Giáo án Ngữ văn 12 - Bố cục bài văn

Đây là cách mở bài gián tiếp, mượn cớ phê bình người vẽ bìa sách mà nêu lên những vấn đề cốt lõi của bài viết: chủ đề, thế giới nhân vật và phong cách nghệ thuật của tập truyện Hoa và thép của Bùi Hiển.

Trong bài Quang Dũng, người thơ , tôi mở đầu bằng cách dẫn lời hai nhà văn Nguyễn Tuân và Nguyên Hồng: "Nguyễn Tuân có lần nói: "Tôi thích hai chữ thi nhân, chứ không thích hai chữ thi sĩ. Thi sĩ chỉ là anh có nghề làm thơ. Còn thi nhân là ngưòi thơ. Cái đẹp, cái sang, chất thơ ở ngay trong bản chất của nhân cách".

Nguyên Hồng thì lại nói với tôi thế này: "Thầy giáo cứ để ý mà xem, mấy thằng văn xuôi chúng tôi đều dại dột cả cho nên cứ vấp luôn. Còn mấy anh làm thơ thì anh nào cũng khôn ngoan cả".

Ý kiến Nguyên Hồng thoạt nghe tưởng như cố tình nói ngược. Thế mà ngẫm ra thấy cũng đúng. Nhưng có lẽ chỉ đúng một nửa. Có những thi sĩ quả là khôn ngoan quá quắt lắm. Nhưng cũng có những người lại chân thật như là trẻ con. Chân thật đến mức có thể gọi là dại dột. Vì họ là thi nhân, là người thơ. Quang Dũng là một người như thế [2].

Đây là bài tôi dựng chân dung Quang Dũng. Tôi cho rằng bản chất con người và tài năng của Quang Dũng xét đến cùng cũng là ở hai chữ chân thật. Vấn đề đặt ra và giải quyết trong bài viết là như thế. Nhưng để khắc sâu ấn tượng và để làm sáng giá cái chân thật rất mực của Quang Dũng, tôi phải mượn hai chữ thi nhân rất sang của Nguyễn Tuân, đồng thời phân biệt Quang Dũng với vô số những người làm thơ khôn ngoan róc đời chỉ đáng gọi là thi sĩ theo nhận xét độc đáo của Nguyên Hồng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2814 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Bố cục bài văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 là cổ điển nhất: quan điểm sáng tác; quá trình sáng tác; phong cách nghệ thuật. Suy nghĩ về văn học nước ta thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến 1945, tôi rút ra ba đặc điểm sau đây cho là đẹp nhất:
1. Nền văn học được hiện đại hóa
2. Tốc độ phát triển hết sức mau lẹ
3. Nền văn học phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, trào lưu, trường phái khác nhau...
Điểm 1 là nói diện mạo; điểm 2, nói tốc độ phát triển; điểm 3, nói cấu trúc của nền văn học.
Tìm hiểu thời kỳ văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975, tôi cũng thấy ba đặc điểm sau đây thể hiện tính khái quát tổng hợp cao nhất.
1. Phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu.
2. Hướng về đại chúng, trước hết là công nông binh.
3. Chủ yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn.
Điểm 1 nói mục đích; điểm 2 nói đối tượng; điểm 3 nói thi pháp.
Tất nhiên cũng có trường hợp tôi không sao khái quát được nội dung bài viết của mình thành 3 luận điểm. Ở những trường hợp như thế, dù bài văn cuối cùng phải viết ra với 4, 5 hay 6 luận điểm ở thân bài, tôi thực tình vẫn không hài lòng lắm. Vì thế tôi rất vui, khi khái quát tư tưởng mỹ học của Bác Hồ (qua sáng tác thơ nghệ thuật) thành 3 điểm:
1. Cuộc sống của nhân dân trong cõi đời trần tục, trần thế này là đẹp nhất.
2. Như sự sống, cái đẹp không máy móc, chết cứng. Nó luôn luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
3. Cái đẹp là sự kết hợp hài hòa cái cổ điển, cái truyền thống và cái hiện đại, thời đại, từ nội dung đến hình thức, từ tư tưởng đến nghệ thuật.
