Giáo án Ngữ văn 12 - Nguyễn Thị Bé Hương - Tuần 10

- Ở phương diện chiều sâu văn hóa, phong tục tập quán :

+ Đất nước ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình chúng ta ( cái “ ngày xửa ngày xưa “mẹ thường hay kể; miếng trầu bà ăn; cái kèo cái cột, hạt gạo ), đất nước gần gũi , thân thuộc, bình dị .

+ Đất nước còn là “nơi anh và em hò hẹn”, là tình yêu đôi lứa.

- Ở phương diện địa lí, lịch sử :

+ Đất nước là không gian của núi cao, biển rộng sông dài ( Thời gian đằng đẵng - Không gian mênh mông)

+ Đất nước còn là những gì thiêng liêng , tôn kính ( truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, huyền sử Hùng Vương)

+ Đất nước kết tinh hóa thân trong mỗi người “trong anh và em hôm nay, đều có một phần đất nước”. Là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc. Vì vậy mỗi người đều phải có trách nhiệm với đất nước: “Phải biết đất nước muôn đời”

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Nguyễn Thị Bé Hương - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC VĂN : ĐẤT NƯỚC
(Trích Trừơng ca Mặt đường khát vọng) -----Nguyễn Khoa Điềm ----
Tuần : 10
Tiết : 28 – 29
Ngày soạn : 15. 10. 2014
Ngày dạy : 20. 10. 2014
A.MÖÙC ÑOÄ CAÀN ÑAÏT :
- Cảm nhận được những suy tư sâu sắc của nhà thơ về đất nước và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương xứ sở.
- Hiểu được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình, sự vận dụng các chất liệu của văn hóa và văn học dân gian, sự phong phú linh hoạt của giọng điệu thơ
B. TROÏNG TAÂM KIEÁN THÖÙC, KÓ NAÊNG, THAÙI ÑOÄ :
 1. Kieán thöùc :
- Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước : đất nước là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ.
- Chất chính luận hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian. 
 2. Kó naêng :
- Đọc - hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuệ, suy tư.
 3. Thaùi ño ä:
- Yêu quê hương đất nước , những di sản văn hóa của dân tộc.
C. PHÖÔNG PHAÙP : Phân tích, thảo luận nhóm, diễn giảng, bình giảng.
D. TIEÁN TRÌNH DAÏY HOÏC :
 1. Oån ñònh lôùp
2. Kieåm tra baøi cuõ : Đọc một đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu mà em thích?
- Sự trăn trở, mời gọi lên đường, những kỉ niệm kháng chiến đầy nghĩa tình thắm thiết và khúc hát lên đường sôi nổi, say mê được biểu hiện như thế nào qua bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên ?
3. Bài mới : 
 Quê hương đất nước là một đề tài gần gũi trong văn học Việt Nam, hôm nay ta đến với bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm để được trải nghiệm những suy tư sâu sắc của nhà thơ về đất nước cùng với một phong cách thơ độc đáo giàu chất trí tuệ, suy tư.
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV VAØ HS
NOÄI DUNG BAØI DAÏY
- Trình bày những nét chính về cuộc đời tác giả Nguyễn Khoa Điềm?
- Điều gì làm nên sự hấp dẫn trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm?
- Nêu xuất xứ của văn bản?
- GV hướng dẫn đọc : giọng sâu lắng, thiết tha.
*GV hướng dẫn HS làm việc nhóm trong 10 phút :
- Nhóm 1 : Trong phần đầu của đoạn trích , tác giả đã cảm nhận đất nước trên những phương diện nào? Ở mỗi phương diện, hãy tìm chi tiết biểu hiện?
- Nhóm 2 : Từ cách cảm nhận trên tác giả đã kết luận như thế nào về Đất nước? Chúng ta thấy phải có thái độ như thế nào đối với đất nước 
+ Theo em suy nghĩ của tác giả còn có giá trị trong thời hiện tại không?
- Nhóm 3 : Chỉ ra vài nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ? Cách cảm nhận của tác giả về đất nước có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này?
- GV liên hệ giáo dục HS, giúp các em thấy được nét mới trong cách cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Kết thúc tiết học thứ nhất.
TIẾT 2 : 
- Theo tác gỉa những thắng cảnh đẹp của đất nước là của ai? Ai đã kiến tạo nên chúng? Cách cảm nhận như vậy có lí không?
- Lịch sử của đất nước do ai tạo nên? Cách nhìn nhận về lịch sử như vậy có hợp lí không? Tại sao?
- Không những làm nên lịch sử những người bình dân ấy còn làm được gì cho thế hệ sau?
- Tác giả khái quát tư tưởng lớn của mình trong 2 câu , đó là câu nào?
- Từ những suy nghĩ về đất nước tác giả đã suy nghĩ gì về con người trên đất nước ?
- Phân tích nét độc đáo về nghệ thuật của đoạn trích? Toàn đoạn 2 là một tư tưởng lớn ,đó là tư tưởng gi?
( gợi ý: lưu ý đến hình thức thể hiện chữ viết )
- GV liên hệ giáo dục HS về vai trò của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước àKhơi dậy ở các em niềm tự hào và nhận thức được trách nhiệm đối với đất nước.
- Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của toàn đoạn trích?
