Giáo án Ngữ văn 11 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Huyền Trang

- Gió, mây, sông n¬ước, hoa được nhân cách hoá để nói tâm trạng.

- Cái ngược đường của gió, mây gợi sự chia ly đôi ngả -> nỗi đau thân phận xa cách, chia lìa.

- Không gian trống vắng, thời gian như ng¬ừng lại, cảnh vật hờ hững với con người.

- Hai câu thơ cuối gợi ra một không gian tràn ngập ánh trăng: Một con thuyền đầy trăng, một dòng sông trăng gợi lên một thế giới huyền ảo.Ánh trăng là biểu tượng cho cái đẹp, cho sự mơ ước.Đó là cái đẹp và sự mơ ước mà thi sĩ không bao giờ có thể nắm bắt được.

+ Câu hỏi tu từ ẩn chứa một nỗi mong chờ tha thiết, day dứt, khắt khoải, hi vọng về một sự gặp gỡ,đoàn tụ nhưng xa vời , mông lung.

TK; Cảnh vật thiên nhiên ở khổ thơ thứ 2 nhuốm màu tâm trạng của nhà thơ: đó là một tâm hồn trĩu nặng u buồn,khắc khoải vô vọng. Mặc dù vậy ta vẫn thấy nhà thơ mở rộng lòng mình để đón nhận vẻ đẹp huyền ảo của thiên nhiên, vẫn hi vọng về một sự đoàn tụ với cảnh cũ người xưa.

 

doc17 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Huyền Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à ảo
- Năng lực hợp tác trao đổi thảo luận về nội dung trong bài thơ.
- Năng lực vận dụng những kiến thức về bài thơ để có khả năng vận dụng trong quá trình làm văn nghị luận.
b.Mô tả các năng lực cần phát triển
Nội dung chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
ĐÂY THÔN VĨ DẠ - Hàn Mặc Tử
- Biết được cuộc đời , sự nghiệp văn học và phong cách nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử
- Hoàn cảnh sáng tác, vị trí của bài thơ.
- Xác định thể thơ
- Hiểu được nội dung chính của bài thơ và các đoạn thơ.
- Giải thích được các hình ảnh,ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ.
- Phân tích được nội dung của các khổ thơ để thấy được đẹp thơ mộng , đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn , cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên , yêu sự sống .
- Hiểu được phong cách nghệ thuật thở Hàn Mặc Tử thông qua bài thơ.
-Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của từng khổ thơ
- Phát hiện ra những chi tiết nghệ thuật đắc sắc trong bài thơ để thấy được: một tâm hồn thơ luôn quằn quại yêu , đau ; trí tưởng tượng phong phú ; hình ảnh thơ có sự hoà quyện giữa thực và ảo.
 Viết được một bài văn nghị luận về cảnh và tình trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
II .CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
 1-Giáo viên:
- SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu thao khảo.
- Tranh chân dung Hàn Mặc Tử; một số tranh về xứ Huế
2-Học sinh: câu hỏi chuẩn bị bài; bảng phụ để thảo luận
III:HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổ định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
 -Câu hỏi: đọc và phân tích khổ 1 bài thơ Tràng Giang ?
 -Đáp án: dựa vào mục 1 / II trong giáo án.
3. Bài mới : Đây thôn Vĩ Dạ 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
 NÔI DUNG CẦN ĐẠT 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu Tiểu dẫn (10 P)
- HS xem tranh chân dung tác giả 
- GV gọi HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK và rút ra những điểm cơ bản về tác giả Hàn Mặc Tử như : quê quán , cuộc đời , đóng góp , tác phẩm 
- HS trả lời
- GV nhận xét , bổ sung và chốt lại các ý chính 
- Gv yêu cầu Hs xác định xuất xứ bài thơ
Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản .
- GV gọi HS đọc văn bản , gợi ý cách đọc : giọng nhẹ nhàng , trầm lắng , buồn buồn.
- GV cho HS trao đổi, thảo luận các câu hỏi sau: 
+ Biện pháp nghệ thuật trong câu thơ đầu?
+ Cảnh thôn Vĩ hiện lên như thế nào?Qua những biện pháp nghệ thuật gì?
+ Người thôn Vĩ được TG miêu tả ra sao?
+ Tâm trạng của nhà thơ ntn?
+ Khái quát khổ thơ 1?
 - HS 4 tổ thảo luận 10 phút, hết thời gian tổ nào xong nhanh nhất cử địa diện trả lời.Các tổ còn lại nhận xét, bổ sung.
