Giáo án Ngữ văn 12 - Học kỳ I - Năm học 2013-2014

TÂY TIẾN

( Quang Dũng )

 I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây và hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ.

 - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: Bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.

 II/ Phương tiện : SGK, SGV, Thiết kế dạy học, phiếu học tập.

 III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, diễn giảng.

 IV/ Tiến trình dạy học:

Ổn định lớp.

Kiểm tra bài cũ.

Bài mới: Giới thiệu về thơ kháng chiến chống Pháp và bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn:

- Dựa vào phần tiểu dẫn, hãy nêu những net khái quát về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến?

- Theo dõi HS trả lời, hướng dẫn ghi chép ngắn gọn theo SGK

- Lưu ý HS về hoàn cảnh ra đời của bài thơ , về điều kiện sinh hoạt, chiến đấu của đơn vị Tây tiến để làm cơ sở cho việc cảm nhận bài thơ

- Thuyết giảng thêm về số phận bài thơ

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu bài thơ

- Gọi HS đọc điễn cảm bài thơ- chú ý âm hưởng, sắc thái tình cảm, cảm xúc từng đoạn.

- Yêu cầu lớp theo dõi câu hỏi 1( SGK) , tìm hiểu ý chính từng đoạn và mạch liên kết trong bài thơ?

- Hướng dẫn HS đọc và cảm nhận đoạn 1:

- Đọc đoạn 1 của bài thơ và nêu câu hỏi: Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra như thế nào ở đoạn mở đầu?

- Cho HS trao đổi nhóm, trình bày

- Theo dõi HS trả lời, định hướng tiếp cận và khắc sâu kiến thức

- Gợi mở cho HS phân tích làm rõ giá trị nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ

- Diễn giảng bình thêm giá trị biểu đạt của một vài chi tiết thơ giúp hS cảm thụ sâu

-Hướng dẫn HS tiếp cận và cảm thụ đoạn thứ 2:

- Nêu vấn đề: Đoạn thơ thứ 2 mở ra một thế giới thiên nhiên vả con người khác với đoạn 1. Hãy phân tích làm rõ?

- Cho HS thảo luận nhóm, gọi đại diên trả lời. GV theo dõi, gợi mở, định hướng giúp các em cảm thụ được giá trị đoạn thơ.

- Diễn giảng thêm giúp HS cảm thụ đoạn thơ

- Hướng dẫn Hs đọc hiểu đoạn 3: GV đọc đoạn thơ

- Nêu vấn đề cho HS thảo luận : ( Câu hỏi 4 SGK ).

- Gọi đại diện 2 nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi góp ý nhận xét

-Hướng dẫn Hs đọc, cảm nhận đoạn kết

Cảm nhận của em về đoạn kết bài thơ?

-Nêu câu hỏi tìm chủ đề : Qua bài thơ, theo em tác giả QD muốn thể hiện điều gì?

- GV định hướng chủ đề

Hướng dẫn HS tổng kết :

Qua đọc hiểu bài thơ em hãy rút ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài thơ?

- Nhận xét, đánh giá.

- Bổ sung, Chốt vấn đề. HS theo dõi SGK, làm việc cá nhân trả lời.

( Tác giả: Con người, cuộc đời, sáng tác.

 Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời:

- Về đơn vị Tây Tiến.

- Về hoàn cảnh, thời điểm sáng tác.

- Về vị trí, xuất xứ.)

- 1-2 HS đọc diễn cảm.

- Lớp lắng nghe và định hướng trả lời câu hỏi1

- 1-2 HS trả lời, lớp theo dõi, góp ý thêm.

- Theo dõi định hướng của GV, ghi chép nội dung vào vở

HS đọc diễn cảm bài thơ theo hướng dẫn của GV

HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập và đại diện nhóm trả lời

- Lớp theo dõi ,nhận xét, bổ sung

- Vận dung bài học về kỉ năng nghị luận về một bài thơ để khai thác giá trị đoạn thơ

HS trao đổi nhóm và trình bày cảm nhận

( Từ láy: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút đều tả độ cao theo hướng nhìn lên trong cuộc hành trình.Khổ thơ là một bằng chứng về “Thi trung hữu hoạ”-> Gợi tả mặt dốc lồi lõm, nhấp nhô, khúc khuỷu, càng lên cao càng dựng đứng hun hút, thăm thẳm như lên đến đỉnh trời, chót vót chênh vênh giữa mây trời, như sắp chạm đến đỉnh trời!-> Gợi bao nỗi vất vả nhọc nhằn nhưng cũng không kém phần thú vị, tinh nghịch)

( Tác giả tả thực về sự hi sinh mất mát: Gợi cảm giác cái chết như lẫn vào bức tranh chung của những gian khổ nhọc nhằn. Người chiến sĩ như đột ngột dừng chân trong cuộc hành trình của đơn vị. Câu thơ gợi một kí ức buồn trên những chặng đường hành quân của bộ đội TT)

-Hs thảo luận nhóm, ghi lại kết quả vào phiếu học tập, đại diện trả lời.

