Giáo án Ngữ văn 11 (Tự chọn) - Tiết 3: Phong cách ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Khuyến - Tú Xương
Ta cũng có thể thấy rõ chất trữ tình qua bài thơ”Thương vợ” của ông.
*- Thơ trào phúng sắc sảo,cay độc và quyết liệt:
-Lên án những cái xấu xa của xã hội Việt Nam đương thời.
-Đả kích bọn quan lại, tay sai, bọn cơ hội tùy thời.
-Đả kích những điều sai trái suy cấp trên nhiều phương diện.
Là tiếng cươì đả kích mạnh mẽ vào những cái xấu xa lố lăng của xã hội đương thời, đồng thời là tiếng nói của một tâm sự kín đáo
Thơ trữ tình vừa chua chát,cay đắng vừa đằm thắm lắng sâu:
-Nhân vật trữ tình trong thơ chính là Tú Xương, một nhân vật có cá tính có lúc tự xưng ta, tôi, mi, tớ có lúc tự chửi rủa mình, nhưng có lúc rất mực đa tình.
Ngày soạn: 27/08/2012 TUẦN 3: TIẾT 3: Phong cách ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Khuyến - Tú Xương. I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức:Giúp HS tìm hiểu sự khác nhâu trong phong cách ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương. 2. Kỹ năng: RLKN liên hệ so sánh đối chiếu. 3. Thái độ:Có ý thức trong việc tìm hiểu phong cách các tác gia văn học. II/ CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của GV: đọc SGK và các tài liệu tham khảo, soạn giáo án, nghiên cứu kĩ bài giảng, chuẩn bị các đồ dùng dạy học . Chuẩn bị của HS: học bài cũ, làm bài tập; đọc kĩ văn bản và soạn bài theo dặn dò của GV ở tiết trước . III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh, trực nhật của lớp. 2. Dạy học tự chọn: 1. Nguyễn Khuyến : -Trong nhiều m.q.hệ của c.sống con người thì tình bạn xưa nay vẫn được coi là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu được. Dân gian đã khẳng định "giàu vì bạn, sang vì vợ". Trong dân gian đã lưu truyền những câu chuyện về tình bạn như Lưu Bình-Dương Lễ, Vân Tiên-Hớn Minh, Vân Tiên-Tử Trực... Và hôm nay chúng ta sẽ thấy một tình bạn nữa của NK-Dương Khuê: một tình bạn chân thành thắm thiết, cảm động được NK thể hiện qua bài "Khóc Dương Khuê" khi nghe tin bạn qua đời. -Câu thơ hay nhất thể hiện sự cao đẹp của tình bạn:”Kính yêu từ trước đến sau” : tình bạn đẹp, cao quý không chỉ yêu mà còn kính trọng nhau à một tình bạn toàn vẹn như một viên ngọc không tỳ vết. -"Tuổi già.... chứa chan": Nguyễn Khuyến khóc bạn bằng giọt lệ, ngấn lệ như sương-> tiếng khóc âm thầm, lặng lẽ, nước mắt không chảy thành dòng mà chảy vào trong. Câu thơ là tiếng khóc "vô lệ" (Lão nhân khốc vô lệ) nhưng nỗi đau mất bạn vẫn khôn nguôi. Nỗi đau dường như dồn cả vào lòng, triền miên, bất tận. 2. Tú Xương: *- Thơ TTX mang đậm tính cách của ông. Nếu cá tính phóng khoáng, mạnh mẽ tạo nên một Tú Xương sắc sảo, quyết liệt trong mảng thơ trào phúng thì trái tim giàu lòng nhân ái lại tạo nên một Tú Xương với phong cách thơ trữ tình đằm thắm, lắng sâu. Tiếng gọi đò u hoài trong bài thơ cũng chính là tiếng gọi của cả một giai đoạn lịch sử, là nỗi lòng thao thức, day dứt của nhà thơ trước vận mệnh non sông đất nước. Ta cũng có thể thấy rõ chất trữ tình qua bài thơ”Thương vợ” của ông. *- Thơ trào phúng sắc sảo,cay độc và quyết liệt: -Lên án những cái xấu xa của xã hội Việt Nam đương thời. -Đả kích bọn quan lại, tay sai, bọn cơ hội tùy thời. -Đả kích những điều sai trái suy cấp trên nhiều phương diện. Þ Là tiếng cươì đả kích mạnh mẽ vào những cái xấu xa lố lăng của xã hội đương thời, đồng thời là tiếng nói của một tâm sự kín đáo Thơ trữ tình vừa chua chát,cay đắng vừa đằm thắm lắng sâu: -Nhân vật trữ tình trong thơ chính là Tú Xương, một nhân vật có cá tính có lúc tự xưng ta, tôi, mi, tớ… có lúc tự chửi rủa mình, nhưng có lúc rất mực đa tình. -Có tình bạn gắn bó hồn nhiên tha thiết: -Đùa giỡn với cái nghèo. -Buồn tủi vì thi hỏng. -Đau đớn, u uất trước cảnh nước mất nhà tan (Sông Lấp). *- Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ VHDG: -Vận dụng hình ảnh: +Hình ảnh con cò tỏng ca dao khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó “Con cò lặn ...... nỉ non”; thân phận người lao động với nhiều bất trắc thua thiệt “Con cò mày đi ăn đêm ....” +Hình ảnh con cò trong bài thơ Thương vợ nói về bà Tú có phần xót xa tội nghiệp hơn. Con cò trong ca dao xuất hiện giữa cái rợn ngợp của thời gian, con cò trong thơ TX ở giữa sự rợn ngợp cả k/g và t/g: heo hút, chứa đầy lo âu, nguy hiểm. Cách nói thân cò càng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và gợi nỗi đau thân phận. -Vận dụng thành ngữ sáng tạo. ¯ Dặn dò: Các em về nhà học bài. Tìm hiểu, chuẩn bị trước phần kiến thức của bài “Thơ Cao bá Quát là chí khí và tâm huyết”để hôm sau học cho tốt. IV/ RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG: ....................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tự chọn 3.doc