 - GV chốt lại ý chính về nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 1 
- GV gọi HS đọc lại khổ thơ 2 và thảo luận câu hỏi :
+ Hình ảnh thiện nhiên trong khổ 2 có gì nổi bật và khác gì so với khổ 1?
+ Hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả qua BPNT nào?
+ Hai câu thơ cuối ảnh vật thiên nhiên hiện ra ntn? Biện pháp nt nào được TG sử dụng? 
+ Khái quát khổ thơ 2?
- HS 4 tổ thảo luận 5 phút, hết thời gian tổ nào xong nhanh nhất cử địa diện trả lời.Các tổ còn lại nhận xét, bổ sung.
 - GV chốt lại ý chính về nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 2
- GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ 3 và trả lời câu hỏi: Câu hỏi chung cho cả lớp, học sinh cảm nhận và trả lời cá nhân
+ Nỗi niềm thôn Vĩ được thể hiện qua khổ thơ cuối ntn, ? Tâm trạng của nhà thơ ra sao?
- HS trả lời cá nhân, GV nhận xét, chốt ý và bình giảng thêm
Tất cả đều gợi sự xa xôi hư ảo. Hình ảnh về người xưa thôn Vĩ về một cô gái Huế biết bao thân thương những rất đỗi xa vời Xa vời vì không chỉ là khoảng cách không gian mà có khoảng cách thời gian.
Màu trắng của áo hay màu của kí ức hoài vọng xa vời không bao giờ trở thành sự thật. Sương khói của không gian, thời gian xa xôi, của mối tình mong manh chưa lời hẹn ước của trái tim đau thương trong hình hài bệnh tật.
 Ai biết tình ai có đậm đà 
Câu hỏi chơi vơi khắc khoải vọng lên bao đau thương và khát vọng.
Hoạt động 3 : Tổng kết bài học 
 GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ trong SG:
- GV nêu những đặc sắc về nghệ thuật và Chủ đề 
 GV hướng dẫn HS phát hiện nội dung và nghệ thuật
GV hướng dẫn HS xem phần Ghi nhớ. 
Hoạt động 4: GV đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức thông qua các câu hỏi kiểm tra, đánh giá
- HS suy nghĩ , thảo luận 10 phút.
- GV gọi HS trình bày cá nhân
- GV nhận xét và gợi ý
Câu 1: Đáp án: B
Câu 2: Đáp án C
Câu 3: 
- Vị trí: trong tập Đau thương
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc
- Hoàn cảnh sáng tác có sự đặc biệt: bài thơ gợi cảm hứng từ tấm bưu thiếp và những lời thăm hỏi mà Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho HMT khi biết Hàn đang lâm bệnh nặng.HMT ngắm bưu ảnh mà tưởng tưởng ra bức tranh bến Vĩ Dạ và sáng tác bài thơ, sau đó Hàn Gửi làm thơ này cho Kim Cúc như một lời biết ơn sâu đậm.
- GV hướng dẫn câu 4 cho HS về nhà hoàn thành.
I. TÌM HIỂU CHUNG :
 1 Tác giả : (SGK)
2. Xuất xứ bài thơ : Lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ sáng tác 1939, in trong tập Thơ Điên sau đổi là Đau thương. Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc
II. Đọc -hiểu văn bản :
 1. Khổ thơ 1 
 - Câu hỏi tu từ “Sao anhVĩ”: Gợi lên một sự trách móc nhẹ nhàng, một lời mời gọi tha thiết.Ở lời trách móc này HMT như hoá thân vào cô gái Huế để trách móc giận hờn thi sĩ tại sao đã xa Vĩ Dạ quá lâu mà không ngày trở lại.
- Cảnh thôn Vĩ lúc ban mai:
+Nắng hàng cau, nắng mới lênà ánh nắng tinh khiết, không gian nâng cao, trong sáng thoáng đạt.
+ Hình ảnh so sánh :Vườn ai mướt quá xanh như ngọcà Màu xanh của vườn như màu xnah của ngọc bíchàMãnh vườn xanh tươi óng mượt, ngời sáng, tràn trề nhựa sống.
- Người thôn Vĩ: “Lá trúcđiền”
+ “Mặt chữ điền”: khuôn mặt hiền lành phúc hậu.
à Người thôn Vĩ hiện lên với vẻ đẹp kín đáo , dịu dàng, phúc haauk làm cho thiên nhiên thêm ấm áp tình người. 
