Giáo án Ngữ văn 11 (Tự chọn) - Tiết 4: Thơ Cao Bá Quát là chí khí và tâm huyết
Xưa nay phường danh lợi,
Bôn tẩu trên đường đời.
Gió thoảng hơi men trong quán rượu,
Say cả, hỏi tỉnh được mấy người?
a. Những người tìm được danh lợi thường thích uống rượu.
b. Những người thất bại trên con đường xuôi ngược tìm danh lợi rồi cuối cùng cũng chìm trong quán rượu mà thôi.
c. Những người say trong quán rượu, có ai là không ham danh lợi.
d. Danh lợi cũng như rượu ngon cám dỗ người đời, mấy ai thoát được.
Ngày soạn: 20/08/2012 TUẦN 4 TIẾT 4: THƠ CAO BÁ QUÁT LÀ CHÍ KHÍ VÀ TÂM HUYẾT I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức:Giúp HS tìm hiểu nhận định “Thơ Cao bá Quát là chí khí và tâm huyết”. 2. Kỹ năng: : RLKN phân tích liên hệ. 3. Thái độ: Có ý thức sống thanh cao và có ý chí vươn lên trong cuộc sống II/ CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của GV: đọc SGK và các tài liệu tham khảo, soạn giáo án, nghiên cứu kĩ bài giảng, chuẩn bị các đồ dùng dạy học . Chuẩn bị của HS: học bài cũ, làm bài tập; đọc kĩ văn bản và soạn bài theo dặn dò của GV ở tiết trước . III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh, trực nhật của lớp. 2. Dạy học tự chọn: NỘI DUNG 1- Tác giả: a. Cuộc đời: - CBQ (1809 ?- 1855) tự là Chu Thần, quê Bắc Ninh (Hà Nội ngày nay). - Nổi tiếng văn hay chữ đẹp. - Khởi xướng cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn và hi sinh. b. Sự nghiệp: - Số lượng: 1000 bài thơ cả chữ Nơm và chữ Hán. - Nội dung: + Phê phán chế độ phong kiến. +Ca ngợi các anh hùng dân tộc, các nhà nho cĩ nhân cách. +Chứa đựng tư tưởng khai sáng (tự phát). - Là nhà thơ tài năng và bản lĩnh “ Thần Siêu, thánh Quát). -Ông là người đã nhận ra bản chất thối nát của triều đình nhà Nguyễn . -Ông – một con người sống phóng túng, luôn nuôi dưỡng khát vọng muốn đổi thay cuộc sống đương thờià Khi rời kinh đô đi nhận chức làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai, Sơn Tây, phải chứng kiến nhiều bất bình với chính quyền đương thời khiến ông vô cùng phẫn nộ. àCBQ đã liên lạc với những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa, mượn cớ phù Lê đứng lên khởi nghĩa. TRẮC NGHIỆM 1. Dòng nào không nói đúng về tác giả bài thơ “Sa hành đoản ca”? Ông sinh năm 1809 (?), người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, nay thuộc Hà Nội. Ông thi hương, đậu cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội, và sau đó vào Huế thi hội đỗ tiến sĩ. Ông là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, làm quan cho triều đình nhà Nguyễn nhưng sau lại tham gia khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình. Thơ văn ông chứa đựng thái độ phê phán chính sự nhà Nguyễn và thể hiện tư tưởng có sắc thái đổi mới, phản ánh phần nào nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. 2. Hai câu thơ “Không học được tiên ông phép ngủ – Trèo non, lội suối, giận không nguôi” thể hiện nỗi niềm gì của tác giả? Nỗi ước muốn có được phép tiên để được sung sướng trong cuộc đời. Nỗi giận thiên nhiên tạo hóa khéo bày những gian khó cho con người. Nỗi thèm muốn được đi trên những con đường bằng phẳng. Nỗi chán nản vì tự mình phải hành hạ thân xác của mình để theo đuổi công danh. 3. Bốn câu thơ sau nói điều gì : Xưa nay phường danh lợi, Bôn tẩu trên đường đời. Gió thoảng hơi men trong quán rượu, Say cả, hỏi tỉnh được mấy người? Những người tìm được danh lợi thường thích uống rượu. Những người thất bại trên con đường xuôi ngược tìm danh lợi rồi cuối cùng cũng chìm trong quán rượu mà thôi. Những người say trong quán rượu, có ai là không ham danh lợi. Danh lợi cũng như rượu ngon cám dỗ người đời, mấy ai thoát được. 4. Hình ảnh bãi cát dài biểu tượng cho điều gì? Sự vô cùng của thiên nhiên. Khát vọng của con người. Con đường công danh khoa cử. Sự vô nghĩa của đời người. 5. Đặt bài thơ vào bối cảnh lịch sử nửa đầu thế kỉ XVIII, bốn câu thơ sau có ý nghĩa gì? Nghe ta ca “cùng đồ” một khúc, Phía bắc núi bắc, núi muôn lớp ! Phía nam núi nam, sóng muôn đợt ! Sao mình anh còn trơ trên bãi cát? Tác giả tự hỏi mình sao không từ bỏ bãi cát dài để đến với cái hùng vĩ của núi muôn lớp ở phía bắc và sóng muôn đợt ở phía nam. Tác giả thấm thía sự cô độc của mình giữa cuộc đời. Tác giả nhận ra sự vô nghĩa của con đường mình đang đi. Tác giả nghĩ đến một con đường khác với con đường mình đang đi – con đường có âm vang mạnh mẽ của cuộc đời. ¯ Dặn dò: Các em về nhà học bài. Tìm hiểu, chuẩn bị trước phần kiến thức của bài để hôm sau học cho tốt. IV/ RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG: ....................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tự chọn 4.doc