của gía trị nhân đạo trong tác phẩm Gía trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu 1/ Tác phẩm thể hiện sự quan tâm tha thiết của nhà văn đối với cuộc sống của những người lao động nghèo, bằng cách : - Lên án thói bạo hành trong cuộc sống gia đình của người lao động hàng chài (cách miêu tả khách quan nhưng chứa đựng sự phê phán, lên án hành động vũ phu thô bạo của người chồng trong đối xử với vợ, con.) - Thể hiện nỗi lo âu, khắc khoải của nhà văn về tình trạng nghèo cực, tối tăm của con người (cảnh đói nghèo, cơ cực, tình trạng bất ổn, bất trắc trong cuộc sống của gia đình hàng chài là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bạo hành của người chồng vũ phu và sự nhịn nhục chịu đựng của người vợ ). - Nhà văn còn bày tỏ nỗi niềm băn khoăn, trăn trở trước tương lai của thế hệ trẻ (qua cách nhìn và suy nghĩ của nhà văn đối với cậu bé Phác). 2/ Tác phẩm khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của con người nghèo khổ, bất hạnh và đặt niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của họ: - Đó là vẻ đẹp của tình mẫu tử (những đau khổ, tủi nhục đến cùng cực, những niềm vui nhỏ nhoi tội nghiệp của người mẹ đều xuất phát từ con). - Đó còn là tình yêu thương, đức hi sinh thầm lặng của người vợ, người mẹ( d.c) - Đó còn là sự thấu hiểu lẽ đời một cách sâu sắc của người đàn bà thất học,nghèo khổ ( qua những lời trần tình của chị ở tòa án huyện) 3/Nhà văn đặt ra vấn đề : làm thế nào để giải phóng con người khỏi những bi kịch gia đình, bi kịch của cuộc sống .Muốn giúp người lao động thoát khỏi đau khổ, tăm tối, man rợ thì xã hội cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn, cần rút ngắn khoảng cách giữa văn chương và hiện thực đời sống (d.c) => Tóm lại, - Tinh thần nhân đạo trong “Chiếc thuyền ngoài xa” chính là tấm lòng yêu thương, thông cảm, băn khoăn ,trăn trở của Nguyễn Minh Châu trong việc phát hiện đời sống và con người ở bình diện đạo đức thế sự. - Qua đó tác phẩm thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn ở giai đọan sáng tác thứ hai : Văn học nghệ thuật phải gắn bó với cuộc sống, phải vì con người...Quan niệm ấy đã khiến tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ở giai đọan này giàu nhân bản.Đọc tác phẩm của ông, người ta đau đớn, day dứt về thân phận con người và nhưng cũng tràn đầy niềm tin vào khát vọng sống cao đẹp của người lao động. 4. HD HS phát hiện và phân tích tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. - Xác định tình huống truyện ngắn? Các nhân vạt với tình huống? Nêu ý nghĩa tình huống truyện? 4. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa ”của Nguyễn Minh Châu ----------------------- 1/ Tình huống truyện: - Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung để chụp ảnh làm lịch. Anh đã thấy : + Cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm, đẹp như tranh vẽ.Anh đã bấm máy để thu lấy một hình ảnh không dễ gặp được trong đời . + Khi chiếc thuyền vào bờ, anh cũng thấy cảnh người chồng đánh vợ, đứa con vì thương mẹ mà đánh lại cha. + Tại tòa án huyện, Phùng một lần nữa vô tình chứng kiến cảnh người đàn bà hàng chài ( người bị chồng đánh dã man) xin chánh án Đẩu cho mình không phải bỏ chồng và những lý do vì sao chị không chịu bỏ chồng. à Phùng không ngờ : sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lý của đời thường. 2/ Các nhân vật với tình huống: - Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài : + Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên vai cặp vợ chồng hàng chài : người chồng trở thành kẻ vũ phu; người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của người chồng ; đứa con vì thương mẹ, bênh vực mẹ thành ra căm ghét cha mình. + Chánh án Đẩu tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ : anh khuyên người đàn bà bỏ chồng mà không biết bà cần có một chỗ dựa để kiếm sống nuôi con. 3/ Ý nghĩa của tình huống truyện: - Ở tình huống này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người : + Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại rất gần.Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý trong cái tưởng như nghịch lý ở gia đình thuyền chài à anh hiểu hơn về tính cách của Đẩu và hiểu thêm chính mình. + Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa conà anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống. => Tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tình huống nhận thức, có ý nghĩa khám phá , phát hiện về sự thật đời sống. Từ đó, tình huống truyện đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời; khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật. HĐ 3: HD HS lập dàn ý cho một số đề bài tham khảo III/ MỘT SỐ DÀN BÀI THAM KHẢO, LUYỆN TẬP Thao tác 1: HD học sinh lập dàn ý phân tích gía trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt” - Nêu yêu cầu của mở bài? - Các ý triển khai trong thân bài? + Thế nào là giá trị nhân đạo + Biểu hiện của gía trị nhân đạo trong Vợ nhặt. Tìm dẫn chứng phân tích *Đề 1 Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân I/ Mở bài: - “Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn hay nhất của nhà văn Kim Lân và của văn xuôi hiện đại Việt Nam sau 1945. Truyện được in trong tập truyện “Con chó xấu xí” , xuất bản năm 1962. - Bằng tình huống truyện độc đáo, “Vợ nhặt” đã thể hiện được giá trị hiện thực, mà đặc biệt là giá trị nhân đạo một cách sâu sắc. Chính vì vậy , tác phẩm đã thật sự chinh phục người đọc . II/ Thân bài: 1/ Trước hết, ta có thể hiểu : Gía trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.Đồng thời, nhà văn còn thể hiện tấm lòng nâng niu, trân trọng của mình với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn lên của người lao động để hướng về sự sống, về ánh sáng và tương lai dù trong bất kỳ hòan cảnh nào của cuộc đời. Có thể nói, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã giúp cho chúng ta cảm nhận một cách sâu sắc về cuộc sống tối tăm của những người lao động nghèo trong nạn đói năm 1945 ,cũng như khát vọng sống mãnh liệt và ý thức về nhân phẩm của họ. 2/ Giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện ở : a/Niềm xót xa, thương cảm của nhà văn đối với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói. Qua đó Kim Lân tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân – phát xít với nhân dân ta ( cảnh nạn đói tràn đến xóm ngụ cư như một cơn thác lũ; không gian năm đói thê lương, ảm đạm; con người năm đói đau thương tang tóc) ; Miêu tả tình cảnh đáng thương của người đàn bà vì cái đói mà theo Tràng về nhà làm vợ.; Hình ảnh bữa cơm sáng đầu tiên đón nàng dâu mới của mẹ con tràng với nồi cháo cám cùng vị đắng chát của nó. b/ Không những vậy, nhà văn còn đi sâu khám phá và nâng niu, trân trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của người lao động nghèo:. - Diễn tả tinh tế cảm xúc mừng vui, tâm trạng mới lạ của nhân vật Tràng khi đón nhận hạnh phúc bất ngờ khi có người đàn bà theo không về làm vợ (tâm trạng phấn chấn vừa xấu hổ, vừa hãnh diện của Tràng khi dẫn vợ về nhà, niềm vui cảm động của anh khi thức dậy vào buổi sáng đầu tiên của c/s mới....) - Diễn tả chân thực tâm trạng bà cụ Tứ (từ ngạc nhiên, phấp phỏng đến xen lẫn thương lo, mừng tủi; từ chấp nhận người con dâu đến mừng vui thu xếp cuộc sống mới, quên đi thực tại đói khổ, say sưa phác họa tương lai....). - Dẫu có thất vọng vì gia cảnh nhà chống, nhưng người vợ nhặt vẫn vui vẻ thực hiện thiên chức một người phụ nữ, vợ, người con dâu..... c/ Hơn thế nữa, tác phẩm còn thể hiện lòng tin sâu sắc vào tấm lòng nhân hậu và sự đổi đời của người lao động nghèo: sự cảm thông, lòng thương người, sự hào phóng của Tràng ( với người đàn bà mới gặp có hai lần);tình nghĩa, thái độ, trách nhiệm của anh vời gia đình sau một ngày có vợ; sự biến đổi tính cách của người vợ nhặt từ khi được Tràng đưa về làm vợ giữa ngày đói; tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ è Kim Lân khẳng định: Dù có phải hàng ngày đối chọi với cái