Về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám, tôi xác định 3 điểm là 3 khía cạnh thể hiện cái ngông của nhà văn này:
1. Tiếp cận sự vật nghiêng về phương diện văn hóa, nghệ thuật, phương diện thẩm mỹ; tiếp cận con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ.
2. Quan niệm cái đẹp là những hiện tượng đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ.
3. Sở trường về thể văn "độc tấu" (tức tùy bút) với nhân vật "tôi" phóng túng, độc đáo, tài hoa.
Về thơ Xuân Diệu, tôi khái quát thành 3 điểm, thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời của thi sĩ:
1. Khẳng định cái tôi cá nhân trong quan hệ gắn bó với đời.
2. Đưa tình yêu thật sự là tình yêu vào thơ ca Việt Nam.
3. Thực hiện một cách tân táo bạo về thi pháp: coi con người giữa tuổi trẻ và tình yêu là chuẩn mực của cái đẹp.
Nam Cao là nhà văn luôn luôn băn khuăn về vấn đề nhân phẩm, nhân tính của con người trong xã hội cũ bị hủy hoại vì miếng cơm manh áo và vì cái chất "hèn" đã thấm sâu vào trong máu của những thân phận nô lệ. Muốn nắm được tư tưởng ấy của Nam Cao, phải hiểu thế nào là nhân phẩm, nhân tính trong quan niệm của nhà văn. Qua tìm hiểu các tác phẩm của nhà văn, đặc biệt là qua hai tác phẩm Sống mòn và Đời thừa, tôi quy quan niệm về nhân tính, nhân phẩm của Nam Cao vào 3 điểm:
1. Phải có một lý tưởng xã hội cao cả
2. Phải có tình đồng loại.
3. Phải có trí thức, có văn hóa để có thể sống một cách có ý thức và để hưởng cái hạnh phúc rất trí tuệ của con người là biết thưởng thức vẻ đẹp của văn chương nghệ thuật.
Tóm lại, viết một bài văn, thành hay bại, chủ yếu do phần thân bài quyết định. Chuẩn bị viết một bài văn, trước hết là chuẩn bị nội dung cái thân bài ấy. Sau khi đã tìm được một khối lượng ý tự cho là đủ để chứa đầy phần thân bài, thì công việc quyết định nhất là tổ chức các ý lớn hay nhỏ, chính hay phụ đó lại thành những luận điểm có tính đồng đẳng, đồng hạng. Bố cục của phần thân bài văn là sự sắp xếp các ý đó theo một trật tự lô gic chặt chẽ. Nếu đạt được 3 ý, 3 phần là đẹp nhất. Vũ trụ có "tam tài" - "Thiên - địa - nhân", Phật có tam bảo, đạo Kitô có chúa ba ngôi. Tam vị nhất thể. Con số ba vẫn là sự khái quát thế giới chặt chẽ nhất, hoàn hảo nhất.
2) Mở đầu
Đối với văn nghị luận thì mở đầu tức là đặt ra vấn đề mà bài văn sẽ bàn bạc và giải quyết. Điều này không khó khăn gì lắm đối với người học trò khi viết một bài tập làm văn. Vì vấn đề đã có sẵn ở đề bài rồi. Nhưng đối với người nghiên cứu, phê bình văn học thì đây lại là vấn đề khó. Bởi vì đặt vấn đề là phát hiện ra một khoảng trống nào đó mà khoa học chưa bù lấp được. Chẳng những phát hiện mà còn giải quyết được nữa - bài văn ra đời chính là vì mục đích ấy.
Cho nên đối với một bài tiểu luận, phê bình văn học, mở đầu hay nhất, hấp dẫn nhất, là đặt ra được một vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa sâu sắc và hấp dẫn. Mở đầu hay hay không, điều quyết định là vấn đề đặt ra có hay hay không.
Nhưng thôi, trong phạm vi bài này, không bàn sâu vào công việc của nhà nghiên cứu, chỉ xin nêu lên một số kinh nghiệm về cách đặt vấn đề hay cách mở đầu một bài văn.