TK: Khổ thơ thứ nhất hiện lên bức tranh thiên nhiên trinh nguyên, đầy ắp ánh sáng, có màu sắc, có đường nét.Hình ảnh con người: dịu dàng e ấp. Đằng sau bức tranh phong cảnh là là tâm hồn nhạy cảm , yêu thiên nhiên con người tha thiết cùng niềm băn khoăn , day dứt của tác giả 
 2. Khổ thơ 2 : 
- Gió, mây, sông nước, hoa được nhân cách hoá để nói tâm trạng. 
- Cái ngược đường của gió, mây gợi sự chia ly đôi ngả -> nỗi đau thân phận xa cách, chia lìa. 
- Không gian trống vắng, thời gian như ngừng lại, cảnh vật hờ hững với con người. 
- Hai câu thơ cuối gợi ra một không gian tràn ngập ánh trăng: Một con thuyền đầy trăng, một dòng sông trăngà gợi lên một thế giới huyền ảo.Ánh trăng là biểu tượng cho cái đẹp, cho sự mơ ước.Đó là cái đẹp và sự mơ ước mà thi sĩ không bao giờ có thể nắm bắt được.
+ Câu hỏi tu từ ẩn chứa một nỗi mong chờ tha thiết, day dứt, khắt khoải, hi vọng về một sự gặp gỡ,đoàn tụ nhưng xa vời , mông lung.
TK; Cảnh vật thiên nhiên ở khổ thơ thứ 2 nhuốm màu tâm trạng của nhà thơ: đó là một tâm hồn trĩu nặng u buồn,khắc khoải vô vọng. Mặc dù vậy ta vẫn thấy nhà thơ mở rộng lòng mình để đón nhận vẻ đẹp huyền ảo của thiên nhiên, vẫn hi vọng về một sự đoàn tụ với cảnh cũ người xưa.
 3. Khổ thơ 3 : Nỗi niềm thôn Vĩ 
 - 2 Câu đầu :
+ điệp ngữ “khách đường xa”à Nhấn mạnh nỗi xót xa như lời tâm sự của nhà thơ với chính mình ( Tác giả chỉ là khách đường xa ) 
 + Hình ảnh “áo emra” Người xưa hiện về mập mờ hư ảo trong bóng dáng chung chung của người con gái xứ Huế.
 - 2 câu cuối : Mang chút hoài nghi nhưng lại chứa chan niềm thiết tha với cuộc đời 
+ Từ phiếm chỉ “ai”mở ra 2 ý nghĩa : Nhà thơ làm sao biết tình người xứ Huế có đậm đà hay không nhưng tình cảm của nhà thơ đối với con người xứ Huế hết sức thân thiết , đậm đà .
+ câu hỏi tu từ kết thúc bài thơ gợi lên một sự xót xa trách móc nỗi tiếc hận, sự hoài nghi gợi bao liên tưởng cho bạn đọc.
TK; Nổi cô đơn trống vắng trong một tâm hồn thiết tha yêu thương con người và cuộc đời .
III. TỔNG KẾT : Xem SGK mục ghi nhớ
1.Nội dung: Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ àtiếng lòng của một tâm hồn tha thiết yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ HMT.
2.Nghệ thuật : 
- Trí tưởng tượng phong phú 
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, lấy động tả tĩnh , sử dụng câu hỏi tu từ .- Hình ảnh có sự sáng tạo , có sự hòa quyện giữa thực và ảo .
IV. HỆ THỐNG CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1.Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được tác giả miêu tả về địa phương nào?
A. Đà Nẵng B. Huế
C. Quãng Nam D. Hà Nội
Câu 2: Khổ thơ thứ nhất tác giả sử dụng những BPNT nào?
A. Hoán dụ , Hoán dụ B. Nhân hoá, so sánh
C. So sánh, câu hỏi tu từ D. Liên tưởng, Câu hỏi tu từ
Câu 3: Trình bày vị trí và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ có gì đặc biệt?
Câu 4. Trình bày một đoạn văn ngắn cảm nhận của em về bài thơ?
4. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
4. Hướng dẫn tự học :
a. Bài cũ :
- Nắm những nét chính về tiểu sử và đặc điểm sáng tác của Hàn Mặc Tử.
- Nắm nội dung cảm xúc chủ đạo của từng khổ thơ và toàn bộ bài thơ; đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Hoàn thiện bài tập trong phần kiểm tra, đánh giá.
b. Bài mới : Chủ đề THƠ CA CÁCH MẠNG (Giai đoạn 1930 – 1945 ) CHIỀU TỐI – Hồ Chí Minh; TỪ ẤY – Tố Hữu.