- Lớp theo dõi, đàm thoại

( Bình: Đọc đoạn thơ ta như lạc vào một thế giới của cái đẹp, thế giới của cõi mơ, của âm nhạc. Bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên từ tâm hồn ngây ngất mê say của những người lính Tây Tiến. .trong đoạn thơ này chất thơ, chất nhạc hoà quyên với nhau đến mức khó mà tách bạch được. Xuân Diệu cho rằng đọc bài thơ Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm âm nhạc trong miệng)

-HS theo dõi đoạn thơ;

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

 . Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

- Thảo luận nhóm và trình bày kết quả

- HS làm theo hướng dẫnBình kq:

=> Hình ảnh người lính được khắc hoạ chân thực mà không trần trụi, nghiệt ngã mà không hề bi quan, bi luỵ. Tất cả làm toát lên vẻ đẹp hào hùng mà hào hoa của người lính TT.Có thể nói, với bài thơ QD đã tạc vào thơ ca bức tượng đài về người lính một thời đánh giặc cứu nước không thể nào quên.

HS làm việc cá nhân , trả lời

HS suy nghĩ trả lời

HS ghi vào vở

- Xâu chuỗi giá trị nội dung, nghệ thuật.

- Trình bày ngắn gọn.

- Bổ sung hoàn chỉnh.

- Ghi chép. Nêu thắc mắc (nếu có), I/ Tìm hiểu chung:

1. Tác giả : Quang Dũng (1921-1988)

- Tên thật là Bùi Đình Diệm.

- Quê quán Phượng Trì, Đan Phương, Hà Tây.

- Cuộc đời: Từng gia nhập quân đội, làm thơ, viết văn, biên tập viên nhà xuất bản

- Con người : Là một nghệ sĩ đa tài “ Cầm, kì, thi, hoạ”, nhưng trước hết là một nhà thơ.

- Phong cách thơ: Hồn hậu, phóng khoáng, hào hoa, lãng mạn.

 2. Bài thơ Tây Tiến:

- Hoàn cảnh ra đời: SGK

- Vị trí: Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách thơ QD, in trong tập thơ “Mây đầu ô”(1986).

II/ Đọc hiểu bài thơ:

 1. Kết cấu bài thơ, ý chính mỗi đoạn và mạch liên kết giữa các đoạn:

+ Đoạn 1: Nhớ về những cuộc hành quân của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây.

+ Đoạn 2: Nhớ những kỉ niệm đẹp (Đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng)

+ Đoạn 3: Nhớ về những người đồng đội Tây Tiến.

+ Đoạn 4:Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.

 2. Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ:

 a/ Đoạn 1 : Nỗi nhớ về những chặng đường hành quân của bộ đội Tây Tiến và khung cảnh núi rừng miền Tây.

- Hai câu thơ mở đầu:

“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”

=> Hình ảnh “Sông Mã” như gợi thức nỗi nhớ ùa về trong tâm hồn nhà thơ.

=> Nhớ “Chơi vơi” ( 2 thanh bằng, nhẹ, lan toả, không hình không khối.

Hồn thơ Quang Dũng như đang bơi trong một biển nhớ bát ngát mênh mông, không bờ, không bến, tràn ngập, chơi vơi.Câu thơ như khơi dòng cho nguồn thác kí ức hiện về

- Bức tranh thiên nhiên miền Tây Vừa hùng vĩ, hiểm trở , hoang vu, nghiệt ngã vừa độc đáo thú vị:

 + Hùng vĩ, hiểm trở ( Mở ra trong nhiều chiều không gian, thời gian)

 . Nhiều tên đất lạ lẫm, gợi 1 vùng xa xôi, hẻo lánh: Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Pha Luông, Mai Châu.

 . Nhiều đèo dốc hiểm trở:

“ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

 Heo hút cồn mây súng ngửi trời

 Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

 Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”

 => Sử dụng từ láy giàu chất tạo hình, gợi tả, gợi cảm, những câu thơ toàn thanh trắc .=> Một bức tranh hoành tráng với tất cả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây

 . Nhiều vẻ hoang dại, bí ẩn, khắc nghiêt: Với mưa rừng, “Sương lấp đoàn quân mỏi”, “Thác gầm thét”, “Cọp trêu người.”

- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn thơ :

+ Đó là những chiến sĩ anh hùng bất khuất không quản ngại vượt qua bao chặng đường gian khổ , bao nhiêu hi sinh mất mát lớn lao:

 “ Anh bạn dãi dầu không bước nữa

 Gục lên súng mũ bỏ quên đời.”

=> Nổi bật chất bi tráng

+ Nhưng đó còn là những chàng trai hào hoa lãng mạn tinh nghịch với bao hăm hở khám phả, chinh phục.