Trong bài phê bình tập truyện ngắn Hoa và thép của Bùi Hiển, tôi mở đầu bằng cách phê phán cách trình bày cái bìa của tác phẩm:
"Người trình bày cái bìa sách cho Bùi Hiển có lẽ chưa đọc kỹ những truyện của anh. Màu sắc xanh đỏ tươi quá, có phần hơi sặc sỡ. Bút pháp Bùi Hiển không phải như vậy. Đúng là anh có nói đến hoa - từ đầu đến cuối toàn là thép và hoa. Nhưng đâu phải hoa hường, hoa cúc (..) phô trương rực rỡ. Anh chỉ thích hoa ngâu, hoa sói "hữu hương vô sắc" (...) Những nhân vật của Bùi Hiển đúng là như thế: hoa và thép của tâm hồn bao giờ cũng ẩn kín (...) Anh chọn toàn những con người bình thường, thậm chí có vẻ tầm thường nữa để tìm hiểu, thăm dò. Ở truyện này, anh phát hiện ra hoa và thép ở một anh chàng bề ngoài dường như hết sức xa lạ đối với hoa và thép (Cái mũ) ở truyện kia, anh lại tìm ra thép ở những cô gái tưởng chừng sinh ra chỉ để là hoa (Những đêm, Nhớ về một mùa thị chín...), ở truyện khác, trái lại, anh lại khám phá ra hoa ở một conngười mà dáng vóc, tướng mạo khiến người ta cứ lầm tưởng chỉ có thể là thép (Hai giọt nước mắt của tiểu đội trưởng Bích Hường)...[1]
Đây là cách mở bài gián tiếp, mượn cớ phê bình người vẽ bìa sách mà nêu lên những vấn đề cốt lõi của bài viết: chủ đề, thế giới nhân vật và phong cách nghệ thuật của tập truyện Hoa và thép của Bùi Hiển.
Trong bài Quang Dũng, người thơ , tôi mở đầu bằng cách dẫn lời hai nhà văn Nguyễn Tuân và Nguyên Hồng: "Nguyễn Tuân có lần nói: "Tôi thích hai chữ thi nhân, chứ không thích hai chữ thi sĩ. Thi sĩ chỉ là anh có nghề làm thơ. Còn thi nhân là ngưòi thơ. Cái đẹp, cái sang, chất thơ ở ngay trong bản chất của nhân cách".
Nguyên Hồng thì lại nói với tôi thế này: "Thầy giáo cứ để ý mà xem, mấy thằng văn xuôi chúng tôi đều dại dột cả cho nên cứ vấp luôn. Còn mấy anh làm thơ thì anh nào cũng khôn ngoan cả".
Ý kiến Nguyên Hồng thoạt nghe tưởng như cố tình nói ngược. Thế mà ngẫm ra thấy cũng đúng. Nhưng có lẽ chỉ đúng một nửa. Có những thi sĩ quả là khôn ngoan quá quắt lắm. Nhưng cũng có những người lại chân thật như là trẻ con. Chân thật đến mức có thể gọi là dại dột. Vì họ là thi nhân, là người thơ. Quang Dũng là một người như thế [2].
Đây là bài tôi dựng chân dung Quang Dũng. Tôi cho rằng bản chất con người và tài năng của Quang Dũng xét đến cùng cũng là ở hai chữ chân thật. Vấn đề đặt ra và giải quyết trong bài viết là như thế. Nhưng để khắc sâu ấn tượng và để làm sáng giá cái chân thật rất mực của Quang Dũng, tôi phải mượn hai chữ thi nhân rất sang của Nguyễn Tuân, đồng thời phân biệt Quang Dũng với vô số những người làm thơ khôn ngoan róc đời chỉ đáng gọi là thi sĩ theo nhận xét độc đáo của Nguyên Hồng.
Trong bài dựng chân dung Nguyên Ngọc, tôi lại mở đầu bằng tự so sánh mình với tác giả Đất nước đứng lên, Rừng Xà nu mà tôi cho là một tâm hồn rất lãng mạn. Tôi tự nhận là một người bình thường khác với Nguyên Ngọc là con người của lý tưởng.