- Đọc kĩ các bài thơ
- Tìm hiểu về tiểu sử hai tác giả
- Soạn theo câu hỏi hướng dẫn học bài.
Tuần 24 Ngày soạn:
Tiết 85 – 86 Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ: THƠ CA CÁCH MẠNG (Giai đoạn 1930 – 1945 ): CHIỀU TỐI – Hồ Chí Minh; TỪ ẤY – Tố Hữu
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Về kiến thức : 
- Lòng yêu thiên nhiên , yêu con người , yêu cuộc sống ; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh , phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh .
- Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh : sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại , giữa chất thép và chất tình .
- Niềm vui và nhận thức mới về lẽ sống , sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm ... của người thanh niên khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản qua bài thơ Từ ấy – Tố Hữu.
 - Nghệ thuật diễn tả tâm trạng của nhận vật trữ tình trong bài Từ ấy – Tố Hữu.
2. Về kĩ năng : 
- Đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại .
- Cảm thụ , phân tích tác phẩm thơ .
3. Về thái độ : 
- Càng thêm trân trọng tinh thần lạc quan của Bác dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt .
- Càng thêm yêu quý và trân trọng các bài thơ của nhà thơ Tố Hữu .
4. Mục tiêu phát triển năng lực
a. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực đọc – hiểu thơ hiện đại.
- Năng lực trình bày suy nghĩ , cảm nhận và phân tích : Lòng yêu thiên nhiên , yêu con người , yêu cuộc sống ; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh , phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh ; Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh : sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại , giữa chất thép và chất tình ; Niềm vui và nhận thức mới về lẽ sống , sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm ... của người thanh niên khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản qua bài thơ Từ ấy – Tố Hữu; Nghệ thuật diễn tả tâm trạng của nhận vật trữ tình trong bài Từ ấy – Tố Hữu.
- Năng lực vận dụng những kiến thức về bài thơ để có khả năng vận dụng trong quá trình làm văn nghị luận.
b.Mô tả các năng lực cần phát triển
Nội dung chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
CHIỂU TỐI – Hồ Chí Minh
- Biết được cuộc đời , sự nghiệp văn học và phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh 
- Hoàn cảnh sáng tác, vị trí của bài thơ.
- Xác định thể thơ
- Hiểu được nội dung chính của bài thơ và các đoạn thơ.
- Giải thích được các hình ảnh,ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ.
- Phân tích được nội dung của các khổ thơ để thấy được : Lòng yêu thiên nhiên , yêu con người , yêu cuộc sống ; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh , phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh .
- Hiểu được phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh thông qua bài thơ.
-Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của từng khổ thơ
- Phát hiện ra những chi tiết nghệ thuật đắc sắc trong bài thơ để thấy được: - Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh : sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại , giữa chất thép và chất tình .
 Viết được một bài văn nghị luận về chất thép và chất tình trong bài thơ
TỪ ẤY – Tố Hữu
- Biết được cuộc đời , sự nghiệp văn học và phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
- Hoàn cảnh sáng tác, vị trí của bài thơ.
- Xác định thể thơ
- Hiểu được nội dung chính của bài thơ và các đoạn thơ.
- Giải thích được các hình ảnh,ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ.
- Phân tích được nội dung của các khổ thơ để thấy được : - Niềm vui và nhận thức mới về lẽ sống , sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm ... của người thanh niên khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản qua bài thơ Từ ấy – Tố Hữu.
-Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của từng khổ thơ
- Phát hiện ra những chi tiết nghệ thuật đắc sắc trong bài thơ để thấy được: Nghệ thuật diễn tả tâm trạng của nhận vật trữ tình trong bài Từ ấy – Tố Hữu
Viết được một bài văn nghị luận vẻ đẹp của phút giây bừng sáng lí tưởng CM của nhân vật trữ tình trong bài thơ
II .CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
 1-Giáo viên:
- SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu thao khảo.
2-Học sinh: câu hỏi chuẩn bị bài; bảng phụ để thảo luận
III:HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổ định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
 -Câu hỏi: đọc và phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
 -Đáp án: dựa vào mục 1 / II trong giáo án.
3. Bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT 
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (5 P)
- GV gọi HS đọc phần Tiểu dẫn và xác định hoàn cảnh sáng tác tập thơ Nhật kí trong tù 
- Hs trình bày .
