Giáo án Ngữ văn 12 kì 1

CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

A- Mục tiêu: giúp hs

 - Hệ thống hoá những lỗi thường gặp khi lập luận.

 -Tự phát hiện, phân tích và sửa những lỗi về lập luận trong bài văn nghị luận của chính mình.

 - Có ý thức thận trọng để tránh những lỗi về lập luận trong các bài viết.

B- Dự kiến cách thức tiến hành giảng dạy:

 - Phương pháp thuyết giảng - hoạt động nhóm

 - Phương pháp phát vấn - đàm thoại.

 C- Tiến trình lên lớp:

 1- Ổn định:

 - Kiểm tra số học sinh.

 - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.

 2- Kiểm tra bài cũ:

 - Hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình?

 - Hình ảnh người lái đò anh hùng và nghệ sĩ?

 3- Tổ chức giờ dạy:

 

doc148 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa mình.
 + Hs phải biết vận dụng ít nhất là ba trong sốcác thao tác lập luận: chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận để giải quyết vấn đề.
 - Lập dàn ý: Hs phác thảo dàn ý đại cương của phần giải quyết vấn đề, trên cơ sở vận dụng kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý mà các em đã có.
 - Chọn luận điểm để trình bày và cách trình bày luận điểm:
 + Gv có thể chọn một luận điểm trong dàn ý để cho các em luyện tập, đông thời tạo điều kiện để hs vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.
 + Gv yêu cầu hs đọc kĩ những gợi ý trong điểm 3b ( sgk ) để có cơ sở suy nghĩ về nội dung và cách viết, đặc biệt vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - nhiệm vụ trọng tâm của tiết luyện tập này.
 - Diễn đạt: Gv cần dành một khoảng thời gian để hs viết thành lời văn những ý kiến và phương hướng lập luận mà các em vừa tìm được.
 - Gv có thể gọi một vài hs trình bày phần văn bản mà các em vừa viết, tổ chức cho các hs trong lớp nhận xét, rồi gv sơ kết và cho các em tiếp tục rèn luyện ở nhà.
 D- Củng cố & dặn dò:
 - Hs củng cố bắng cách đọc thêm phần tham khảo trong sgk.
 - Soạn “ Quá trình văn học & phong cách văn học” 
 -------------------------------------------------
 Tiết 44,45 Ngày soạn: 22 - 11 - 2014
QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC
 A- Mục tiêu: giúp hs
 - Nắm được khái niệm quá trình văn học,bước đầu có ý niệm về các trào lưu văn học tiêu biểu.
 - Hiểu được khái niệm phong cách văn học, biết nhận diện những biểu hiện của phong cách văn học.
 B- Dự kiến cách thức tiến hành giảng dạy:
 - Cho hs tự làm bài tập trên cơ sở những kiến thức đã học.
 - Phương pháp phát vấn - đàm thoại.
 C- Tiến trình lên lớp:
 1- Ổn định:
 - Kiểm tra số học sinh.
 - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.
 2- Kiểm tra bài cũ:
 3- Tổ chức giờ dạy:
Phương pháp
Nội dung bài học
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu “ Quá trình văn học”.
 Bước 1: Tìm hiểu khái niệm: Quá trình văn học
 - Giữa văn học và lịch sử có mối quan hệ với nhau như thế nào?
 - Quá trình lịch sử là gì?
 - Quá trình văn học là gì? Các yếu tố chính làm nên quá trình văn học?
 - Các qui luật của quá trinh văn học.
 Bước 2: Tìm hiểu các trào lưu văn học:
 - Gv giới thiệu qua một số trào lưu văn học lớn trên thế giới. Đưa ra một kết luận: hiện tượng có nhiều nhà văn cùng đi theo một khuynh hướng sáng tác.