"Tôi quen Nguyên Ngọc đã lâu, dễ đến hai chục năm. Tính anh phóng khoáng, bia rượu khá. Chúng tôi bia bọt với nhau đã nhiều lần (...) ấy thế mà không hiểu sao tôi cứ cảm thấy giữa anh và tôi có một cái gì như vẫn có một khoảng cách (...) Có lẽ vì anh theo đuổi một cái gì đó rất cao, nên có những nguyên tắc sống rất nghiêm. Còn tôi thì sống thế nào cũng xong. Có phần dễ dãi với mình và cũng dễ mềm lòng trước những lời nói khéo, nói ngọt tuy biết rằng chưa hẳn đã là chân thật. Nghĩa là sống thiếu nguyên tắc. Cái yêu, cái ghét của anh thì khác, phân minh lắm và không dễ thay đổi, lắm lúc dường như là cố chấp. Vừa rồi Ban chấp hành Hội nhà văn cấp cho anh mấy triệu gọi là tiền bồi dưỡng sáng tác. Anh không nhận. Viết gì đã có nhuận bút, còn tiền kia là của nhân dân, anh nghĩ thế và dứt khoát từ chối. Tôi thì tôi nhận ngay và tiêu luôn. Đấy cái gọi là khoảng cách giưã tôi và anh là ở đấy chăng?"[3].
Đặt vấn đề như thế vừa nêu được chỗ hay của Nguyên Ngọc, vừa nói được chỗ dở của anh (cố chấp). Nhưng nói chung là ngợi ca chất lý tưởng, chất lãng mạn của con người này trong tương quan so sánh với chỗ "tầm thường" của mình. Mở bài như thế thì ai có thể chê trách được! Rất khiêm tốn mà!
Nói chung mở đầu các bài viết, tôi đặc biệt chú ý đến việc tìm cho mình một cái giọng thích hợp và khơi gợi một không khí thích hợp. Viết về Hồ Chủ Tịch, tất nhiên phải có giọng trang nghiêm thành kính:
"Người xưa thường nói, văn chương của những bậc lấy việc hành đạo, cứu đời làm mục đích, tất cũng rộng lớn, phong phú như cuộc đời. Đó không phải là thứ nghệ thuật của bồn hoa, chậu cảnh, mà là vẻ đẹp của đồng xanh nghìn mẫu, nước bạc muôn trùng, phong cách văn thơ Hồ Chủ Tịch là như thế" (Bác sống như trời đất của ta)
Nhưng viết về thơ Trần Đăng Khoa thì lại phải chuyển sang giọng khác. Cũng là ca ngợi, nhưng ngợi ca một cậu bé (lúc này Khoa mới 15,16 tuổi):
"Đã lâu tôi không đọc thơ Khoa, cũng không được gặp Khoa, thành ra tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy em viết như thế này về chị Mạc Thị Bưởi;
Cô bỗng thấy hiện lên
Giọng đồng chí bí thư huyện ủy trang nghiêm:
- Trên các chiến trường
Giặc Pháp đang bị động..."
Hay về thằng Tây đồn Coóc:
Ồ nhỉ? Có sao đâu
Lòng hắn hiu hiu nghĩ về nước Pháp
Mẹ hắn thương con, mái đầu sớm bạc
Vợ hắn nhớ chồng, mắt biếc nước sông Ranh...
Thế là Khoa đã lớn thật rồi! Mới ngày nào còn sửng sốt về tài thơ của em bé tám, chín tuổi. Bây giờ em đã nói toàn những chuyện người lớn, chuyện chính trị, chuyện thời đại, lại còn bàn luận triết lý nữa. Mà ai bảo không đường hoàng, chững chạc! ("Khúc hát người anh hùng" hay "tiếng hát quê hương")[4].
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tôi rất yêu quý. Khi anh ốm, tôi có đến thăm anh mấy lần. Được tin anh mất, tôi vô cùng thương tiếc. Tạp chí Văn nghệ Quân đội bảo tôi viết một bài về anh. ấy là bài "Những ngày cuối cùng gặp Nguyễn Minh Châu". Mở đầu bài viết tôi gợi lại những kỷ niệm với Nguyễn Minh Châu trong những ngày cuối của anh, tất nhiên với giọng thương tiếc đau đớn:
"Vài năm lại đây tôi hay đến Nguyễn Minh Châu. Vì anh dễ tính và vui chuyện. Nơi anh ở lại thuận đường tôi đi từ Hà Nội về nhà. Mới mùng ba Tết vừa rồi, tôi đến anh, hai anh em ngồi nói chuyện sôi nổi về thời sự văn học, thế mà bây giờ! Cuộc sống chúng ta sao có lắm cái đau đớn làm vậy! Thời gian anh vào Nam chữa bệnh, tôi không đến thăm anh được. Nhưng từ khi anh trở lại Hà Nội, lúc ở Bạch Mai, lúc ở 108, tôi đến anh luôn. Trước cái chết của một nhà văn, người ta thường nghĩ đến sự bất tử của người cầm bút. Ôi thời gian, thời gian sẽ vùi lấp tất cả nếu như người nằm xuống không để lại chút gì trong lòng người. Mà có được một chút gì như thế thật khó vậy thay!"[5].
