Giáo án Ngữ văn 12 (Phụ đạo)

- Phạm Văn Đồng đã chỉ rõ rằng : Người ta say sưa nghe Lục Vân Tiên không chỉ về nội dung mà vì văn hay của Lục Vân Tiên , hay chính ở sự giản dị , mộc mạc , chân chất , dễ hiểu , dễ thuộc , gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Đây là nhận định có cơ sở khoa học xác đáng .

- Đó cũng chính là định hướng phê bình văn học: Khi đánh giá giá trị một tác giả , tác phẩm văn chương , không nên chỉ căn cứ vào tính hoa mĩ trau truốt của ngôn từ mà còn phải căn cứ vào ảnh hưởng của nội dung tác phẩm đến tâm thức người đọc , sức sống của tác phẩm trong người đọc .

 

doc115 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3079 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 (Phụ đạo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Rừng thu trăng rọi hòa bình”. Nỗi nhớ triền miên, kéo dài theo năm tháng.    - Nhớ chiến khu oai hùng: - Nhớ con đường chiến dịch:   
 Âm điệu thơ hùng tráng thể hiện sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân và dân ta. Từ núi rừng chiến khu đến bộ đội, dân công, tất cả đều mang theo một sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam thần kỳ quyết thắng.    - Nỗi nhớ gắn liền với niềm tin - Nhớ Việt Bắc là nhớ về cội nguồn, nhớ một chặng đường lịch sử và cách mạng:    
 Đề 2: Hình ảnh Đất Nước trong đoạn trích cùng tên của Nguyễn Khoa Điềm
1. Đất nước - cội nguồn dân tộc   - Đất nước có đã lâu rồi từ những “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”. Đất nước gắn liền với mĩ tục thuần phong, với cổ tích truyền thuyết “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn - Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc – Tóc mẹ thì bới sau đầu – Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.   - Đất nước gắn bó với những cái bình dị thân thuộc quanh ta:   -Đất nước là “nơi ta hò hẹn”, là “nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”, là “nơi anh đến trường” là “nơi em tắm”…    - Đất nước gắn liền với dân ca “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc…, con cá ngư ông móng nước biển khơi”, gắn liền với huyền thoại “Trăm trứng” thiêng liêng: - Đất nước trường tồn theo thời gian đằng đẵng, trải rộng trên một “không gian mênh mông”. Yêu thương biết bao, bởi lẽ “Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ”, là quê hương xứ sở ngàn đời:    - Đất nước lâu đời “ngày xửa ngày xưa”, Đất nước hôm nay, và Đất nước mai sau. Một niềm tin cao cả thiêng liêng:	Đất nước là của mọi người, trong đó có một phần của “anh và em hôm nay”. Đất nước mỗi ngày một tốt đẹp vững bền, trở nên “vẹn tròn to lớn”. Đất nước hình thành và trường tồn bằng máu xương của mỗi chúng ta. Tình yêu nước là sự “gắn bó và san sẻ”. Đây là một trong những đoạn thơ tâm tình sâu lắng, hay nhất trong bài thơ nói về tình yêu đất nước: 2. Đất nước của Nhân dân - Đất nước của ca dao thần thoại    - Đất nước hùng vĩ. Giang sơn gấm vóc. Ý tưởng ấy, niềm tự hào ấy đã được nhiều thi sĩ bao đời nay nói đến thật hay, thật xúc động. Nguyễn Khoa Điềm nói về ý tưởng ấy niềm tự hào ấy rất thơ và rất độc đáo. Tượng hình, sông núi gắn liền với những đức tính quý báu, những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Là sự thủy chung trong tình yêu. Là truyền thống anh hùng bất khuất, là tinh thần đoàn kết, nghĩa tình. Là khát vọng bay bổng, là tinh thần hiếu học. Là đức tính cần mẫn sum vầy, là chí khí tự lập tự cường. Mỗi tên núi tên sông trở nên gần gũi trong tâm hồn ta:   - Tính phẩm mỹ, tính hình tượng và tính riêng phong cách được hội tụ qua đoạn thơ này, tạo nên giá trị nhân văn đích thực, làm cho người đọc vô cùng thú vị khi cảm nhận và khám phá.   - Tên núi, tên sông, tên ruộng đồng, gò bãi… mang theo “ao ước”, thể hiện “lối sống ông cha” là tâm hồn dân tộc:   - Mồ hôi và máu của Nhân dân, của những anh hùng vô danh đã dựng xây và bảo vệ Đất nước: - Chính nhân dân đã “giữ và truyền” hạt lúa, đã “truyền lửa”, “truyền giọng điệu”, “gánh tên làng tên xã”…, “đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”. Chính Nhân dân đã làm nên Đất nước, để Đất nước là của Nhân dân. Vần thơ hàm chứa ý tưởng đẹp, một lối diễn đạt ý vị ngọt ngào