- Hai câu kết đoạn thơ : “ Nhớ ôi.nếp xôi”=> Gợi không khí đầm ấm tình quân dân, như xua đi bao mệt mỏi của cuộc hành trình,tạo cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho đoạn sau

 b/ Đoạn 2: Nhớ về những kỉ niệm đẹp - một vùng kí ức mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình

+ Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ: Những chàng trai Tây Tiến cùng những cô gái miền Tây như hoà quyên trong một không gian lãng mạn với

- Đường nét uyển chuyển, man dại

- Không khí sôi nổi, tình tứ

- Âm thanh sắc màu hoà quyện .

=>Cảnh vật và con người như hoà trong men say, tình tứ, ngây ngất, rạo rực.

+ Cảnh sông nước miền Tây hoang sơ, mênh mang huyền ảo: “ Người đi Châu Mộc.Hoa đong đưa”

 - Không gian dòng sông trong một buổi chiều sương huyền ảo, thơ mộng vừa hoang dại như một bờ tiền sử-> Gợi sắc màu cổ tích huyền thoại.

 - Nổi bật lên trên nền không gian ấy là dáng hình mềm mại uyển chuyển của cô gái miền Tây trên chiếc thuyền độc mộc.

=> Thiên nhiên hoang sơ nhưng vẫn rất gần gũi gợi bao cảm xúc sâu lắng.

 c. Đoạn 3: Nhớ về những đồng đội Tây Tiến- những người lính mang vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng.

+ Chân dung : ( Gương mặt chung của những người lính TT qua kí ức của QD)

 - Ngoại hình : Toát lên vẻ oai phong, dữ dằn qua cái nhìn lãng mạn của QD

 - Tâm hồn: lãng mạn, mơ mộng, khát khao yêu đương

 + Sự hi sinh mất mát:

-Từ Hán Việt: Biên cương, viễn xứ, độc hành.-> Gợi âm hưởng cổ kính, trang trọng.

- Hình ảnh về sự hi sinh lặp lại ở khổ1, nhưng được nâng lên tầm khái quát mang tầm vóc sử thi, thần thoại

- Sự thật bi thảm được làm mờ bằng những câu thơ gợi hình ảnh những tráng sĩ ngày xưa ra đi vì nghĩa lớn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng

=> Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, toát lên vẻ đẹp hào hùng và hào hoa , đậm chất bi trángcủa người lính TT

d. Đoạn kết: Lời thề sắt son;

- “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy .”=>thời điểm mơ mộng hào hùng một đi không trở lại.

- Câu kết ” Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” thể hiện tinh thần “ một đi không trở lại” => Gợi không khí một thời đại ra đi kháng chiến “thà chết chớ lui” của tuổi trẻ VN trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

III/ Chủ đề : Qua bài thơ, tác giả Quang Dũng :

- Ca ngợi vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, cũng là vẻ đẹp của những người lính trong kháng chiến chống Pháp.

- Thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ với đơn vị TT, với cảnh vật và con người miền Tây một thời gắn bó

IV/ Tổng kết:

Bài thơ là một thành công xuất sắc của nhà thơ QD:

- Về nghệ thuật :

+ Hình ảnh: Đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo, đậm sắc thái thẩm mĩ ( Thiên nhiên vừa nghiệt ngã vừa thơ mộng; con người vừa hào hùng vừa hào hoa; cảnh vừa cụ thể vừa khái quát, vừa xa vừa gần )

 + Ngôn ngữ: nhiều sắc thái, nhiều kết hợp từ ngữ độc đáo mới mẻ, sử dụng địa danh ấn tượng

 + Giọng điệu khi tha thiết, , bồi hồi, khi hồn nhiên vui tười, khi trang trọng cổ kính, khi lại man mác bâng khuâng

 - Về nội dung : Khắc họa hình tượng người lính Tây tiến vừa hào hùng vừa hào hoa

 