Thương xót người thân qua đời, người ta thường kể lể. Tôi tự nhiên cũng có giọng kể lể. Trước cái chết người ta thường nghĩ đến thời gian sẽ xóa đi tất cả và đặt vấn đề: người chết liệu còn để lại cái gì có thể thắng được thời gian? Tôi cũng nghĩ như thế trước cái chết của Nguyễn Minh Châu. Lời mở đầu đến với tôi một cách tự nhiên theo quy luật tình cảm của mình, không hề có sự bố trí sắp đặt gì.
NĐM
( Còn nữa)
[1] Nhà văn tư tưởng và phong cách. Nxb tác phẩm mới - 1979,
[2] Nhà văn Việt Nam hiện đại - Chân dung và phong cách (Sách đã dẫn)
[3] Nhà văn Việt Nam hiện đại: Chân dung và phong cách (Sách đã dẫn)
[4] Nhà văn, tư tưởng và phong cách (Sách đã dẫn)
[5] Nhà văn, tư tưởng và phong cách (Sách đã dẫn)
3. Kết luận
Đối với mỗi bài văn, tôi bao giờ cũng chú ý gia công vào lời kết luận sao cho có dư ba. Như âm hưởng ngân nga của tiếng chuông, lời kết luận phải gây được cảm xúc bồi hồi và gợi được những cảm nghĩ mông lung không dứt trong tâm trí độc gỉa khi đọc xong câu cuối cùng của bài văn. Lời hết ý mà ý cũng hết là kết luận không hay. Lời hết mà ý không cùng mới là lời kết có nghệ thuật.
Kết thúc bài Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng tôi nói đến cái cá tính dễ xúc động, dễ khóc của nhà văn:
"Nguyên Hồng là con người rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy như thế. Khóc khi nhắc đến nỗi khổ của con người trong xã hội cũ. Khóc khi nghĩ đến công ơn của cách mạng. Khóc khi ôn lại những kỷ niệm thắm thiết của mình với bạn bè, đồng chí. Khóc cả khi kể lại nỗi bất hạnh của những nhân vật do chính mình sáng tạo ra (...)" Nguyên Hồng đã sống hơn 60 năm, đã viết hơn 40 năm, ai biết được ông đã đổ ra bao nhiêu nước mắt cho đời và cho nghệ thuật? Bây giờ nằm dưới ba thước đất, nguồn nước mắt ấy có bao giờ khô cạn được chăng?"
Lời kết luận một mặt phải thực hiện chức năng thâu tóm lại nội dung cơ bản của thân bài, mặt khác phải tạo được dư ba trong lòng người đọc. Thâu tóm nội dung không phải là lặp lại đúng lời văn trong nội dung mà phải dùng một hình thức khác. Còn tạo dư ba thì phải phù hợp với nội dung của bài viết. ở bài Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng thì dư ba phải là gợi tình xót thương, nhớ tiếc bồi hồi đối với nhà văn yêu quý vừa vĩnh biệt chúng ta. Chọn vào cái cá tính "dễ khóc" của Nguyên Hồng, tôi cho là rất đích đáng.
Trong bài Lại đọc "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân, nhân phân tích vẻ đẹp của nhân vật quản ngục thể hiện ở thái độ ngưỡng mộ đến mức sùng kính đối với Huấn Cao, tôi chọn một lối kết luận gợi ở người đọc những suy ngẫm rộng ra về cái sang, cái hèn, cái cao cả đê tiện của con người ta trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương ở trên đời:
"Cái cử chỉ đẹp nhất, cảm động nhất của nhân vật này (tức viên quản ngục) lại chính là cái cử chỉ khúm núm trước người tử tù cái đêm Huấn Cao cho chữ trong nhà ngục (...) Có những cái cúi đầu làm cho con người ta trở nên hèn hạ, có những cái vái lạy làm cho con người bỗng trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn. Đấy là cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.