 - Đất nước mang sức sống mãnh liệt, tiềm tàng vì Nhân dân đã biết yêu và biết ghét, bền chí và dẻo dai, biết “quý công cầm vàng”, “biết trồng tre đợi ngày thành gậy”, biết trả thù cho nước, rửa hận cho giống nòi mà “không sợ dài lâu”.    - Hình ảnh người chèo đò, kéo thuyền vượt thác cất cao tiếng hát là một biểu tượng nói lên sức mạnh Nhân dân chiến thắng mọi thử thách, lạc quan tin tưởng đưa Đất nước đi tới một ngày mai vô cùng tươi sáng:* Kết luậnGiọng thơ tâm tình tha thiết. Vận dụng tục ngữ ca dao, dân ca, cổ tích, truyền thuyết… một cách hồn nhiên thú vị. Có một số đoạn thơ rất đặc sắc: ý tưởng đẹp, cảm xúc và hình tượng hài hòa, hội tụ nên những vần thơ mĩ lệ. Tư tưởng đất nước của Nhân dân được thể hiện vô cùng sâu sắc với tất cả niềm tự hào và tình yêu nước. Một đôi chỗ còn dàn trải, thiếu hàm súc. Nguyễn Khoa Điềm đã góp cho đề tài Đất nước một bài thơ hay, ý vị đậm đà.
 4. Củng cố: Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện trong hai bài thơ.
 5. Dặn dò: Viết hoàn chỉnh bài văn.
Tuần 11 
Ngày 14 tháng 11 năm 2010
Tiết PPCT: 13,14
 Đề 1:Bình giảng đoạn thơ sau: 
 “ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi.
...
 Đất nước có từ ngày đó”
 (Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm )
 Đề 2: Bình giảng đoạn thơ sau:
“ Trong anh và em hôm nay
 ………………...................
Làm nên đất nước muôn đời.”
( Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm )
 I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 Giúp HS củng cố kiến thức về đoạn trích “ Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm, đặc biệt là tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm của mỗi công dân được thể hiện trong hai bài thơ. 
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ, cảm nhận vẻ đẹp nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quê hương đất nước, biết trân trọng, biết ơn những người lính hi sinh vì đất nước.
 II. Phương pháp:
 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp: Đọc kĩ SGK, thảo luận ,gợi tìm, nhấn mạnh những điểm quan trọng. Tích hợp với tiếng Việt và Làm văn.
 III.Phương tiện:
 Sách giáo khoa + sách giáo viên + giáo án + Thiết kế bài giảng + Tư liệu văn học.
IV.Tiến trình dạy học :
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới .
Hoạt động giữa GV và HS
 Nội dung cần đạt
- GV hướng dẫn HS phân tích đề
- GV hướng dẫn HS tìm ý và lập dàn ý.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề
- GV hướng dẫn HS tìm ý và lập dàn ý.
Đề 1:Bình giảng đoạn thơ sau: 
 “ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi.
...
 Đất nước có từ ngày đó”
 (Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm )
Mở bài : 
 Nguyễn Khoa Điềm viết trường ca “ Mặt đường khát vọng” 1971. Đoạn trích Đất Nước có thể coi là chương hay nhất trình bày cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước, đồng thời thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi “Đất nước của nhân dân”
Đoạn trích trên thuộc phần đầu của bài thơ. tác giả đã định nghĩa rất gần gũi về Đất Nước . Đất Nước có từ lâu đời, gần gũi, thân thương đối với mỗi con người.