 - Gv cho hs thấy sự ảnh hưởng của các trào lưu đó với văn học VN qua từng thời kì.
 TIẾT 02
 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu “ Phong cách văn học”
 Bước 1: Tìm hiểu khái niệm “ Phong cách văn học”.
 - Thế nào là phong cách? 
 Gv có thể nêu ví dụ: Cùng là nhà thơ cổ điển nhưng BHTQ & HXH đều có nét riêng.
 - Nếu thơ của các nhà thơ đều giống nhau thì người ta có cần nhiều nhà thơ nữa không?
 - Các nhà văn đều có tính độc đáo, vậy độc đáo là gì? Cho ví dụ.
 Bước 2: Tìm hiểu những biểu hiện của phong cách văn học.
 Hoạt động 3: Luyện tập.
 - Gv chia lớp ra làm 2 nhóm: nhóm 1 làm bài tập 1, nhóm 2 làm bài tập 2.
 - Cho các nhóm thảo luận trong vòng 5 phút.
 - Cho đại diện các tổ lên trình bày, cho các hs khác bổ sung.
 - Gv nhận xét, cho điểm khuyến khích.
I- Quá trình văn học:
 1- Khái niệm “ Quá trình văn học”:
- Quá trình văn học: là sự hình thành, tồn tại, thay đổi, biến chuyển của toàn bộ đời sống văn học ( tác giả, tác phẩm, trào lưu, khuynh hướng,...)
 - Các qui luật chung của QTVH:
 + Qui luật phổ biến của văn học là gắn bó với đời sống và lịch sử.
 + Qui luật kế thừa và cách tân.
 + Qui luật bảo lưu và tiếp biến.
 2- Trào lưu văn học:
- Các tráo lưu văn học:
 + Văn học phục hưng: đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời Trung Cổ.
 Vd: Đôn - ki - hô - tê của Xéc - van - tet
 Rô-mê-ô & Giu-li-et của Sếch-xpia.
 + Chủ nghĩa cổ điển: luôn đề cao lí trí, sáng tác theo qui phạm chặt chẽ.
 Vd: Lão hà tiện của Mô-li-e.
 + Chủ nghĩa lãng mạn: đề cao những nguyên tắc chủ quan, thường lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, cố gắng xây dựng hình tượng nghệ thuật sao cho phù hợp với ước mơ của nhà văn.
 Vd: Những người khốn khổ của V. Huy-gô.
 + Chủ nghĩa hiện thực phê phán: chú ý chọn đề tài trong cuộc sống hiện thực, chủ trương nhà văn “ người thư kí trung thành của thời đại”.
 + Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa : miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển của cách mạng.
 + Chủ nghĩa siêu thực.
 + Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
 + Chủ nghĩa hiện sinh.
- Ảnh hưởng các trào lưu đó đối với văn học VN: sgk
II- Phong cách văn học:
 1- Khái niệm phong cách văn học:
 - Là tính độc đáo trong sáng tác của nhà văn.
 - Ý nghĩa:
 + Thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ đa dạng, mới mẻ.
 + Làm cho văn học đa dạng, không đơn điệu, nghèo nàn.
 2- Những biểu hiện của phong cách văn học:
 - Cái nhìn, cách cảm thụ có tính khám phá đối với nghệ thật ( cái riêng ).
 → Chi phối giọng điệu riêng của nhà văn.
 - Hệ thống thủ pháp nghệ thuật riêng.
 - Cội nguồn của phong cách:
 + Đời sống phong phú.
 + Cá tính sáng tạo.
 - Những đặc điểm chú ý:
 + P/ c là tính độc đáo có ý nghĩa trong sáng tác nhà văn.
 + Là nét thống nhất trong sự đa dạng.
 + Nét ổn định trong sự biến đổi
III- Luyện tập:
 1- Bài tập 1: 
 - Nguyễn Tuân: hướng về quá khứ và tưởng tượng tình huống gặp gỡ đầy éo le, oái ăm giữa người tử tù Huấn Cao với viên Quản Ngục trong nhà giam. Vũ Trọng Phụng xoáy sâu vào hiện tại và ghi lại một cách chân thực những cái đồi bại, lố lăng, vô đạo đức của xá hội tư sản đương thời.
 - Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng HC phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ của ông về con người mang vẻ đẹp của tài hoa, thiên lương trong sáng, khí phách anh hùng, dũng cảm chống lại cường quyền. VTP sáng tạo một loạt điển hình để bóc trần bộ mặt giả dối của những kẻ thượng lưu, thành thị, để chôn vùi cả cái xã hội xấu xa, đen tối đó.
 2- Bài tập 2:
 - Những nét chính của phong cách nghệ thuật NT:
 + Có cảm hứng đặc biệt với những gì phi thường.
 + Nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
 + Miêu tả hiện thực bằng nhiều tri thức khoa học, văn hoá, nghệ thuật.
 + Nghệ thuật điêu luyện trong việc dùng thể tuỳ bút và ngôn ngữ.
 - Những nét chính của phong cách nghệ thuật Tố Hữu:
 + Nội dung tác phẩm mang tính chất trữ tình, chính trị.
 + Nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc.
 D- Củng cố & dặn dò:
 - Nắm lại lí thuyết về “ Quá trình văn học & Phong cách văn học”.
 - Chuẩn bị “ Trả bài viết số ba”.
 --------------------------------------------------------
 Tiết 46
 Làm văn Ngày soạn: 28 - 11 - 2014
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 03
A- Mục tiêu:
 - Nhận ra những điểm đạt và chưa đạt yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong bài làm.
 - Có ý thức chủ động điều chỉnh, phát huy những điểm mạnh, sửa chữa và hạn chế những điểm yếu để rút kinh nghiệm, nâng cao kĩ năng, chuẩn hoá lại kiến thức, chuẩn bị cho những bài viết sau.
B- Dự kiến cách thức tiến hành trả bài:
 - Gv phát bài cho hs.
 - Cùng phân tích, lập dàn ý & sửa.
C- Tiến trình trả bài:
 I- Đề bài: 
 1- Trắc nghiệm khách quan: 12 câu ( Đã có ở trong “ Bài viết số 03” ).
 2- Tự luận: Cảm nhận của anh ( chị ) về hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng qua đoạn trích sau:
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.
......................................................
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
 II- Tìm hiểu đề:
 - Loại đề: Nghị luận văn học.
 - Yêu cầu nội dung: Làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng của người lính Tây Tiến qua một đoạn trích.
 - Thao tác : phân tích, so sánh và nêu cảm nhận của bản thân.
 Từ đó rút ra giá trị bất tử của hình tượng người chiến sĩ vệ quốc trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
 III- Lập dàn ý:
 1- Nêu vài nét về thời đại lịch sử, về tác giả Quang Dũng, về giá trị bài thơ cũng như giá trị đoạn trích sẽ phân tích.
 2- Triển khai được các luận điểm bộ phận.
 - Ngoại hình được tả thực đến trần trụi, cụ thể đến bất ngờ.
 - Đối lập với ngoại hình xấu xí và tiều tuỵ là khí thế oai phong tựa chúa tể nơi rừng xanh.
 - Tâm hồn mơ mộng, lãng mạn, hào hoa, đa tình.
 - Phẩm chất tuyệt vời qua sự hy sinh của người lính Tây Tiến.
 - Cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp của hình tượng.
 IV- Nhận xét - đánh giá bài viết:
 1- Phần trắc nghiệm khách quan:
 - Không có hs nào trả lời đúng 12/12 câu.
 -Có vài hs còn chưa làm hết 12 câu.
 - Còn có hiện tượng sai - đúng giống nhau theo từng nhóm.