- GV yêu cầu HS nêu vài nét về Nhật kí trong tù và bài thơ Chiều tối .
- HS xác địnhvị trí của bài thơ 
Hoạt động 2 : Đọc -hiểu văn bản 
- GV gọi Hs đọc phần phiên âm , dịch nghĩa , dịch thơ 
- GV yêu cầu HS so sánh bản dịch thơ và phần phiên âm , chỉ ra những chỗ chưa sát nghĩa
- HS trình bày 
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi 2 trong SGK
- HS cử đại diện trình bày 
- GV nhận xét bổ sung và chốt` lại các ý chính 
- Câu 1 : dịch đạt .
 - Câu 2 :không dịch được chữ “cô” trong từ “cô vân mạn mạn”, dịch “trôi nhẹ” chưa đúng 
 - Câu 3 : thừa chữ “tối”
 - Câu 4 : tương đối đúng ý
- GV đặt câu hỏi : Bức tranh chiều tối ở 2 câu đầu có những hình ảnh nào quen thuộc , gần gũi trong văn chương cổ điển .
- HS trao đổi và trả lời .
- GV chỉ ra những nét cổ điển 
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh thể hiện như thế nào trong 2 câu đầu ?
- HS trả lời 
- GV cho HS trao đổi câu hỏi 3 Trong SGK 
- HS trình bày . 
- GV chốt lại ý chính và mở rộng thêm 
- GV nêu câu hỏi : Em có nhận xét gì về sự vận động của thời gian trong bài thơ : 
- HS trình bày .
- HS thảo luận câu hỏi 4 trong SGK , chú ý đến những chi tiết cổ điển và hiện đại trong bài thơ 
- HS trình bày 
- GV nhận xét , bổ sung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung 
 - GV hỏi : Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? 
- HS xem sách giáo khoa trả lời .
 - GV hỏi :Bài thơ có thể được chia mấy phần ? Ý chính từng phần ? 
- HS trả lời 
 Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản 
- Nhà thơ đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng , say mê khi bắt gặp lí tưởng Đảng ? 
 - GV nhấn mạnh : Từ ấy” là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời CM và đời thơ của Tố Hữu 
- GV yêu cầu Hs xác định những BPTT trong khổ thơ 1 .
- HS trình bày cá nhân.
- GV cho Hs thảo luận : Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi , nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào ? 
- Hs cử đại diện trình bày 
 - Trong khổ 2 có những động từ nào đáng chú ý ? 
- HS trả lời 
- GV nhấn mạnh : 
- Hs nhận xét về nghệ thuật 
Hoạt dộng 3: Tổng kết 
 GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK
GV hướng dẫn HS phát hiện chủ đề
A, CHIỀU TỐI – Hồ Chí Minh
I.Tìm hiểu chung :
 1 Giới thiệu về Nhật kí trong tù 
 a. Hoàn cảnh sáng tác :
 Được sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ tháng 8.1942 đến tháng 9.1943 ở Trung Quốc .
b . Vài nét về Nhật kí trong tù 
 - Gồm 134 bài thơ chữ Hán , được dịch ra Tiếng Việt và in lần đầu năm1960 .
 - Có giá trị hiện thực và nhân đạo 
 2. Vị trí bài thơ 
 Bài Chiều tối là bài thứ 31 trong tập thơ , được viết trên đường chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo vào cuối thu 1942.
II. Đọc - hiểu văn bản :
1. Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng ( 2 câu đầu) :
 - Bức tranh thiên nhiên : 
 + Cánh chim mỏi : cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong của sự vật , một cảm nhận của con người hiện đại trên cơ sở ý thức sâu sắc cái tôi cá nhân trước ngoại cảnhà Có sự tương đồng : chim mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn , người tù mệt mỏi sau một ngày lê bước trên đường .
à Sự hoà hợp giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thể hiện tình yêu thương của Bác đối với mọi sự sống trên đời .
 + Chòm mây lẻ loi trôi lững lờ qua lưng trời : gợi cái cao rộng , êm ả của một buổi chiều thu 
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh :
 + Yêu thiên nhiên 
 + Phong thái ung dung , tự tại 
àNhững rung động dạt dào , bản lĩnh của người chiến sĩ , chất thép ẩn đằng sau chất tình .