 Thân bài :
 Với hình thức trữ tình – chính luận, nhà thơ đã tìm cách định nghĩa thật giản dị mà sâu sắc về Đất Nước:
 Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
 Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
 Như vậy Đất Nước có tự lâu rồi. Thế hệ này sinh ra thì đất nước đã có “ Tự ngày xửa ngày xưa”. và Đất Nước hiện lên qua mỗi câu chuyện kể của mẹ. thật gần gũi thân thuộc! bằng lời thơ, bằng chất liệu từ cổ tích ca dao, tác giả không định nghĩa Đất Nước một cách khô khan trừu tượng mà như một lời tâm tình thân mật, nhẹ nhàng, tha thiết:
 Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
 Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
 Hình ảnh Đất Nước hiện lên qua miếng trầu “ bà ăn”. Gần gũi và thân thương. Và điều đáng nhớ sâu sắc về đất nước là “ dân mình biết trông tre và đánh giặc. Đọc câu này, mỗi người Việt Nam lại nhớ đến câu chuyện “Thánh Gióng” nhổ tre đánh giặc, phản ánh lịch sử chống giặc ngoại xâm từ khi dân ta bắt đầu dựng nước. ta tự hào về người dân nước Việt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước anh hùng. Câu thơ giản dị mà sâu sắc là vậy! Chỉ qua mấy dòng đầu, đoạn thơ đã làm mờ đi khái niệm Đất Nước là của các vương triều. Trái lại Đất Nước này là của nhân dân từ buổi sơ khai. Nguyễn Khoa Điềm định nghĩa Đất Nước bằng cách chọn các chất liệu của văn hóa dân gian là một ẩn ý sâu sắc. Bởi văn hóa dân gian là của nhân dân. Đất Nước hình thành từ những thuần phong mĩ tục giản dị mà thân thương vừa 
thiêng liêng vừa trìu mến:
 Tóc mẹ thì bới sau đầu
 Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
 Cái kèo, cái cột thành tên
 Đất Nước được tạo nên bằng thuần phong, tập quán lâu đời, tạo nên bằng tình yêu “ Muối mặn gừng cay”. của cha mẹ gợi gian khó , cần cù mà chung thủy thiêng liêng, thắm đượm hồn quê, đậm đà bản chất đạo đức nhân dân. Nhân dân đó chính là ông bà cha mẹ.. Những con người sinh ra trong Đất Nước ấy gắn liền với mỗi sự vật gần gũi thân thương “ cái kèo, cái cột thành tên”. Đất Nước bắt đầu từ hạt gạo .Nhân dân làm ra hạt gạo phải chịu bao khó khăn mới có:
 Hạt gạo phải một nắng hai sương xay,giã, giần, sàng
 Đất Nước có từ ngày đó....
 Hạt gạo có được phải đổ bao mồ hôi, nước mắt ,phải “xay, giã, giần, sàng” mới có được. Nguyễn Khoa Điềm đã có một định nghĩa thật mới mẻ về Đất Nước. Chính ông đã chạm vào những gì thiêng liêng nhất, lớn lao nhưng cũng thật gần gũi và thân thiết nhất với mỗi chúng ta. Nó gợi cho ta hiểu về quá khứ lịch sử của cha ông, gợi cho ta tự hào về nhân dân, về ông bà cha mẹ đã sinh ra đất nước này.
 Kết bài : 
 Bằng sự chọn lọc chất liệu dân gian, văn hóa dân gian, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho chúng ta một định nghĩa thật dễ hiểu về Đất Nước. Đất nước có tự ngày xưa. Đất Nước của nhân dân. Cách định nghĩa ấy xuất phát từ một lòng tự hào về Đất Nước , nhân dân.
Đề 2: Bình giảng đoạn thơ sau:
“ Trong anh và em hôm nay
…………………………….
Làm nên đất nước muôn đời.”
 ( Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm )
1. Đất nước nằm ngay trong bản thân của mỗi người, là một phần trong đời sống của mỗi người.
