Giáo án Ngữ văn 11 (Tự chọn) - Tuần 20

 a- Hai caõu ủeà: “Chớ laứm trai”

 -Laứm trai phaỷi laù: phaỷi bieỏt soỏng cho phi thửụứng, hieồn haựch, haứnh ủoọng maùnh meừ, taựo baùo laứm neõn nhửừng chuyeọn lụựn lao, kỡ vú, xoay chuyeồn trụứi ủaỏt tử theỏ hieõn ngang, haứo huứng taực ủoọng tớch cửùc laứm ủoồi thay vuừ truù, giang sụn.

 -OÂm aỏp khaựt voùng xoay chuyeồn caứn khoõn, khoõng chũu khuaỏt phuùc trửụực soỏ phaọn, trửụực hoaứn caỷnh -> yự thửực traựch nhieọm cao, thửụứng trửùc vụựi non soõng ủaỏt nửụực.

-> leừ soỏng ủeùp, lyự tửụỷng soỏng aỏy taùo cho con ngửụứi moọt tử theỏ mụựi, khoỷe khoaộn, ngang taứng, haứo huứng.

 b. Hai caõu thửùc: trieồn khai cuù theồ “Chớ laứm trai”:

 -YÙ thửực veà caựi “toõi” coõng daõn ủaày tinh thaàn traựch nhieọm trửụực cuoọc ủụứi.

 +”Traờm naờm” (1 cuoọc ủụứi) caàn phaỷi coự ta, ta khoõng phaỷi ủeồ hửụỷng laùc thuự maứ ủeồ coỏng hieỏn, lửu danh thieõn coồ.