doc195 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Học kỳ I - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đổi nhóm
- Gọi một số HS đại diện nhóm trả lời yêu cầu lớp lắng nghe, tham gia thảo luận
- Theo dõi , định hướng dẫn dắt cảm nhận của HS và giảng bình thêm
- Câu hỏi 5 SGK 
+ Cảm nhận của em về nỗi nhớ của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ? Nghệ thuật diễn tả có gì đặc sắc?
+ Cảm nhận hai khổ cuối của bài thơ?
- Qua tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ, theo em tác giả muốn thể hiện điều gì qua hình tượng sóng ?
- Định hướng, tổng kết.
- Đọc phần tiểu dẫn và trả lời câu hỏi.
 + Nêu vài nét về tác giả XQ, đặc biệt là phong cách NT thơ.
“ Lời yêu mỏng mảnh như màu khói. Ai biết lòng anh có đổi thay”
“ Không sĩ diện nếu tôi yêu được một người. Tôi sẽ yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm. Tôi yêu anh dẫu ngàn lần cay đắng”
 + Nêu hoàn cảnh ra đời , vị trí bài thơ.
- Thảo luận nhóm , đại diện trả lời, lớp theo dõi, nhận xét góp ý bổ sung
“ XQ triệt để tận dụng lối tổ chức theo nguyên tắc tương xứng, hô ứng, trùng điệp. Nhất là việc tạo ra các cặp từ, cặp vế câu, các cặp câu,thậm chí ngay cả các khổ thơ cũng hình thành các cặp đi liền kề, kế tiếp luân phiên đắp nối nhau về bằng- trắc nữa” ( Chu Văn Sơn)
-Chú ý: 
“Dữ dọi và dịu êm
- Thảo luận theo nhóm và trình bày.
- Lớp theo dõi, tham gia thảo luận trên cơ sở phân tích chi tiết nghệ thuật.
- Tìm các biện pháp NT.
- Nhận xét về thể thơ, âm điệu, nhịp điệu bài thơ.
(Xuân Diệu băn khoăn: “Làm sao ... tình yêu?”, Pascan: “Trái tim có những lí lẽ riêng mà lí trí không thể hiểu được”). 
- HS trình bày cảm nhận trên cơ sở phân tích giá trị biểu đạt của các chi tiết nghệ thuật?
- Trình bày cảm nhận của mình về hai khổ thơ cuối.
- Dựa vào phần ghi nhớ, phát biểu ND, NT, chủ đề bài thơ.
- Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”.
- Đặc sắc NT của bài thơ.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 - 1988) (SGK)
- Cuộc đời đa đoan, nhiều thiệt thòi, lo âu, vất vả, trái tim đa cảm , luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống, luôn chăm chút nâng niu hạnh phúc bình dị, đời thường.
- Cái “ Tôi” giàu vẻ đẹp nữ tính, rất thành thật, giàu đức hi sinh, vị tha. Ở Xuân Quỳnh khát vọng sống, khát vọng tình yêu chân thành, mãnh liệt luôn gắn với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ, những dự cảm bất trắc
2. Bài thơ: 
- Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). 
- Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
II. ĐỌC - HIỂU BÀI THƠ:
1/ Cảm nhận chung về hình tượng sóng:
- “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình. Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình: “sóng” và “em” (cấu trúc song hành). “Sóng” và “em” tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc hoà nhập ª sự phong phú, phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm hồn người con gái đang yêu. 
- Sóng chi phối âm hưởng bài thơ bằng chính nhịp của những con sóng: Khi dạt dào sôi nổi, khi nhịp nhàng êm dịu, lúc lan tỏa, khi cộng hưởngkhông ngừng không nghỉ.( Thể thơ, phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh)
= > Có thể nói XQ đã khéo chọn được một hình tượng đẹp và xác đáng để diễn tả TY
2. Hình tượng Sóng trong bài thơ:
 a. Sóng và những cảm nhận về TY:
- Mở đầu bài thơ là những câu thơ miêu tả trạng thái những con sóng:
 Dữ dội và dịu êm ( cường độ )
 Ồn ào và lặng lẽ ( Trạng thái )
=> Những trạng thái mâu thuẫn, song hành của những con sóng, của quy luật thiên nhiên hay cũng chính là những biến động khác thường, những mâu thuẫn tự thân ( Cái “Tôi” không nhất quán .Mình mà dường như không phải mình!) trong tâm hồn người con gái đang yêu.
- Trái tim người con gái đang yêu dường không chấp nhận giwos hạn nhỏ hẹp, mà luôn muốn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với mình để khám phá, để lí giải TY: 
 “Sông không hiểu ... tận bể” 