 2- Phần tự luận:
 a- Ưu điểm:
 - Vài hs nắm rõ yêu cầu của luận đề, đáp ứng đủ hai mặt về kiến thức và kĩ năng.
 - Trích dẫn chứng trong tác phẩm, có so sánh với một số tác phảm khác để làm rõ vẻ đẹp và nét riêng biệt trong hình tượng người lính Tây Tiến.
 b- Nhược điểm:
 - Đa phần hs vẫn chưa bám sát yêu cầu của đề để phân tích, phần lớn còn diễn xuôi lại đoạn thơ.
 - Bài viết chưa có hệ thống luận điểm lớn nhỏ. Sắp xếp các ý không theo trật tự lôgíc
 - Nhiều bài hs còn chưa đem dẫn chứng vào và phân tích chúng để làm sáng tỏ luận điểm.
 V- Sửa lỗi:
 Gv cho hs tự sửa một số lỗi trong bài viết của mình để rút kinh nghiệm:
 1- Chính tả:
 - giữ oai hùm - mộc tóc
 - thương tiết. - ngang tàn
 - câm thù. -xa trường
 2- Dùng từ:
 - trong cơ thể căng thẳng.
 - bất chấp tính mạng.
 -người lính không có tóc.
 - tâm hồn họ vô cùng rộng lớn.
 3- Câu:
 - những đặc điểm trên đã nói lên được người lính TT về ngoại hình tính cách cũng như những đặc điểm khác.
 - Nói về những người lính đã hy sinh tại chiến trường.
 - Quang Dũng một nhà thơ đa tài trong lòng văn học Việt Nam.
 D- Dặn dò:
 - Đọc kĩ lại bài của mình và đối chiếu lại phần sửa bài của gv để rút kinh nghiệm.
 - Soạn “ Người lái đò sông đà”
 -------------------------------------------------
 Tiết 47,48
 Đọc văn Ngày soạn: 30 - 11 - 2014
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
 ( Trích ) Nguyễn Tuân.
 A- Mục tiêu: giúp hs
 - Nhận rõ và yêu quí hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và của con người lao động Việt Nam.
 - Cảm phục, mến yêu tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ uyên bác, tài hoa đã dùng văn chương để khám phá và ca ngợi để ca ngợi vẻ đẹp của nhân dân, đất nước.
B- Dự kiến cách thức tiến hành giảng dạy:
 - Phương pháp thuyết giảng - hoạt động nhóm
 - Phương pháp phát vấn - đàm thoại.
C- Tiến trình lên lớp:
 1- Ổn định:
 - Kiểm tra số học sinh.
 - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.
 2- Kiểm tra bài cũ:
 Tiết 45 trả bài viết số 03.
 3- Tổ chức giờ dạy:
Phương pháp
Nội dung bài học
 Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu phần tiểu dẫn.
 Gv cho hs đọc phần tiểu dẫn và nêu vài nét về tác phẩm:
 - Xuất xứ.
 - Nội dung và nghệ thuật của tập “ Sông Đà”?
 Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu.
 Bước 1: Tìm hiểu hình ảnh sông Đà.
 - Tìm những chi tiết trong phần trích để thấy được sự dữ dội của sông Đà?
 - Nguyễn Tuân sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để chứng tỏ là một phong cách nghệ thuật độc đáo?
 TIẾT 02
 - Hãy chứng minh vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà?
 - Liên tưởng nào của tác giả về sông Đà theo em là độc đáo?
 Bước 2: Tìm hiểu hình tượng người lái đò sông Đà:
 - Khi chinh phục dòng sông: người lái đò đã bộc lộ những phẩm chất tuyệt vời nào của người lao động?
 - Sau khi chinh phục sông Đà, ông lái đò lại thể hiện phẩm chất nào?
- Qua hình tượng người lái đò Nguyễn Tuân muốn gởi gắm điều gì?
I- Tiểu dẫn:
1- Tác giả: ( sgk )
2-Tác phẩm:
 - Được trích từ tập “ Sông Đà” 1960.
 - Nội dung:
 + Là một bức tranh phong cảnh thiên nhiên TB đẹp hùng vĩ.