Chính Cao Chu Thần, nguyên mẫu của nhân vật Huấn Cao trong "Chữ người tử tù", có một câu thơ thật đẹp, thật sang:
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
(Một đời chỉ biết cúi đầu vái lạy mai hoa)
Cái cúi đầu của thầy quản ngục vái lạy Huấn Cao chính là cái cúi đầu của Cao Bá Quát trước hoa mai vậy"[1].
Cái gọi là dư ba của lời kết ở đây chính là gợi mở những ngẫm nghĩ về nhân cách con ngưòi như nói ở trên, cùng một lúc với sự thâu tóm lại - thâu tóm không phải bằng sự lặp lại mà bằng một hình ảnh mới mẻ hấp dẫn: Vẻ đẹp của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục vốn là nội dung cơ bản của bài viết.
Nói chung đối với những cây bút lớn vừa qua đời thì để tỏ lòng yêu quý ông ta, không gì hơn là nói đến sự bất tử của sự nghiệp ông ta. Trong bài viết về Xuân Diệu tôi đã kết thúc bằng cái ý ấy, tất nhiên phải tìm một cách diễn đạt mới mẻ và cảm động, lại có ý nghĩa tổng kết cuộc đời của nhà thơ - vì đây là lời kết luận:
"Thế Lữ đã đánh giá cao tài năng nghệ thuật của Xuân Diệu (...) Nhưng thực ra, điểm xuất phát của Xuân Diệu đâu phải là chuyện tài. Cũng chẳng phải là chuyện thơ văn. Cao hơn nhà thơ, cao hơn nhà nghệ sĩ là một trái tim hồng muốn đập mãi với cuộc đời này, một linh hồn chân thành và rộng mở muốn sống mãi với cõi đời bất diệt này. Vì thế mà Xuân Diệu đã tìm đến với thơ văn như tìm thấy một lẽ sống.
Cuối tập "Gửi hương cho gió", ông có một bài thơ lấy tên Tình mai sau bắt nguồn từ một ý thơ trong Truyện Kiều:
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Xưa kia Thúy Kiều, nghĩ đến lúc quyên sinh, đã để lại cho em và chàng Kim những vật thiêng để gọi hồn mình: "Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa". Ngày nay những vật thiêng Xuân Diệu để lại cho chúng ta là những vần thơ, những áng văn sôi nổi tình yêu, chan chứa tình đời:
Nếu trang sách có động mình tuyết bạch
ấy là tôi dào dạt với âm thanh
(...) Thơ tôi đó gió lùa đem tỏa khắp
Và lòng tôi mời mọc bạn chia nhau...
Như vậy là trong cuộc quyết đấu với cái chết, cuối cùng nhà thơ đã chiến thắng"[2].
Trong nhiều trường hợp tôi kết luận bằng một câu hỏi, khêu gợi sự suy nghĩ cho độc giả khi đọc hết câu cuối cùng:
Bài về Tô Hoài:
"Được sống với mọi người bình thường, được sống như một người bình thường, đó là hạnh phúc thiết thực nhất.
Được viết về những người bình thường, được tìm tòi khám phá con người ở phương diện người thường, trong sinh hoạt đời thường; đó là, văn chương nhân tình, nhân bản nhất.
Triết lý sống của Tô Hoài, quan niệm nghệ thuật của Tô Hoài là như thế chăng?"[3].
Bài viết về cái "Sướng" của Nguyễn Tuân
"Đúng, Nguyễn Tuân là người sướng nhất.
Sướng vì chẳng cần chiều ai, chỉ chiều mình, tính khí kiêu ngạo, nhiều khi rất khoảnh, vậy mà vẫn được quý trọng. Có lẽ liên tài là một đặc điểm của nhân tính chăng?"
Bài về Quang Dũng:
"Có lẽ cái gốc lớn nhất của tài năng Quang Dũng là ở đó chăng: Chân thật rất mực với lòng mình. Chân thật té ra là cả một bản lĩnh lớn lắm. Cho nên thơ cứ trong suốt mà gợi bao cảm nghĩ bồi hồi:
Mẹ đã chiều em như gái nhỏ
Thềm cao em bước mắt tươi cười
... Có những vợ chồng
Không là trăm năm
... Bỏ em, anh đi
Đường hai mươi năm
Dài bao chia ly...