 - Trong anh và em hôm nay
 Đều có một phần đất nước
 - Em ơi em! Đất nước là máu xương của mình 
2. Tác giả biện chứng về tinh thần đoàn kết gắn với sự trưởng thành của đất nước.
 Khi hai đứa cầm tay
 Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
 Khi chúng ta cầm tay mọi người
 Đất nước vẹn tròn to lớn
 -( Chú ý khai thác khái niệm cầm tay, mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa đoàn kết và sự phát triển của đất nước )
3. Sự trường tồn của đất nước gắn liền với sự tiếp nối của các thế hệ công dân.
 Mai này con ta lớn lên 
 Con sẽ mang đất nước đi xa 
 Đến những tháng ngày mơ mộng
- ( Chú ý khai thác mối quan hệ giữa Con ta - đất nước mơ mộng trong tương lai => Chứa đựng niềm tin vào sự trường tồn và tươi đẹp của Đất nước)
4. Ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước
 Phải biết gắn bó và san sẽ
 Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở 
 Làm nên đất nước muôn đời.”
- (chú ý khai thác giọng điệu tự nhủ - nhắn nhủ và nghệ thuật điều kiểu câu cầu khiến “Phải biết...”, giả thích khái niệm “hóa thân” )
5. Đánh giá chung:
 - Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ NKĐ: Trữ tình - chính luận.
 4. Củng cố: Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ.
 5. Dặn dò: Viết hoàn chỉnh bài văn.
Tuần 12 
Ngày 3 tháng 11 năm 2010
Tiết PPCT: 15,16
Đề bài:
 Tình quê hương đất nước chính là một nét nổi bật của thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Phân tích những nét chung và đặc điểm riêng của cảm hứng về quê hương đất nước trong các bài thơ: Bên kia sông Đuống ( Hoàng Cầm) Việt Bắc (Tố Hữu) và Đất Nước (Nguyễn Đình Thi).
  I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 Giúp HS củng cố , hệ thốngkiến thức về bài thơ “ Việt Bắc” của Tố Hữu, “ Đất nước” của Nguyễn Đình Thi, đặc biệt là tình yêu quê hương đất nước được thể hiện trong các bài thơ. 
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp tìm ra nét chung và riêng của mỗi bài thơ thơ, cảm nhận vẻ đẹp nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quê hương đất nước, biết trân trọng, biết ơn những người lính hi sinh vì đất nước.
 II. Phương pháp:
 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp: Đọc kĩ SGK, thảo luận ,gợi tìm, nhấn mạnh những điểm quan trọng. Tích hợp với tiếng Việt và Làm văn.
 III.Phương tiện:
 Sách giáo khoa + sách giáo viên + giáo án + Thiết kế bài giảng + Tư liệu văn học.
IV.Tiến trình dạy học :
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới .
Hoạt động giữa thầy và trò
Nội dung cần đạt
A. Gợi ý chung       - Phải khái quát được vấn đề trên cơ sở bám sát và nắm chắc văn bản của tác phẩm.       - Tất cả “nét chung” được nêu lên đều phải tìm được dẫn chứng của ba tác phẩm.       - Cần lí giải nguyên nhân nào đã khiến cho bài thơ gặp gỡ nhau thống nhất nhau về vấn đề đó.B. Gợi ý cụ thể Mở bài  - Tình yêu quê hương đất nước là một đề tài lớn trong làng thơ ca Việt Nam nói chung và thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng.