- GV höôùng daãn HS nội dung hoïc baøi vaø soaïn baøi môùi.
I. TÌM HIỂU CHUNG :
 1. Tác giả :
- Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943 tại Thừa Thiên - Huế. 
- Xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.
- Thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phong cách : thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng.
- Tác phẩm chính : SGK/118.
 2. Tác phẩm : Đoạn trích “ Đất nước” được trích từ chương V của trường ca” Mặt đường khát vọng.
II. ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN :
1. Đọc, tìm hiểu chú thích :
2. Tìm hiểu văn bản :
 a.Cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước :
- Ở phương diện chiều sâu văn hóa, phong tục tập quán :
+ Đất nước ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình chúng ta ( cái “ ngày xửa ngày xưa “mẹ thường hay kể; miếng trầu bà ăn; cái kèo cái cột, hạt gạo…), đất nước gần gũi , thân thuộc, bình dị .
+ Đất nước còn là “nơi anh và em hò hẹn”, là tình yêu đôi lứa.
- Ở phương diện địa lí, lịch sử :
+ Đất nước là không gian của núi cao, biển rộng sông dài ( Thời gian đằng đẵng - Không gian mênh mông)
+ Đất nước còn là những gì thiêng liêng , tôn kính ( truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, huyền sử Hùng Vương)
+ Đất nước kết tinh hóa thân trong mỗi người “trong anh và em hôm nay, đều có một phần đất nước”. Là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc. Vì vậy mỗi người đều phải có trách nhiệm với đất nước: “Phải biết…đất nước muôn đời”
èBằng ngôn ngữ bình dị; bằng cách vận dụng các thành ngữ, tục ngữ, các truyền thuyết; tác giả đã cho ta thấy Đất nước là sự thống nhất các phương diện văn hóa , truyền thống, phong tục, cái hằng ngày và cái vĩnh cửu. Cách cảm nhận vừa cụ thể vừa khái quát, có chiều sâu, có giá trị phát hiện.
 b. Tư tưởng” Đất nước của nhân dân”: 
- Những thắng cảnh đẹp , những địa danh nổi tiếng ( núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút, non Nghiên…) đều do nhân dân tạo ra. Chúng gắn liền với đời sống dân tộc, chúng chỉ trở thành thắng cảnh khi được tiếp nhận , cảm thụ qua tâm hồn, qua lịch sử của dân tộc.
- Đối với lịch sử của dân tộc , tác giả không điểm lại các triều đại , các anh hùng mà nhấn mạnh đến những con người bình dị, những anh hùng vô danh – chính họ đã làm ra đất nước, họ là nhân dân.
- Những con người bình dị ấy đã truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị vật chất và tinh thần của Đất Nước : từ hạt lúa, tên xã tên làng cho đến cả lòng yêu nước và căm thù giặc.
- Tác giả khái quát và nhấn mạnh tư tưởng đó trong hai câu thơ :
“Để đất nước…của Nhân Dân
Đất nước…ca dao thần thoại”
- Đất nước mà ở đó mỗi con người đều : say đắm trong tình yêu, quyết liệt trong căm thù và chiến đấu.
èVẫn bằng thủ pháp sử dụng chất liệu văn hóa và văn học dân gian, bằng cách viết hoa trân trọng các cụm từ “ Đất Nước”, “ Nhân Dân” tác giả đã khẳng định , ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước.
3. Tổng kết :
 a. Nghệ thuật :
- Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian : ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.
- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.
- Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện chất chính luận và trữ tình.
 b. Ý nghĩa văn bản : 
Bài thơ là một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hoá đậm đà bản sắc Việt Nam .
III. HÖÔÙNG DAÃN TÖÏ HOÏC :
 1. Hoïc baøi :
- Thuộc một số đoạn thơ tiêu biểu.
- Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước : đất nước là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ.
- Bài thơ tác động đến tư tưởng, tình cảm của em điều gì?
 2. Soaïn baøi : Đọc thêm Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
- Cảm nhận về mùa thu của tác giả.
- Niềm vui sướng tự hào được làm chủ đất nước.
- Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
Bài đọc thêm : Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
- Sự trăn trở, mời gọi lên đường, những kỉ niệm kháng chiến đầy nghĩa tình thắm thiết và khúc hát lên đường sôi nổi, say mê.
- Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
Bài đọc thêm Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên :
- Làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình : Lời giục giã thôi thúc, bày tỏ trực tiếp tình cảm qua dòng hoài niệm và khát vọng lên đường..
- Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. 
 E. RUÙT KINH NGHIEÄM : 
* Ưu điểm :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Tồn tại :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 10.doc