ª Thể hiện quan niệm mới mẻ về tình yêu và khát khao khám phá lí giải TY mãnh liệt của nhân vật trữ tình , cũng là khao khát muôn đời của nhân lợi, của tuổi trẻ như quy luật của những con sóng: 
 “Ôi con sóng ngày xưa
 Và ngày sau vẫn thế
 Nỗi khát vọng TY
 Bồi hồi trong ngực trẻ”
 b.Sóng và những suy tư trong TY
- Bối cảnh làm nền cho những suy tư:
 “ Trước muôn trùng sóng bể”
- Hàng loạt câu hỏi tu từ:
 Tù nơi nào?
 Bắt đầu từ đâu?
 Khi nào ta yêu nhau?
=> Hỏi về cội nguồn quy luật tự nhiên, cội nguồn của TY
ª tình yêu là một hiện tượng tâm lí tự nhiên, đầy bí ẩn, khó hiểu, khó giải thích về khởi nguồn và thời điểm bắt đầu của nó. Cách cắt nghĩa Ty rất XQ – rất nữ tính và trực cảm:
 “ Em cũng không biết nữa
 Khi nào ta yêu nhau”
=> Giọng thơ độc đáo mà rất tự nhiên thú vị. Quy luật của TY là sự bí ẩn. Chính vì vậy Ty luôn trở nên huyền diệu, kì ảo trong cảm nhận của người đang yêu.
c. Sóng và những cảm xúc trong TY: 
* Nỗi nhớ trong TY: 
 - Sóng và em: Hòa nhập-> phân đôi để tự trải nghiệm, tự bộc lộ :
 - Sóng // Em
 / /
 Nhớ bờ Nhớ đến anh
Ngày đêm không ngủ //trong mơ còn thức
=> Nỗi nhớ như : 
 + Bao trùm cả KG: Phương Bắc >< Nam
 + Cả tầng sâu, bề rộng: Dưới lòng sâu >< trên mặt nước
 + Xuyên suốt thời gian: Ngaỳ- đêm- trong mơ
= > nỗi nhớ khi da diết, khắc khoải, khi đằm sâu, khi thao thức bồn chồn, lúc lan tỏa không ngừng không nghỉ
- Thể thơ 5 chữ, ngắt nhịp linh hoạt, phóng túng, nhịp thơ là nhịp sóng (sóng biển - sóng lòng) dào dạt, sôi nổi, mãnh liệt: “Con sóng ... còn thức”. 
- Khát khao yêu đương của người con gái được bộc lộ mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị: sóng khát khao tới bờ cũng như em luôn khát khao có anh. Ty của người con gái vừa thiết tha mãnh liệt, vừa trong sáng, giản dị, thuỷ chung, duy nhất: “Dẫu ... phương” (phương tâm trạng, phương của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha).
* Khát vọng trong Ty: 
 “ Cuộc đời tuy dài thế
 Năm tháng vẫn đi qua
 Như biển kia dẫu rộng
 May vẫn bay về xa..
=> Nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian và không tránh khỏi chút lo âu trăn trở nhưng niềm tin vẫn trọn vẹn bất chấp sự hữu hạn của đời người
- Khổ thơ kết thúc: 
 “ Làm sao được tan ra 
 Thành trăm con sóng nhỏ
 Giữa biển lớn tình yêu
 Để ngàn năm còn vỗ”
- Khát vọng được sống hết mình cho ty, muốn hoá thân vĩnh viễn thành ty muôn thuở: “Làm sao ... còn vỗ”.
III/ Chủ đề bài thơ: Qua hình tượng Sóng , bài thơ thể hiện:
Vẻ đẹp tâm hồn của một người phụ nữ trong TY.
Một tình yêu vừa sôi nổi nồng nàn mãnh liệt vừa đằm sâu dịu dàng rất mực thủy chung rất nữ tính
IV/ Tổng kết :
+ Qua hình tượng “sóng”, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hoà hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
+ Bài thơ thể hiện những đặc điểm nổi bật của NT thơ XQ; Kết cấu, âm điệu, từ ngữ, hình ảnh
* Củng cố : Hướng dẫn HS luyện tập.
 - Cảm nhận được điều gì qua bài thơ?
 - Đặc sắc NT của bài thơ?
 * Bài tập nâng cao::
 Câu 1: Suy nghĩ về 2 cách hiểu đoạn thơ từ câu 31- 34?
 => Cả hai cách hiểu đều có thể phù hợp :
 + Cách hiểu thứ 1: Đặt bài thơ vào thời điểm sáng tác , khi đó XQ mới chỉ 25 tuổi , vẫn còn rất trẻ trung tâm hồn nồng nhiệt yêu thương nên xu hướng lí tưởng hóa TY cũng là điều dễ hiểu
 + Cách hiểu thứ 2: lại gắn liền với một nét phong cách thơ XQ : Ý thức về thời gian, nhạy cảm trước sự chảy trôi của thời gian và sự hữu hạn của đời người
 Câu 2 “: Trong VHVN có rất nhiều bài thơ, câu thơ so sánh TY với sóng biển: Biển ( Xuân Diệu), Biển ( Nguyễn Thị Hồng Ngát), Thơ viết ở biển ( Hữu Thỉnh),
* Dặn dò: Chuẩn bị bài đọc thêm : Đò Lèn ( Nguyễn Duy) 
 ........................................................................................... 
Đọc thêm: 
 ĐÒ LÈN
 Nguyễn Duy
 I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Hiểu thêm về thơ Nguyễn Duy - “ một thế giới nội tâm có bản sắc”.
Cảm nhận được tình cảm tri ân sâu sắc pha nỗi xót xa ân hận muộn màng của nhà thơ đối với người bà đã khuất.
 Hiểu được những nét riêng của Nguyễn Duy trong cách nhìn về quá khứ, về tuổi thơ cũng như trong cách thể hiện những cảm nhận về người bà lam lũ tảo tần giàu yêu thương.