 Caõu thụ khaỳng ủũnh dửựt khoaựt, quyeỏt lieọt 1 khaựt voùng soỏng hieồn haựch: cửựu daõn, cửựu nửụực -> ủeùp ủeừ, lụựn lao.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 (Tự chọn) - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Tiết 17 
TƯ DUY MỚI MẺ, TÁO BẠO VÀ KHÁT VỌNG HÀNH ĐỘNG TRONG
THƠ PHAN BỘI CHÂU
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức:
 Giúp HS tìm hiểu tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động trong thơ Phan Bội Châu.
2. Kỹ năng: : RLKN cảm thụ văn chương. 
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước.
II/	CHUẨN BỊ:
	Chuẩn bị của GV: đọc SGK và các tài liệu tham khảo, soạn giáo án, nghiên cứu kĩ bài giảng, chuẩn bị các đồ dùng dạy học .
	Chuẩn bị của HS: học bài cũ, làm bài tập; đọc kĩ văn bản và soạn bài theo dặn dò của GV ở tiết trước .
III/	HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.	Ổn định tình hình lớp:
	Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh, trực nhật của lớp. 
2.	Dạy học tự chọn:
1-Tác giả: 
 a- Cuộc đời: 
 -PBChâu (1867-1940) tên Phan Văn San, hiệu Sào Nam, quê Nam Đàn, Nghệ An.
 -Là nhân vật lịch sử kiệt suất của dân tộc, là một trong những nhà nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng tìm 1 con đường cứu nước mới.
 -Là lãnh tụ của các phong trào: Duy tân, Đông du, VN Quang Phục hội.
 -Là nhà Cách mạng, yêu nước, khát vọng cứu nước thiết tha, cháy bỏng.
 -Cuộc đời: 3 giai đoạn.
 +Trước năm 1905: Hoạt động yêu nước ở trong nước.
 +1905 – 1925: Hoạt động ở nước ngoài.
 +1925 – 1940: ông già bến Ngự.
 b- Sự nghiệp: 
 -Tp chính: Việt Nam vong quốc sử; Hải ngoại huyết thư; Trùng Quang tâm sử ...
 -Tư duy nhạy bén, không ngừng đổi mới, tài năng sáng tạo đa dạng phong phú -> những vần thơ sôi sục nhiệt huyết CM -> là người khơi dòng cho loại văn chương trữ tình – chính trị.
 2- Bài thơ: 
 -1905 trước lúc lên đường sang Nhật Bản cứu nước, ông làm bài thơ để từ giã bạn bè đồng chí.
 II- Đọc – hiểu chi tiết: 
 1- Đọc – tìm hiểu bố cục:
 -So sánh bản dịch: câu 6 và 8 chưa lột tảhết ý thơ.
 +Câu 6: dịch “học cũng hoài” chỉ nêu ý phủ nhận; còn phiên âm “có đọc sách cũng ngu thôi” vừa phủ nhận vừa nêu được cái khí phách ngang tàng, táo bạo, dứt khoát.
 +Câu 8: bản dịch -> êm ả, bình thường; nguyên tác “Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên” -> bức tranh hoành tráng mà hài hòa con người là trung tâm vút bay cao cùng ngọn gió, lồng lộng giữa biển khơi -> cánh đại bàng, muôn ngàn sóng dâng cao tiếp sức cho con người bay đến chân trời mơ ước. Hình ảnh đậm chất sử thi -> niềm tin, hi vọng vào 1 thời đại mới.
 -Bố cục: Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết.
 2- Vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ yêu nước.
 a- Hai câu đề: “Chí làm trai” 
 -Làm trai phải lạ: phải biết sống cho phi thường, hiển hách, hành động mạnh mẽ, táo bạo làm nên những chuyện lớn lao, kì vĩ, xoay chuyển trời đất tư thế hiên ngang, hào hùng tác động tích cực làm đổi thay vũ trụ, giang sơn.
 -Ôm ấp khát vọng xoay chuyển càn khôn, không chịu khuất phục trước số phận, trước hoàn cảnh -> ý thức trách nhiệm cao, thường trực với non sông đất nước.
-> lẽ sống đẹp, lý tưởng sống ấy tạo cho con người một tư thế mới, khỏe khoắn, ngang tàng, hào hùng.
 b. Hai câu thực: triển khai cụ thể “Chí làm trai”:
 -Ý thức về cái “tôi” công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời.
 +”Trăm năm” (1 cuộc đời) cần phải có ta, ta không phải để hưởng lạc thú mà để cống hiến, lưu danh thiên cổ.
 Câu thơ khẳng định dứt khoát, quyết liệt 1 khát vọng sống hiển hách: cứu dân, cứu nước -> đẹp đẽ, lớn lao.
 +.há ... câu hỏi có ý nghĩa khẳng định -> ý thơ tăng cấp. Đó là lời tự hỏi mình, hỏi mọi người, hỏi thời đại -> giục giã, khẩn thiết, thức tỉnh ý thức trách nhiệm của bản thân với non sông.
 c. Hai câu luận: gắn chí làm trai với hoàn cảnh thực của đất nước.
 -Lẽ nhục vinh được đặt ra, gắn với sự tồn vong của đất nước. Đau xót trước cảnh “non sông đã chết” dân mất tự do => sống nhục, sống quỳ.
 -Sách vở thánh hiền chẳng giúp được gì, cứ ôm giữ chỉ là ngu mà thôi -> đối mặt với nền học vấn cũ để nhận thức chân lý. Đó là nhận thức sáng suốt, táo bạo vượt hẳn lên, mang những nét mới của tư tưởng thời đại.
-> Khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của nhà cách mạng tiên phong.
 d. Hai câu kết: tư thế và khát vọng buổi lên đường.
 -Hình ảnh lớn lao: (từ trước: càn khôn, trăm năm, muôn thuở) bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc tất cả hòa nhập với con người trong tư thế “bay lên”.
 Hình ảnh kết thúc thật lãng mạn và hào hùng, con người được chắp đôi cánh thiên thần, vươn lên ngang tầm vũ trụ -> con người ra đi tìm đường cứu nước hăm hở, tự tin, đầy quyết tâm.
 -> Bài học về lẽ sống đẹp của TN: sống có lý tưởng, có hoài bão, ước mơ và dám đương đầu với mọi thử thách để thực hiện hoài bão, ước mơ đó.
¯	Dặn dò:
	Các em về nhà học bài.
	Tìm hiểu, chuẩn bị trước phần kiến thức của bài để hôm sau học cho tốt.
 Soạn bài: Nghĩa của câu 
IV/	RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG:
................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctuần 20.doc