 + Ca ngợi nhiều bức chân dung rất đẹp về con người.
 - Nghệ thuật: thể hiện rõ phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác giàu cảm hứng lãng mạn của Nguyễn Tuân.
II- Đọc hiểu:
 1- Hình ảnh Sông Đà:
 a- Sự hung dữ, hiểm ác của sông Đà:
 - Như một quãng thuỷ chiến đối với người lái đò:
 + Sóng gió cuồn cuộn trên dòng sông.
 + Những khúc ngoặt nguy hiểm.
 + Thuỷ thạch trận bày sẳn như chờ nuốt chửng con thuyền: gồm ba vòng vây với những cửa sinh tử nguy hiểm.
 + Nước thác reo hò làm thanh viện.
 - Con sông của đồng dao, thần thoại: đời đời, kiếp kiếp làm khổ người lái đò và người dân Tây Bắc.
 - Nghệ thuật biến hoá linh hoạt: kết cấu câu trùng điệp, so sánh độc đáo, nhân hoá, liên tưởng bất ngờ.
→ Sông Đà hiểm ác, đáng sợ như muốn thử thách sức mạnh và trí thông minh của con người.
 b- Sự thơ mộng của sông Đà:
 - Nghệ thuật liên tưởng độc đáo: Sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình của người thiếu nữ.
 - Sông Đà được nhìn qua làn mây, qua ánh nắng với những sắc màu:
 + Xuân: xanh màu xanh ngọc bích.
 + Thu: lừ đừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa.
 - Sông Đà gắn bó thân thiết với con người như cố nhân.
 - Bờ sông hoang dại, bình lặng như thời tiền sử - hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa - Dòng sông lặng lờ trôi.
→ Sông Đà rất mực trữ tình hiền hoà.
☺ Dưới cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên như một nhân vật có tâm hồn với tính cách sinh động, độc đáo.
 2- Người lái đò sông Đà:
 a- Người lái đò - một anh hùng trên sông nước:
 - Là sản phẩm của dong sông Đà, mang dấu ấn của một đời xuôi ngược trên ghềnh thác sông Đà, gắn bó máu thịt với dòng sông.
 - Lúc đối đầu với dòng thác cuồn bạo: bình tĩnh, ung dung phá vỡ ba vòng vây của thuỷ thạch trận.
 - Xử lí các tình huống nguy hiểm: vừa dũng cảm, quyết liệt vừa táo bạo như một viên tướng giỏi.
 - Hiểu biết cặn kẽ dòng sông, dày dạn kinh nghiệm chinh phục sông Đà bằng tình yêu và cả niềm đam mê.
 b- Ông lái đò - một con người tài hoa, nghệ sĩ:
 -Sau những thử thách hiểm nguy: ung dung, trầm tĩnh không có một lời nào bàn về chiến thắng vừa qua.
 - Có lúc thèm được giật mình vì một tiếng còi xúplê của chuyến xe lửa đầu tiên.
→ Sự tinh tế, giàu tình cảm, rất nghệ sĩ.
☺Bằng những sáng tạo, nhà văn muốn ca ngợi cái vốn quí của đất nước: Con người lao động khoẻ mạnh gắn bó với quê hương. 
III- Kết luận:
- Qua tác phẩm - tác giả ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước và người lao động giàu ý chí, lam chủ thiên nhiên.
- Thể hiện rõ phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác & giàu cảm hứng lãng mạn của NT.
 D- Củng cố & dặn dò:
 - Gv củng cố ngắn gọn: 
 + Hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình.
 + Hình ảnh người lao động giàu ý chí và khoẻ mạnh.
 - Soạn “ Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận”
 -----------------------------------------------------
Tiết 49
 Làm văn Ngày soạn: 01 - 12 - 2014
CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A- Mục tiêu: giúp hs
 - Hệ thống hoá những lỗi thường gặp khi lập luận.
