Giáo án Ngữ văn 11 (Tự chọn) - Tiết 1: Nhân vật trần thuật và nghệ thuật trữ tình trong "Thượng kính kí sự" - Lê Hữu Trác

 *- Nghệ thuật:

 NT viết kí sự đặc sắc: quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể chuyện khéo léo, lôi cuốn người đọc, không bỏ sót chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và việc.

 *- Nội dung:

 -Tái hiện bức tranh hiện thực sắc nét về cuộc sống nơi phủ chúa Trịnh.

 -Tác phẩm còn toát lên vẻ đẹp nhân cách của LHT - một ẩn sĩ thanh cao, một danh y lỗi lạc.

 b- Luyện tập:

 So sánh đ.trích với đ.trích: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” trong “Vũ trung tùy bút” của P.Đ.Hổ.

 -Về nội dung: cả hai đều viết về cuộc sống cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh Sâm lúc bấy giờ:

 LHT ghi lại quang cảnh, cuộc sống trong phủ chúa.

 PĐH kể lại những thú vui chơi của TS và vơ vét, chiếm đoạt của cải của nhân dân cùng với tệ nhũng nhiễu một cách trắng trợn, thô bạo của bọn hoạn quan.

 -NT: Hai bức tranh phủ chúa đều được miêu tả tinh tế, sinh động, chân thực, sắc nét, có giá trị hiện thực sâu sắc.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2512 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 (Tự chọn) - Tiết 1: Nhân vật trần thuật và nghệ thuật trữ tình trong "Thượng kính kí sự" - Lê Hữu Trác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/08/2012
TUẦN 1: 
TIẾT 1: NHÂN VẬT TRẦN THUẬT VÀ NGHỆ THUẬT TRỮ TÌNH TRONG
“Thượng kinh kí sự” - Lê Hữu Trác.
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: Giúp HS tìm hiểu nhân vật trần thuật và nghệ thuật trữ tình trong “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác
2. Kỹ năng: RLKN phân tích tổng hợp và so sánh.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc so sánh tìm hiểu nâng cao một vấn đề.
II/	CHUẨN BỊ:
	Chuẩn bị của GV: đọc SGK và các tài liệu tham khảo, soạn giáo án, nghiên cứu kĩ bài giảng, chuẩn bị các đồ dùng dạy học .
	Chuẩn bị của HS: học bài cũ, làm bài tập; đọc kĩ văn bản và soạn bài theo dặn dò của GV ở tiết trước .
III/	HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.	Ổn định tình hình lớp:
	Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh, trực nhật của lớp. 
2.	Dạy học tự chọn:
 1- Tác giả:
 -Lê Hữu Trác (1724 – 1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười trên bến Thượng Hồng).
 -Quê hương: làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương.
 -G.đình: có truyền thống học hành, thi cử, đỗ đạt làm quan.
 -Con người: ông không chỉ là danh y nổi tiếng chữa bệnh giỏi mà còn soạn sách, mở trường, truyền bá y học.
 Sự nghiệp của ông được tập hợp trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, biên soạn trong thời gian gần 40 năm – vừa có giá trị y học vừa có giá trị văn học (ghi lại cảm xúc khi chữa bệnh, bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc).
 2- Tác phẩm:
 -Thượng kinh kí sự là quyển cuối cùng trong bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh – một tp văn học đặc sắc.
 -Đây là tập kí sự bằng chữ Hán, viết năm 1782,khắc in 1785.
 -Tp tái hiện sinh động quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa – những điều LHT mắt thấy, tai nghe nhân dịp được chúa Trịnh Sâm triệu về kinh chữa bệnh cho chúa và thế tử Trịnh Cán.
 Qua đó, toát lên vẻ đẹp nhân cách của tác giả.
 -Đ. trích Vào phủ chúa Trịnh kể lại việc tác giả được triệu gấp lên kinh để bắt mạch, kê đơn thuốc chữa bệnh cho thế tử TC.
 3- Tài năng và thái độ của Lê Hữu Trác:
 - Tài năng:
 Hiểu rõ căn bệnh của TT, đưa ra những luận giải hợp lý và có cách chữa đúng bệnh -> Lương y tài giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn kinh nghiệm.
 -Thái độ:
 +Lúc đầu: sợ danh lợi ràng buộc nên có ý định dùng phương thuốc hòa hoãn.
 +Về sau suy nghĩ “tiếp nối tấm lòng của cha ông” à chữa bệnh cho TT.
à sở thích cá nhân >< lương tâm nghề nghiệp à Lương tâm người thầy thuốc chiến thắng.
 ->LHT là một nhà nho có nhân cách đáng trọng - một thầy thuốc giàu tài năng, bản lĩnh; thích sống gần gũi với thiên nhiên, ghẻ lạnh với danh vọng, suốt đời chăm lo giữ gìn y đức của mình.
 4 Tổng kết và luyện tập:
 a- Tổng kết: 
 *- Nghệ thuật: 
 NT viết kí sự đặc sắc: quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể chuyện khéo léo, lôi cuốn người đọc, không bỏ sót chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và việc.
 *- Nội dung: 
 -Tái hiện bức tranh hiện thực sắc nét về cuộc sống nơi phủ chúa Trịnh.
 -Tác phẩm còn toát lên vẻ đẹp nhân cách của LHT - một ẩn sĩ thanh cao, một danh y lỗi lạc.
 b- Luyện tập:
 So sánh đ.trích với đ.trích: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” trong “Vũ trung tùy bút” của P.Đ.Hổ.
 -Về nội dung: cả hai đều viết về cuộc sống cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh Sâm lúc bấy giờ:
 LHT ghi lại quang cảnh, cuộc sống trong phủ chúa.
 PĐH kể lại những thú vui chơi của TS và vơ vét, chiếm đoạt của cải… của nhân dân cùng với tệ nhũng nhiễu một cách trắng trợn, thô bạo của bọn hoạn quan.
 -NT: Hai bức tranh phủ chúa đều được miêu tả tinh tế, sinh động, chân thực, sắc nét, có giá trị hiện thực sâu sắc.
 -Thái độ của hai tg đều không đồng tình và tỏ ý phê phán cuộc sống xa hoa của vua chúa quan lại quyền quý.
¯	Dặn dò:
	Các em về nhà học bài.
	Tìm hiểu, chuẩn bị trước phần kiến thức của bài Âm và con chữ để hôm sau học cho tốt.
IV/	RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG:
....................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTự chọn 1.doc