 2. Góp phần củng cố kĩ năng tiếp nhận văn bản văn học cho HS : Cách dùng PP đối chiếu, so sánh để tìm ra nét riêng của VBVH, của tác giả.
 3. Giáo dục tình cảm và hành vi đạo đức cho HS : Biết quý trọng người thân, biết hành động, quan tâm, chia xẻ đối với những người thân yêu nhất trong cuộc sống của mình.
 II/ Phương pháp, phương tiện dạy học:
 1.Phương pháp: Đọc diễn cảm, nêu vấn đề , gợi mở .So sánh văn học
 2.Phương tiện : Sách GK , sách GV, TKBD , bài thơ Bếp lủa của Băng Việt.
 III/ Tiến trình bài dạy:
 1.Kiểm tra : Kiểm tra phần chuẩn bị bài học mới của HS 
 2.Bài mới:
 - Giới thiệu nội dung tiết đọc thêm Đò Lèn và yêu cầu của tiết dạy.
 - Phần tổ chức dạy học:
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt Động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
 - GV yêu cầu HS: Phát biểu nêu một số nét cần chú ý về tiểu sử và sáng tác của Nguyễn Duy
 - GV nhấn mạnh một số nội dung quan trọng 
-GV đọc diễn cảm bài thơ. Hướng dẫn cách đọc. 
-GV nói nhanh về xuất xứ đại ý , bố cục bài thơ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu bài thơ 
+ Hai khổ thơ đầu khắc họa cái tôi ND thời thơ ấu. GV nêu một vài chi tiết và nhận xét về cái tôi tác giả.
+ Gv đọc đoạn đầu bài thơ Quê Hương của Giang Nam. So sánh với bài thơ này để học sinh thấy rõ cách nhìn mới mẻ của ND về tuổi thơ
- GV gợi ý :
- Hình ảnh người bà , qua hồi ức của tác giả,hiện lên như thế nào ? ( các chi tiết, hình ảnh )
-Tình cảm của nhà thơ như thế nào khi nghĩ về người bà một thời tần tảo, yêu thương nuôi nấng mình ?
 ( Lưu ý trạng thái cảm xúc nhiều chiều trong tâm hồn nhà thơ )
Hoạt Động 3
GV đối chiếu bài này với bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.Từ đó rút ra nét đặc sắc của Nguyễn Duy trong cùng thi đề viết về tình bà cháu.GV gợi mở :
- Để khắc hoạ hình ảnh người bà và gửi gắm tình cảm đối với bà, Nguyễn Duy đã sử dụng hiệu quả hai thủ pháp nghệ thuật :
 + Thủ pháp đối lập.
 + Thủ pháp so sánh, đối chiếu
GV so sánh giọng điệu ở 2 bài thơ.
GV tổng kết
HS dựa vào trí nhớ, bài soạn và SGK để tham gia trả lời.
HS theo dõi sách, lắng nghe 
HS lắng nghe 
HS nghe GV gợi ý .
HS dựa vào đoạn thơ, tìm chi tiết, hình ảnh.Qua đó, phát hiện ra những cung bậc tình cảm của tác giả khi nghĩ về bà.
HS lắng nghe 
HS lắng nghe
I.Tìm hiểu chung:
 1.Tác giả:
- Thơ Nguyễn Duy hướng tới cái đẹp của đời sống giản dị quanh ta, phát hiện trong thế giới quen thuộc ấy sự gắn kết của những giá trị vĩnh hằng. 
- Những xúc cảm chân thành, những suy tư sâu sắc được diễn tả bằng một hình thức thơ vừa giàu tính cách dân gian vừa phảng phất phong vị thơ cỏ điển phương Đông.
2.Bài thơ Đò Lèn :
a.Đọc:
b.Xuất xứ và đại ý : 
 Tiểu dẫn SGK
II.Đọc - hiểu:
 1.Cách nhìn mới mẻ của Nguyễn Duy về tuổi thơ của mình:
-Thời thơ ấu : câu cá , bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật,ăn trộm nhãn, đi chơi đền,chân đất đi đêm xem hội níu váy bà đòi đi chợ...
=> tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên.
- Cách nhìn của nhà thơ:
Thành thực, thẳng thắn, tự nhiên, đậm chất hiện thực, khác với lối thi vị hoá thường gặp
 2.Tình cảm sâu nặng đối với người bà :
- Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép ,gánh chè xanh những đêm lạnh ,bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng.. .
=>cơ cực, tần tảo, yêu thương .
- Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại:
+ Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà .Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.
+ Sự ân hận , ngậm ngùi , xót đau muộn màng :
“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
 Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi “
3.Những đặc sắc trong cách thể hiện của ND trong thi đề viết về tình bà cháu:
- Sử dụng thủ pháp đối lập :
+ Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà.
+ Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn chiếc, già nua tội nghiệp của người bà.
+ Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con người.