 - Các nhà thơ đã có những điểm gặp gỡ nhau trong cái nhìn về quê hương đất nước. Thân bài
1.Trước hết là các nhà thơ kháng chiến chống thực dân Pháp đều rung động với thiên nhiên tươi đẹp thấm đậm chất trữ tình của đất nước. Khác với thiên nhiên trong thơ Mới, thiên nhiên lúc này tràn ra ngoài những cái khung nhỏ hẹp và nhiều khi mang những nét đẹp kì vĩ, phóng khoáng. Nó hay được tái hiện từ một cái nhìn toàn cảnh một cách khách quan, tạo nên cái phông thích hợp cho những vấn đề to lớn được nói tới.     2.Các nhà thơ thường thể hiện ý thức làm chủ đối với quê hương đất nước vì họ là những công dân mới của một đất nước có chủ quyền. Từ sở hữu “của” xuất hiện nhiều lần. Quê hương lúc này đồng nghĩa với Tổ quốc, đất nước. Tên các địa danh của đất nước thường được nhắc đến với cảm xúc tự hào.    - Bề sâu lịch sử và truyền thống văn hoá của quê hương đất nước được các nhà thơ quan tâm thể hiện, khiến cho hình tượng được nói ra có thêm chiều sâu. ở đây, thơ kháng chiến đã thừa kế được truyền thống tốt đẹp của thơ văn yêu nước thời kì trung đại.   - Cảm hứng về quê hương đất nước mang tính chất chính trị – xã hội rõ nét. Hình ảnh quê hương đất nước ở đây không chỉ mang sắc thái muôn đời như trong thơ mới mà còn là hình ảnh đang vận động đổi mới theo từng bước phát triển của cách mạng, của kháng chiến. Có hình ảnh quê hương trong cảnh điêu tàn. Có hình ảnh quê hương quật khởi. Có hình ảnh quê hương sáng đẹp trong một tương lai gần.Kết bài       - Những nét chung trong cảm hứng về quê hương đất nước đã nêu ở trên cũng chính là nét của thơ kháng chiến.       - Thơ kháng chiến quả đã đánh dấu bước chuyển của một nền thơ theo hướng gắn bó với dân tộc và cách mạng , nó đậm chất sử thi của thời đại mới.C . Bài làm       “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu, Nghe dịu nỗi đau của mẹ. Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ…”( Tạ Hữu Yên). Đất nước đi vào lời ca đẹp là thế, sâu lắng đến thế ai mà không yêu được! Tình yêu ấy càng thiết tha khi đất nước đang chìm trong dầu sôi lửa bỏng. Ta bắt gặp trong tình quê hương ấy trong thơ và điển hình là các bài thơ Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), Việt Bắc (Tố Hữu) và Đất nước (Nguyễn Đình Thi).      Đất nước Việt Nam sinh ra những con người anh hùng, những Võ Thị Sáu, những Nguyễn Thị Rành. Đất nước cũng là nơi “chôn rau cắt rốn” của những thi sĩ đầy tài năng, những con người sống sâu với cuộc đời. Những con người nhạy cảm ấy có lẽ nào yên lòng nhìn đất nước đang quằn quại lên trong bom đạn? Chiến tranh phá huỷ tất cả, và chính sự mất mát to lớn ấy đã dậy lên trong lòng h ọ một lòng căm thù giặc sâu sắc, một niềm tự hào dân tộc về dân tộc Việt Nam oai hùng, đất nước Việt Nam giàu đẹp. Cái cảm hứng vừa căm giận, vừa tự hào như thế chỉ có ở các thi sỹ yêu nước; họ gởi cái cảm hứng ấy vào lời thơ của mình; nhẹ nhàng mà sâu lắng, từ tốn mà cuộn xoáy vào lòng người nỗi đau “xót xa như rụng bàn tay”                             Quê hương ta từ ngày khủng khiếp                             Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn                             Ruộng ta khô                             Nhà ta cháy                             Chó ngộ một đàn                             Lưỡi dài lê sắc máu.                                                         (Bên kia sông Đuống)       Cảnh sống thanh bình của “Bên kia sông Đuống” giờ đây không còn nữa, đâu rồi những “khuôn mặt búp sen”, những em “sột soạt quần nâu”, những cụ già “phơ phơ tóc bạc trắng”. Tất cả đã mất đi từ cái ngày khủng khiếp ấy, thay vào đó là ngọn lửa hung tàn, là những chiếc giày đinh đang nghiền nát đất mẹ yêu thương. “Bây giờ tan tác về đâu?” Câu hỏi tưởng chừng như hụt hẫng nhưng đó chính là lời buộc tội đanh thép và cũng là là sự bộc lộ thái độ căm giận bọn giặc ngoại xâm của nhà thơ. Hình hài đất nước phải chăng đang hằn lên những vết thương sâu hoắm khiến Nguyễn Đình Thi đã phải thốt lên.                             