 -Tự phát hiện, phân tích và sửa những lỗi về lập luận trong bài văn nghị luận của chính mình.
 - Có ý thức thận trọng để tránh những lỗi về lập luận trong các bài viết.
B- Dự kiến cách thức tiến hành giảng dạy:
 - Phương pháp thuyết giảng - hoạt động nhóm
 - Phương pháp phát vấn - đàm thoại.
 C- Tiến trình lên lớp:
 1- Ổn định:
 - Kiểm tra số học sinh.
 - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.
 2- Kiểm tra bài cũ:
 - Hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình?
 - Hình ảnh người lái đò anh hùng và nghệ sĩ?
 3- Tổ chức giờ dạy:
 Hoạt động 1: Hướng dẫn hs phát hiện lỗi nêu luận điểm trong ví dụ a, b, c trong sgk.
 1- Luận điểm nêu chưa rõ, nội dung trùng lặp mà không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý ( “ Cảnh vật .... vắng vẻ”, “ ngưng đọng, im lìm”, “ cảnh sắc im ắng” ).
 2- Không nêu được luận điểm khái quát ý ( Ý nghĩa thực sự của hai câu thơ trong bài “ Thuật hoài” ), diễn đạt trùng lặp, luẩn quẩn mà không trình bày được đúng bản chất của vấn đề ( không làm rõ được luận điểm quan trọng cần nêu: Ý nghĩa của nợ công danh theo quan niệm riêng cua Phạm Ngũ Lão là gì? ).
 3- Nêu quá nhiều luận điểm trong một đoạn văn nhưng không luận điểm nào được triển khai đầy đủ. Đồng thời, trong đoạn văn này, luận cứ nêu ra lại không tương ứng với toàn bộ những luận điểm đã trình bày ( quá nghèo nàn, sơ lược). Đây là lỗi rất phổ biến của hs.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa lại các lỗi nêu luận điểm trong các đoạn văn trên. Có thể vận dụng nhiều cách nêu luận điểm. Trong đó, chú ý củng cố những thao tác sau đây cho hs:
 - Xác định rõ luận điểm cần trình bày: Luận điểm phải phù hợp với đối tượng nghị luận, phải thể hiện được khía cạnh bản chất của đối tượng cần bàn ( giá trị, ý nghĩa, nội dung chủ yếu của vấn đề đang bàn đến).
 - Dùng phương tiện ngôn ngữ phù hợp: Câu văn, từ ngữ rõ ràng, chính xác đẻ diễn đạt đúng nội dung cần trình bày.
 - Có nhiều cách trình bày và sắp xếp luận điểm trong đoạn văn nhưng luôn phải chú ý đến tính lôgíc, nhất quán của các luận điểm, luận cứ.
 D- Củng cố & dặn dò:
 - Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ về các lỗi nêu luận điểm.
 - Soạn “ Ai đã đặt tên cho dòng sông”
 --------------------------------------------------
Tiết 50,51
 Đọc văn Ngày soạn: 14 - 12 - 2014
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
( Trích - Hoàng Phủ Ngọc Tường )
A- Mục tiêu: giúp hs.
 - Qua bài kí cảm nhận được vẻ đẹp - chất thơ của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế, đặc biệt là sông Hương. Thấy được bề dày văn hoá lịch sử của Huế và những nét duyên dáng riêng của tâm hồn con người vùng đất cố đô này.
 - Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí và phong cách nghệ thuật của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.
B- Dự kiến cách thức tiến hành giảng dạy:
 - Phương pháp thuyết giảng - hoạt động nhóm
 - Phương pháp phát vấn - đàm thoại.
 C- Tiến trình lên lớp:
 1- Ổn định:
 - Kiểm tra số học sinh.
 - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.
 2- Kiểm tra bài cũ:
 3- Tổ chức giờ dạy:
Phương pháp
Nội dung bài học
 Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu phần tiểu dẫn.
 Gv cho hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk và khái quát vài nét về tác giả:
 - Cuộc đời?
 - Con người?
 - Tài văn?
 Vài nét về tác phẩm?
 Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu.
 Bước 1: Tìm hiểu vẻ đẹp của dòng sông Hương.
 Hãy phân tích những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường?
 Đặt tên cho vẻ đẹp đó?
 Gv cho hs thảo luận để thấy được vẻ đẹp của dòng sông Hương nhìn từ nhiều góc độ khác nhau.
TIẾT 02
- Nếu nhìn từ góc độ văn hoá - lịch sử dòng Hương mang vẻ đẹp như thế nào?
- Thế nhưng trong trí tưởng tượng tài hoa của tác giả, sông Hương lại mang vẻ đẹp như thế nào?
- Với bút pháp nghệ thuật nào cho em cảm nhận được điều đó?
 Bước 2: Tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn của người dân cố đô.
 Qua vẻ đẹp được thể hiện ở nhiều góc độ của dòng Hương em nhận thức được gì về lịch sử, văn hoá, vẻ đẹp tâm hồn của người cố đô?
 Bước 3: Tìm hiểu vẻ đẹp bài kí qua nghệ thuật so sánh.
I- Tiểu dẫn:
 1- Tác giả:
- HPNT sinh tại Huế, quê ở Quảng Trị.
- 1965→ 1975 gia nhập mặt trận dân tộc giải phóng Huế, sau thoát li lên chiến khu & giữ nhiều chức vụ quan trọng của cách mạng ở Huế , Quảng Trị.
- Sau 1975 ông trở lại Huế hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ.
- Là nhà htơ có phong cách nt độc đáo - sở trường về bút kí, tuỳ bút & là một cây bút uyên bác, tài hoa.
- Nhận được nhiều giải thưởng về văn xuôi.
 2- Tác phẩm:
- Được rút từ tập bút kí cùng tên.
- Đoạn trích: trích một phần của đoạn đầu.
II- Đọc hiểu:
 1- Vẻ đẹp của dòng sông Hương:
 a- Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ thiên nhiên:
- Vẻ đẹp: Phóng khoáng & man dại, rầm rộ và mãnh liệt, là một bản trường ca của rừng già → khi đi qua giữa lòng Trường Sơn.
- Có vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ” khi trở thành “ người mẹ phù sa” của vùng văn hoá đất đế đô.
- Vẻ đẹp biến ảo phản quang nhiều màu sắc của nền trời Tây Nam: sáng xanh-trưa vàng-chiều tím.
- Có vẻ đẹp trầm mặc khi chảy dưới chân rừng thông.
- Có vẻ đẹp mang màu sắc triết lí, cổ thi.
- Có vẻ đẹp vui tươi, mơ màng trong sương khói.
 b- Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hoá:
- Gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển → Huế là một tài nữ đánh đàn kúc đêm khuya.
 + Liên tưởng đến Nguyễn Du & truyện Kiều.
 + “ Dòng sông trắng lá cây xanh” trong thơ Tản Đà.
 + Vẻ đẹp hùng tráng như “ kiếm dựng trời xanh” của Cao Bá Quát.
 + Là nỗi hoài cổ trong lòng Bà Huyện Thanh Quan.
 + Là sức mạnh phục sinh trong hồn thơ Tố Hữu.
- Sông Hương còn là dòng sông bảo về biên thuỳ TQ thời Đại Việt, chứng kiến các cuộc khởi nghĩa, cách mạng tháng Tám, chiến dịch Mậu Thân.
 c- Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng tài hoa của tác giả:
 Nghệ thuật so sánh và liên tưởng:
- Sông Hương như một cô gái Huế.
- Như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại.
- Như một tài nữ.
 2- Vẻ đẹp tâm hồn người dân cố đô:Được nhìn qua nghệ thuật nhân hoá đối với dòng Hương.
- Có nét tính cách và tâm hồn riêng: t

File đính kèm:

  • docgiao_an_12_20150725_041105.doc