=> thấu hiểu nỗi khổ cực của bà; thể hiện nỗi ngậm ngùi, sự ân hận muộn màng khi bà không còn nữa.
-Sử dụng phép so sánh đối chiếu :
 + Giữa cái hư và cái thực; giữa bà với Tiên , Phật, thánh thần => tương đồng
 + Giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh => tương phản
=>Tôn vinh, ngợi ca tấm lòng nhân từ cao cả của bà.Khẳng định sự bất diệt của hình ảnh người bà.
 - Giọng điệu: thành thực, thẳng thắng.Vì thế tạo được dư vị về nỗi ngậm ngùi, đắng xót , ân hận pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc triết lí về sự sống con người.
III.Kết luận:
- Bài thơ để lại nhiều dư vị trong tâm hồn, chạm đến cõi sâu kín và thường nhật trong cuộc sống tình cảm của mỗi con người. Dường như ND vừa nói hộ vừa nhắc nhở cho nhiều người về lẻ sống ở đời, đặc biệt là thái độ sống của mỗi người trong hiện tại đối với những gì gần gũi nhất trong cuộc sống của mình.
 *Củng cố : 
Cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Duy về tuổi thơ và cách thể hiện rất riêng của nhà thơ về tình cảm đối với người bà
 Bài thơ Đò Lèn viết về bà ngoại cùng những kí ức tuổi thơ gắn liền với địa danh thân thiết. Bài thơ ra đời tháng 9/1983. Đây là thời điểm văn học chuẩn bị có bước đổi mới. Đò Lèn ra đời dự báo sự trỗi dậy của ý thức tự nhìn lại bản thân, hướng tới xác lập những giá trị nhân bản trong văn học thời đại mới.
 *Dặn dò : Soạn bài cho tiết học tiếp theo
 .
Tiết 28 , Tiếng Việt 
 LUẬT THƠ 
 I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs
Hiểu luật thơ của một số thể thơ truyền thống: Lục bát, song tất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn Đường luật.
Qua các bài tập hiểu thêm một số đổi mới trong các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng...
II/ Phương tiện : SGK, SGV, Thiết kế dạy học...
III/ Phương pháp: Nêu ngữ liệu, phát vấn, đối thoại...
IV/ Tiến trình bài dạy: 
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Hoạtđộng 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức khái quát về luật thơ:
-Gọi HS đọc mục I SGK , chú ý tìm hiểu khái niệm, phân loại, vai trò của tiếng trong việc hình thành luật thơ ( Thế nào là luật thơ? Theo em tiếng trong tiếng Việt có vai trò như thế nào?...)
- Đưa ví dụ một đoạn thơ cho HS quan sát , nhận xét về vai trò của Tiếng trong thơ (“Đưa người ta không đưa qua sông...mắt trong”)
- GV lưu ý tính chất đơn lập của tiếng Việt, nhấn mạnh vai trò của tiếng trong tiếng Việt, từ đó hiểu vai trò của tiếng trong việc hình thành luật thơ
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số thể thơ truyền thống.
- Đưa ngữ liệu: Một bài(đoạn thơ) lục bát, yêu cầu HS quan sát và nhận xét các phương diện: Số tiếng, vần, ngắt nhịp, hài thanh... căn cứ vào tiếng
- Theo dõi Hs trả lời, nhận xét, hoàn thiện nội dung và lưu ý thêm một số trường hợp đặc biệt về ngắt nhịp, hiệp vần trong thơ lục bát
- Hướng dẫn HS tìm hiểu luật thơ song thất lục bát.
- Yêu cầu HS quan sát ngữ liệu SGK, đối chiếu phần nhận xét, hình thành kiến thức về thơ song thất lục bát, sau đó đưa một ngữ liệu khác cho HS phân tích khắc sâu kiến thức ( Một đoạn trong Cung oán ngâm khúc của NGT
- Hướng dẫn HS tìm hiểu luật thơ các thể thơ ngũ ngôn Đường luật.
- Yêu cầu quan sát ngữ liệu , nêu nhận xét hình thành kiến thức.
- Hướng dẫn Hs quan sát ngữ liệu SGK và ngữ liệu khác ( một bài thơ tứ tuyệt của Lí Bạch hoặc HCM ), nhận ra các nguyên tắc của luật thơ
- Hướng dẫn HS tìm hiểu luật thơ của thể thơ TNBCĐL ( Như trên)
- Đưa ngữ liệu : Bài thơ Thương vợ của Tú Xương
Hoạt đông 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu thi luật các thể thơ hiện đai
- GV giới thiệu đôi nét về Phong trào Thơ mới và những cách tân của thơ hiện đại
- Chọn 1 ngữ liệu trong các bài thơ hiện đại ở phần đọc hiểu trong chương trình văn 11
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập khắc sâu kiến thức cũng như kĩ năng vận dụng kiến thức 
-HS đọc SGK
- Nêu ngắn gọn lí thuyết dựa theo SGK
-Hs quan sát đoạn thơ của Thâm Tâm, nhận xét : Thanh điệu, vần, ngắt nhịp...
HS theo dõi và ghi vở nội dung
HS quan sát ngữ liệu : 