Quang Dũng bây giờ anh đang ở đâu? Hồn thi nhân đang lang thang nơi đâu? Hẳn anh đang du ngoạn thảnh thơi giữa trời mây non nước xứ Đoài yêu dấu của anh. Bởi vì xưa kia anh từng ao ước như thế:
Bao giờ trở lại đồng Buông Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo chiều khuya khuắt thổi đêm trăng..."
Trong bài Nguyễn Tuân viết yêu ngôn, tôi muốn trong lời kết luận, khẳng định cái tài đặc biệt viết về ma quỷ của Nguyễn Tuân. Nhưng tôi không muốn ca tụng một cách lộ liễu, nên mượn một câu chuyện của Kim Lân kể về Nguyễn Tuân. Và cũng kết thúc bằng một câu hỏi:
"Gần đây nhà văn Kim Lân có cho tôi biết hiện tượng đặc biệt này ở Nguyễn Tuân: có một lần Kim Lân và Nguyễn Tuân cùng đi một chuyến công tác ở nước ngoài. Đến một nước bạn kia thuộc vùng Đông Âu, hai ông được xếp ở cùng khách sạn, mỗi người một buồng riêng rất đàng hoàng. Nhưng Nguyễn Tuân lại mang hành lý sang phòng Kim Lân đề nghị ở chung. Và đêm nào cũng vậy, Kim Lân bị đánh thức dậy vì Nguyễn Tuân bật đèn sáng, ăn mặc chỉnh tề, xếp quần áo đồ đạc vào va li, uống cạn một ly rượu rồi đi lại lộp cộp trong phòng y như sắp sửa lên đường vậy. Nhưng thực ra ông chẳng đi đâu cả. Vì sau đó lại cởi quần áo, thu dọn mọi thứ và đi ngủ. Kim Lân rất bực vì bị quấy nhiễu không sao ngủ được. Và ông không hiểu tại sao Nguyễn Tuân lại như thế. Giá một đêm như thế thì bảo là khó ngủ. Nhưng đêm nào cũng thế. Vả lại khó ngủ tại sao phải ăn mặc cẩn thận và sửa soạn hành lý làm gì? Cho đến nay, Kim Lân vẫn chưa tìm được câu trả lời cho câu hỏi ấy của mình. Ông hạ giọng nói với tôi: "Này Nguyễn Tuân thế mà lại là tay sợ ma nhé! Hay ông ta cũng là ma! Ma nên mới sợ ma. Ma nên mới viết về ma giỏi như thế chứ?"
Chả lẽ lại đúng như vậy sao?"[4]
Tôi rất lấy làm đắc ý về cái kết luận này. Vừa vui, vừa đạt được ý khen, mà kín đáo, không nịnh bợ, vừa tạo được một cái gì bâng khuâng trước một hiện tượng hư hư thực thực...
Nói về chuyện kết luận thì có trăm nghìn sách. Nhưng cách nào thì cách, đều phải cố thực hiện được hai chức năng:
- Thâu tóm nội dung bài bằng một hình thức mới mẻ, ngắn gọn, hấp dẫn.
- Tạo được dư ba trong tâm tư tình cảm của người đọc.
Nhưng xét cho cùng, muốn đạt được hiệu quả đó phải chân thật, chân thật, chân thật. Tài khéo đến đâu mà không chân thật cũng vất đi, có khi lại gây "phản cảm" nữa là khác.
Muốn gợi suy nghĩ cho người đọc thì bản thân mình cũng phải suy nghĩ thật sự. Muốn gây cảm xúc bồi hồi thì mình cũng phải dạt dào cảm xúc. Có một anh bạn dạy cổ văn ở Đại học Sư phạm Hà Nội, nói với tôi: đọc lời kết bài Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng của anh đăng trên báo Nhân dân, tôi chảy nước mắt. Vâng, đúng là khi viết những dòng ấy tôi cũng đã chảy nước mắt.
Bố cục bài văn giống như bộ xương con người vậy. Không có

File đính kèm:

  • docBO CUC BAI VAN HAY.doc
Giáo án liên quan