đói, cái chết nhưng người dân lao động vẫn biết vui với những gì mình đang có, vẫn lấp lánh niềm tin vào tương lai d/ Cái nhìn nhân đạo của Kim Lân còn thể hiện ở cách kết thúc tác phẩm: - Vợ nhặt không dừng lại ở tuuyệt vọng, ở màu sắc đen tối, bi quan. Nhà văn đã gieo vào lòng người đọc dự cảm về sự đấu tranh, sự đổi đời của các nhân vật (hình ảnh Tràng ngồi tư lự “trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới....” ---> cho phép người đọc tin và mong vào tương lai tươi sáng của những người nghèo khổ III/ Kết bài : Tóm lại, điểm đáng quý về giá trị nhân đạo của “Vợ nhặt” là niềm tin tưởng sâu sắc của nhà văn vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của những người lao động nghèo .Tình cảm nhân đạo của tác phẩm có nhiều nét mới so với tình cảm nhân đạo trong nhiều tác phẩm văn học hiện thực trước cách mạng tháng Támà”Vợ nhặt”là bài về tình người của những con người nghèo khổ” . Thao tác 2: HD HS lập dàn ý Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân và phân tích được thái độ cảu nàh văn với con người và xã hội đương thời thông qua tác phẩm - Nêu yêu cầu của mở bài? - Các ý triển khai trong thân bài? + Thế nào là tình huống truyện, vai trò cảu tình huống? + Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” Thái độ của nhà văn được thể hiện như thế nào thông qua tình huống? - Với người dân lao động? Với thực trạng xã hội đương thời? Nêu yêu cầu của phần kết bài? Đề 2: Nêu tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân , từ đó nhận xét về thái độ của nhà văn với con người và thực trạng xã hội đương thời I.Mở bài : - Kim Lân là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công là truyện ngắn “Vợ nhặt”,được in trong tập truyện “Con chó xấu xí”.Đây là tác phẩm mà Kim Lân đã tái hiện thành công bức tranh ảm đạm và khủng khiếp về nạn đói Ất Dậu ( 1945) của nước ta. - Trong tác phẩm , Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo vừa thể hiện được giá trị tư tưởng , lại vừa thể hiện được giá trị nghệ thuật của tác phẩm. II.Thân bài : 1/ Thế nào là tình huống? vai trò của tình huống trong một tác phẩm truyện? - Có thể hiểu, tình huống truyện chính là bối cảnh, hòan cảnh ( không gian, thời gian, địa điểmtạo nên câu chuyện). - Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn : tình huống hành động; tình huống tâm trạng; tình huống nhận thức. Nếu tình huống hành động chủ yếu nhằm tới hành động có tính bước ngoặt của nhân vật; tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật; thì tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút “giác ngộ” chân lý của nhân vật. Tình huống càng độc đáo, mới lạ, càng giúp cho tác phẩm hấp dẫn, ấn tượng, sâu sắc với người đọc. 2. Tình huống truyện của tác phẩm: -Trước hết, Tràng là một là một người mồ côi cha, ở với mẹ già tại xóm ngụ cư. Nhà nghèo, hắn làm nghề kéo xe bò thuê .Tràng có một ngoại hình xấu xí , thô kệch. .Đã thế lại có phần dở người.Lời ăn tiếng nói cũng thô kệch như chính ngoại hình của hắn.Có thể nói, nguy cơ ế vợ đã rõ. Đã vậy , gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn luôn đeo bám .Trong lúc không một ai ( kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện dựng vợ , gả chồng thì đột nhiên Tràng có vợ, mà lại có vợ bằng cách nhặt được. - Trong hoàn cảnh ấy, ràng có vợ cũng là phải có thêm một miệng ăn và cũng là đem thêm tai hoạ về cho mình và mẹ , đẩy mau mình và mẹ đến cái chết. Như vậy , việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt.Chính điều này đã làm cho nhiều người ngạc nhiên : + Đó là những người dân trong xóm ngụ cư : họ ngạc nhiên, bàn tán, phán đoán rồi họ cùng nghĩ : “ biết có nuôi nổi nhau qua được cái thì này không?” + Còn bà cụ Tứ - mẹ Tràng- lại càng ngạc nhiên . Lúc đầu bà lão không hiểu , rồi bà “ cúi đầu im lặng” với bao tâm sự vui- buồn lẫn lộn “ biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này
File đính kèm:
- Tuan_21_Nghi_luan_ve_mot_tac_pham_mot_doan_trich_van_xuoi_20150725_040918.doc