“ Cậy em, em có chịu lời, ...Xót tình máu mủ thay lời nước non...” ( Truyện Kiều- ND)
HS làm việc cá nhân và trả lời kết quả.
- Lớp trao đổi, góp ý hoàn thiện
- Hs quan sát ngữ liệu SGK, nhận ra các đặc điểm của thể thơ qua phần nhận xét.
- Vận dụng hiểu biết từ ví dụ trong SGK, phân tích ngữ liệu do GV nêu:
“Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,
Đêm năm canh trông ngóng lần lần.
Khoảnh làm chi bấy chúa xuân!
Chơi hoa cho rữa nhuỵ dần lại thôi...”
HS quan sát ví dụ SGK, nhận xét các phương diện
- HS đọc ngữ liệu, đối chiếu phần nhận xét của SGK, vận dụng vào việc nhận biết các quy tắc đó thể hiện trong các ngữ liệu khác 
HS đọc hiểu ngữ liệu trong SGK, vận dụng phân tích các đặc điểm luật thơ thể hiện ở bài Thương vợ:
 1/ B B B T T B B
 2/ B T B B T T B
 3/ T T B B B T T
 4/ B B T T T B b
 5/ T B B T b B T
 6/ B T B b T t b
 7/ B T T B B T T
 8/ T B B T T B B 
-HS theo dõi , chú ý các đặc điểm của thơ hiện đại.
- phân tích đặc điểm thơ hiện đại qua ngữ liệu:
“Em không nghe mùa thu.
Dưới trăng mờ thổn thức.
Em không nghe rạo rực .
Hình ảnh kẻ chinh phu 
Trong lòng người cô phụ...”
-Hs theo dõi các bài tập , thảo luận theo nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập, đại diện trình bày.
- Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung
I/ Khái quát về luật thơ:
 1.Khái niệm: Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp...trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.
Ví dụ: Luật thơ lục bát, thơ song thất lục bát...
Phân nhóm các thể thơ Việt Nam:
- Nhóm 1: Các thể thơ dân tộc gồmThể thơ lục bát, song thất lục bát, thơ hát nói.
- Nhóm2 : Các thể thơ Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú
- Nhóm 3: Các thể thơ hiện đại: Thơ 5 tiếng, bảy tiếng, tâm tiếng, thơ tự do, hỗn hợp, thơ văn xuôi...
 3. Vai trò của Tiếng trong việc hình thành luật thơ:
+ Tiếng trong Tiếng Viêt: 
Xét về ngữ âm: Mỗi tiếng là một âm tiết.
Xét về ngữ nghĩa: Nhìn chung tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
Xét về ngữ pháp: Tiếng thường là một từ.
+ Tiếng trong hình thành luật thơ::
Tiếng là căn cứ để xác định các thể thơ. ( Thơ lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn...)
Tiếng là căn cứ đẻ xác định cách hiệp vần của bài thơ ( Vần chân, vần lưng, vần ôm, gián cách...vần bằng vần trắc...)
Thanh của tiếng tạo nên nhạc điệu thơ, nhịp thơ ( Phối thanh, ngắt nhịp)
=> Như vậy số tiếng và đặc điểm của tiếng là những nhân tố cấu thành luật thơ.
II/ Một số thể thơ truyền thống:
 1. Thơ lục bát:
- Số tiếng: Mỗi cặp lục bát có 2 dòng : Dòng lục(6 tiếng) và dòng bát( 8 tiếng)
- Hiệp vần: Vần chân và vần lưng.
- Ngắt nhịp: Nhịp chẵn 2/2/2 
- Hài thanh:Có sự đối xứng luân phiên B-T-B ở các tiếng thư 2,4,6 trong dòng thơ; đối lập âm vực trầm bỗng ở tiếng thư 6 và thư 8 dòng bát
 2.Thơ song thất lục bát
- Số tiếng: Cặp song thất ( 7 tiếng) và cặp lục bát (6,8 Tiếng) luân phiên kế tiếp trong bài 
- Hiệp vần: ( lọc- mọc, buồn- khôn)
 . Cặp song thất có vần trắc
 . Cặp lục bát có vần bằng.
 . Giữa cặp sông thất và cặp lục bát có vần liền ( non- buồn )
- Hài thanh: Cặp song thất có thể lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, nhưng không bắt buộc. Cặp lục bát có sự đối xứng B-T chặt chẽ như ở thể lục bát
- Ngắt nhịp: Nhịp ¾ ở câu thất và nhịp 2/2/2 ở câu lục bát.
 3. Các thể thơ ngũ ngôn Đường luật:
- Có 2 thể chính: Ngũ ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn bát cú
- Số tiếng 5 hoặc 8, có 4 hoặc 8 dòng 
- Gieo vần : Vần chân, độc vận.
- Ngắt nhịp : Lẻ 2/3
- Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc B-B, T-T ở tiếng thứ 2 và 4
 4. Các thể thơ thất ngôn Đường luật: 
- Có 2 thể chính: Thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú Đường luật.
a/ Thất ngôn tứ tuyệt: 
Số tiếng: 7 tiếng/ 4 dòng
- Vần: Vần chân, độc vận, vần cách
 Nhịp 4/3
Hài thanh: Mô hình SGK
b/ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật:
Số tiếng: 7 tiếng/ 8 dòng ( 4 phần: Đề, thực, luận, kết)

File đính kèm:

  • docGiao_an_Ngu_van_12_Hoc_Ki_I.doc