Ôi những cánh đồng quê chảy máu                             Dây thép gai đâm nát trời chiều       Bọn quỷ mắt xanh trừng trợn dã man “lấy máu đỏ tươi lên cánh đồng vàng”, bao nhiêu gia đình tan hoang, bao nhiêu bà mẹ đã mất con, bao nhiêu người vợ mất chồng? Trong lòng người dân Việt Nam càng dậy lên một nỗi căm hờn, vì bọn giặc mà cảnh sống thanh bình đã tan biến, bao nhiêu giá trị văn hoá, truyền thống dân tộc bị xé tan bởi bom đạn chiến tranh. Thay vào đó là những chuỗi ngày gian nan sống trong rừng để hoạt động cách mạng.                                Mình về có nhớ chiến khu                             Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai.       Thế đấy, chính vì mình mà nhân dân đã phải chịu những nỗi mất mát to lớn cả về mặt vật chất và tinh thần. Cái dáng vẻ run rẩy yếu ớt của bà mẹ quảy gánh hàng rong “bước cao thấp bên bờ tre hun hút” cứ ám ảnh, vây lấy tôi. Tuổi già có phảiđể “còm cõi gánh hàng rong” đâu? Nhưng chiến tranh đã thay đổi tất cả. Nó bắt mẹ già phải tiễn con ra trận, phải xa lìa hòn  máu cắt. Nó bắt trẻ con phải mất đi cuộc sống hồn nhiên vô tư. Thương quá cái cảnh?                             Ngày tranh nhau một bát cháo ngô                             Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn.       Tuổi thơ không được nghe lời ru của mẹ,  không được ăn uống đầy đủ;, chỉ nghe” tiếng súng dồn tựa sấm”. Càng thương càng thấy căm hờn bọn ngoại xâm man rợ. Những đứa trẻ đáng yêu sợ hãi trong cảm giác giấc mơ của mình                             ú ớ cơn mê                             Thon thót giật mình                              Bóng giặc giày vò những nét môi xinh.       Phải thương trẻ con lắm và phải căm thù bọn giặc lắm Hoàng Cầm mới viết được những dòng thơ chua xót như vậy. Nhưng con người Việt Nam không chịu khuất phục trước tội ác của giặc.                             Từ những năm đau thương chiến đấu                             Đã ngời lên nét mặt quê hương                             Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu                              Đã bật lên những tiếng căm hờn.       Căm thù giặc nhưng cả ba nhà thơ không quên tự hào về đất nước,về con người Việt Nam. Đất nước khoác lên mình những vẻ đẹp tuyệt vời bằng những lời thơ nhẹ nhàng sâu lắng:                             Sông Đuống trôi đi                             Một dòng lấp lánh                   Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì.       Đất nước đẹp với những bãi mía bờ dâu, ngô khoai biêng biếc, với “dòng sông đỏ nặng phù sa”, “những cánh đồng thơm ngát, những nẻo đường bát ngát”. Đó là những mùa thu “hương cốm mới”, “hàng tre phấp phới”, “trong biếc nói cười thiết tha”. Hay với Tố Hữu, Việt Bắc đẹp cả bốn mùa Xuân , Hạ, Thu , Đông.                                  Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi                             Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng                                  Ngày xuân mơ nở trắng rừng                             Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang                                  Ve kêu rừng phách đổ vàng                             Nhớ cô em gái hái măng một mình                                   Rừng thu trăng rọi hoà bình                             Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung       Đất nước đẹp nuôi dưỡng những con người anh hùng. Đoàn quân mạnh mẽ, hào hùng hành quân trên những con đường Việt Bắc “đêm đêm rầm rập như là đất rung”.                                  Quân đi điệp điệp trùng trùng                             ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan                                  Dân công đỏ đuốc từng đoàn                             Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.       CáI khí thế xuất quân hùng tráng ấy cũng đủ làm cho “Trại giặc bắt đầu run trong sương”, bọn chúng:                             Ăn không ngon                             Ngủ không yên                             đứng không vững                             Chúng mày phát điên                             Quay cuồng như xéo trong đống lửa.       Tiền tuyến có các anh bộ đội , các anh 

File đính kèm:

  • docGiao an phu dao 12.doc
Giáo án liên quan