2. Bức tranh đời sống ở 2 câu sau :
- Bức tranh cuộc sống ở vùng sơn cước : 
 +Vẻ đẹp khoẻ khoắn của người con gái xay ngô bên bếp lửa làm cho người đi đường có chút hơi ấm của ,niềm vui của sự sống 
 + “ma bao túc” , “ bao túc ma hoàn” à điệp liên hoàn
 + Tác giả gợi chứ không tả à Cái vòng quay không dứt của chiếc cối xay , cô gái lao động rất chăm chỉ 
- Câu 4:
 + Sự vận động của thiên nhiên : Chiều à Tối 
 Nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng (Nhãn tự )à Làm cho bức tranh ấm lên , sáng lên .
 + Sự vận động của mạch thơ và ,tư tưởng Hồ Chí Minh : Từ tối à sáng , từ tàn lụi à sinh sôi , nảy nở ,từ buồn àvui , từ lạnh lẽo cô đơn à ấm nóng tình người 
B; TỪ ẤY – Tố Hữu
I. TÌM HIỂU CHUNG : 
 1) Hoàn cảnh sáng tác : 
 - Tố Hữu được giác ngộ và bắt đầu hoạt động Cách Mạng vào năm 1937 . Tháng 7 – 1938 Tố Hữu được kết nạp Đảng CSĐD . Bài thơ chính là cái mốc đánh dấu thời điểm đó . - “ Từ ấy” nằm trong phần “ Máu lửa” của tập thơ cùng tên .2) Bố cục : 3 phần 
- Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của Đảng .
 - Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống .
 - Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm của Tố Hữu 
 II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN : 
 1.Khổ 1 : Niềm vui lớn :
 - 2 câu đầu là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời tác giả : Được kết nạp vào Đảng Cộng Sản
 + Động từ : bừng 
 + Các hình ảnh ẩn dụ : nắng hạ , mặt trời chân lí 
àÁnh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức , tư tưởng , tình cảm .
 - 2 câu sau : Cụ thể hóa ý nghĩa , tác động của ánh sáng , lí tưởng ( so sánh ).
à Vẻ đẹp , sức sống mới của tâm hồn và của hồn thơ Tố Hữu.
2/ Khổ 2 : Lẽ sống lớn
- Nhà thơ đã thể hiện “ cái tôi” cá nhân gắn bó với “ cái ta” chung của mọi người, chan hòa với mọi người .
 + “ Buộc” : quyết tâm cao độ vượt qua giới hạn của cái tôi .
 + “ Trang trải” : tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời .
- “ Để hồn tôi .... mạnh khối đời” 
 à Tình cảm giai cấp , sự quan tâm đặc biệt đến quần chúng lao khổ .
 c. Khổ 3 : Tình cảm lớn : 
- Điệp từ “ là” cùng với các từ : con , anh , em à tình cảm gia đình đằm ấm mà tác giả là 1 thành viên .
 - Tác giả đặc biệt quan tâm tới những “ kiếp phôi pha” , những em nhỏ không áo cơm .
à Lòng căm giận trước bao bất công , ngang trái của xã hội cũ , Tố Hữu sẽ hăng say hoạt động Cách Mạng . 
III. TỔNG KẾT: 
BÀI : CHIỀU TỐI
1. Nội dung
 Bài thơ tả cảnh chiều tối qua đó thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của Hồ Chí Minh .
2 Nghệ thuật : 
 - Từ ngữ cô đọng , hàm xúc 
 - Nghệ thuật : đối lập , điệp liên hoàn .
 - Kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại
BÀI: TỪ ẤY:
1.Nội dung
 Bài thơ là lời tuyên ngôn cho tập “ Từ ấy” , là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng Cộng Sản .
2.Nghệ thuật :
 - Hình ảnh tươi sáng , giàu ý nghĩa tượng trưng .
 - Ngôn ngữ gợi cảm , giàu nhạc điệu 
 - Giọng thơ sảng khoái ,nhịp thơ hăm hở .
IV. HỆ THỐNG CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Tuần 24 Ngày soạn:
Tiết 87 Ngày dạy:
ĐỌC THÊM: 1. LAI TÂN – Hồ Chí Minh
 2. NHỚ ĐỒNG – Tố Hữu
 3. TƯƠNG TƯ – Nguyễn Bính
 4. CHIỀU XUÂN – Anh Thơ
Bài 1: LAI TÂN
 Trích Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh 
A-MỤC TIÊU CÀN ĐẠT:
 1.Kiến thức: 
 a. Đối với bộ 

File đính kèm:

  • docTuan_23_Day_thon_Vi_Da.doc